- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 136/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư liên tịch 125/2009/TTLT/BTC-BCT quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công do Bộ Tài chính - Bộ Công thương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 301/2009/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 28 tháng 9 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2012
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính - Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 790/TTr-SCT ngày 09 tháng 9 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chương trình khuyến công tỉnh Ninh Thuận đến năm 2012” của Sở Công Thương lập với những nội dung chính như sau:
- Động viên và huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh;
- Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội;
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế;
- Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đến năm 2012 đạt 900 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 - 2012 đạt 34 - 35%, chiếm tỷ trọng 28 - 30% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh.
1. Phạm vi:
Chương trình gồm các hoạt động khuyến công quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ, do Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quản lý và thực hiện để hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn thuộc các ngành nghề như sau:
- Công nghiệp chế biến nông sản (nhân hạt điều, tinh bột mì, mía đường, nho, sản phẩm từ cây Neem, thức ăn gia súc, thực phẩm đồ uống, rau quả, thịt gia súc - gia cầm, …), chế biến lâm sản (bột giấy, đũa tre, đũa dừa, thủ công mỹ nghệ từ song - mây - tre - trúc, …), chế biến thủy hải sản (hải sản đông, hải sản khô, nước mắm, cá hấp, …);
- Sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng từ 15 lao động trở lên, gồm: khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, may công nghiệp, giầy da xuất khẩu, chế biến muối tinh, chế biến sản phẩm sau muối, …;
- Ngành nghề, làng nghề truyền thống: dệt thổ cẩm, gốm nung, chiếu cói, điêu khắc gỗ, tranh gỗ ghép, chằm nón, thêu ren, mây tre đan, ...;
- Sản xuất các sản phẩm mới, hàng thay thế nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước;
- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa cơ kim khí;
- Thủy điện nhỏ, sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10 MW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
- Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh;
- Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
2. Đối tượng:
- Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại địa bàn các huyện, thị trấn, xã (gọi tắt là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn). Bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
- Các tổ chức dịch vụ khuyến công, gồm: Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, bộ phận khuyến công cơ sở, các cơ sở hoạt động tư vấn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.
1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề:
a) Đào tạo nghề, truyền nghề: trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, tổ chức các khoá đào tạo nghề, truyền nghề, ngắn hạn, gắn với các cơ sở công nghiệp nông thôn nhằm tạo việc làm, nâng cao tay nghề và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Tổ chức 6 lớp đào tạo nghề, truyền nghề cho khoảng 180 học viên, mỗi lớp 30 học viên, thời gian khoảng 3 - 4 tháng cho các làng nghề, ngành nghề truyền thống và nghề mới gồm các nghề dệt thổ cẩm, gốm nung, dệt chiếu cói, đan lát, … với tổng kinh phí khoảng 216 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 162 triệu đồng, nguồn khác (đóng góp của đơn vị thụ hưởng) 54 triệu đồng. Kế hoạch cụ thể như sau:
- Năm 2010: dự kiến tổ chức 1 lớp đào tạo khoảng 30 học viên nghề dệt chiếu cói với tổng kinh phí khoảng 36 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 27 triệu đồng, nguồn khác 9 triệu đồng.
- Năm 2011: dự kiến tổ chức 2 lớp đào tạo khoảng 60 học viên nghề gốm nung với tổng kinh phí khoảng 72 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 54 triệu đồng, nguồn khác 18 triệu đồng.
- Năm 2012: dự kiến tổ chức 3 lớp đào tạo khoảng 90 học viên các nghề truyền thống và nghề mới với tổng kinh phí khoảng 108 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 81 triệu đồng, nguồn khác 27 triệu đồng;
b) Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân: để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ở nông thôn. Từ nay đến năm 2012 phấn đấu triển khai thực hiện 10 lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân cho khoảng 300 học viên các ngành nghề sản xuất gốm mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, thêu ren, tranh thêu nghệ thuật, kỹ thuật dệt các hoa văn cổ, hoa văn truyền thống, … thời gian đào tạo từ 4 - 6 tháng, mỗi lớp 30 học viên với tổng kinh phí khoảng 378 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 279 triệu đồng, nguồn khác 99 triệu đồng. Kế hoạch cụ thể như sau:
- Năm 2010: dự kiến tổ chức 2 lớp đào tạo nâng cao tay nghề thêu ren khoảng 60 học viên với tổng kinh phí khoảng 72 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 54 triệu đồng, nguồn khác 18 triệu đồng.
- Năm 2011: dự kiến tổ chức 1 lớp đào tạo nâng cao tay nghề dệt thổ cẩm và 1 lớp đào tạo thợ giỏi cho tổng số khoảng 60 học viên với kinh phí khoảng 90 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 63 triệu đồng, nguồn khác 27 triệu đồng.
- Năm 2012: dự kiến tổ chức 2 lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động địa phương và 4 lớp đào tạo thợ giỏi tại các làng nghề cho tổng số khoảng 180 học viên với tổng kinh phí khoảng 216 triệu đồng, trong đó: khuyến công quốc gia 162 triệu đồng, nguồn khác 54 triệu đồng.
2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp:
a) Đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp:
Triển khai thực hiện xây dựng chương trình và tổ chức các khoá đào tạo khởi sự, quản trị doanh nghiệp công nghiệp nông thôn phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương và đối tượng cần đào tạo.
Giai đoạn từ nay đến năm 2012 phấn đấu tổ chức 11 lớp đào tạo, tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp khoảng 550 học viên các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn thời gian tập huấn từ 3 - 10 ngày, mỗi lớp 50 học viên với tổng kinh phí khoảng 240 triệu đồng trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 140 triệu đồng, khuyến công địa phương 100 triệu đồng. Kế hoạch cụ thể như sau:
- Năm 2010: dự kiến tổ chức 3 lớp đào tạo kiến thức quản trị doanh nghiệp khoảng 150 học viên của các cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí khoảng 60 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.
- Năm 2012:
+ Dự kiến tổ chức 4 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp khoảng 200 học viên của các cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
+ Dự kiến tổ chức 4 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý khoảng 200 học viên của các cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí khoảng 80 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia;
b) Tổ chức hội thảo về mô hình liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh:
Phấn đấu triển khai tổ chức 6 kỳ hội thảo hình thành mô hình liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh tại các làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí khoảng 60 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:
- Năm 2010: dự kiến tổ chức 2 kỳ hội thảo hình thành mô hình liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh tại các làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tổng kinh phí khoảng 20 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
- Năm 2011: dự kiến tổ chức 4 kỳ hội thảo hình thành mô hình liên kết hợp tác sản xuất kinh doanh tại các làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với tổng kinh phí khoảng 40 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương;
c) Tổ chức khảo sát, học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2012, tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể mỗi năm dự kiến tổ chức 2 đợt khảo sát, học tập một số mô hình làng nghề sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở từng khu vực, vùng miền trong nước cho cán bộ thực hiện công tác khuyến công và doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn với kinh phí 25 - 40 triệu đồng/kỳ. Tổng kinh phí khoảng 200 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:
- Năm 2010: dự kiến tổ chức 2 đợt khảo sát, học tập một số mô hình làng nghề kinh doanh có hiệu quả ở các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ với tổng kinh phí khoảng 50 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
- Năm 2011: dự kiến tổ chức 2 đợt khảo sát, học tập một số mô hình làng nghề kinh doanh có hiệu quả ở các tỉnh khu vực miền Tây Nam bộ với tổng kinh phí khoảng 70 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
- Năm 2012: dự kiến tổ chức 2 đợt khảo sát, học tập một số mô hình làng nghề kinh doanh có hiệu quả ở các tỉnh khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ với tổng kinh phí khoảng 80 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương;
d) Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới:
Thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn lập dự án, xây dựng kế hoạch sản xuất và hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn mới thành lập về đào tạo nghề, thực hành sử dụng thiết bị, xây dựng dự án và kế hoạch hoạt động để thành lập mới doanh nghiệp, … tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 450 triệu đồng trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 360 triệu đồng, nguồn khác 90 triệu đồng. Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:
- Từ năm 2010 - 2012: dự kiến hằng năm hỗ trợ kinh phí khuyến công trực tiếp cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn mới thành lập thực hành sử dụng thiết bị, công nghệ mới cho khoảng 100 học viên với tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng/năm, trong đó: nguồn kinh phí khuyến công quốc gia 90 triệu đồng, nguồn khác 30 triệu đồng.
- Từ năm 2010 - 2012: dự kiến hằng năm hỗ trợ kinh phí khuyến công lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, … để thành lập khoảng 6 doanh nghiệp mới trên địa bàn các huyện. Tổng kinh phí khoảng 30 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.
3. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật:
a) Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn: từ năm 2010 - 2012: hằng năm phấn đấu hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới cho 3 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 750 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia;
b) Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị - công nghệ hiện đại, tiên tiến vào một số khâu, công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường:
Phấn đấu triển khai thực hiện hỗ trợ việc ứng dụng máy móc thiết bị xử lý nguyên liệu làm gạch, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, chuyển giao công nghệ cho 17 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với tổng kinh phí khoảng 1.190 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia; dự kiến hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường cho 19 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tổng kinh phí thực hiện khoảng 3.800 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công địa phương 1.900 triệu đồng, nguồn khác 1.900 triệu đồng. Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:
- Năm 2010:
+ Dự kiến hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 2 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 140 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.
+ Dự kiến hỗ trợ mô hình xử lý ô nhiễm môi trường cho 6 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.200 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công địa phương 600 triệu đồng, nguồn khác 600 triệu đồng.
- Năm 2011:
+ Dự kiến hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 7 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 490 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.
+ Dự kiến hỗ trợ mô hình xử lý ô nhiễm môi trường cho 6 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.200 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công địa phương 600 triệu đồng, nguồn khác 600 triệu đồng.
- Năm 2012:
+ Dự kiến hỗ trợ chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 8 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 560 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.
+ Dự kiến hỗ trợ mô hình xử lý ô nhiễm môi trường cho 7 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.400 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công địa phương 700 triệu đồng, nguồn khác 700 triệu đồng.
4. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu:
a) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn: từ năm 2010 - 2012: hằng năm xét chọn 1 - 3 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn thể hiện bản sắc văn hoá truyền thống. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 15 - 45 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia;
b) Tổ chức bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp: từ năm 2010 - 2012: hằng năm tiến hành bình chọn và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả xét chọn 3 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện và cấp tỉnh. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 110 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương;
c) Hỗ trợ các cơ sở tham dự các hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại:
Từ nay đến năm 2012 thực hiện hỗ trợ khoảng 15 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí khoảng 1.050 triệu đồng, trong đó: nguồn kinh phí khuyến công địa phương 525 triệu đồng, nguồn khác 525 triệu đồng. Dự kiến hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia khoảng 14 đợt hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:
- Xây dựng và đăng ký thương hiệu: từ nay đến năm 2012, hằng năm hỗ trợ cho 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí khoảng 350 triệu đồng/năm, trong đó: nguồn kinh phí khuyến công địa phương 175 triệu đồng, nguồn khác 175 triệu đồng.
- Tham gia hội chợ, triển lãm:
+ Năm 2010 và năm 2011: dự kiến hằng năm hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia 5 đợt hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
+ Năm 2012: dự kiến hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia 4 đợt hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
5. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin:
a) Hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công: từ năm 2010 - 2012: hằng năm tiến hành hỗ trợ cho 2 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuê tư vấn trong các lĩnh vực: lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; lựa chọn địa điểm sản xuất; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn; tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng/năm, trong đó: nguồn kinh phí khuyến công quốc gia 60 triệu đồng, nguồn khác 60 triệu đồng;
b) Hỗ trợ thành lập điểm tư vấn khuyến công: từ năm 2010 - 2012: hằng năm tiến hành thành lập 2 điểm tư vấn khuyến công các huyện trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ tuyên truyền, tư vấn về nội dung, chương trình, hoạt động khuyến công cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn; tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia;
c) Xây dựng mạng lưới cộng tác viên khuyến công: dự kiến năm 2010 xây dựng mạng lưới cộng tác viên khuyến công cấp tỉnh để thu thập thông tin, dữ liệu về hoạt động khuyến công trên địa bàn phục vụ cho công tác triển khai các nội dung chương trình khuyến công; tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 80 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 40 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương 40 triệu đồng;
d) Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, ấn phẩm khuyến công, trang web và các hình thức thông tin đại chúng khác.
Nhằm giới thiệu tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh qua các phương tiện thông tin đại chúng hằng năm xây dựng các chương trình truyền hình, xuất bản ấn phẩm khuyến công, … tổng kinh phí thực hiện đến năm 2012 dự kiến khoảng 720 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Kế hoạch triển khai cụ thể từ năm 2010 - 2012 như sau:
- Xuất bản ấn phẩm khuyến công nhằm tuyên truyền công tác khuyến công tỉnh Ninh Thuận hằng năm xuất bản 12 kỳ với tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
- Xây dựng chương trình khuyến công giới thiệu trên Đài Truyền hình về tiềm năng phát triển công nghiệp tỉnh hằng năm xuất bản 12 số với tổng kinh phí dự kiến khoảng 120 triệu đồng/năm từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
6. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm, điểm công nghiệp:
a) Hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với hoạt động du lịch: giai đoạn từ nay đến năm 2012, dự kiến triển khai hỗ trợ 2 làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc và dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp xây dựng mô hình liên kết với hoạt động du lịch với tổng kinh phí dự kiến khoảng 600 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 420 triệu đồng, nguồn khác 180 triệu đồng;
b) Hỗ trợ lập quy hoạch cụm, điểm công nghiệp: để hình thành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp tại địa bàn khó khăn, công nghiệp chậm phát triển, giai đoạn từ nay đến năm 2012 dự kiến thực hiện hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 3 cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn các huyện, tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 1.950 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 1.050 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương 900 triệu đồng;
c) Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cụm, điểm công nghiệp: giai đoạn từ nay đến năm 2012 dự kiến thực hiện hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng 5 cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn các huyện khó khăn, đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 15.000 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia;
d) Hỗ trợ thành lập hiệp hội, hội ngành nghề: dự kiến từ nay đến năm 2012 thành lập 1 hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh nhằm liên kết, hợp tác hỗ trợ về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, nâng giá trị và văn hoá sản phẩm làng nghề. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 150 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 50 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương 50 triệu đồng, kinh phí khác 50 triệu đồng;
e) Hỗ trợ thành lập cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp: giai đoạn 2011 - 2012: dự kiến hình thành 2 cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành cơ khí, tiểu thủ công nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực về tài chính, công nghệ, tri thức kỹ năng lao động để tạo ra sản phẩm, tiêu thụ. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 600 triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công quốc gia 300 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương 300 triệu đồng.
7. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện:
a) Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại: năm 2010, tiếp tục hỗ trợ đầu tư phương tiện, thiết bị cho hoạt động khuyến công (ôtô, máy vi tính, đèn chiếu, camera, máy ảnh, ...), dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 600 triệu đồng, trong đó: nguồn kinh phí khuyến công quốc gia 400 triệu đồng, nguồn kinh phí khuyến công địa phương 200 triệu đồng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến công: tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công ở các địa phương. Dự kiến trong 2 năm 2010 và 2011 tổ chức 2 lớp cho khoảng 100 học viên với tổng kinh phí khoảng 50 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia.
1. Dự kiến tổng kinh phí (2010 - 2012): 31.009 triệu đồng
a) Phân theo năm thực hiện:
Năm | Tổng kinh phí (triệu đồng) | Trong đó | ||
Khuyến công quốc gia | Khuyến công địa phương | Khác | ||
Năm 2010 | 14.198 | 11.381 | 1.835 | 982 |
Năm 2011 | 8.202 | 5.417 | 1.785 | 1.000 |
Năm 2012 | 8.609 | 5.508 | 2.005 | 1.096 |
Tổng cộng | 31.009 | 22.306 | 5.625 | 3.078 |
b) Phân theo nguồn:
- Kinh phí khuyến công quốc gia 22.306 triệu đồng là nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách Trung ương do Bộ Công Thương quản lý thuộc chương trình khuyến công quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg.
- Kinh phí khuyến công địa phương 5.625 triệu đồng là nguồn kinh phí khuyến công địa phương được phân bổ hằng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thuộc ngân sách địa phương và trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Kinh phí khác 3.078 triệu đồng là nguồn kinh phí do các tổ chức, cá nhân đóng góp, chủ yếu là các đơn vị thụ hưởng các đề án hoặc Chủ đầu tư các dự án.
1. Sở Công Thương: chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình; xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở; chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh hoàn thiện, ổn định tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm và xây dựng mạng lưới hoạt động khuyến công cơ sở. Căn cứ các nội dung chương trình khuyến công được duyệt, xây dựng kế hoạch, đề án khuyến công hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 08/2008/QĐ-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2008; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương tình hình triển khai thực hiện Chương trình.
2. Sở Tài chính: xem xét, bố trí ngân sách nhà nước và kinh phí từ tỉnh cho hoạt động khuyến công; phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình, quản lý sử dụng kinh phí khuyến công địa phương đạt hiệu quả, thiết thực.
3. Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với các đề án khuyến công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 136/2007/QĐ-TTg phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 08/2008/QĐ-BCT về Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư liên tịch 125/2009/TTLT/BTC-BCT quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công do Bộ Tài chính - Bộ Công thương ban hành
- 8Quyết định 1454/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 - 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Quyết định 1762/QĐ-UBND năm 2008 về Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận đến năm 2012 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Quyết định 301/2009/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Ninh Thuận đến năm 2012
- Số hiệu: 301/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Đỗ Hữu Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định