Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/2004/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Mục tiêu của hoạt động khuyến công
Nhà nước tổ chức hoạt động khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn (dưới đây gọi tắt là hoạt động khuyến công) nhằm mục tiêu sau:
1. Động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương.
2. Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội.
3. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (sau đây gọi là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
c) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
d) Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công.
Điều 3. Nội dung hoạt động khuyến công
1. Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ và địa phương.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
3. Hướng dẫn, tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề.
5. Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tổ chức triển lãm, hội chợ và giới thiệu sản phẩm.
6. Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát; hỗ trợ và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.
7. Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học - công nghệ để hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.
Điều 4. Hỗ trợ hoạt động khuyến công
Nhà nước có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động khuyến công theo các nội dung quy định tại
Điều 5. Khuyến khích phát triển dịch vụ khuyến công
1. Dịch vụ khuyến công là các hoạt động dịch vụ trong việc: tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tổ chức dịch vụ khuyến công để thực hiện các nội dung của hoạt động khuyến công quy định tại
2. Tổ chức khuyến công tự nguyện là tổ chức do các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội, cơ quan, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, không vì mục đích lợi nhuận để thực hiện hoạt động khuyến công.
3. Các tổ chức dịch vụ khuyến công được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, được tham gia vào các chương trình, kế hoạch, dự án khuyến công do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tổ chức.
Điều 6. Danh mục ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn vào các ngành, nghề sau đây được hưởng các chính sách khuyến công quy định tại Chương II Nghị định này:
a) Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản;
b) Sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động;
c) Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước;
d) Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp;
đ) Thủy điện nhỏ, điện sử dụng năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000 kW để cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa;
e) Sản xuất, gia công chi tiết, bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
g) Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cho cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
2. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu của công tác khuyến công trong từng thời kỳ, Bộ Công nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề được hưởng các chính sách quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 7. Kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến công
Kinh phí cho hoạt động khuyến công bao gồm: kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương:
1. Kinh phí khuyến công quốc gia là kinh phí sử dụng cho những hoạt động khuyến công và những chương trình mục tiêu quốc gia về khuyến công do Bộ Công nghiệp quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Kinh phí khuyến công địa phương do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý để sử dụng cho những hoạt động khuyến công do địa phương thực hiện.
Điều 8. Kinh phí khuyến công quốc gia
1. Kinh phí khuyến công quốc gia được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch;
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến công quốc gia được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công quốc gia theo các nội dung quy định tại
b) Hỗ trợ hoạt động khuyến công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chương trình, kế hoạch và đề án được phê duyệt;
c) Các khoản chi khác phục vụ hoạt động khuyến công.
Điều 9. Kinh phí khuyến công địa phương
1. Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm;
b) Tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia cho hoạt động khuyến công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chương trình, kế hoạch và đề án được phê duyệt;
d) Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến công địa phương được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho hoạt động khuyến công do địa phương tổ chức thực hiện theo các nội dung quy định tại
b) Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến công.
Điều 10. Quản lý kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương
1. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công quốc gia do Bộ Công nghiệp xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công nghiệp trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương mình trình duyệt theo quy định hiện hành.
3. Hàng năm, cơ quan tài chính các cấp căn cứ vào kế hoạch, dự toán ngân sách được duyệt và tiến độ thực hiện để cấp phát cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động khuyến công ở Trung ương và địa phương.
4. Kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương do ngân sách cấp nếu chưa sử dụng hết trong năm kế hoạch được để lại sử dụng trong năm tiếp theo.
5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể trình tự lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương.
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có nhu cầu sử dụng đất để di dời các cơ sở sản xuất cũ, chật hẹp, ô nhiễm môi trường hoặc để xây dựng cở sở sản xuất mới thì được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ưu tiên cho thuê đất với mức giá thấp nhất.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch đất đai, dành quỹ đất và sử dụng tiền cho thuê đất theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề và tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư sản xuất.
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi theo các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định tại Nghị định này.
Các cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư có nhiệm vụ xác định rõ quyền được hưởng ưu đãi đầu tư của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mà không được đòi hỏi thêm bất cứ thủ tục nào khác.
2. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có dự án đầu tư tốt được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện đề nghị sẽ được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định cho vay đầu tư theo quy định.
Điều 13. Thông tin, thị trường
1. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp tạo mọi điều kiện để cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường, giá cả, sản phẩm và công nghệ của thị trường trong và ngoài nước.
2. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn được giảm 50% trở lên về chi phí thuê diện tích tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước.
Điều 14. Chính sách khoa học công nghệ
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có ứng dụng thiết bị công nghệ mới, vật liệu mới hoặc đầu tư vào thiết bị công nghệ tự động hoá, thiết bị công nghệ xử lý nguồn, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng năng lượng sạch, giảm hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lượng, tái tạo nguồn nước công nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ thuộc các chương trình kỹ thuật - kinh tế như: công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và tiết kiệm năng lượng.
2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chương trình hướng dẫn thực hiện quy định này.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
Điều 15. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công
1. Bộ Công nghiệp giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo các nội dung sau:
a) Xây dựng và ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp nông thôn, vùng, ngành và lãnh thổ;
c) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình, kế hoạch được duyệt;
d) Quản lý kinh phí khuyến công quốc gia;
đ) Đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để xử lý những nội dung liên quan về đầu tư, tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ, thị trường, đất đai, lao động và môi trường trong phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn;
e) Tổ chức các hoạt động phổ biến kinh nghiệm sản xuất, quản lý, tiến bộ khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ và quảng bá sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn;
g) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến công;
h) Theo dõi, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công;
i) Tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp nông thôn.
k) Tổ chức kiểm tra, hoạt động khuyến công và việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia, kinh phí khuyến công địa phương;
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công theo quy định của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công trong phạm vi địa phương, có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích, ưu đãi phát triển công nghiệp địa phương phù hợp với quy định của pháp luật;
b) Phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch khuyến công tại địa phương;
c) Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí khuyến công địa phương cho hoạt động khuyến công theo quy định tại
d) Bảo đảm nguồn vốn của kinh phí khuyến công địa phương để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khuyến công;
đ) Xây dựng, trình Bộ Công nghiệp tổng hợp các chương trình, kế hoạch hoạt động khuyến công có sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia;
e) Chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư, tài chính - tín dụng, khoa học - công nghệ, thị trường, đất đai, lao động, môi trường phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn ở địa phương;
g) Quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút các nguồn vốn cho hoạt động khuyến công của địa phương;
h) Định kỳ hàng tháng, quý báo cáo Bộ Công nghiệp về tình hình phát triển công nghiệp địa phương và hoạt động khuyến công trên địa bàn.
5. Sở Công nghiệp là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn được khen thưởng theo quy định của nhà nước.
2. Hàng năm, Bộ Công nghiệp và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng cho các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 18. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
1. Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Thông tư 03/2005/TT-BCN hướng dẫn thưc hiện Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn do Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 40/2005/QĐ-BCN ban hành Quy định tạm thời về quy hoạch phát triển công nghiệp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
- 3Luật Doanh nghiệp 1999
- 4Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
- 7Luật Hợp tác xã 2003
- 8Thông tư liên tịch 16/2011/TTLT-BCT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp trực thuộc Sở Công Thương do Bộ Công Thương - Bộ Nội vụ ban hành
Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
- Số hiệu: 134/2004/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/06/2004
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra