Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2980/QĐ-BNN-KTHT | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 804//QĐ-TTg ngày 12/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016-2025;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 (Có hướng dẫn chi tiết kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, UBND các tỉnh thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA “KHÔNG CÒN NẠN ĐÓI” Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-BNN-KTHT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỊA BÀN THỰC HIỆN
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Chương trình Không còn nạn đói đến năm 2025 và áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình.
2. Địa bàn thực hiện: Các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi quy định tại Quyết định số 861/QĐ/TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; huyện nghèo và các xã còn lại đạt tiêu chí nông thôn mới thấp dưới 10 tiêu chí.
II. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Ngân sách trung ương được bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình;
III. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Đối với dự án/mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng (được gọi chung là dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng).
a) Đối tượng áp dụng: Hộ có trẻ em dưới 2 tuổi; hộ có bà mẹ mang thai; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hộ thiếu lương thực, thực phẩm nhưng có Điều kiện sản xuất (do cộng đồng bình chọn).
b) Nguyên tắc, điều kiện tham gia
- Đảm bảo công khai, dân chủ, bình đẳng giới, có sự tham gia và cam kết của người dân trong việc xây dựng và thực hiện dự án;
- Hộ tham gia dự án phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động và tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
2. Đối với các lớp tập huấn cho cán bộ
a) Đối tượng tập huấn:
- Cấp tỉnh, huyện: Cán bộ trong ngành nông nghiệp (sở nông nghiệp &PTNT, trung tâm khuyến nông, các chi cục thuộc sở Nông nghiệp và PTNT,…), cán bộ ngành Y tế, Lao động và các tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, hội nông dân,..).
- Cấp xã: Cán bộ xã phụ trách nông nghiệp, y tế. b) Nguyên tắc, điều kiện tham gia
- Công khai, dân chủ, có sự tham gia của học viên dựa trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, tiếp thu kiến thức, tuân thủ các quy định đào tạo.
- Chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của Chương trình Không còn nạn đói, nhu cầu thực tế của cán bộ (tỉnh, huyện, xã,..) trong triển khai xây dựng dự án và thực hành nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ đào tạo có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ đào tạo.
- Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí tập huấn, đào tạo theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, chế độ kế toán.
3. Đối với các lớp tập huấn cho người dân
a) Đối tượng tập huấn: Người dân trong các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi quy định tại Quyết định số 861/QĐ/TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; huyện nghèo và các xã còn lại đạt tiêu chí nông thôn mới thấp dưới 10 tiêu chí.
b) Nguyên tắc, điều kiện tham gia
- Công khai, dân chủ, có sự tham gia của học viên dựa trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, tiếp thu kiến thức, tuân thủ các quy định đào tạo.
- Chương trình đào tạo đảm bảo phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của Chương trình Không còn nạn đói, nhu cầu thực tế của người dân tham gia tập huấn để triển khai chương trình và xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tập huấn có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ đào tạo.
- Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí tập huấn, đào tạo theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, chế độ kế toán.
4. Đối với nội dung tuyên truyền
a) Đối tượng tuyên truyền:
- Người dân trong vùng dự kiến thực hiện dự án nằm trong các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ/TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; huyện nghèo và các xã còn lại đạt tiêu chí nông thôn mới thấp dưới 10 tiêu chí.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan: Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn (nông nghiệp, công thương, y tế) trong vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện, định hướng, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình.
- Chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách: Các cá nhân, tổ chức tham gia vào công tác soạn thảo, lập kế hoạch, đánh giá… chương trình ở cấp trung ương và địa phương.
- Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ: Đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực liên quan về dân số, lương thực, nông nghiệp, giảm nghèo, bình đẳng giới, phát triển bền vững tại Việt Nam.
b) Nguyên tắc, điều kiện tham gia
- Tuyên truyền, giới thiệu thông tin về các cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam.
- Thông tin về tình trạng dinh dưỡng của Việt Nam, đặc biệt là đối tượng trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi và các giải pháp can thiệp dinh dưỡng.
- Giới thiệu về các mô hình phát triển nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và sử dụng dinh dưỡng hợp lý; đánh giá những tồn tại, khó khăn và định hướng, giải pháp cho giai đoạn 2021-2025;
- Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về dinh dưỡng; hướng dẫn phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng, tạo nguồn thực phẩm sẵn có và đa dạng tại hộ gia đình cho người dân, đặc biệt những hộ nghèo, hộ có phụ nữ mang thai và con dưới 2 tuổi; hướng dẫn chăm sóc trẻ 1.000 ngày đầu đời nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.
I. XÂY DỰNG DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG
1. Định mức kinh tế kỹ thuật: Áp dụng theo định mức kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền ban hành và phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, tính chất của từng dự án. Đối tượng tham gia dự án được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công vụ máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tập huấn kỹ thuật theo định mức kinh tế kỹ thuật đó tùy theo nguồn kinh phí được bố trí.
2. Nội dung xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
a) Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Thành lập tổ công tác để khảo sát xây dựng dự án: Đơn vị được giao thực hiện dự án thành lập đoàn khảo sát xây dựng dự án, gồm các ngành, đơn vị: Nông nghiệp, Y tế, huyện, xã có dự án và các chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực này (nếu có).
- Lựa chọn địa điểm xây dựng dự án: lựa chọn khoảng 2-3 thôn/bản/ấp có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn mức bình quân chung của xã. Mỗi dự án lựa chọn số hộ phù hợp với kinh phí hỗ trợ; các hộ phải có những điều kiện tối thiểu tham gia dự án (đất đai, lao động, đối ứng...).
- Lập danh sách hộ tham gia dự án (Phụ lục số 01 kèm theo)
b) Bước 2: Đánh giá hiện trạng và xác định nhu cầu sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
- Thu thập thông tin có liên quan từ xã, thôn xây dựng dự án để đánh giá hiện trạng, tiềm năng về sản xuất nông nghiệp và tình trạng dinh dưỡng từ đó xác định phương hướng sản xuất và nhu cầu dinh dưỡng của người dân.
- Khảo sát, về sản xuất nông nghiệp, thu nhập và tình trạng dinh dưỡng của các hộ dân tham gia dự án để đề xuất dự án sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng.
c) Bước 3: Lập dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
Từ kết quả điều tra về sản xuất và nhu cầu dinh dưỡng ở bước 2 đề xuất xây dựng dự án sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng bao gồm các hoạt động:
- Về sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
Lựa chọn giống cây trồng/vật nuôi phù hợp với tiềm năng, điều kiện phát triển của địa phương và mục tiêu của dự án.
Nêu phương án tổ chức hỗ trợ sản xuất: Nêu rõ phương án triển khai sản xuất trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của nơi triển khai mô hình để thực hiện.
- Từ phương án sản xuất đề cập cụ thể các nội dung xây dựng dự án (hỗ trợ: tập huấn, giống, vật tư, chế biến,…), nêu rõ các nội dung được hỗ, trong đó: hỗ trợ từ nhà nước, đóng góp của người dân và nguồn khác.
- Hoạt động can thiệp dinh dưỡng: Nêu các nội dung hoạt động hỗ trợ cho người dân trong quá trình triển khai mô hình để có những tác động, can thiệp dinh dưỡng, như:
- Tập huấn sử dụng dinh dưỡng (sơ chế, chế biến, sử dụng,….).
- Hỗ trợ cho cán bộ y tế xã: Hướng dẫn theo dõi sử dụng dinh dưỡng và sự thay đổi dinh dưỡng của hộ; Hướng dẫn người dân triển khai xây dựng mô hình để biết cách sơ chế, sử dụng sản phẩm của mô hình, sản phẩm sẵn có hoặc phải sản xuất để có những bù đắp cho việc thiếu dinh dưỡng.
Theo dõi, báo cáo tình hình dinh dưỡng trước và sau khi hộ tham gia xây dựng mô hình
- Nêu phương án sử dụng sản phẩm sau khi thực hiện mô hình:
Sử dụng sản phẩm tại chỗ sau khi thu hoạch từ mô hình.
Mua bán trao đổi sản phẩm thu hoạch được từ mô hình: cung cấp cho trường mầm non, trưởng tiểu học, bếp ăn tập thể, mua bán loại thực phẩm khác,…..
(Phụ lục 2 kèm theo).
d) Phê duyệt dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
- Đối với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao thực hiện dự án: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT thẩm định đề cương nhiệm vụ; Vụ Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện.
- Đối với các đơn vị không thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi Cục PTNT, các đơn vị khác): Cục Kinh tế hợp tác và PTNT thẩm định đề cương, nhiệm vụ, dự toán kinh phí và phê duyệt dự án.
đ) Nghiệm thu thanh toán
- Đơn vị được giao thực hiện dự án:
Phối hợp với địa phương (huyện, xã thực hiện dự án) để nghiệm thu khối lượng khi bàn giao; Tổ chức nghiệm thu dự án, bàn giao cho UBND xã quản lý và nhân rộng.
Đơn vị chịu trách nhiệm về hồ sơ, chứng từ thanh quyết toán về khối lượng, tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ cũng như các chữ ký xác nhận trên chứng từ.
- Đối với đơn vị chủ trì thực hiện dự án (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT).
Phối hợp với địa phương và đơn vị được giao thực hiện dự án, kiểm tra tiến độ thực hiện.
Trên cơ sở khối lượng bàn giao cho các hộ và khối lượng hoàn thành của dự án tiến hành nghiệm thu, thanh toán cho đơn vị thực hiện.
II. ĐỐI VỚI NỘI DUNG TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ VÀ NGƯỜI DÂN
1. Tập huấn cho cán bộ
- Thời gian triển khai: tối đa 4 ngày /lớp.
- Số lượng học viên: Tối đa 40 học viên; tối thiểu 30 học viên/lớp.
- Tài liệu, giáo trình: theo giáo trình do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
- Giảng viên: có bằng cấp liên quan đến nội dung tập huấn; có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
2. Tập huấn cho người dân
- Thời gian triển khai: tối đa 03 ngày/lớp
- Số lượng học viên: Tối đa 50 học viên; tối thiểu 30 học viên/lớp
- Tài liệu, giáo trình: theo giáo trình do Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn (ban hành).
- Giảng viên: có văn bằng cấp liên quan đến nội dung tập huấn; có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Không còn nạn đói ở Việt Nam)
- Căn cứ Kế hoạch và kinh phí triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói” được phê duyệt hàng năm, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT phê duyệt Đề cương - dự toán đối với các nhiệm vụ do Cục chủ trì và Đề cương nhiệm vụ, kế hoạch của các đơn vị thuộc Bộ.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện theo đúng nội dung, tiến độ đã được duyệt.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra nội dung thực hiện của các đơn vị triển khai thực hiện Chương trình.
- Nghiệm thu các nhiệm vụ đã được phê duyệt làm cơ sở thanh quyết toán.
2. Vụ Tài chính
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn đúng quy định của Nhà nước.
- Phê duyệt dự toán chi tiết các nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ được giao kế hoạch và kinh phí thực hiện nhiệm vụ hàng năm.
3. Các đơn vị liên quan (các đơn vị, cơ quan được giao nhiệm vụ)
- Xây dựng Đề cương nhiệm vụ, kế hoạch gửi Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phê duyệt.
- Lập dự toán chi tiết gửi Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn xem xét và trình Vụ Tài chính phê duyệt.
- Phối hợp với địa phương tổ chức mở các lớp tập huấn; xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng đúng tiến độ, nội dung đã phê duyệt
- Quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, các địa phương triển khai các nhiệm vụ được giao; Báo cáo kết quả triển khai theo tiến độ được phê duyệt; Tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán, chịu trách nhiệm về chứng từ thanh quyết toán, về khối lượng, tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ cũng như các chữ ký xác nhận trên chứng từ.
- Trường hợp gặp rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác) ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện, phải thông báo với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và đơn vị có liên quan bằng văn bản kịp thời để tổng hợp báo cáo Bộ xem xét, giải quyết theo quy định./.
BIÊN BẢN HỢP THÔN BẢN
UBND XÃ .... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| (Tên thôn/ bản), ngày tháng năm…… |
Hôm nay, ngày tháng năm 20..., tại (ghi rõ địa điểm tổ chức họp) thôn/bản…….. đã tổ chức họp để:…….. (nêu mục đích cuộc họp).
1. Thành phần tham dự họp
- Chủ trì cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh);
- Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh);
- Đại diện các thành phần tham gia (đơn vị thực hiện, UBND xã, Phòng Nông nghiệp, hộ dân, đoàn thể, số lượng đối tượng tham gia: ...).
2. Nội dung cuộc họp
- Phổ biến dự án: Tên dự án, mục tiêu dự án, cách thức xây dựng dự án, chính sách hỗ trợ của dự án …;
- Thảo luận điều kiện tham gia của hộ: tiêu chí chọn hộ tham gia, trách nhiệm của hộ khi tham gia;
- Lập danh sách hộ tham gia: là hộ đáp ứng tiêu chí và tự nguyện tham gia dự án, có cam kết thực hiện đúng các quy định của dự án
3. Lập danh sách các đối tượng tham gia dự án như sau:
TT | Họ và tên hộ tham gia dự án | Địa chỉ | Hộ có trẻ em dưới 2 tuổi | Hộ có phụ nữ đang mang thai | Hộ nghèo/ cận nghèo. Mới thoát nghèo | Lao động trong độ tuổi (Người) | Điều kiện kinh tế | Hỗ trợ NSNN (triệu đồng) | Đối ứng (triệu đồng) | Kỹ nhận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cuộc họp đã kết thúc vào ... giờ ... cùng ngày. Các thành viên tham dự đã thống
nhất nội dung biên bản./.
Thư ký cuộc họp | Đại diện UBND xã | Chủ trì |
Đại diện các đơn vị khác | Đại diện các hộ dân
|
|
MẪU DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG
TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày tháng năm |
TÊN DỰ ÁN
I. Căn cứ xây dựng dự án
- Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025;
- Quyết định số ……. của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số …….. của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch và kinh phí triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam năm ….;
- Căn cứ ……………………………………………………………………
- Căn cứ Định mức kinh tế kỹ thuật: ………………………………………
- Căn cứ định mức xây dựng dự toán: ……………………………………..
II. Sự cần thiết của dự án
- Thông tin thông chung về địa điểm, địa bàn xây dựng dự án.
- Khái quát về tình hình và thực trạng sử dụng dinh dưỡng của bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi.
- Khả năng/tiềm năng phát triển nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở địa phương (địa bàn thực hiện).
- Sự cần thiết, đề xuất xây dựng Dự án.
3. Tên mô hình: …………………………………………………………
4. Đơn vị quản lý, thực hiện:
- Đơn vị quản lý: …………………………………………………………..
- Đơn vị thực hiện: ………………………………………………………...
5. Địa bàn, đối tượng:
a) Địa bàn: Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ/TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; huyện nghèo và các xã còn lại đạt tiêu chí nông thôn mới thấp dưới 10 tiêu chí.
b) Đối tượng:
- Hộ có trẻ em dưới 2 tuổi
- Hộ có bà mẹ mang thai
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ thiếu lương thực, thực phẩm nhưng có điều kiện sản xuất (do cộng đồng bình chọn).
6. Mục tiêu của Dự án
- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho các hộ dân.
- Cung cấp sản phẩm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng cho cộng đồng dân cư trên địa bàn để giảm suy dinh dưỡng và tăng thu nhập.
7. Nội dung của dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
a) Sản xuất nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng
- Lựa chọn giống cây trồng/vật nuôi phù hợp với tiềm năng, điều kiện phát triển của địa phương và mục tiêu của mô hình.
- Phương án tổ chức hỗ trợ sản xuất: Nêu rõ phương án triển khai sản xuất trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của nơi triển khai mô hình để thực hiện.
- Từ phương án sản xuất đề cập cụ thể các nội dung xây dựng dự án ( hỗ trợ tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ giống, vật tư, bảo quản, chế biến,…), nêu rõ các nội dung được hỗ, quy trình kỹ thuật sản xuất.
b) Hoạt động can thiệp dinh dưỡng:
- Tập huấn sử dụng dinh dưỡng (sơ chế, chế biến, sử dụng lương thực, thực phẩm,….).
- Hỗ trợ bảo quản, chế biến
- Hỗ trợ cho cán bộ y tế xã:
Hướng dẫn theo dõi sử dụng dinh dưỡng và sự thay đổi dinh dưỡng của hộ.
Hướng dẫn người dân triển khai xây dựng mô hình để biết cách sơ chế, sử dụng sản phẩm của mô hình, sản phẩm sẵn có hoặc phải sản xuất để có những bù đắp cho việc thiếu dinh dưỡng.
Theo dõi, báo cáo tình hình dinh dưỡng trước và sau khi hộ tham gia xây dựng mô hình
c) Nêu phương án sử dụng sản phẩm sau khi thực hiện dự án:
- Sử dụng sản phẩm tại chỗ sau khi thu hoạch từ dự án.
- Mua bán trao đổi sản phẩm thu hoạch được từ dự án: cung cấp cho trường mầm non, bếp ăn tập thể hoặc có phương án bán các sản phẩm sản xuất được để mua bán loại thực phẩm khác,…..
d) Đề xuất phương án hỗ trợ các hộ tham gia dự án tham gia THT/HTX
9. Định mức kinh tế kỹ thuật và kinh phí thực hiện dự án
a) Định mức kinh tế kỹ thuật: Áp dụng theo định mức do Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc tỉnh ban hành.
b) Kinh phí thực hiện:
* Nguồn hỗ trợ của NSNN và đối ứng của người dân
TT | Hoạt động | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Trong đó | |
NSNN | Đối ứng của dân | |||||
| NGUỒN HỖ TRỢ NSNN |
|
|
|
|
|
I | Hỗ trợ sản xuất |
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ giống |
|
|
|
|
|
- | Hỗ trợ vật tư: (thức ăn, thuốc BVTV,..) |
|
|
|
|
|
- | Hỗ trợ chế biến, bảo quản |
|
|
|
|
|
| ……… |
|
|
|
|
|
2 | Hỗ trợ tập huấn |
|
|
|
|
|
- | Tập huấn về sản xuất nông nghiệp |
|
|
|
|
|
- | Tập huấn về chế biến, bảo quản |
|
|
|
|
|
- | Tập huấn về thực hành sử dụng dinh dưỡng hợp lý |
|
|
|
|
|
| ……………………………. |
|
|
|
|
|
II | Hỗ trợ can thiệp về dinh dưỡng…. |
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ cán bộ y tế xã |
|
|
|
|
|
2 | Hỗ trợ người dân |
|
|
|
|
|
| ……………. |
|
|
|
|
|
III | Kiểm tra, giám sát, tổng kết | .. | .. | .. |
|
|
1 | Kiểm tra, chỉ đạo | … | … | … |
|
|
2 | Sơ kết, tổng kết |
|
|
|
|
|
3 | … |
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
* Nguồn huy động khác: (nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; nguồn vốn huy động từ các tổ chức quốc tế; nguồn vốn xã hội hóa,…)
Tuyên truyền:
Tập huấn ….
Hỗ trợ máy móc
Hỗ trợ sơ chế/chế biến
Hỗ trợ can thiệp y tế
……………………………
10. Dự kiến kết quả đạt được
a) Hiệu quả về mặt xã hội:
b) Hiệu quả về kinh tế:
b) Hiệu quả về đảm bảo dinh dưỡng:
c) Khả năng nhân rộng
d) Hiệu quả khác (nếu có)
11. Tổ chức thực hiện
a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự án
- Kiểm tra, giám sát công tác triển khai, tiến độ và kết quả thực hiện dự án.
- Nghiệm thu nguồn kinh phí hỗ trợ từ Bộ
b) Đơn vị thực hiện Dự án
- Phối hợp với Phòng Nông nghiệp, UBND xã nơi để điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng dự án.
- Họp dân, lập danh sách các hộ tham gia dự án
- Xây dựng thuyết minh và dự toán kinh phí thực hiện dự án
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan và người dân tổ chức thực hiện dự án đảm bảo mục tiêu, hiệu quả và tiến độ đã được phê duyệt
- Phối hợp với các đơn vị để nghiệm thu, quyết toán phần kinh phí hỗ trợ của Bộ
- Bàn giao cho UBND xã để nhân rộng
- Tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện dự án
c) Phòng Nông nghiệp và PTNT
- Phối hợp với đơn vị thực hiện dự án tổ chức họp dân, lựa chọn các hộ tham gia dự án.
- Phối hợp với đơn vị thực hiện dự án hướng dẫn xã và người dân tham gia dự án tham gia tổ hợp tác.
- Kiểm tra giám sát các hộ dân tham gia dự án
- Phối hợp với đơn vị thực hiện dự án tổng kết, đánh giá và nhân rộng mô hình.
d) UBND xã
- Phối hợp với đơn vị thực hiện xem xét, lựa chọn hộ có đủ điều kiện tham gia dự án; chọn địa điểm thực hiện đúng quy định; tổ chức các nội dung của dự án như hội nghị triển khai tổng kết, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và đảm bảo dinh dưỡng cho các hộ tham gia dự án.
- Cử cán bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật và giám sát việc thực hiện của các hộ dân tham gia dự án.
- Đơn vị thực hiện sau khi triển khai mô hình sẽ bàn giao dự án cho UBND xã tiếp tục chỉ đạo, quản lý, giám sát và có kế hoạch nhân rộng dự án và thực hiện các nội dung khác trong dự án cho những năm tiếp theo.
12. Tiến độ thực hiện
- Khảo sát và xây dựng dự án
- Họp dân thống nhất dự án
- Hoàn thiện và trình phê duyệt dự án
- Tổ chức thực hiện dự án
- Đánh giá kết quả thực hiện dự án
- Tổng kết tài liệu hóa
| ……, ngày ….tháng …… năm 20… |
- 1Công văn 2955/LĐTBXH-VPQGGN năm 2018 về thực hiện Quyết định 712/QĐ-TTg Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ năm 2018 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025
- 3Công văn 4496/BNN-KTHT năm 2019 thực hiện Chương trình không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 804/QĐ-TTg năm 2016 thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động Không còn nạn đói ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2018 về Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2955/LĐTBXH-VPQGGN năm 2018 về thực hiện Quyết định 712/QĐ-TTg Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ năm 2018 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025
- 6Công văn 4496/BNN-KTHT năm 2019 thực hiện Chương trình không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 2980/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 2980/QĐ-BNN-KTHT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Trần Thanh Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra