Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
1ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2976/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 6 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Xét Tờ trình số 27/TTr-BQL, ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ về việc phê duyệt Đề án Nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 có ý kiến phê duyệt của Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ, ý kiến đề xuất của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Thông báo số 420/TB-TCT-PTNT ngày 26 tháng 12 năm 2012; đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư - Sở Tài chính tại Tờ trình số: 857/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 17 tháng 5 năm 2013 về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 (theo nội dung đề án đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh thay đổi về cơ chế, chính sách đầu tư xã nông thôn mới, Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An nghiên cứu, đề xuất kịp thời điều chỉnh, bổ sung.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Trưởng Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạnh An, huyện Cần Giờ có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2976/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Phần I
THỰC TRẠNG NÔNG THÔN XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ LAO ĐỘNG:
Thạnh An là xã đảo của huyện Cần Giờ cách trung tâm huyện khoảng 08 km tính theo đường chim bay và cách trung tâm thành phố khoảng 50 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 13.141,46 ha, chiếm 18,66% diện tích tự nhiên của huyện. Ranh giới xã được xác định như sau:
- Phía Đông giáp xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp xã Long Hòa huyện Cần Giờ;
- Phía Nam giáp biển Đông (vịnh Gành Rái cửa biển Cần Giờ);
- Phía Bắc giáp xã Phước An huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Thạnh An là xã có hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường thủy, đường bộ là các tuyến đường liên ấp, đường nội bộ khu dân cư, giao thông ra ngoài xã chỉ bằng đường thủy, do đó không thuận lợi trong đi lại. Địa bàn xã được chia thành 03 ấp, gồm: ấp Thạnh Hòa, ấp Thạnh Bình và ấp Thiềng Liềng, người dân chủ yếu hành nghề khai thác đánh bắt thủy sản và làm muối.
Tính đến cuối năm 2012, toàn xã có 4.530 nhân khẩu (trong đó, nam: 2.517 người, chiếm 55,56%; nữ: 2.013 người, chiếm 44,44%); có 1.155 hộ gia đình, trong đó có 730 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 50,6%, số hộ còn lại chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp.
Số người trong độ tuổi lao động là 2.713 người, chiếm tỷ lệ 60,5% dân số toàn xã. Lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp (sản xuất ngư, diêm nghiệp) chiếm 63%, còn lại lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, sinh viên, học sinh, công chức, viên chức…
II. ĐIỂU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
a) Quy hoạch sử dụng đất: Hiện nay, xã Thạnh An chưa có quy hoạch sử dụng đất chính thức được phê duyệt.
b) Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu.
Trong những năm gần đây, xã Thạnh An có nhiều thay đổi do có các công trình đã được đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp như trụ sở của các cơ quan, trường học, công trình phúc lợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng, mạng lưới thông tin, bưu điện, nhà ở của người dân được cải tạo, nâng cấp với kiến trúc khang trang. Các điểm dân cư hình thành, phát triển qua nhiều thế hệ với hình thái phân bố mang đậm nét đặc trưng của vùng ven biển.
Dự kiến đến năm 2013, xã Thạnh An sẽ di dời một bộ phận dân cư về huyện, quy hoạch các điểm dân cư mới trên diện tích lấn sông Thêu khoảng 137 ha và chỉnh trang khu dân cư hiện hữu.
a) Giao thông
Hiện chỉ sử dụng vận tải đường thủy thông qua các bến tàu (tại trung tâm xã có 2 bến tàu, ấp Thiềng Liềng có 2 bến tàu), ca nô kết nối với đất liền. Trên địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông tổng chiều dài 8,2 km, trong đó:
- Đường giao thông trục xã: Có 1 tuyến/2,4km, hiện nay chủ yếu phục vụ cho xe gắn máy và xe thô sơ.
- Đường giao thông nội đồng: 3,4 km, phục vụ sản xuất muối, sử dụng xe gắn máy và xe thô sơ vận chuyển ra các bến tàu .
- Đường ấp, ngõ, xóm: 12 tuyến/2,4 km, đường nhỏ hẹp, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Đa số đường giao thông đã được cứng hóa tuy nhiên đường nhỏ, hẹp, một số đoạn bị ngập nước do ảnh hưởng bởi triều cường, không đạt chuẩn.
b) Kênh rạch (Thủy lợi - Phòng, chống lụt, bão)
Công trình thủy lợi của xã được quan tâm và ưu tiên đầu tư, hệ thống thủy lợi đồng muối ấp Thiềng Liềng, công trình kè đá tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên trong thời gian tới cần cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi
c) Điện
- 1 Trạm phát điện diezel
- Số km đường hạ thế: 4 km
Tình hình sử dụng điện chỉ được cung cấp điện 18 giờ/ngày/đêm, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, riêng tại khu vực ấp Thiềng Liềng hiện nay có 172 hộ và 7 đơn vị sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt 99%.
d) Trường học
Tổng số trường học của xã có 3 trường: trường Mẫu giáo Thạnh An, trường Tiểu học Thạnh An, trường Trung học cơ sở Thạnh An
+ Số trường đạt chuẩn quốc gia: không
+ Số trường không đạt chuẩn quốc gia: 3 trường.
* Trường Mẫu giáo Thạnh An: gồm 1 điểm chính và 1 điểm lẻ với 6 lớp, 141 trẻ và 6 giáo viên.
- Diện tích đất: 1.863 m2.
- Diện tích sân chơi, bãi tập: 600 m2.
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có 6 phòng không đạt chuẩn
- Khối phòng tổ chức ăn: 1 (không đạt chuẩn).
- Khối phòng hành chính quản trị: 1 (không đạt chuẩn).
- Sân vườn: 1 (không đạt chuẩn).
- Đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu và đồ chơi ngoài trời: còn thiếu rất nhiều so với danh mục tối thiểu.
- Số giáo viên: 6 giáo viên đều đạt chuẩn.
* Trường Tiểu học Thạnh An: gồm một điểm chính và một điểm lẻ với 15 lớp, 368 học sinh, 18 giáo viên.
- Diện tích đất: 2.919 m2.
- Diện tích sân chơi, bãi tập: 730 m2.
- Khối phòng học: có 15 phòng không đạt chuẩn.
- Khối phòng phục vụ học tập: 2 phòng (không đạt chuẩn).
- Khối hành chính quản trị: 3 khối (không đạt chuẩn).
- Số giáo viên có 18 giáo viên đều đạt chuẩn.
* Trường THCS Thạnh An: gồm 8 lớp, 229 học sinh, 21 giáo viên.
- Diện tích đất: 1.844 m2.
- Diện tích sân chơi, bãi tập: 368 m2.
- Khối phòng học có 8 phòng không đạt chuẩn.
- Khối phòng phục vụ học tập: 1 phòng (không đạt chuẩn).
- Khối hành chính quản trị: 1 khối (không đạt chuẩn)
- Số giáo viên có 21 giáo viên đều đạt chuẩn.
Nhìn chung, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục tại địa phương còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu trong việc giảng dạy và học tập.
đ) Cơ sở vật chất, văn hoá: Hiện xã có 1 nhà văn hóa, 1 sân bóng đá, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.
e) Chợ: Trong những năm qua, việc buôn bán, kinh doanh của nhân dân địa phương chủ yếu tại nhà và trên trục đường chính trung tâm xã, chưa có chợ theo tiêu chuẩn.
g) Bưu điện: Hiện xã có 1 bưu điện Văn hóa xã, phục vụ nhu cầu cho người dân và có đường truyền internet đến 2 ấp, riêng ấp Thiềng Liềng chưa có internet và hệ thống thông tin liên lạc cũng còn hạn chế.
h) Nhà ở dân cư nông thôn
Toàn xã có 983 căn nhà, trong đó nhà đạt chuẩn khoảng 484 căn chiếm 49,40%, nhà chưa đạt chuẩn 369 căn, chiếm 37,53%.
Dân cư sinh sống chủ yếu tập trung tại trung tâm xã, tình hình xây dựng nhà ở theo kiểu tự phát, từ đó làm ảnh hưởng đến mỹ quan, ngoài ra còn một số hộ sống trong rừng phòng hộ.
3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất
a) Kinh tế
- Thu nhập bình quân đầu người: 14 triệu đồng/người/năm.
- Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm): là 256/1.155 hộ, chiếm 22,16% tổng số hộ.
b) Tỷ lệ lao động có việc làm
- Số lao động trong độ tuổi: là 2.713 người, chiếm 60,5% dân số toàn xã.
- Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp chiếm 70%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 30%.
- Lao động phân theo kiến thức phổ thông:
+ Tiểu học: 64%
+ Trung học cơ sở: 25,5%
+ Trung học phổ thông: 10,5%
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo : 35%. Trong đó:
+ Sơ cấp (3 tháng trở lên): 75%
+ Trung cấp: 23%
+ Đại học: 2%
c) Hình thức tổ chức sản xuất
- Số doanh nghiệp: có 2 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ; 1 cơ sở sơ chế cá cơm ..
- Kinh tế trang trại: chưa có trang trại; hiện có 40 hộ dân tổ chức sản xuất chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (nuôi hàu, cá, sò).
- Kinh tế tập thể: đã thành lập 1 hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ muối Thiềng Liềng.
4. Văn hóa xã hội và môi trường
a) Văn hóa
Có 3/3 ấp giữ vững ấp văn hóa theo tiêu chí của Ủy ban nhân dân thành phố quy định, đạt 100%, riêng xã được huyện ghi nhận xã văn hóa năm thứ hai, số hộ được công nhận gia đình văn hóa 3 năm liên tục là 1.020/1.070 hộ, đạt 95,14 %.
b) Giáo dục
+ Phổ cập giáo dục trung học : xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học 115/152 đạt 75, 65% (đạt chuẩn thành phố);
+ Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc, học nghề đạt 90% (đạt chuẩn thành phố)
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% (949/2.713 lao động).
c) Y tế
- Hiện xã có 1 trạm y tế với số lượng cán bộ 8 người trong đó có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 3 y tá và 2 nữ hộ sinh. Trạm Y tế đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và thưc hiện các chương trình y tế quốc gia đạt kết quả tốt.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế: còn thiếu và chưa đạt chuẩn theo quy định.
- Tỷ lệ người dân đăng ký tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 3.171/ 4.530 người chiếm 70%;
d) Môi trường
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 1.155 hộ đạt 100%, nguồn cung cấp nước chính là vận chuyển bằng phương tiện xà lan chứa 500 m3 từ nhà máy nước Đặng Đoàn Nguyễn thông qua Trạm cấp nước của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ. Hiện Trạm cấp nước phục vụ khu dân cư mới ấp Thạnh Hòa và ấp Thiềng Liềng đã xuống cấp, các bồn chứa, máy bơm, hệ thống ống dẫn nước cần phải sửa chữa, đầu tư nâng cấp.
- Tỷ lệ hộ dân có các công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn 754/ 1.155 đạt 65,28%;
- Xử lý chất thải toàn xã có 200 hộ đăng ký thu gom rác, chiếm 18,65 % (190 hộ dân và 10 cơ sở) còn lại 202 hộ thuộc diện nghèo;
- Nghĩa trang: trên địa bàn xã có 1 nghĩa trang chưa đạt chuẩn.
- Tình hình chung về giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường tại địa bàn dân cư tương đối sạch. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ dân có nhà vệ sinh hợp quy cách khá thấp, tình trạng nước đọng vào mùa mưa tại khu dân cư vẫn còn, hệ thống cống thoát nước hiện tại xuống cấp (nắp cống hư, rác tràn nghẹt cống).
a) Hiện trạng đội ngũ cán bộ, công chức so với chuẩn
Số lượng cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách của Ủy ban nhân dân xã Thạnh An được giao năm 2013 là 43 người: trong đó có 23 cán bộ và công chức, 20 cán bộ không chuyên trách. Số lượng hiện có tính đến tháng 3 năm 2013 là 09 cán bộ, 10 công chức, 20 cán bộ không chuyên trách.
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức xã:
+ Trình độ đại học: 6 người
+ Trình độ cao đẳng: 1 người
+ Trình độ trung cấp: 9 người
- Về trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức xã:
+ Trình độ cao cấp : 2 người
+ Trình độ trung cấp : 7 người
Số lượng cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn : 17/19 người
b) Tình hình hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị của xã
Đảng bộ xã có 9 chi bộ trực thuộc (3 chi bộ ấp, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ y tế và 1 chi bộ quân sự) với tổng số đảng viên toàn đảng bộ là 75 đảng viên (trong đó 61 đảng viên đang công tác, 1 đảng viên hưu trí và 13 đảng viên ở địa bàn dân cư). Kết quả đánh giá tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên năm 2012: Đảng bộ đạt trong sạch, vững mạnh, trong đó có 7 chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh và 2 chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Xã có tổng số 39 cán bộ, công chức (các chức danh trong biên chế) cụ thể như sau:
+ Cán bộ chuyên trách (9 người) gồm: Bí thư Đảng ủy đồng thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND); Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Chủ tịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh; Bí thư Xã đoàn.
+ Công chức (10 người): Văn phòng - thống kê (2 người); Tư pháp - Hộ tịch (1 người); Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (2 người); Tài chính kế toán (2 người); Văn hoá - Xã hội (2 người); Xã đội trưởng (1).
+ Cán bộ không chuyên trách (20 người): Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Bí thư Xã đoàn, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, cán bộ Tuyên giáo, Cán bộ Văn phòng Đảng ủy kiêm cán bộ Tổ chức, Thường trực khối vận, Phó Trưởng Công an, Phó Chỉ huy trưởng Quân sự (2 người), Lao động - Thương binh - Xã hội (2 người), cán bộ Kinh tế, Văn thư - Lưu trữ - thủ quỹ, Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Bình đẳng giới và trẻ em.
- Trình độ văn hóa của cán bộ công chức xã:
+ Tốt nghiệp trung học phổ thông: 32 người ;
+ Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông 4 người;
+ Trung học cơ sở: 3 người
- Trình độ chuyên môn:
+ Đại học: 6 người
+ Đang học đại học: 11 người
+ Cao đẳng: 1 người
+ Trung học: 9 người
+ Đang học trung học: 01 người
+ Không có chuyên môn, nghiệp vụ: 11 người
- Trình độ lý luận chính trị:
+ Cao cấp: 2 người
+ Trung cấp: 16 người
* Tổ chức và hoạt động của các đoàn thể: qua đánh giá chất lượng năm 2012 các đoàn thể đều đạt xuất sắc và vững mạnh.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc: 30 thành viên.
- Đoàn thanh niên: 09 chi đoàn với 103 đoàn viên
- Hội Liên hiệp Thanh niên: 3 chi hội với 285 hội viên và 17 câu lạc bộ đội nhóm.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ: Có 3 chi hội, 42 tổ hội với 954 hội viên.
- Hội Cựu Chiến binh: 3 chi hội với 19 hội viên; 1 câu lạc bộ cựu quân nhân.
- Hội Nông dân: có 3 chi hội, 7 tổ hội với 656 hội viên
- Hội Chữ Thập đỏ: 3 chi hội, 42 tổ hội với 750 hội viên
- Hội Người Cao tuổi: 3 chi hội, 308 hội viên.
c) Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững và ổn định, tình hình trộm cắp có xảy ra nhưng giá trị tài sản không đáng kể. Tệ nạn ma tuý trong năm xảy ra 1 vụ buôn bán trái phép chất ma tuý, việc sử dụng ma túy rất khó ngăn chặn, đa số nghiện hoặc nhiễm HIV ở nơi khác rồi quay về địa phương; tệ nạn mại dâm không xảy ra trên địa bàn xã. Xây dựng và duy trì tốt “phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, ý thức cảnh giác phòng chống tội phạm, trong nhân dân, cán bộ công chức ngày càng nâng cao. Lực lượng công an xã từng bước được củng cố, được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng khả năng yêu cầu giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã trong tình hình mới.
NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ THẠNH AN - HUYỆN CẦN GIỜ ĐẾN NĂM 2015
- Xây dựng xã Thạnh An trở thành xã nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Xây dựng xã Thạnh An trở thành xã nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực và do cộng đồng địa phương làm chủ.
- Hiện trạng năm 2012: 05/19 tiêu chí đạt chuẩn (tiêu chí 3, 8, 13, 16, 19) .
- Năm 2013: Phấn đấu đạt 11/19 tiêu chí đạt chuẩn (đạt thêm 6 tiêu chí: 1, 2, 4, 6, 7,15).
- Năm 2014: Phấn đấu đạt 14/19 tiêu chí đạt chuẩn (đạt thêm 3 tiêu chí: 5, 14, 17).
- Năm 2015: Phấn đấu đạt 19/19 tiêu chí đạt chuẩn (đạt thêm 5 tiêu chí: 9, 10, 11, 12,18).
II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới về quy hoạch
b) Nội dung: Hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An theo Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28 tháng 10 năm 2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
a) Giao thông
+ Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
+ Nguyên tắc đầu tư:
- Ưu tiên đầu tư các đường giao thông liên xã, đường giao thông trục chính kết nối mạng lưới giao thông với quốc lộ, tỉnh lộ hoặc trục đường chính của huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự thu hút đầu tư trên địa bàn xã.
- Thực hiện quy mô đầu tư theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Trường hợp mặt đường hiện trạng lớn hơn theo quy định của Quyết định số 315/QĐ-BGTVT thì thực hiện đầu tư theo hiện trạng.
+ Nội dung thực hiện:
* Đường giao thông trục xã, liên xã: Sửa chữa, mở rộng cục bộ đường trục chính trung tâm của xã trên cơ sở hiện trạng (chỉ mở rộng những nơi hẹp), kết cấu bê tông xi măng.
* Đường giao thông trục ấp, liên ấp:
- Nâng cấp, sửa chữa đường khu dân cư các ấp, kết cấu bê tông xi măng.
- Xây mới đoạn đường giao thông nối dài từ khu đất Đồn Biên phòng đến hết sân vận động cũ kết cấu bê tông xi măng.
- Nâng cấp, sửa chữa đường đê bao kết hợp đường dân sinh ấp Thiềng Liềng, kết cấu bê tông xi măng, quy mô giống như hiện trạng đoạn đã đầu tư .
- Xây mới cầu đò Thiềng Liềng và nâng cấp, mở rộng cầu đò trước Ủy ban nhân dân xã; nâng cấp cầu đá ngầm.
- Xây dựng mới hệ thống cống thoát nước khu dân cư ấp Thạnh Hòa, Thạnh Bình với kết nối đồng bộ hệ thống thoát nước dọc và ngang các đường, đảm bảo tiêu thoát nước trong khu vực dân cư.
b) Thủy lợi
+ Mục tiêu: Duy trì, nâng chất yêu cầu tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện: Xây mới 2 cống và sửa chữa, duy tu 3 cống thủy lợi phục vụ đê bao đồng muối Thiềng Liềng.
c) Điện
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện: Di dời cột điện nằm trên đường bê tông xi măng tại 2 ấp.
d) Trường học
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
+ Nội dung thực hiện:
- Trường Mầm non: Xây dựng mới trường đạt chuẩn (theo dự án được duyệt).
- Trường Tiểu học: Xây dựng mới trường đạt chuẩn (theo dự án được duyệt).
- Trường Trung học cơ sở: Xây dựng mới trường đạt chuẩn (theo dự án được duyệt).
- Nâng cấp và sữa chữa 1 phòng học mầm non và 5 phòng học tiểu học tại ấp Thiềng Liềng.
đ) Y tế
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 về cơ sở vật chất y tế trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện: Nâng cấp, sửa chữa trạm y tế đạt chuẩn.
e) Cơ sở vật chất văn hóa
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới:
+ Nội dung thực hiện:
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá thể thao trên địa bàn xã:
- Nâng cấp, cải tạo khuôn viên đạt chuẩn Trung tâm văn hóa - thể thao xã.
- Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình, bao gồm:
+ Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới Nhà văn hóa ấp gắn với văn phòng Ban nhân dân ấp Thạnh Bình (Diện tích 450 m2).
+ Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới Nhà văn hóa ấp gắn với văn phòng Ban nhân dân ấp Thiềng Liềng (Diện tích 726 m2).
- Nâng cấp, mở rộng trụ sở UBND xã.
g) Chợ nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện: xây dựng mới 1 cửa hàng tiện ích xã (375 m2) tại ấp Thạnh Hòa. Hình thành nơi kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân; xây dựng và phát triển kinh doanh các mặt hàng đặc trưng của địa phương đồng thời có các hoạt động văn hóa khác, có mục đích quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của xã và thu hút khách du lịch.
h) Bưu chính - viễn thông
+ Mục tiêu: Duy trì nâng chất yêu cầu tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
+ Nội dung thực hiện: Nâng cấp, cải tạo Bưu điện xã.
i) Nhà ở dân cư nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới - Chỉnh trang nhà ở các khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển, đảm bảo vẻ mỹ quan khu dân cư nông thôn ven đô.
+ Nội dung thực hiện: Đảm bảo 369 căn nhà đạt chuẩn quy định tại Điều 12 Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, cụ thể:
- Phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch, đảm bảo vẻ mỹ quan khu dân cư nông thôn.
- Tập trung ưu tiên việc cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn, kết hợp với các chính sách cho vay để hộ dân sửa chữa, cải tạo và nâng cấp chỗ ở hiện có.
- Gắn kết nhà ở trong mối quan hệ với xây dựng môi trường nông thôn, việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở cần tạo diện mạo mỹ quan, văn minh, sạch đẹp cho nông thôn, do đó xây dựng nhà ở không chỉ bền chắc mà còn phải đẹp, có tính mỹ thuật trong quá trình thiết kế, thi công công trình
- Nâng cấp, chỉnh sửa nhà ở theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.
3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
a) Phương hướng phát triển các ngành sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân.
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2015 tăng từ 1,5 đến 1,8 lần
+ Nội dung thực hiện: Phát triển các ngành sản xuất nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân:
- Hướng dẫn người dân sản xuất sản phẩm có lợi thế theo hướng thị trường và hàng hoá. Nhà nước hỗ trợ đầu tư theo phương châm "Mỗi xã có ít nhất 1 sản phẩm".
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao, tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường. Xã quy hoạch ổn định vùng đất sản xuất nông nghiệp để Nhà nước hỗ trợ cho quy hoạch hạ tầng cơ bản (đường, điện, cấp nước và xử lý chất thải…) phục vụ phát triển sản xuất.
- Tăng cường khuyến nông đối với nông dân qua các hình thức bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan, hội thảo…
- Đẩy mạnh phát triển các hình thức kinh doanh, sản xuất, dịch vụ thương mại góp phần giải quyết việc làm, giảm thời gian nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân như phát triển các hình thức tiểu thủ công nghiệp, tạo thêm việc làm tại nhà, dạy nghề mới.
- Phát triển các ngành nghề nông thôn, thực hiện các chương trình dạy nghề cho người dân như sửa chữa máy ghe tàu, cơ khí, nấu ăn, may, đan....
- Xây dựng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề:
+ Nuôi trồng thủy sản: chủ yếu là nuôi tôm, hàu, sò huyết, cá.
+ Đầu tư xây dựng các trang trại sinh thái kết hợp du lịch (V-A-D).
+ Duy trì tạo điều kiện cho các cơ sở hàn tiện, sửa chữa cơ khí (máy móc) phục vụ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
+ Tạo điều kiện, hỗ trợ, duy trì các cơ sở sơ chế cá cơm, kết hạt cờm nhằm giải quyết lao động tại địa phương.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng cơ sở chế biến muối; làm mắm tôm, mắm cá cơm, cá dứa khô.
+ Nuôi heo rừng lai.
b) Giảm nghèo và an sinh xã hội
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
+ Nội dung:
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cần Giờ phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm) xuống còn dưới 2%, đối với Thạnh An.
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội:
+ Tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội; hỗ trợ người lao động, giới thiệu việc làm; khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi; chính sách cho người có công…
+ Tăng cường thực hiện chức năng giám sát phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần đảm bảo các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước thực sự hỗ trợ được người nghèo và các đối tượng chính sách.
c) Tỷ lệ lao động có việc làm
+ Mục tiêu: Duy trì đạt yêu cầu tiêu chí số 12 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện:
- Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã liên kết chặt chẽ với Trung tâm dạy nghề huyện, các trường lân cận và các doanh nghiệp nhằm định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
- Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.
- Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, doanh nghiệp.
d) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
+ Mục tiêu: Duy trì nâng chất yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung:
- Duy trì và củng cố phát triển Hợp tác xã muối thiềng liềng.
- Thành lập 1 hợp tác xã du lịch, vận chuyển hành khách; 1 hợp tác xã nghề muối; 1 tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản; 1 tổ hợp tác đánh bắt thủy sản.
- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn tại xã; nâng cao đóng góp của kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế tại xã thực hiện xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, tạo thêm việc làm mới và bảo vệ môi trường theo hướng:
+ Hạ giá thành và nâng cao chất lượng các dịch vụ của các tổ hợp tác cung cấp cho tổ viên.
+ Mở rộng loại hình dịch vụ mà tổ viên và cộng đồng có nhu cầu. Phấn đấu xây dựng và phát triển các loại hình kinh tế tập thể cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động kinh tế, phục vụ đời sống tổ viên.
- Nâng cao vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong đời sống cộng đồng nông thôn qua việc góp phần vào đầu tư hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, thể thao…
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã, đa dạng hóa các họat động thương mại theo các hình thức hợp tác, liên kết.
4. Giáo dục, y tế, văn hoá xã hội và môi trường
a) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện:
- Tăng cường công tác huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông theo 2 hệ (phổ thông, bổ túc) đạt 94%.
- Đầu tư nâng cấp Trung tâm học tập cộng đồng xã - phối hợp với các Trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn lao động có tay nghề.
- Làm tốt công tác điều tra lao động có tay nghề ở nông thôn bao gồm:
+ Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động đã được tham gia các khóa bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo dài hạn (chính quy và không chính quy), được cấp các loại chứng chỉ, văn bằng như: chứng chỉ học nghề, bằng trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng và đại học.
- Làm tốt công tác huy động học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học phổ thông trung học.
* Nội dung cụ thể:
- Duy trì và phấn đấu chuẩn phổ cập bậc trung học từ 70% trở lên.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học bậc trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 94%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 70% (trong đó có 40% lao động nữ)
b) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới và phù hợp với đặc điểm riêng của thành phố.
+ Nội dung thực hiện:
- Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; công tác dân số gia đình và trẻ em luôn được quan tâm chú trọng. Thực hiện tốt công tác khám, điều trị và phòng chống các dịch bệnh.
- Kết hợp Trung tâm Y tế dự phòng huyện tổ chức tiêm ngừa vaccin, uống vitamin A cho trẻ và khám phụ khoa cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đạt kế hoạch giao.
- Tổ chức truyền thông lồng ghép, tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai.
- Nâng cấp, sửa chữa Trạm Y tế xã đạt chuẩn.
c) Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
+ Mục tiêu: Duy trì đạt yêu cầu tiêu chí số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện:
- Bổ sung các quy ước về nếp sống văn hoá. Xây dựng chuẩn gia đình văn hóa, các ấp văn hóa, tổ dân phố văn hóa theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ Văn hóa thể thao về quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng Văn Hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.
- Xã hội hóa Trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, tụ điểm văn hóa tại các ấp trên cơ sở chọn lọc những loại hình phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ phục vụ cộng đồng, thông tin địa phương.
- Tổ chức tốt các lễ hội dân gian, văn hóa - lịch sử truyền thống và các ngày lễ, hội văn hóa trên địa bàn xã. Xây dựng và phát triển phong trào thể dục thể thao, trào văn nghệ quần chúng, đờn ca tài tử, hát với nhau ở xã, ấp. Thông qua hoạt động trên nhằm giảm thiểu các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong cộng đồng dân cư.
- Xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở ở xã. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa.
- Xây dựng quy ước ấp (hương ước) về nếp sống văn hoá nông thôn: (tập trung vào việc cưới, việc tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội); giữ gìn vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình người nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, thành đạt.
- Đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội, đoàn thể của xã và nhân dân về ý nghĩa của phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, làm cho phong trào càng phát triển sâu rộng, góp phần làm chuyển biến tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội trên địa bàn ấp.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 8 năm 1998 của Bộ Chính trị và quy chế thực hiện văn minh trong tiệc cưới, lễ tang và lễ hội. Thực hiện tốt chính sách về người nghèo,…
- Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hoá:
+ Số ấp đạt tiêu chuẩn “Ấp văn hoá”: 3/3 (100%).
+ Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật và tập huấn khoa học kỹ thuật: trên 80%.
+ Gia đình văn hóa, gương người tốt việc tốt năm 2012 tiếp tục giữ vững và vượt theo chỉ tiêu hàng năm, ấp có trên 90% số hộ đạt gia đình văn hóa, hàng năm có từ 10 - 15 gương người tốt, việc tốt được biểu dương ở ấp.
+ Xây dựng các chỉ tiêu về hoạt động văn hóa, thể thao đối với xã, hàng năm có 80% số cơ quan, đơn vị tại địa bàn đạt tiêu chuẩn công sở văn minh trong sạch đẹp, 85% số dân thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội, 20% số dân tham gia hoạt động văn nghệ, 20% số dân tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên.
d) Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện:
+ Trồng cây xanh các tuyến đường, trường học, cơ quan, y tế…
+ Mở rộng, nâng cao trình nghĩa trang; vận động nhân dân chôn cất đúng nơi quy định.
+ Xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước thải, nơi đổ rác chung cho cộng đồng; nâng cấp, sửa chữa hệ thống cấp nước sinh hoạt, vận động nhân dân và các hội viên các đoàn thể triển khai thực hiện phân loại và đăng ký bỏ rác đúng nơi quy định, chôn lấp rác tại nhà theo các biện pháp của ngành y tế và môi trường hướng dẫn...
+ Mỗi ấp có 1 tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại khu tập trung.
- Giải pháp chủ yếu:
+ Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Thường xuyên thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (thông qua định kỳ thực hiện phiếu khảo sát hộ).
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra môi trường, kịp thời phát hiện những yếu tố gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dân, đặc biệt là lao động và đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Vận động triển khai tổ chức “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp” kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên qui mô xã. Có đăng ký chỉ tiêu thi đua cho từng ấp. Khảo sát, hỗ trợ xây dựng Vườn sinh thái đẹp qui mô hộ (chủ yếu xây dựng tường rào, cải tạo vườn và vệ sinh cảnh quan sân vườn).
+ Tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong cộng đồng dân cư và vận động nhân dân định kỳ tổng vệ sinh trên địa bàn toàn xã: 1 tháng/lần x 12 tháng (trong đó có đợt cao điểm vào tháng 5 hàng năm – Hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn). Tham gia các hoạt động môi trường do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
* Nội dung cụ thể:
+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: đạt 100%.
+ Tỷ lệ hộ thu gom rác đạt 85%.
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đều đạt tiêu chuẩn về môi trường.
+ Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Củng cố tổ thu gom và xử lý rác, đảm bảo chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.
a) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện:
* Nội dung 1:
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Cán bộ xã đạt chuẩn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã và phải hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”.
- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.
* Nội dung 2: Thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở xã để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ xã.
* Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Rà soát, xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng nông thôn mới; đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng bộ trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ cơ sở, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước xây dựng nền hành chính văn minh, xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương có đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức để vận hành tốt nhiệm vụ.
b) An ninh chính trị và trật tự xã hội nông thôn
+ Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
+ Nội dung thực hiện:
* Nội dung 1: Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng và ban hành nội quy, quy ước cộng đồng dân cư về trật tự, an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại cơ sở. Các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác vận động tuyên truyền hội viên, đoàn viên làm nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
* Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, ấp, tổ hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới:
- Nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở; vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giải quyết kịp thời, dứt điểm đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng khiếu kiện phức tạp đông người xảy ra.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cho lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và tự nguyện đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là lực lượng công an xã, dân quân tự vệ, dự bị động viên… để thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
III. DỰ KIẾN KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
A. Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ để thực hiện Đề án nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, dự kiến: 293.550 triệu đồng, gồm
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 247.550 triệu đồng (chiếm 84,33%).
2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 46.000 triệu đồng (chiếm 15,67%).
B. Nguồn vốn:
1. Vốn từ Ngân sách nhà nước: 244.700 triệu đồng, chiếm 83,36%; trong đó:
+ Vốn Nông thôn mới: 40.100 triệu đồng, chiếm 13,66%.
+ Vốn lồng ghép: 204.600 triệu đồng, chiếm 69,7%; chia ra:
* Vốn ngân sách tập trung: 182.500 triệu đồng (đã có chủ trương và Quyết định đầu tư của cấp thẩm quyền);
* Vốn phân cấp huyện: 0 triệu đồng;
* Vốn sự nghiệp: 22.100 triệu đồng (dự kiến bố trí thực hiện từ nguồn vốn sự nghiệp hàng năm của các ngành).
2. Vốn cộng đồng đóng góp: 36.850 triệu đồng, chiếm 12,55%; trong đó:
+ Vốn dân: 13.180 triệu đồng;
+ Vốn doanh nghiệp: 23.670 triệu đồng;
3. Vốn vay tín dụng: 12.000 triệu đồng, chiếm 4,09%
* Vốn đầu tư các nguồn được xác định cụ thể theo chương trình, dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Phần III
1. Thời gian thực hiện đề án: từ nay đến năm 2015.
2. Qui mô và khối lượng thực hiện: theo các biểu đính kèm.
3. Phương châm và nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ
- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.
- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.
a) Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Thực hiện Thông tư 72/2010/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về quản lý sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 04 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 - 2020.
b) Quản lý đầu tư và xây dựng
- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;
- Thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 - 2020.
4. Phân công thực hiện
a) Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân dân xã Thạnh An, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An:
- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, Đảng viên, cán bộ, công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phân công các phòng ban, đơn vị chức năng của huyện, cán bộ chuyên môn của xã tham gia, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2012 - 2015, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm đảm bảo tiến độ và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.
b) Các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố:
- Phân công cán bộ, công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thạnh An huyện Cần Giờ chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn xã.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và Thành phố do Sở ngành phụ trách trên địa bàn xã.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã Thạnh An và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn, hoàn tất thẩm định quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng thiết yếu (theo phân công, phân cấp) của huyện Cần Giờ và xã Thạnh An; tổ chức giám sát việc công bố, công khai các quy hoạch được phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An cân đối, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết và bố trí vốn ngân sách tập trung, vốn phân cấp hàng năm (2012 - 2015), đảm bảo tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Thạnh An.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc nhà nước, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Thạnh An, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Thạnh An.
c) Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.
- 1Quyết định 2512/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Qui Đức, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 2509/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 2599/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Trung An, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 2701/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Quyết định 2702/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 3194/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 2977/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Quyết định 2979/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 3946/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015
- 1Quyết định 62/2006/QĐ-BVHTT ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Chỉ thị 27-CT/TW năm 1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội do Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành
- 5Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết 26-NQ/TW do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 72/2010/TT-BTC hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 800/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Quyết định 15/2011/QĐ-UBND Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 14Thông tư liên tịch 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 16Quyết định 695/QĐ-TTg năm 2012 sửa đổi Nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 18Quyết định 15/2013/QĐ-UBND về Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 - 2020
- 19Quyết định 2512/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Qui Đức, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 20Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 21Quyết định 2509/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 22Quyết định 2599/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Trung An, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 23Quyết định 2701/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 24Quyết định 2702/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 25Quyết định 3194/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 26Quyết định 2977/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 27Quyết định 2979/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 28Quyết định 3946/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015
Quyết định 2976/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Thạnh An, huyện Cần Giờ giai đoạn 2013 - 2015 do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 2976/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/06/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Mạnh Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra