Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2507/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 5 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÔNG THÔN MỚI XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Xét Tờ trình số 304/TTr-BQL, ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh về việc phê duyệt Đề án Nông thôn mới xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh giai đoạn 2012 - 2015 có ý kiến phê duyệt của Ban Chỉ đạo Chương trình Xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, ý kiến đề xuất của Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố tại Thông báo số 273/TB-TCT-PTNT ngày 21 tháng 8 năm 2012; đề xuất của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Tài chính tại Tờ trình số 636/TTr-NNPTNT-KHĐT-TC ngày 17 tháng 4 năm 2013 về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, giai đoạn 2012 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015 (theo nội dung đề án đính kèm).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh thay đổi về cơ chế, chính sách đầu tư xã nông thôn mới, Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố phối hợp với Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi nghiên cứu, đề xuất kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Trưởng Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Lợi - huyện Bình Chánh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Mạnh Hà

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN BÌNH CHÁNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2507/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Phần I

THỰC TRẠNG NÔNG THÔN XÃ BÌNH LỢI, HUYỆN BÌNH CHÁNH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - DÂN SỐ LAO ĐỘNG:

1. Điều kiện tự nhiên

Xã Bình Lợi huyện Bình Chánh nằm ở phía tây của ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km.

- Phía Đông giáp xã Lê Minh Xuân

- Phía Tây giáp xã Đức Hòa Hạ - Huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

- Phía Bắc giáp xã Phạm Văn Hai

- Phía Nam giáp xã Tân Nhựt - Huyện Bình Chánh và xã Lương Hòa - Huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Xã Bình Lợi được chia làm 4 ấp: ấp 1, 2, 3, 4; phân thành 2 khu: Khu A bao gồm ấp 3, 4 và khu B bao gồm ấp 1, 2.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Bình Lợi là 1.908,56 ha, gồm: Đất Nông nghiệp: 1580 ha (năm 2010) chiếm 82,78 % diện tích đất tự nhiên.

2. Dân số:

- Dân số toàn xã tính đến cuối năm 2010 (tổng điều tra dân số) là 8.927 nhân khẩu, 1.938 hộ gia đình (bao gồm cả hộ đăng ký tạm trú trên 6 tháng), mật độ dân số bình quân 468 người/km2.

3. Lao động:

Bảng 2: Dân số và lao động:

STT

Khoản mục

Số lượng

(nhân khẩu)

Tỷ lệ

(%)

1

Tổng dân số

8.927

100

1.1

Nông nghiệp

2.412

27

1.2

Phi nông nghiệp

6.515

73

2

Dân tộc

8.927

100

2.1

Sắc tộc Kinh

8.834

99

2.2

Sắc tộc khác

93

1

3

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

0,05

 

4

Số hộ gia đình

1.938 hộ

100

4.1

Nông nghiệp

649 hộ

33

4.2

Phi nông nghiệp

1.289 hộ

67

5

Lao động trong độ tuổi

6.567

 

6

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế

6.131

100

6.1

Nông nghiệp

1.267

21

6.2

Công nghiệp – TTCN – XD

4.667

76

6.3

Dịch vụ, thương mại

197

3

7

Trình độ lao động

6.131

100

7.1

Đã qua đào tạo

4.099

67

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Xã Bình Lợi chưa có Quy hoạch

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt .

2. Hạ tầng kinh tế - xã hội

2.1. Giao thông

Địa bàn xã Bình lợi chia làm 2 khu vực chính:

- Khu A gồm các ấp 3, 4 có diện tích khoảng 1000 ha, hệ thống giao thông khu A tương đối hoàn chỉnh.

- Khu B gồm các ấp 1, 2 có diện tích khoảng 900 ha.

Tổng chiều dài hệ thống giao thông tại xã 129,63 km, còn 41,203 km cần đầu tư nâng cấp.

2.2. Thủy lợi

- Khu A đã có bờ bao, hệ thống giao thông thủy lợi tương đối hoàn chỉnh.

- Khu B là khu tập trung nuôi trồng thủy sản khoảng 149 ha chuyển đổi từ diện tích trồng lúa năng suất thấp.

- Theo thống kê, toàn xã có 53 tuyến kênh, rạch với tổng chiều dài 80 km.

- Xã có 4 trạm bơm do xã quản lý.

- Số cống hiện có 23 cống, trong đó số cống đã đáp ứng yêu cầu là 13 cống, số cống cần nâng cấp, xây mới 10 cống gồm: cống Trầm Lầy 1, Trầm Lầy 2, cống số 1, số 2, số 4, số 6, số 7, số 10, số 11, số 11A.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

2.3. Điện

- Toàn xã có hệ thống điện trung thế 25 km chủ yếu nằm dọc theo các tuyến đường,

- Hệ thống điện hạ thế 45 km

- Có 39 trạm biến áp (22 trạm 1 pha, 17 trạm 3 pha). Tổng dung lượng năm 2011 xã Bình lợi là 3.283 KWA.

- Tuy nhiên về lâu dài cần xây dựng mới thêm 19 km đường điện hạ thế, 4,8 km đường điện trung, lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng tại 1 số tuyến đường.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: đạt.

2.4. Trường học

- Trường mầm non:

Theo quy hoạch mạng lưới trường học của ngành giáo dục có nhưng chưa thực hiện.

- Trường Mẫu giáo: Cần xây dựng mới

- Trường Tiểu học: Cần xây dựng mới

- Trường Phổ thông trung học: Chưa có.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

2.5. Cơ sở vật chất văn hóa

a) Trung tâm văn hóa xã, ấp:

- Xã Bình Lợi chưa có nhà văn hóa xã, tại 4 ấp trên địa bàn xã vẫn chưa có nhà văn hóa ấp.

- Các điểm sinh hoạt văn hóa văn nghệ thường diễn ra tại trụ sở UBND xã, Văn phòng của các ấp hoặc nhà dân.

b) Khu thể thao của xã

Chưa có khu thể dục thể thao;

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

2.6. Chợ

Trên địa bàn xã có 27 doanh nghiệp kinh doanh, 399 hộ cá thể buôn bán các loại mặt hàng, trong đó có 286 hộ cá thể có đăng ký kinh doanh.

Trên địa bàn xã không có chợ.

Theo quy hoạch xã Bình Lợi không có xây dựng chợ.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: Đạt.

2.7. Bưu điện:

- Xã hiện có 01 bưu điện văn hóa xã

- Về hệ thống thông tin liên lạc: Toàn xã có 902 điện thoại cố định; bình quân 2 hộ có 1 máy.

- Toàn xã có 04 điểm truy cập Internet đang hoạt động tại 4 ấp.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: đạt.

2.8. Nhà ở dân cư nông thôn

- Tổng số nhà ở trên địa bàn xã là 2.168 căn, diện tích xây dựng ước tính khoảng trên 60.000 m2, trong đó: có khoảng 20% nhà cấp 2, 3 còn lại là nhà cấp 4.

- Hiện nay trên địa bàn xã nhà chưa đạt chuẩn còn 267 căn, chiếm khoảng 12,32 %

- Phần lớn dân cư sinh sống ở đây từ nhiều đời, nhà ở xây dựng theo kiểu tự phát, không theo quy hoạch do đó làm ảnh hưởng đến mỹ quan.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

3.1. Kinh tế

- Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thì cơ cấu kinh tế của xã là Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ.

Cơ cấu giá trị đóng góp của các ngành

- Thu nhập bình quân đầu người: 14 triệu đồng/người/năm.

- Số lượng hộ nghèo: theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm là 133 hộ chiếm 6,86% tổng số hộ toàn xã (1.938 hộ).

- Nhìn chung, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, chiếm khoảng 32,72% tổng thu nhập

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

3.2. Tỷ lệ lao động có việc làm

- Lao động có việc làm tại xã Bình Lợi là 6.131 (93%)

- Cơ cấu lao động:

+ Nông nghiệp: 21%

+ Công nghiệp - TTCN - XD: 76%

+ Dịch vụ, thương mại: 3%

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: đạt.

3.3. Hình thức tổ chức sản xuất

- Số trang trại trên địa bàn xã là 05 trang trại

- Số doanh nghiệp: có 27 doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sản xuất kinh doanh trên địa bàn chủ yếu thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.

- Tổ hợp tác: 02 tổ

- Kinh tế tập thể: Xã Bình Lợi có 1 hợp tác xã nhưng đã giải thể.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

4. Văn hóa, xã hội và môi trường

4.1. Văn hóa - giáo dục

- Năm 2011 xã có 03 ấp được huyện công nhận đạt chuẩn ấp văn hóa, đạt tỷ lệ 75%.

- Phổ cập giáo dục trung học: xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông năm 2011 (tỷ lệ 73,04%).

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) trong năm 2011 là 90,18%

- Tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tại xã Bình Lợi: Đạt

- Xóa mù chữ trên địa bàn xã: Đạt

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

4.2. Y tế:

- Xã có 1 trạm y tế với 6 giường bệnh nhưng đã xuống cấp.

- Điều kiện trang thiết bị y tế hiện nay: đang được đầu tư xây dựng.

- Số lượng người dân đăng ký BHYT là 60% dân số toàn xã.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

4.3. Môi trường:

- Số lượng giếng khoan Unicef trên địa bàn là 164 giếng, giếng khoan công nghiệp là 04 giếng đáp ứng 90%

- Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 99,16% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

- Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn khoảng 91%

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng 50%.

- Xử lý chất thải: Trên địa bàn xã 22,6% số hộ đăng ký thu gom và xử lý rác thải dân lập, số hộ còn lại tự tiêu huỷ rác bằng hình thức chôn hoặc đốt tại nhà vườn, do xe thu gom rác không vào được.

- Tỷ lệ số hộ có chăn nuôi hợp vệ sinh khoảng 50%.

- Nghĩa trang: Trên địa bàn xã hiện nay chưa có nghĩa trang.

- Số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh môi trường nông thôn trên 90%, hiện đang thiếu nước ở khu vực ấp 4.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

5. Hệ thống chính trị

5.1. Hệ thống chính trị của xã gồm:

- Đảng bộ cơ sở: có 09 chi bộ trực thuộc, với 108 đảng viên.

- Số lượng cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách của Ủy ban nhân dân xã Bình Lợi được giao năm 2013 là 41 người

- Số lượng cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực

v Đánh giá tiêu chí 18.1: chưa đạt

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hịên các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: chưa đạt.

5.2. Tình hình trật tự xã hội an ninh trên địa bàn.

- Giữ vững ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội; hàng năm đạt 100% chỉ tiêu tuyển quân (trong đó có đảng viên trẻ nhập ngũ); xây dựng lực lượng dân quân đạt theo tỉ lệ dân số quy định; lực lượng dân quân thường trực đạt 100% quân số; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 3-4-5 đạt 100%; đảm bảo tỉ lệ Đảng (phấn đấu trên 15%), Đoàn (trên 65% trở lên) trong lực lượng dân quân.

- Tỷ lệ đánh, phá án đạt trên 65% án nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng trên 95%; xây dựng lực lượng dân phòng ở 4 ấp (bình quân 4-6 đội viên/ấp) kéo giảm tỷ lệ tai nạn giao thông trên địa bàn xã.

v Đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia: đạt

6. Các chương trình, dự án đã và đang triển khai trên địa bàn xã

- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010.

- Các chương trình hỗ trợ lãi suất phục vụ cho chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói trên.

Phần II

NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng xã Bình Lợi - huyện Bình Chánh thành xã nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hoàn chỉnh, có các hình thức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ... nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thành 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới từng giai đoạn cụ thể:

+ Năm 2012 Đạt 6/19 tiêu chí: (4, 7, 8, 9, 12, 18)

+ Năm 2013 Đạt 9/19 tiêu chí (thêm 3 tiêu chí: 1, 13, 15)

+ Năm 2014 Đạt 17/19 tiêu chí (thêm 8 tiêu chí: 3, 5, 6, 9, 11, 14, 17, 19)

+ Năm 2015 Đạt 19/19 tiêu chí (thêm 2 tiêu chí còn lại: 2, 10)

Các nội dung thực hiện:

- Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội, quy hoạch khu dân cư (giúp cho người dân ổn định sản xuất, đảm bảo cho người dân có nơi đổ rác thải, nơi chôn cất đúng quy định, chỉnh trang khu dân cư, cải thiện bộ mặt nông thôn).

- Xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn với chất lượng bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản.

- Nâng cấp và cải tạo các tuyến kênh mương nội đồng đảm bảo tốt cho phục vụ sản xuất của người dân.

- Kiên cố hóa trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống trường học, tiến tới hiện đại hóa các phương tiện dạy học.

- Chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả cao, an toàn vệ sinh dịch bệnh.

- Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2015 tăng từ 1,5 so với mức khởi điểm xuất phát năm 2012.

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (duới 12 triệu đồng/người/năm): giảm xuống dưới 2%

- Duy trì và phát triển đời sống văn hóa ở nông thôn với 100% số ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 90%.

IV. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Công tác Quy hoạch

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới trong năm 2013.

* Nội dung thực hiện: Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp - Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế -xã hội xã

2.1. Giao thông

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 2 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Đường trục xã, liên xã: đề xuất nâng cấp, cải tạo đường Trương Văn Đa (dài 8.028 m) và đường Tổ 1 ấp 1 (dài 922m)

- Đường trục ấp, liên ấp: không đầu tư

- Đường ngõ xóm: nâng cấp, cải tạo 13 tuyến với tổng chiều dài 5,97 km với kết cấu mặt đường bê tông xi măng rộng khoảng 4 m kết hợp rãnh thoát nước.

- Đường trục chính nội đồng: nâng cấp cải tạo 20 tuyến đường nội đồng với tổng chiều dài 31,368 km với kết cấu mặt đường đá dăm rộng khoảng 4 m, lề 1 m mỗi bên kết hợp rãnh thoát nước.

- Xây dựng 04 cây cầu trên kênh Xáng Ngang

2.2. Thủy lợi

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

- Hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

* Nội dung thực hiện:

- Nâng cấp cải tạo 10 cống

- Xây dựng Hệ thống đê bao ngăn lũ

2.3. Điện

* Mục tiêu:

- Đạt yêu cầu tiêu chí số 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Cải tạo nâng cấp:

+ Đường dây hạ thế 31 km, bao gồm các tuyến 1 pha thành 3 pha

- Xây dựng mới:

+ Đường dây hạ thế 19 km, đường dây trung thế 4,8 km

+ Hệ thống điện chiếu sáng dọc các tuyến đường xuyên ấp

2.4. Trường học

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Cải tạo nâng cấp: Trường trung học cơ sở: 1.000 triệu đồng

- Xây dựng mới:

+ Trường mầm non đạt chuẩn: 29.993 triệu đồng. (Quyết định số 4849/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về duyệt dự án đầu tư Xây dựng trường Mầm non Bình lợi xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh)

+ Trường tiểu học: 85.000 triệu đồng.

2.5. Y tế

* Mục tiêu: Đạt tiêu chí số 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Xây mới 01 trạm y tế đạt chuẩn (Quyết định số 1161 ngày 23 tháng 3 năm 2011 của UBND huyện Bình Chánh)

2.6. Cơ sở vật chất văn hóa

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 6 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Xây dựng mới Văn phòng ban nhân dân kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp 1: 2.000 triệu đồng

- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng văn phòng ban nhân dân kết hợp tụ điểm sinh hoạt văn hóa ấp 2, 3, 4: 6.000 triệu đồng

- Vận động dân, cộng đồng hỗ trợ trang thiết bị hoạt động văn hóa: 400 triệu đồng

2.7. Chợ

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

2.8. Bưu điện

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 8 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa Bưu điện

2.9. Nhà ở dân cư

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia và theo Quyết định 15 của Ủy ban nhân dân thành phố đến năm 2012: 100% số hộ dân không sống trong nhà tạm, dột nát. Đến năm 2015: 100% số hộ dân có nhà ở kiên cố.

* Nội dung thực hiện:

- Sửa chữa, nâng cấp: 267 hộ x 50 triệu đồng/hộ: 13.350 triệu đồng. Trong đó cần vận động sữa chữa 19 căn nhà tình thương

3. Phát triển kinh tế và các hình thức tổ chức:

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 10 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

3.1. Phương hướng phát triển các ngành sản xuất:

- Chỉ tiêu phấn đấu:

+ Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2015 tăng từ 1,5 lần đến 1,8 lần so với mức khởi điểm xuất phát năm 2012;

+ Tỷ lệ hộ nghèo đến 2015 giảm từ 6,86% xuống dưới 2%.

+ Tỷ lệ lao động có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động đạt 93% đã đạt tiêu chí, cần duy trì, nâng cao trình độ lao động.

3.1.1. Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với nông nghiệp đô thị đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, dịch bệnh - mang lại hiệu quả kinh tế cao:

♦ Nuôi cá thịt thâm canh:

- Địa điểm dự kiến: khu vực ấp 1 và một phần ấp 2

- Quy mô dự kiến khoảng 320 ha

♦ Nuôi cá kiểng:

- Địa điểm dự kiến: ấp 1

- Quy mô dự kiến: 10 ha

♦ Trồng mai vàng nguyên liệu, trồng mai ghép

- Địa điểm dự kiến phát triển mô hình: một phần khu vực ấp 2 (dọc theo lộ đất đỏ kênh xáng ngang) và khu vực ấp 3, ấp 4.

- Quy mô dự kiến: 80 ha

♦ Trồng mía thâm canh năng suất cao:

- Địa điểm dự kiến: ấp 1, 2, 3, 4

- Quy mô dự kiến: 800 ha

♦ Mô hình VAC kết hợp du lịch sinh thái vườn:

- Địa điểm dự kiến phát triển: khu vực ấp 3, ấp 4 và một phần khu vực ấp 2

- Quy mô dự kiến: 150 ha (vườn, mặt nước, chuồng)

♦ Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

3.1.2. Các chính sách hỗ trợ:

- Cơ giới hóa sản xuất: khai thác tốt các tiềm năng về đất đai, lao động và lợi thế của xã thông qua giải pháp kích cầu theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm: thông qua việc cung cấp thông tin về chủ trương chính sách và tình hình sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của xã;

- Xây dựng mô hình điểm để nhân rộng.

3.2. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo và an sinh xã hội:

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Ban quản lý liên kết chặt chẽ với trường dạy nghề trên địa bàn huyện, các trường lân cận và các doanh nghiệp nhằm có định hướng đào tạo công nhân kỹ thuật để giải quyết lao động có việc làm.

- Đào tạo nghề cấp chứng chỉ, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông cơ sở, nông dân giỏi.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, trường Đại học, Viện nghiên cứu... với nông dân, hộ sản xuất trong công tác chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật, giống mới, công nghệ sau thu hoạch.

- Đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ kế toán cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác sản xuất, doanh nghiệp.

3.3. Các hình thức tổ chức sản xuất cần phát triển:

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

a) Tuyên truyền, vận động: nhằm giúp người nông dân nắm bắt được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể.

b) Bồi dưỡng, đào tạo tổ trưởng, tổ phó tổ hợp tác, Ban Chủ nhiệm HTX nhằm nâng cao về năng lực quản lý.

c) Hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu như trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạc, đào tạo trao đổi, cập nhật thông tin (điện thoại, máy fax, máy vi tính,...).

d) Hỗ trợ để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD, dịch vụ của các tổ chức kinh tế hợp tác

4. Văn hóa, xã hội và môi trường

4.1. Giáo dục

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Xây dựng các chương trình như tập huấn KHKT, đào tạo nghề, đào tạo cán bộ tại chỗ, cấp chứng chỉ nghề cho lao động…

4.2. Y tế

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Chỉ tiêu phấn đấu

+ Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm đạt trên 70 %.

+ Xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế đạt chuẩn.

4.3. Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hóa:

+ Tỷ lệ xóm, ấp đạt tiêu chuẩn trên 70%, gia đình văn hóa, gương người tốt việc tốt năm 2011 tiếp tục giữ vững và vượt theo chỉ tiêu hàng năm, ấp có trên 80% số hộ đạt gia đình văn hóa, hàng năm có từ 10 đến 15 gương người tốt việc tốt được biểu dương ở ấp.

+ Xây dựng các chỉ tiêu về hoạt động văn hóa, thể thao đối với xã, hàng năm có 80% số cơ quan, đơn vị tại địa bàn đạt tiêu chuẩn công sở văn minh sạch đẹp an toàn, đơn vị văn hóa, 85% số dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, 20% số dân tham gia các hoạt động văn nghệ, 25% số dân tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên.

4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

- Chỉ tiêu phấn đấu:

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 100%.

+ Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 100%.

+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 100%.

+ Củng cố các tổ thu gom và xử lý rác. Thu gom rác khu dân cư tập trung ở các trục đường chính đạt 100%, hộ gia đình sống phân tán tự xử lý rác hợp môi trường.

+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong thôn xóm.

+ Số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

+ Quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang (diện tích khoảng 1,5 ha) tại ấp 3.

+ Trồng cây xanh các tuyến đường, trường học,cơ quan, y tế… vận động dân tham gia các hội thi Môi trường xanh cấp Sở, thành phố (Môi trường xanh, Chủ nhật xanh…).

4.5. Hệ thống chính trị cơ sở, an ninh chính trị và trật tự xã hội

4.5.1. Nâng chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội:

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân; đổi mới phương pháp triển khai Nghị quyết cũng như học tập Nghị quyết nhằm động viên, thuyết phục đuợc người nghe.

+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đạt chuẩn để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

+ Thường xuyên giáo dục truyền thống cách mạng của xã nhà cho lực lượng Đoàn viên, thanh niên trong trường học và địa bàn dân cư; đẩy mạnh việc học tập và làm theo “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu, chủ động ngăn ngừa, đấu tranh, phê phán các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số cán bộ, Đảng viên.

4.5.2. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội:

* Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

* Nội dung thực hiện:

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 9 về phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo trong tình hình mới.

+ Phân công Đảng viên làm tốt công tác vận động nhân dân theo quy định 1043 của Thành ủy xác định công tác vận động nhân dân là của cả hệ thống chính trị từ xã đến ấp.

+ Thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, thường xuyên.

+ Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh dự bị động viên, xây dựng qui chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể với Công an - Quân sự.

VI. VỐN VÀ NGUỒN VỐN

1. Tổng vốn:

Tổng vốn: 660.308 triệu đồng (Sáu trăm sáu mươi tỷ ba trăm lẻ tám triệu đồng). Trong đó:

1.1. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản: 586.109 triệu đồng (chiếm 88,76%), chia ra cho từng loại công trình:

- Giao thông: 402.837 triệu đồng.

- Thủy lợi: 8.000 triệu đồng.

- Điện: 6.000 triệu đồng.

- Trường học: 115.993 triệu đồng.

- Cơ sở vật chất văn hóa: 8.400 triệu đồng.

- Trạm y tế: 9.029 triệu đồng.

- Bưu điện: 500 triệu đồng.

- Nhà ở dân cư nông thôn: 13.350 triệu đồng.

- Trạm cấp nước: 22.000 triệu đồng.

1.2. Vốn sự nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động trên địa bàn xã: 74.199 triệu đồng (chiếm 11,24%).

- Quy hoạch: 2.000 triệu đồng.

- Phát triển kinh tế: 53.199 triệu đồng;

- Các hình thức tổ chức sản xuất: 1.000 triệu đồng;

- Giáo dục đào tạo: 1.500 triệu đồng;

- Chương trình chăm sóc sức khỏe: 2.000 triệu đồng;

- Xây dựng đời sống văn hóa phong phú lành mạnh: 500 triệu đồng;

- Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn: 12.000 triệu đồng;

- Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở: 500 triệu đồng;

- An ninh trật tự xã hội: 1.500 triệu đồng.

Bảng: Phân bổ vốn và nguồn vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Nội dung thực hiện

Chia theo nguồn vốn

Vốn ngân sách

Vốn dân

Doanh nghiệp

Tín dụng

Tổng cộng

Tổng

Vốn NTM

Vốn lồng ghép

Tập trung

P/cấp huyện

Sự nghiệp

1

Quy hoạch

2.000

0

0

0

2.000

0

0

0

2.000

2

Hạ tầng kinh tế - Xã hội

503.351

306.961

196.390

 

 

75.688

7.070

 

586.109

3

Kinh tế tổ chức sản xuất

7.720

0

0

0

7.720

20.380

2.500

23.599

54.199

4

Văn hóa xã hội môi trường

4.800

0

0

0

4.800

3.200

3.000

5.000

16.000

5

Hệ thống chính trị an ninh TT

1.000

0

0

0

1.000

1.000

0

0

2.000

Tổng cộng

518.871

306.961

196.390

 

15.520

100.268

12.570

28.599

660.308

2. Nguồn vốn:

2.1. Vốn từ Ngân sách: 518.871 triệu đồng, chiếm 78,58%.

2.1.1 Vốn nông thôn mới: 306.961 triệu đồng, chiếm 46,49%.

2.1.2 Vốn lồng ghép: 211.910 triệu đồng, chiếm 32,09%.

- Vốn sự nghiệp: 15.520 triệu đồng, chiếm 2,35%

- Vốn ngân sách tập trung: 196.390 triệu đồng, chiếm 29,74%

2.2. Vốn cộng đồng đóng góp: 112.838 triệu đồng, chiếm 17,09%.

2.2.1 Vốn nhân dân đóng góp: 100.268 triệu đồng, chiếm 15,19%.

2.2.2 Vốn doanh nghiệp: 12.570 triệu đồng, chiếm 1,90%.

2.3. Vốn vay tín dụng: 28.599 triệu đồng, chiếm 4,33%.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện đề án: từ nay đến năm 2015.

2. Qui mô và khối lượng thực hiện: theo các biểu đính kèm.

3. Phương châm và nguyên tắc đầu tư, hỗ trợ:

- Phát huy nội lực của địa phương là chính, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, đáp ứng nhu cầu đầu tư, giúp đỡ của các doanh nghiệp.

- Phát huy dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư, khẩn trương, đồng bộ và chặt chẽ trong thủ tục hành chính và đầu tư.

3.1. Cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn:

- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Thực hiện theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC, ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện Thông tư số 72/2010/TT-BTC ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về quản lý sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;

- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 03 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;

- Thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 - 2020.

3.2. Quản lý đầu tư và xây dựng:

- Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020;

- Thực hiện theo Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 - 2020.

4. Phân công thực hiện:

4.1. Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Ủy ban nhân dân xã Bình Lợi, Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Bình Chánh và Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi:

- Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân, Đảng viên, cán bộ, công chức quán triệt chủ trương của Trung ương và thành phố về chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã; vận động cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia và đóng góp hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã.

- Thực hiện theo đúng nội dung của Đề án được phê duyệt, không được thay đổi nội dung của Đề án khi chưa được chấp thuận của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố.

- Phân công các phòng, ban, đơn vị chức năng của huyện, cán bộ chuyên môn của xã tham gia, hỗ trợ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện đề án giai đoạn 2013 - 2015, xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm đảm bảo tiến độ và mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định hướng dẫn của pháp luật hiện hành.

4.2. Các Sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố:

- Phân công cán bộ công chức theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh chuẩn bị và thực hiện, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí của ngành trên địa bàn xã.

- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu của Trung ương và Thành phố do Sở, ngành phụ trách trên địa bàn xã.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã Bình Lợi và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Đề án được phê duyệt.

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn, hoàn tất thẩm định quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch hạ tầng thiết yếu (theo phân công, phân cấp) của huyện Bình Chánh và xã Bình Lợi; tổ chức giám sát việc công bố, công khai các quy hoạch được phê duyệt.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi cân đối, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết và bố trí vốn ngân sách tập trung, vốn phân cấp hàng năm (2013 - 2015), đảm bảo tiến độ đầu tư, hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Bình Lợi.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã Bình Lợi, đề xuất và dự thảo văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, giao kế hoạch kinh phí sự nghiệp chi thường xuyên để thực hiện các hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Bình Lợi.

4.3. Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chương trình, dự án, các tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trên địa bàn xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh; định kỳ hàng tháng báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện; tham mưu, đề xuất, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để thành phố tổ chức sơ kết hàng năm, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2507/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án nông thôn mới xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh giai đoạn 2013 - 2015 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 2507/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/05/2013
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Mạnh Hà
  • Ngày công báo: 01/06/2013
  • Số công báo: Số 22
  • Ngày hiệu lực: 15/05/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản