Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2946/QĐ-UBND.CN

Vinh, ngày 13 tháng 08 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH  HUYỆN NGHĨA ĐÀN ĐỂ THÀNH LÂP THỊ XÃ THÁI HOÀ; THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG  THUỘC THỊ XÃ THÁI HOÀ TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 02/03/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Nghị quyết số: 191/2007/NQ-HĐND ngày 25/07/2007 của HĐND tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 9 về việc thông qua đề án Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà; thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 324/TTr-SNV ngày 02/8/2007 về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà; thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hoà tỉnh Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà; thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hoà tỉnh Nghệ An (có đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị có liên quan lập hồ sơ trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Đàn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hành

 

ĐỀ ÁN

ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN ĐỂ THÀNH LẬP THỊ XÃ THÁI HOÀ; THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ THÁI HOÀ
(ban hành kèm theo Quyết định số: 2946/QĐ-UBND ngày 13/08/2007 của UBND tỉnh Nghệ An)

Huyện Nghĩa Đàn có diện tích tự nhiên 75.268,37 ha, với dân số (tính đến 31/12/2006) là 195.158 người, gồm có 32 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 31 xã).

Nghĩa Đàn là một trong 10 huyện miền núi phía Tây bắc tỉnh Nghệ An, nằm trên giao lộ của nhiều tuyến giao thông quan trọng, có nền kinh tế - xã hội phát triển, đã hình thành những trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh Nghệ An, các tỉnh lân cận và của vùng Tây bắc tỉnh Nghệ An nói riêng. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hoá nhanh khu vực trung tâm huyện Nghĩa Đàn, mà hạt nhân là thị trấn Thái Hoà đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi phải có sự thay đổi về tổ chức hành chính và quản lý nhà nước trên địa bàn.

Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, sau khi hướng dẫn Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn tiến hành các thủ tục theo quy định của Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng Đề án “Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà; thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hoà” như sau:

Phần 1.

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN ĐỂ THÀNH LẬP THỊ XÃ THÁI HOÀ; THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ THÁI HOÀ

I. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;

2. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

3. Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính Trị về phát triển KT-XH và bảo đảm AN - QP vùng trung du và miền núi Bắc Bộ;

4. Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển KT-XH miền Tây tỉnh Nghệ An;

5. Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ XD, Ban TCCBCP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;

6. Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020;

7. Quyết định số 64b/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, xã có địa giới chưa hợp lý;

8. Công văn số 2543/BXD-KTQH ngày 28/11/2006 của Bộ Xây Dựng về việc thoả thuận thị trấn Thái Hoà tỉnh Nghệ An là đô thị loại IV;

9. Quyết định số 3650/QĐ-UBND-CN ngày 17/10/2005 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch chung mở rộng đô thị Thái Hoà - huyện Nghĩa Đàn;

10. Quyết định số 1063/QĐ-UBND-CN ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc thành lập Ban chuẩn bị đề án thành lập thị xã Thái Hoà.

II. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN ĐỂ THÀNH LẬP THỊ XÃ THÁI HOÀ; THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ THÁI HOÀ

1. Khái quát đặc điểm tự nhiên - xã hội huyện Nghĩa Đàn

Nghĩa Đàn là một vùng đất trù phú phía Tây bắc tỉnh Nghệ An, có lịch sử hàng ngàn năm hình thành và phát triển, đã từng là một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ thời Hùng Vương.

Toàn huyện hiện có 75.268,37 ha diện tích tự nhiên, chiếm 4,56% diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An (16.449 km2), với 195.158 người dân (43.429 hộ) chiếm 6,42% dân số của tỉnh Nghệ An; mật độ dân số trung bình 259 người/km2; có 21,46% dân số là dân tộc ít người. Địa hình lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thoải (chiếm 65% tổng diện tích), đồng bằng thung lũng chiếm 8%, đồi núi cao chiếm 27%. Do kiến tạo của địa hình, đất đai Nghĩa Đàn có nhiều loại thuộc hai nhóm chính là Thuỷ thành, và Địa thành rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

Địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn thuộc phạm vi từ 19o 13' - 19o 33' vĩ độ Bắc và 105o 18' - 105o 35' kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳnh Lưu, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Thanh Hoá, phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp.

Huyện Nghĩa Đàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao (từ 23 - 25oC), có sự chênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa, đặc biệt là mùa Hạ chịu ảnh của gió Tây Nam (gió Lào) vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 gây ra thời tiết khô - nóng tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nghĩa Đàn có hai dòng sông lớn chảy qua là Sông Hiếu và Sông Dinh cùng với hơn 50 chi lưu lớn nhỏ chảy qua địa bàn và khoảng hơn 130 hồ đập lớn nhỏ phân bố khắp trên địa bàn. Sông Hiếu là nhánh lớn nhất của hệ thống Sông Cả, đoạn đi qua địa bàn huyện Nghĩa Đàn dài khoảng 44km và có 5 chi nhánh lớn chảy vào là: Sông Sào, Khe Cái, Khe Ang, Khe Đá. Ngoài 5 chi nhánh lớn trên, còn có khoảng 50 suối lớn nhỏ khác nằm rải rác trên khắp địa bàn. Các khe suối đều có chung đặc điểm là hẹp, quanh co và dốc đứng. Vì vậy, về mùa mưa lũ giao thông đi lại hết sức khó khăn; nhiều tràn, ngầm bị ngập nước gây ách tắc giao thông trong nhiều ngày.

Huyện Nghĩa Đàn có nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý:

+ Đá bazan trữ lượng khoảng 400 triệu m3, phân bổ tập trung ở các xã Nghĩa Mỹ, Đông Hiếu, Nghĩa Trung, Nghĩa Phú, Nghĩa Mai, Nghĩa Hiếu, Nghĩa An, Nghĩa Thọ, Nghĩa Sơn, Nghĩa An;

+ Đá vôi và đá hoa cương: có trữ lượng hơn 01 triệu m3, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Tiến, Nghĩa Liên, Nghĩa An, Nghĩa Bình;

+ Sét sản xuất gạch ngói: trữ lượng ước tính 6 - 7 triệu m3, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Hoà, Nghĩa Quang, Nghĩa Thuận, Nghĩa Tiến, Nghĩa Liên;

+ Cát, sỏi xây dựng và vàng sa khoáng: Phân bố tập trung ở các xã có Sông Hiếu chảy qua như Thái Hoà, Nghĩa Quang, Nghĩa Hoà, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hồng, ...

+ Có khoảng 19.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng sản xuất hơn 14.000 ha với tổng trữ lượng gỗ khoảng 700.000 m3 (chưa tính nứa, mét, tre ...);

Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển của cả nước, Đảng bộ và nhân dân Nghĩa Đàn đã phát huy truyền thống, phát huy nội lực, tích cực khai thác tiềm năng thế mạnh, huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH, xây dựng cơ sở hạ tầng, giữ vững ổn định Chính trị AN - QP. Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2001-2005 đạt 11,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng CN - TTCN, TM - DV, giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp.

Thị trấn Thái Hoà là đô thị có lịch sử phát triển lâu đời; trước năm 1945 đây là thủ phủ của Phủ Quỳ thuộc huyện Nghĩa Đàn - nơi đặt bộ máy cai trị của thực dân phong kiến. Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã nhận thấy tiềm năng to lớn của vùng đất Phủ Quỳ nên đã lập ra một vùng đồn điền rộng lớn với hàng chục ngàn ha cây cà phê, cây cao su và một số loại cây công nghiệp khác. Tuyến đường Quốc lộ 48 ngày nay cũng đã được xây dựng vào thời kỳ này để phục vụ khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Phủ Quỳ và bình định quân sự vùng Tây Bắc Nghệ An. Dưới sự tác động của việc đầu tư khai thác vùng đất Phủ Quỳ trở thành một khu đô thị sầm uất vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Trong những năm 1937 - 1940, thực dân Pháp đã cho quy hoạch lại phố xá và nhà cửa các làng Cựu Hiếu, Bắc Hiếu và đặt tên cho vùng này là Ville de Phủ Quỳ - đây cũng là lần quy hoạch đầu tiên của đô thị Thái Hoà ngày nay. Sau cách mạng Tháng 8/1945, vùng đất này gọi là Thị bộ Hiếu thuộc xã Nghĩa Hoà.

Năm 1953, thị trấn Thái Hoà được thành lập trên cơ sở đất đai và dân cư của các làng Bắc Hiếu, Cựu Hiếu và Vạn Bối Nhân thuộc huyện Nghĩa Đàn; có địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Mỹ, phía Tây giáp xã Nghĩa Quang, phía Nam giáp xã Nghĩa Hoà, phía Bắc giáp xã Nghĩa Trung.

Trải qua nhiều thập niên xây dựng và phát triển, cuối năm 2005, đô thị Thái Hoà được quy hoạch lại nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; HĐND tỉnh Nghệ An đã ra Nghị quyết đề nghị Trung ương công nhận thị trấn Thái Hoà là đô thị loại IV.

2. Lý do và sự cần thiết phải Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh lớn, có diện tích tự nhiên là 16.449 km2, dân số 3.075860 người, 19 huyện, thành phố, thị xã. Tuy vậy, tỷ lệ dân cư đô thị của Nghệ An còn thấp (khoảng 20% dân số). Thời gian qua, quá trình đô thị hoá mới chỉ tập trung chủ yếu ở phía Nam và phía Đông (phía Nam có thành phố Vinh, phía Đông có thị xã Cửa Lò). Còn phía Bắc và phía Tây, đặc biệt là vùng Tây Bắc bao gồm 10 huyện, chiếm trên 2/3 diện tích tự nhiên và 40% dân số của tỉnh, chưa có đô thị nào có quy mô tương xứng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá của vùng. Do địa bàn đặc thù miền núi, vùng cao, ở cách xa trung tâm tỉnh lỵ nên đồng bào vùng Tây bắc của tỉnh chưa được thụ hưởng yếu tố tác động tích cực của quá trình đô thị hoá.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc Nghệ An, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 phê duyệt Đề án phát triển KT - XH miền Tây tỉnh Nghệ An. Theo đó, Chính phủ đã định hướng phát triển hệ thống đô thị của tỉnh, đến năm 2010 Nghệ An phải tạo được các điểm nhấn đô thị ở Thái Hoà, Con Cuông và Hoàng Mai nhằm tạo động lực phát triển KT-XH các khu vực này tương xứng với tiềm năng cũng như tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội một cách cân đối, hài hoà giữa các vùng. Trước mắt, ưu tiên tập trung đầu tư phát triển nhanh đô thị Thái Hoà - Nghĩa Đàn, để đến năm 2010 Thái Hoà - Nghĩa Đàn trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

Nghĩa Đàn có hệ thống giao thông phân bố khá dày, là đầu mối thông thương buôn bán trao đổi hàng hoá - dịch vụ của cả khu vực. Nghĩa Đàn nằm cách Quốc lộ 1A theo hướng Đông khoảng 33 km, cách thành phố Vinh về phía Nam khoảng 75 km, cách thị xã Cửa Lò về phía Đông Nam khoảng 65 km, cách Hoàng Mai về phía Đông Bắc khoảng 50 km, cách Con Cuông và các huyện miền núi phía Tây Nam khoảng 90 km; trục Quốc lộ 48 là trục đối ngoại Đông - Tây, song song với Quốc lộ 48 có đường trục chính đô thị Vực Giồng - Khe Son dài 14 km, lên phía Bắc có Quốc lộ 15A, phía Nam có tỉnh lộ 545 đi Tân Kỳ, phía Đông Bắc có tỉnh lộ 598, phía Đông có đường Hồ Chí Minh chạy qua nên rất thuận tiện về giao thông đường bộ và việc liên hệ với các khu vực xung quanh. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt nối ga Nghĩa Đàn với đường sắt Bắc Nam tại Cầu Giát chủ yếu để vận chuyển hàng hoá nông sản, đá bazan phục vụ cho các nhà máy xi măng Hoàng Mai, Nghi Sơn - là khu vực được quy hoạch phát triển kinh tế vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ có chiến lược AN-QP rất quan trọng; theo Quốc lộ 15A lên phía Bắc và theo đường Hồ Chí Minh đi sang huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hoá. Về giao thông đường thuỷ chủ yếu là chạy trên Sông Hiếu để vận chuyển đá, cát, sỏi xây dựng; củi, gỗ, tre, nứa .... Thời gian qua, dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hoá phát triển mạnh, tuyến Quốc lộ 48 được đánh giá có số lượng các phương tiện vận tải cũng như mật độ lưu thông lớn nhất nhì tỉnh Nghệ An. Mặt khác, hàng năm Nghĩa Đàn thu hút hàng trăm nghìn lượt người trong khu vực tham gia dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ tại Bệnh viện đa khoa Nghĩa Đàn và các cơ sở y tế tư nhân; tham gia các lớp học đào tạo nghề có chất lượng cao tại Trường trung cấp nghề Nông-Công nghiệp Phủ Quỳ, đáp ứng bổ sung đội ngũ lao động kỹ thuật và lao động được đào tạo nghề ...

Theo Quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Chính phủ và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An thì trên trục Quốc lộ 7A và 46 sẽ đầu tư xây dựng 02 cửa khẩu Quốc tế là Nậm Cắn (Kỳ Sơn), Thanh Thuỷ (Thanh Chương); trên trục Quốc lộ 48 là cửa khẩu Quốc gia Thông Thụ (Quế Phong); kết hợp với việc hình thành hệ thống chợ biên giới để đẩy mạnh hợp tác giao lưu buôn bán hàng hoá với nước bạn Lào và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Như vậy, Thái Hoà - Nghĩa Đàn nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Bắc có đường Quốc lộ 48 chạy qua nối với Cửa khẩu Quốc gia Thông Thụ; đường HCM nối với Quốc lộ 7A có Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, Quốc lộ 46 có Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ. Mặt khác, về đường biển thì đi từ Quốc lộ 48 nối Quốc lộ 1A xuống cảng Cửa Lò đi ra các nước (theo tuyến này hiện nay đang vận chuyển đá trắng, quặng, và một số loại hàng hoá khác theo tuyến đường bộ QL48, QL1A xuống cảng Cửa Lò để xuất khẩu ra nước ngoài). Thái Hoà - Nghĩa Đàn sẽ là đầu mối trung tâm - cửa ngõ để các khu vực khác mở rộng quan hệ kinh tế và giao lưu hợp tác với các vùng khác trong nước và nước ngoài thông qua các trục đường giao thông, các Cửa khẩu và Cảng biển.

Thị trấn Thái Hoà là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã chọn vùng này để phát triển các đồn điền trồng cây công nghiệp, nhờ đó Thái Hoà đã phát triển nhanh, sớm hình thành nên một khu đô thị khá sầm uất. Cách đây hàng chục năm, bên cạnh thị trấn Thái Hoà, trên toàn lãnh thổ Nghĩa Đàn đã ra đời nhiều thị trấn Nông trường như: Đông Hiếu, Tây Hiếu, Cờ Đỏ, 19/5, 1/5 tạo ra các điểm đô thị xung quanh thị trấn Thái Hoà. Nhờ đó, ngày nay thị trấn Thái Hoà và các vùng phụ cận đã hình thành nên một vùng đô thị rộng lớn, có nền kinh tế- xã hội phát triển toàn diện. Với vị trí trung tâm của khu vực Tây Bắc Nghệ An, Thái Hoà - Nghĩa Đàn có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng. Tháng 11/2006, thị trấn Thái Hoà và vùng phụ cận đã được Bộ Xây dựng thoả thuận là đô thị loại IV.

Hiện nay thị trấn Thái Hoà và các xã phụ cận bao gồm: Nghĩa Quang, Nghĩa Hoà, Nghĩa Hiếu, Tây Hiếu… thuộc huyện Nghĩa Đàn đang chịu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá diễn ra với nhịp độ ngày càng cao, đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề về quản lý đô thị như việc giải quyết các thủ tục về cấp phép kinh doanh, nhà ở, đất đai, xây dựng, đặc biệt là quy hoạch, quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, xây dựng cơ bản… Mặt khác, huyện Nghĩa Đàn có địa bàn rộng và dân số khá lớn chiếm 34,8% so với tổng dân số toàn khu vực Tây Bắc. Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đô thị Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, các huyện vùng Tây Bắc Nghệ An cũng như của tỉnh Nghệ An trong giai đoạn mới.

Với vị trí và vai trò của huyện Nghĩa Đàn nói chung và thị trấn Thái Hoà nói riêng, thì việc hình thành và xây dựng thị xã Thái Hoà là nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KTXH - ANQP của cả khu vực Tây Bắc Nghệ An. Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây Dựng và Ban TCCBCP (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Xét tổng quan về KTXH, ANQP thì huyện Nghĩa Đàn trong năm năm gần đây đã có bước phát triển mạnh, toàn diện và ổn định; hội tụ đủ các tiêu chuẩn để được thành lập Thị xã nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế; thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn trong giai đoạn mới.

Phần 2.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA ĐÀN

I. TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN: 75.268,37 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 57.895,66 ha, diện tích đất phi nông nghiệp 11.513,83 ha, diện tích đất chưa sử dụng 5.858,88 ha.

II. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG:

Tổng dân số toàn huyện Nghĩa Đàn (đến 31/12/2006) là 195.158 người, 43.429 hộ; mật độ phân bố trung bình 259 người/km2, số người trong độ tuổi lao động 111.833 người (trong đó lao động nữ 56.955 người). Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2006 đạt 0,75%. Số người dân tộc thiểu số 41.739 người chiếm tỷ lệ 21,4% so với tổng dân số. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) chiếm 30% so với tổng lao động. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn huyện chiếm 18,13% so với tổng lao động.

III. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG:

1. Đơn vị hành chính trực thuộc:

- Tổng số đơn vị hành chính: 32 đơn vị; gồm có 31 xã và 01 thị trấn.

2. Bộ máy hành chính cấp huyện:

* Tổng số CBCC hiện có: 155 người; trong đó: trình độ Đại học 114 người (chiếm tỷ lệ 73,5%), trên đại học 02 người (chiếm tỷ lệ 1,3%), cao đẳng 03 người (chiếm tỷ lệ 1,9%), trung cấp 17 người (chiếm tỷ lệ 11%), sơ cấp và thấp hơn 19 người (chiếm tỷ lệ 12,3%). Trong đó chia ra:

- Huyện uỷ: 38 người;

- Mặt trận, Đoàn thể: 33 người;

- HĐND huyện: 2 người;

- UBND huyện: 82 người, bao gồm:

+ Tổng số phòng, ban chuyên môn: 14 phòng ban (chưa tính các Đơn vị sự nghiệp trực thuộc);

+ CBCC là người dân tộc thiểu số: 4/82 người = 4,8%;

+ Số lượng thành viên UBND huyện: 8 người;

- Tổng số Đại biểu HĐND huyện: 43 đại biểu

3. Bộ máy hành chính cấp xã, thị trấn:

TT

Đơn vị (xã, TT)

Số lượng cán bộ chính quyền cấp xã

Thành viên UBND

SL. Đại biểu HĐND

Biên chế tỉnh giao

Tổng hiện có

Chuyên trách

Công chức

Theo quy định

Đại biểu hiện có

1

TT Thái Hoà

19

20

13

7

5

28

28

2

Nghĩa Hoà

20

19

12

7

5

28

28

3

Nghĩa Quang

24

24

13

11

5

35

33

4

Nghĩa Thuận

19

19

13

6

5

28

26

5

Nghĩa Mỹ

19

19

12

7

3

25

25

6

Nghĩa Tiến

19

19

12

7

3

25

23

7

Đông Hiếu

20

20

13

7

5

29

28

8

Tây Hiếu

20

20

13

7

5

29

27

9

Nghĩa Long

19

19

12

7

3

25

24

10

Nghĩa Lộc

25

23

12

11

5

35

33

11

Nghĩa An

20

20

13

7

5

28

26

12

Nghĩa Khánh

21

21

13

8

5

31

31

13

Nghĩa Đức

19

19

12

7

3

26

22

14

Nghĩa Thắng

19

18

12

6

3

25

21

15

Nghĩa Thịnh

19

18

12

6

3

26

23

16

Nghĩa Hưng

20

20

13

7

5

27

26

17

Nghĩa Hội

21

21

13

8

5

30

30

18

Nghĩa Trung

21

20

13

7

5

30

29

19

Nghĩa Liên

19

18

11

7

3

25

24

20

Nghĩa Mai

19

19

13

6

5

28

27

21

Nghĩa Yên

19

18

13

5

5

28

26

22

Nghĩa Minh

19

19

12

7

3

25

24

23

Nghĩa Lâm

20

21

13

8

5

28

28

24

Nghĩa Lạc

19

18

12

6

3

25

24

25

Nghĩa Lợi

19

18

11

7

3

25

23

26

Nghĩa Thọ

19

19

12

7

3

25

24

27

Nghĩa Hiếu

19

18

12

6

3

25

25

28

Nghĩa Tân

19

19

12

7

3

25

24

29

Nghĩa Bình

19

18

12

6

5

27

26

30

Nghĩa Sơn

19

19

12

7

3

25

25

31

Nghĩa Hồng

19

19

13

6

5

27

25

32

Nghĩa Phú

19

19

12

7

3

25

23

 

Tổng cộng

631

621

396

225

130

873

831

IV. THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NGHĨA ĐÀN GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 VÀ NĂM 2006:

Năm 2006 là năm khởi đầu thực hiện Nghị quyết 16 - Tỉnh Đảng bộ Nghệ An và Nghị quyết 26 - Huyện Đảng bộ Nghĩa Đàn; là năm đầu triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2006 - 2010 đạt được nhiều thành tích đáng kể trên đà phát huy thành tựu KT - XH của năm trước. Tuy vậy, năm 2006 cũng là năm có nhiều khó khăn nhất định như: sự biến động về giá cả thị trường tăng cao và tăng nhanh; thị trường đất đai và bất động sản tăng chậm; sức mua và thị trường Thương mại - Dịch vụ trên địa bàn có phần chững lại; đời sống nhân dân nhìn chung vẫn còn ở mức thấp.

* Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2006 thể hiện qua một số chỉ tiêu chính như sau:

1. Tổng giá trị sản xuất năm 2006 (CĐ1994) đạt 1.165.788 triệu đồng (theo giá hiện hành đạt 1.958.853 triệu đồng); tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,9%/18,5%KH;

2. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng và tích cực:

- Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Đạt tổng giá trị sản xuất đạt 377.194 triệu đồng (CĐ1994) tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2005; chiếm tỷ trọng 32,36% - giảm 4,06% so với năm trước;

- Ngành CN - TTCN - XDCB: đạt tổng giá trị sản xuất (CĐ1994) đạt 292.919 triệu đồng tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2005; chiếm tỷ trọng 25,13% - tăng 2,1 so với cùng kỳ năm trước;- Ngành TM - DV: đạt tổng giá trị sản xuất (CĐ1994) đạt 495.675 triệu đồng tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2005; chiếm tỷ trọng 42,51% - tăng 1,96% so với cùng kỳ năm trước.

3. Giá trị sản xuất bình quân/người/năm đạt 10,2 triệu đồng;

4. Sản xuất Nông nghiệp được mùa toàn diện, sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước tới nay 42.235 tấn;

5. Trồng rừng đạt 1.307 ha, độ che phủ của rừng đạt 38,4% (tính cả cây lâu năm hơn 44%). Không để xảy ra tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng;

6. Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tăng mạnh, đưa tổng mức đầu tư toàn xã hội về XDCB đạt 340.433 triệu đồng (giá hiện hành);

7. Hoạt động kinh tế ngoài Quốc doanh phát triển ổn định và vững chắc: Tổng cộng toàn địa bàn có 116 doanh nghiệp vừa và nhỏ (không kể 34 HTX điện năng). Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách;

8. Quản lý thu chi ngân sách đảm bảo thực hiện đúng Luật ngân sách. Thu ngân sách năm 2006 đạt 29.841 triệu đồng/27.900 triệu đồng KH (vượt 7% so với KH tỉnh giao); chi ngân sách ước đạt 165.323 triệu đồng;

9. Văn hoá xã hội có bước tiến bộ đáng kể:

- Công tác GD&ĐT: Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất - trang thiết bị trường học được trang bị khá đầy đủ, quy mô và hiện đại. Tuyên truyền và triển khai tốt cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".

+ Số lượng các trường học: 06 trường THPT (01 trường dân lập); 30 trường THCS ; 38 trường Tiểu học ; 32 trường Mầm non.

+ Số lượng giáo viên: THPT 350 người, THCS 942 người, Tiểu học 908 người, Mầm non 400 người;

Ngoài ra còn có: Trung tâm GDTX, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị, Trường trung cấp nghề Nông - Công nghiệp Phủ Quỳ.

- Công tác y tế - chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được nâng cao, thể hiện rõ nét ở trình độ chuyên môn của đội ngũ Bác sĩ, nhân viên y tế cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ bệnh nhân. Trang thiết bị y tế được đầu tư khá lớn, đảm bảo khả năng phục vụ tốt cho nhân dân trên địa bàn cũng như cả khu vực Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

+ Số lượng cơ sở khám chữa bệnh: 36 cơ sở (trong đó có 01 Bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm Y tế dự phòng, 32 Trạm y tế xã - thị trấn - cơ quan - xí nghiệp);

+ Tổng số giường bệnh: 385 giường;

+ Số lượng Bác Sĩ và trình độ cao hơn: 69 người;

- Công tác Dân số - KHHGĐ: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 đạt 0,75%, tỷ lệ sinh con thứ ba ngày càng giảm;

- Công tác VHTT - TDTT: Tổng cộng toàn huyện có 429 thôn/làng/bản trong đó có 129 thôn/làng/bản được công nhận làng văn hoá. UBND huyện đã phê duyệt 429 hương ước (đạt 100%). Tổng số câu lạc bộ văn hoá - thể thao là 116 CLB, gia đình văn hoá 31.160 hộ, gia đình thể thao 8.000 hộ. Cơ sở vật chất có: Hội trường TTVH, Nhà truyền thống, Sân vận động huyện, Nhà thi đấu cầu lông, Nhà văn hoá xã và 418/429 thôn/làng/bản; Bưu điện văn hoá xã có 34 điểm/32 xã, thị trấn; Trạm thu phát sóng FM có 16 điểm.10. Công tác Nội vụ - LĐTB&XH: Công tác CCHC ngày càng được chuyển biến rõ nét, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, Nghị quyết TW-3 về phòng chống tham nhũng, đội ngũ cán bộ - công chức làm việc có nhiều tiến bộ;

- Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách TBLS - người có công, quan tâm công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động;

11. Công tác tiếp dân - giải quyết đơn thư khiếu nại luôn được chỉ đạo thực hiện tích cực, đạt hiệu quả cao; chấm dứt được nhiều vụ kiện tụng phức tạp kéo dài và không để xảy ra điểm nóng; góp phần làm tăng lòng tin của nhân dân vào các cấp chính quyền;

12. Công tác Tư pháp - Thi hành án có nhiều tiến bộ: Trong năm đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật; tăng cường kiểm tra chấn chỉnh nâng cao chất lượng ban hành văn bản. Hoạt động thi hành án đạt kết quả khá tốt, năm 2006 phải thi hành 722 vụ việc trong đó hồ sơ có điều kiện thi hành là 536 vụ việc, đã thi hành xong 421 vụ việc đạt 78,5%;

13. Tình hình An ninh - Trật tự được giữ vững, tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả Đề án “2 yên 5 giảm”. Tệ nạn ma tuý, cờ bạc, tai nạn GT được kiểm soát kìm giữ; vấn đề An ninh Quốc gia và An ninh nông thôn luôn luôn được đảm bảo giữ vững;

14. Công tác quản lý điều hành của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn có nhiều tiến bộ và đổi mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra. Bộ máy chính quyền cơ bản đoàn kết thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

V. CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác Quy hoạch, đặc biệt quan trọng là về quy hoạch đô thị, khu dân cư đô thị, quy hoạch vùng, các khu CN, Lâm viên Bàu Sen, Bãi rác thải và khu xử lý rác thải, ...

- Nhiều công trình lớn được triển khai xây dựng: Nhà máy nước 4.000m3/ngày - đêm; kè bờ Tây sông Hiếu, cầu Khe Tọ, đường GTNT 598, Trung tâm LĐXH, thuỷ lợi Khe Thung, Đường trục chính đô thị Vực Giồng - Khe Son, Hệ thống điện chiếu sáng đô thị mới Thái Hoà, ... Quy hoạch khu Công nghiệp Phủ Quỳ, khu CN nhỏ Nghĩa Mỹ,...

- Công tác thu hút đầu tư vào địa bàn tăng khá, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: chế biến bột đá, đá mỹ nghệ, gạch Tuy-nel, sấy khô nông sản, sản xuất phân vi sinh, dầu thảo mộc, khai thác khoáng sản,... Có chính sách ưu đãi khuyến khích các Nhà đầu tư mở rộng và xây dựng các Nhà máy sản xuất, chế biến; xây dựng và phát triển các làng nghề thủ công - mỹ nghệ;

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp KT - XH huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2001 - 2005:

TT

Chỉ tiêu tổng hợp

ĐVT

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

A

Chỉ tiêu kinh tế

 

 

 

 

 

 

1

Tổng giá trị SX(CĐ94)

Triệu đ

573.845

639.766

724.753

836.585

980.478

-

Nông, Lâm, Ngư

Triệu đ

227.243

247.461

269.898

305.940

357.045

-

CN-TTCN-XDCB

Triệu đ

104.784

128.721

155.967

185.219

225.843

-

Thương mại - DV

Triệu đ

241.818

263.584

298.888

345.426

397.590

*

Tốc độ tăng trưởng KT

%

9,79

11,49

13,28

15,43

17,2

*

Giá trị SX bình quân /người/năm

Triệu đ

3,5

3,9

4,4

5,1

7,6

2

Tổng giá trị SX (HH)

Triệu đ

649.373

729.069

825.508

955.938

1.452.550

-

Nông, Lâm, Ngư

Triệu đ

256.785

287.087

313.084

360.429

529.019

-

CN-TTCN-XDCB

Triệu đ

119.334

144.403

174.611

209.220

334.522

-

Thương mại - DV

Triệu đ

273.254

297.579

337.813

386.289

589.009

3

Cơ cấu kinh tế theo ngành

 

 

 

 

 

 

-

Nông, Lâm, Ngư

%

39,6

38,68

37,24

36,57

36,42

-

CN-TTCN-XDCB

%

18,26

20,12

21,52

22,14

23,03

-

Thương mại - DV

%

42,14

41,20

41,24

41,29

40,55

4

Thu, chi Ngân sách

Triệu đ

 

 

 

 

 

-

Thu Ngân sách

Triệu đ

6.451

6.999

7.587

19.618

23.240

-

Chi Ngân sách

Triệu đ

60.496

62.633

78.654

91.608

118.410

+

Chi đầu tư phát triển

Triệu đ

461

631

1.773

4.059

5.000

+

Chi thường xuyên

Triệu đ

60.035

62.002

76.881

87.549

113.410

5

Huy động vốn đầu tư (giá HH)

Triệu đ

-

-

-

133.993

165.949

B

Chỉ tiêu xã hội

 

 

 

 

 

 

1

Dân số hiện có

Người

188.119

188.271

188.898

191.097

192.882

2

Tỷ lệ tăng D.số tự nhiên

%

0,94

0,82

0,80

0,92

0,85

3

Số người trong độ tuổi lao động

Người

88.816

90.658

95.450

98.293

105.135

4

Phổ cập THCS (luỹ kế)

-

-

20

30

30

5

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%

32,10

31,5

29,5

27,0

26,0

6

Số giường bệnh nội trú/vạn dân

Giường

10,37

10,89

10,85

19,89

19,44

7

Tỷ lệ xã có Bác sĩ

%

37,5

37,5

50,0

59,38

65,63

8

Tỷ lệ hộ dân được nghe đài phát thanh

%

78,0

80,0

80,0

81,0

85,0

9

Tỷ lệ hộ dân xem truyền hình

%

70,0

75,0

80,0

80,0

85,0

10

Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá

%

55,95

55,91

65,56

67,73

71,26

11

Tỷ lệ làng bản, khối xóm đạt chuẩn VH

%

10,26

12,82

17,72

27,04

40,79

12

Tỷ lệ xã được dùng điện

%

93,75

100,0

100,0

100,0

100,0

13

Số máy điện thoại/100 dân

Máy

1,92

2,26

3,01

3,64

3,91

C

Môi trường

 

 

 

 

 

 

1

Độ che phủ rừng (tính cả cây lâu năm)

%

32,71

32.71

43,83

43,83

44,73

2

Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh

%

66,00

68

70,0

71,0

73

3

Tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý

%

5,0

7,0

11,0

17,0

28,2

Đánh giá tổng hợp tình hình KT - XH huyện Nghĩa Đàn hiện nay:

Theo đánh giá của Đại hội huyện đảng bộ Nghĩa Đàn lần thứ XXVI về tình hình KT - XH của địa phương trong thời gian qua (2000 - 2005) thì huyện Nghĩa Đàn tuy có nhiều khó khăn và thử thách nhưng toàn huyện đã giành được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực KTXH - ANQP, xây dựng hệ thống chính trị; vừa giữ vững sự ổn định chính trị, vừa ra sức phát triển KT - XH, cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người khá cao, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng được củng cố và tăng cường đáp ứng ngày càng cao của sự phát triển, thực hiện tốt các chương trình Quốc gia tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển. Bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới nhanh chóng; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Chính trị ổn định, Quốc phòng - An ninh được giữ vững và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, Chính quyền và Hệ thống chính trị có bước phát triển vượt bậc; sự đồng thuận trong xã hội, cùng sự đoàn kết nhất trí cao trong Đảng bộ và nhân dân thực sự là động lực to lớn thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị, tạo đà vững chắc cho sự phát triển KT - XH nhanh và bền vững của những năm tiếp theo. Đến nay về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian qua và hiện nay đang có xu hướng phát triển khá tốt trên các lĩnh vực của địa phương và toàn huyện đang phấn đấu đạt những bước đi đáng kể về phát triển đô thị theo định hướng của Chính phủ, tỉnh Nghệ An và của Đảng bộ huyện đã đề ra.

Phần 3.

ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN ĐỂ THÀNH LẬP THỊ XÃ THÁI HOÀ; THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ THÁI HOÀ

I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN ĐỂ THÀNH LẬP THỊ XÃ THÁI HOÀ

1. Hiện trạng huyện Nghĩa Đàn

Huyện Nghĩa Đàn hiện có 32 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 31 xã), diện tích, dân số cụ thể như sau:

TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số (người)

Ghi chú

1

Thị trấn Thái Hoà

459,23

10.742,0

 

2

Xã Nghĩa Hoà

1.619,63

6.873,0

 

3

Xã Nghĩa Quang

1.392,76

13.214,0

 

4

Xã Nghĩa Thuận

3.094,13

10.955,0

 

5

Xã Nghĩa Mỹ

1.209,13

5.157,0

 

6

Xã Nghĩa Tiến

1.066,57

3.549,0

 

7

Xã Đông Hiếu

2.088,99

7.402,0

 

8

Xã Tây Hiếu

2.583,92

7.268,0

 

9

Xã Nghĩa Long

1.182,96

3.405,0

 

10

Xã Nghĩa Lộc

5.112,79

15.149,0

 

11

Xã Nghĩa An

1.492,64

6.749,0

 

12

Xã Nghĩa Khánh

2.731,01

9.268,0

 

13

Xã Nghĩa Đức

3.555,10

4.895,0

 

14

Xã Nghĩa Thắng

723,35

2.643,0

 

15

Xã Nghĩa Thịnh

890,24

4.209,0

 

16

Xã Nghĩa Hưng

1.733,54

6.435,0

 

17

Xã Nghĩa Hội

3.018,98

8.759,0

 

18

Xã Nghĩa Trung

2.426,04

8.382,0

 

19

Xã Nghĩa Liên

908,07

3.938,0

 

20

Xã Nghĩa Mai

11.823,78

6.823,0

 

21

Xã Nghĩa Yên

3.447,26

5.986,0

 

22

Xã Nghĩa Minh

1.253,00

3.345,0

 

23

Xã Nghĩa Lâm

3.080,23

6.811,0

 

24

Xã Nghĩa Lạc

3.983,50

2.779,0

 

25

Xã Nghĩa Lợi

2.487,22

3.962,0

 

26

Xã Nghĩa Thọ

2.323,38

2.863,0

 

27

Xã Nghĩa Hiếu

1.725,50

2.863,0

 

28

Xã Nghĩa Tân

889,68

2.478,0

 

29

Xã Nghĩa Bình

2.271,00

5.633,0

 

30

Xã Nghĩa Sơn

1.628,44

3.663,0

 

31

Xã Nghĩa Hồng

1.642,42

5.102,0

 

32

Xã Nghĩa Phú

1.423,88

2.692,0

 

 

Lực lượng A

 

1.166,0

 Quân đội, Công An

 

Tổng cộng

75.268,37

195.158,0

 

2. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà:

Sau khi nghiên cứu kỹ và cân nhắc lựa chọn nhiều phương án khác nhau, tỉnh Nghệ An đã chọn phương án thành lập thị xã Thái Hoà trên cơ sở điều chỉnh toàn bộ diện tích, dân số của thị trấn Thái Hoà và 07 xã lân cận, bao gồm: Nghĩa Quang, Nghĩa Hoà, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Tiến, Tây Hiếu, Đông Hiếu và Nghĩa Thuận.

Đây là phương án có quy mô về diện tích tự nhiên và dân số phù hợp, đảm bảo yếu tố tập trung, tránh dàn trải trong công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng thời đáp ứng được yêu cầu phát triển và mở rộng không gian đô thị sau này khi tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá rất nhanh, giải quyết được nhu cầu sử dụng đất cho thị xã đảm bảo quy hoạch không gian đô thị thoáng, rộng, đẹp và hiện đại.

2.1. Quy mô về diện tích, dân số và một số chỉ tiêu KT - XH năm 2006 của các đơn vị hành chính dự kiến điều chỉnh để thành lập thị xã Thái Hoà:

TT

Tên đơn vị

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Trong đó

Dân số (người)

Lao động (người)

Thu Ngân sách (triệu đồng)

Đất NN

Đất phi NN

Đất chưa SD

1

Thái Hoà

459,23

288,23

168,62

2,38

10.742,0

6.874,0

4.073

2

Nghĩa Quang

1.392,76

1.008,82

341,38

42,56

13.214,0

7.522,0

3.577

3

Nghĩa Hoà

1.619,63

1.285,88

285,56

48,19

6.873,0

3.851,0

2.786

4

Nghĩa Tiến

1.066,57

457,35

588,72

20,50

3.549,0

2.071,0

839

5

Nghĩa Mỹ

1.209,13

819,23

253,46

136,44

5.157,0

2.823,0

1.003

6

Đông Hiếu

2.088,99

1.614,07

459,77

15,15

7.402,0

4.122,0

1.087

7

Nghĩa Thuận

3.094,13

2.378,15

605,21

110,77

10.955,0

6.671,0

1.129

8

Tây Hiếu

2.583,92

2.020,85

438,89

124,18

7.268,0

3.968,0

1.649

 

Lực lượng A

 

 

 

 

840,0

840,0

 

 

Tổng cộng

13.514,36

9.872,58

3.141,61

500,17

66.000,0

38.742,0

16.143

Như vậy, thị xã Thái Hoà có có tổng diện tích đất tự nhiên là 13.514,36 ha; trong đó đất nông nghiệp 9.872,58 ha, đất phi nông nghiệp 3.141,61 ha, đất chưa sử dụng 500,17 ha. Dân số 66.000 nhân khẩu; số lao động trong độ tuổi là 38.742 người, trong đó tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị chiếm 65%; số người dân tộc thiểu số là 4.310 người - chiếm tỷ lệ 6,5% so với tổng dân số. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 chiếm 10,3% (1.619 hộ nghèo/15.653hộ);

Thị xã Thái Hoà được thành lập như trên đã bao gồm những đơn vị nằm trong tốp đầu về tốc độ tăng trưởng KT - XH so với 24 xã còn lại của huyện Nghĩa Đàn. Trong khu vực này, một số dự án lớn đã đầu tư xây dựng và đang chuẩn bị quy hoạch và đầu tư như: Đường trục chính đô thị Vực Giồng - Khe Son có tổng mức đầu tư hơn 50 tỷ đồng (04 xã); Thuỷ lợi Khe Thung (6 tỷ đồng), Hệ thống điện chiếu sáng đô thị Thái Hoà (2,5 tỷ đồng); Khe Lằng (3 tỷ đồng) xã Nghĩa Thuận; Nhà máy nước Thái Hoà 26 tỷ đồng; Kè bờ Tây Sông Hiếu - Nghĩa Quang 100 tỷ đồng; Cầu Khe Tọ - Nghĩa Quang 20 tỷ đồng; 6 tuyến đường ngang đô thị 100 tỷ đồng; Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc 250 giường 150 tỷ đồng (xã Tây Hiếu); Nhà máy xử lý nước thải, rác thải - Nghĩa Hoà hơn 30 tỷ đồng; Khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Mỹ,... và nhiều dự án nông - lâm - ngư nghiệp, Công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ khác. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm giai đoạn 2001 - 2006 của khu vực này đạt 15,3%. Tổng thu ngân sách đạt 16.143 triệu đồng, chiếm 54,1% so với tổng thu ngân sách năm 2006 của toàn huyện Nghĩa Đàn (cũ).

2.2. Địa giới hành chính: phía Đông giáp 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn; phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn; phía Nam giáp huyện Nghĩa Đàn; phía Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn.

2.3. Trụ sở làm việc: tại trụ sở làm việc của huyện Nghĩa Đàn (cũ)

3. Lý do lựa chọn tên thị xã: Với các yếu tố cơ bản về mặt vị trí địa lý - lịch sử hình thành lâu đời - trung tâm KTXH của vùng và khu vực Tây Bắc là cơ sở cho việc chọn tên thị xã mới là "thị xã Thái Hoà".

Thị xã được thành lập bao gồm lãnh thổ 08 đơn vị hành chính cấp xã của huyện Nghĩa Đàn cũ, trong đó thị trấn Thái Hoà là hạt nhân trung tâm của thị xã. Mặt khác, tên gọi "Thái Hoà" là một tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp nhân dân và qua thăm dò ý kiến của nhân dân, cán bộ, đảng viên của 8 đơn vị thì đại đa số thống nhất cao với tên gọi của thị xã là "Thái Hoà".

II. ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC XÃ NGHĨA QUANG, TÂY HIẾU, NGHĨA HOÀ VÀ THỊ TRẤN THÁI HOÀ ĐỂ THÀNH LẬP CÁC PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ THÁI HOÀ

1. Thành lập phường Hoà Hiếu trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của thị trấn Thái Hoà:

Phường Hoà Hiếu có 459,23 ha diện tích tự nhiên, 10.742 nhân khẩu, 12 khối xóm dân cư. Mật độ phân bố bình quân 2.339 người/km2;

- Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn, phía Tây giáp phường Quang Tiến, phía Nam giáp phường Long Sơn, phía Bắc giáp phường Quang Phong và xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn;

- Trụ sở HĐND&UBND: dự kiến giữ nguyên trụ sở cũ của thị trấn Thái Hoà hiện nay ở khối Kim Tân.

2. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Quang để thành lập 2 đơn vị hành chính mới - phường Quang Phong và phường Quang Tiến:

- Xã Nghĩa Quang hiện nay có diện tích tự nhiên 1.392,76 ha và 13.214 nhân khẩu, 17 xóm dân cư. Dự kiến sẽ điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 2 đơn vị hành chính mới;

a) Phường Quang Tiến: bao gồm diện tích tự nhiên, dân số của 12 xóm dân cư: Lê Lợi, Lam Sơn, Liên Hương, Quang Trung, Quang Thịnh, Thí Nghiệm, Quang Phú, Dốc Cao, Tây Hồ 1, Tây Hồ 2, Xưởng 250 và Trung Nghĩa. Tổng diện tích tự nhiên 769,10 ha; dân số 9.293 nhân khẩu, tổng cộng có 12 xóm dân cư; mật độ phân bố dân cư bình quân 1.209 người/km2;

- Địa giới hành chính: phía Đông giáp phường Hoà Hiếu, phường Long Sơn; phía Tây giáp xã Nghĩa Tiến và xã Nghĩa Thắng huyện Nghĩa Đàn; phía Nam giáp xã Nghĩa Tiến; phía Bắc giáp phường Quang Phong.

- Trụ sở làm việc: dự kiến giữ nguyên trụ sở cũ của xã Nghĩa Quang hiện nay ở xóm Quang Phú, sau đó nâng cấp thêm và khi có điều kiện sẽ xây dựng mới.

b) Phường Quang Phong: bao gồm diện tích tự nhiên, dân số của 5 xóm dân cư còn lại của xã Nghĩa Quang (Cồn Vang, Làng Đóng, Nghĩa Sơn, Nam Cường và Chế Biến LS). Tổng diện tích tự nhiên 623,66 ha, dân số 3.921 nhân khẩu; mật độ phân bố dân cư bình quân 629 người/km2;

- Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn, phía Tây giáp xã Nghĩa Thắng huyện Nghĩa Đàn, phía Nam giáp phường Quang Tiến và phường Hoà Hiếu, phía Bắc giáp xã Nghĩa Hồng huyện Nghĩa Đàn;

- Trụ sở làm việc: dự kiến xây dựng mới ở xóm Nghĩa Sơn thuộc Nghĩa Quang 2 hiện nay.

* Đường địa giới hành chính của 02 phường có điểm đầu từ bãi Cồn Vang Sông Hiếu, theo hướng Tây Nam chạy giữa dòng Sông Hiếu đến điểm cuối giáp phường Hoà Hiếu và suối Khe Tọ đổ ra Sông Hiếu; có độ dài khoảng 3.169 m.

3. Điều chỉnh địa giới hành chính của xã Tây Hiếu để thành lập phường Hưng Tiến:

- Xã Tây Hiếu có diện tích tự nhiên 2.583,92 ha và 7.268 nhân khẩu, 20 xóm dân cư.

a) Thành lập phường Hưng Tiến: trên cơ sở điều chỉnh 653,23 ha diện tích tự nhiên, 4.488 nhân khẩu của 13 xóm dân cư xã Tây Hiếu bao gồm các xóm: Hưng Bắc, Hưng Phú, Hiếu Thành, Hưng Đông, Hưng Xuân, Hưng Tây, Hưng Tân, Hưng Nam, An Ninh, Nghĩa Hưng, Hưng Lợi, Hưng Thịnh, Phú An; Mật độ phân bố bình quân 687 người/km2.

- Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Tiến và xã Nghĩa Hoà, phía Tây giáp xã Nghĩa Tiến, phía Nam giáp xã Tây Hiếu, phía Bắc giáp xã Nghĩa Tiến;

- Trụ sở làm việc: dự kiến giữ nguyên trụ sở cũ của xã Tây Hiếu hiện nay ở xóm Phú An, sau đó nâng cấp thêm và khi có điều kiện sẽ xây dựng mới.

b) Xã Tây Hiếu còn lại: Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập phường Hưng Tiến; xã Tây Hiếu còn lại 1.930,69 ha diện tích tự nhiên, 2.780 nhân khẩu, gồm 07 xóm dân cư (Phú Tân, Phú Thuận, Phú Mỹ, Phú Cường, Thống Nhất, Hưng Thành và Hưng Công).

- Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Hoà; phía Tây giáp xã Nghĩa Đức huyện Nghĩa Đàn; phía Nam giáp xã Nghĩa An huyện Nghĩa Đàn; phía Bắc giáp phường Hưng Tiến, xã Nghĩa Tiến và xã Nghĩa Hiếu huyện Nghĩa Đàn;

- Trụ sở làm việc: dự kiến xây dựng mới ở xóm Phú Mỹ.

* Đường địa giới hành chính của phường Hưng Tiến và xã Tây Hiếu có điểm đầu từ Núi Én chạy theo hướng Đông Nam khoảng 410m đến điểm giáp đường tỉnh lộ 545 đường địa giới chuyển hướng Đông Bắc và chạy bám theo đường tỉnh lộ 545 khoảng 210 m. Sau đó, đường địa giới tiếp tục đổi hướng Đông Nam theo đường đất xóm Hưng Nam chạy ra Sông Hiếu dài khoảng 790 m và đến điểm cuối là điểm giáp ranh với xã Nghĩa Hoà. Tổng cộng chiều dài đoạn này khoảng 2.911 m.

4. Điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Hoà để thành lập phường Long Sơn:

Hiện tại xã Nghĩa Hoà có diện tích tự nhiên 1.619,63 ha, dân số là 6.873 người, bao gồm 16 xóm dân cư.

a) Thành lập phường Long Sơn: trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Hoà; bao gồm 10 xóm (xóm Tân Long, xóm Đảo, xóm 1 đến xóm 8 Long Sơn) có diện tích tự nhiên 424,7 ha và 4.541 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân 1.069,23 người/km2.

- Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Mỹ; phía Tây giáp phường Quang Tiến và xã Nghĩa Tiến; phía Nam giáp xã Nghĩa Hoà; phía Bắc giáp phường Hoà Hiếu;

- Trụ sở làm việc: đang xây dựng ở xóm 3 Long Sơn.

b) Xã Nghĩa Hoà còn lại: có 1.194,93ha diện tích tự nhiên, 2.332 nhân khẩu, gồm 6 xóm dân cư (xóm 1, 2, 3, 4, 5 Đại Châu và xóm Đông Hoà);

- Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Mỹ và xã Đông Hiếu; phía Tây giáp xã Nghĩa Tiến, xã Tây Hiếu, phường Hưng Tiến và xã Nghĩa An huyện Nghĩa Đàn; phía Nam giáp xã Nghĩa Long và xã Nghĩa Khánh huyện Nghĩa Đàn; phía Bắc giáp phường Long Sơn;

- Trụ sở làm việc: dự kiến xây dựng trụ sở mới ở xóm 1 Đại Châu (sân Lễ hội Làng Vạc cũ trước đây).

* Đường địa giới hành chính của phường Long Sơn và xã Nghĩa Hoà bắt đầu từ giữa Sông Hiếu đi theo hướng Đông Nam chạy thẳng đi qua phía Tây đền Cầu Giồng cắt qua đường nhựa (đường vào Làng Vạc) và chạy thẳng lên đỉnh mỏm phía Tây Bắc dãy núi Giồng. Từ đó đường địa giới tiếp tục chạy theo đường phân thuỷ qua Yên Ngựa và đến đỉnh mỏm phía Đông Nam của dãy núi Giồng; từ đỉnh mỏm chạy thẳng xuống chân núi, cắt qua đường đất (đường Khe Cọi đi xóm 1 Đại Châu) tại vị trí cửa Khe Cạn (đầu đập ông Thắng - Khe Cọi). Từ đó, đường địa giới tiếp tục chạy theo giữa lòng Khe Cạn (tụ thuỷ) lên đến giữa giông Yên Ngựa - nơi tiếp giáp giữa núi Hòn Cọi và Hòn Chương. Như vậy, đường địa giới hành chính giữa phường Long Sơn và xã Nghĩa Hoà có điểm xuất phát từ phía Tây Bắc là giữa dòng Sông Hiếu và điểm kết thúc là phía Đông Nam là giữa giông Yên Ngựa - điểm tiếp giáp giữa núi Hòn Cọi và Hòn Chương. Phần ranh giới còn lại của phường Long Sơn và xã Nghĩa Hoà tiếp giáp với các xã, phường thuộc thị xã Thái Hoà và các xã thuộc huyện Nghĩa Đàn vẫn giữ nguyên như cũ theo mô tả của đường địa giới hành chính 364.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thị trấn Thái Hoà và các xã để thành lập các phường, xã, thị xã Thái Hoà có 11 đơn vị hành chính cấp xã (05 phường và 06 xã) cụ thể như sau:

TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số (người)

Ghi chú

I

Các phường Nội thị (05):

2.929,92

32.985

 

1

Phường Quang Phong (5 xóm)

623,66

3.921

 

2

Phường Hoà Hiếu (12 khối)

459,23

10.742

 

3

Phường Quang Tiến (12 xóm)

769,10

9.293

 

4

Phường Long Sơn (10 xóm)

424,7

4.541

 

5

Phường Hưng Tiến (13 xóm)

653,23

4.488

 

II

Các xã Ngoại Thị (06):

10.584,44

32.175

 

1

Xã Nghĩa Hoà (còn lại 6 xóm)

1.194,93

2.332

 

2

Xã Tây Hiếu (còn lại 7 xóm)

1.930,69

2.780

 

3

Xã Nghĩa Mỹ (14 xóm)

1.209,13

5.157

 

4

Xã Nghĩa Thuận (20 xóm)

3.094,13

10.955

 

5

Xã Đông Hiếu (14 xóm)

2.088,99

7.402

 

6

Xã Nghĩa Tiến (9 xóm)

1.066,57

3.549

 

 

Lực lượng A

 

840

Quân đội, Công an

 

Tổng cộng

13.514,36

66.000

 

III. THÀNH LẬP HUYỆN NGHĨA ĐÀN (MỚI):

1. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Thái Hoà, huyện Nghĩa Đàn còn lại: 61.754,01 ha diện tích đất tự nhiên, 129.158 nhân khẩu, 24 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Nghĩa Bình, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Hưng, Nghĩa Hội, Nghĩa Trung, Nghĩa Liên, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Minh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Thọ, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Tân, Nghĩa Sơn, Nghĩa Hồng, Nghĩa Phú, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa An, Nghĩa Khánh và Nghĩa Đức. Cụ thể như sau:

TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích (ha)

Dân số (người)

Ghi chú

1

Xã Nghĩa Bình

2.271,00

5.633,0

 

2

Xã Nghĩa Trung

2.426,04

8.382,0

 

3

Xã Nghĩa Hội

3.018,98

8.759,0

 

4

Xã Nghĩa Long

1.182,96

3.405,0

 

5

Xã Nghĩa Lộc

5.112,79

15.149,0

 

6

Xã Nghĩa An

1.492,64

6.749,0

 

7

Xã Nghĩa Khánh

2.731,01

9.268,0

 

8

Xã Nghĩa Đức

3.555,10

4.895,0

 

9

Xã Nghĩa Thắng

723,35

2.643,0

 

10

Xã Nghĩa Thịnh

890,24

4.209,0

 

11

Xã Nghĩa Hưng

1.733,54

6.435,0

 

12

Xã Nghĩa Liên

908,07

3.938,0

 

13

Xã Nghĩa Mai

11.823,78

6.823,0

 

14

Xã Nghĩa Yên

3.447,26

5.986,0

 

15

Xã Nghĩa Minh

1.253,00

3.345,0

 

16

Xã Nghĩa Lâm

3.080,23

6.811,0

 

17

Xã Nghĩa Lạc

3.983,50

2.779,0

 

18

Xã Nghĩa Lợi

2.487,22

3.962,0

 

19

Xã Nghĩa Thọ

2.323,38

2.863,0

 

20

Xã Nghĩa Hiếu

1.725,50

2.863,0

 

21

Xã Nghĩa Tân

889,68

2.478,0

 

22

Xã Nghĩa Sơn

1.628,44

3.663,0

 

23

Xã Nghĩa Hồng

1.642,42

5.102,0

 

24

Xã Nghĩa Phú

1.423,88

2.692,0

 

 

Lực lượng A

 

326,0

 Quân đội, Công An

 

Tổng cộng

61.754,01

129.158,0

 

2. Địa giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá; phía Nam giáp huyện Tân Kỳ; phía Đông giáp thị xã Thái Hoà và huyện Quỳnh Lưu; phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp.

3. Trụ sở làm việc: dự kiến được bố trí ở khu vực trung tâm thuộc phần đất các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Trung và Nghĩa Hội; cách đường Hồ Chí Minh 537 m về phía Tây, có quy mô được tỉnh Nghệ An quy hoạch 17,3 ha.

* Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà); thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hoà, tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hoà và 17 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương); 479 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 25 phường, 17 thị trấn và 437xã).

Phần 4.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ THÁI HOÀ VÀ HUYỆN NGHĨA ĐÀN (MỚI) ĐẾN NĂM 2015

I. ĐỐI VỚI THỊ XÃ THÁI HOÀ

1. Khả năng phát triển về kinh tế - xã hội:

Thị xã Thái Hoà sau khi hình thành sẽ là hạt nhân phát triển của cả khu vực Tây Bắc Nghệ An trên nhiều lĩnh vực, góp phần cùng với các địa phương khác của tỉnh Nghệ An từng bước nâng cao đời sống KTXH-ANQP của nhân dân.

Cơ cấu kinh tế của thị xã Thái Hoà trong những năm sắp tới là: CN-TTCN - Nghề, Thương Mại - Dịch vụ và Nông Lâm nghiệp, trên cơ sở lấy CN-TTCN-Nghề làm chủ đạo kết hợp với Thương mại - Dịch vụ, sản xuất Nông nghiệp; từng bước giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp để thay vào đó là các hoạt động khuyến nông và dịch vụ giống cây trồng - vật nuôi; chú trọng đến việc hình thành và quy hoạch vùng trồng rau sạch, hoa - cây cảnh gắn với thị trường và hệ thống chợ bán buôn bán lẻ. Đẩy mạnh việc áp dụng các thành tựu KH-KT vào sản xuất trên tất cả các lĩnh vực, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

1.1. Kinh tế:

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của giai đoạn 2007 - 2015 đạt 17,5%;

- Cơ cấu kinh tế:

+ Nông - Lâm - Thuỷ sản: 22%;

+ CN-TTCN - XDCB: 35%;

+ TM-DV: 43%;

Trong đó, cơ cấu kinh tế khu vực nội thị:

+ Nông - Lâm - Thuỷ sản: 19%;

+ CN - TTCN - XDCB: 36,8%;

+ TM - DV: 44,2%;

* Phát triển CN-TTCN và xây dựng làng nghề:

a) Mở rộng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như Gạch tuy nen (Nghĩa Quang); Bột đá Đôlômít (Nghĩa Mỹ); Bê tông đúc sẵn; Kết cấu thép xây dựng các công trình đô thị.

b) Phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề như: Vật liệu xây dựng, sản xuất tôn sóng, xã gồ sắt, chế biến lâm sản, mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, mây tre đan, bìa các tông, chế biến lượng thực- thực phẩm (Nghĩa Quang, Tây Hiếu);

c) Công nghiệp cơ khí: Phát triển ngành nghề sửa chữa, bảo dưỡng xe hơi của vùng Tây Bắc tỉnh; sản xuất lắp ráp máy nông cụ phục vụ nông lâm thuỷ sản. Chế tạo phụ tùng cơ khí cho xe thô sơ, gia công chế tạo thiết bị và phụ tùng cơ khí cho các Nhà máy như mía đường Tate&Lyle,... (Cơ khí 250 Phủ Quỳ,...).

d) Công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất gỗ, bao bì: Đầu tư lắp đặt dây chuyền chế biến gỗ và sản xuất gỗ xuất khẩu, gỗ ván ép, sợi gỗ ép và phủ fooc mê ca. Xây dựng phát triển nhà máy sản xuất bao bì các loại.

e) Chế biến nông sản, thực phẩm: Xây dựng các nhà máy chế biến, sấy nông sản, sản xuất dầu ăn và chế biến thức ăn gia súc - gia cầm.

f) Sản xuất phân bón: Lắp dây chuyền phối trộn và sản xuất phân bón vi sinh khai thác nguyên liệu tại địa phương.

g) Phát triển các khu công nghiệp: Khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Mỹ 40 ha: Hoàn thành kế hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư (hiện nay đã có Nhà máy chế biến bột đá Đôlômít Nam Trung đang đầu tư xây dựng); lập quy hoạch, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và có chính sách thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp nhỏ khác: Nghĩa Quang, Đông Hiếu.

* Phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch:

- Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị:

+ Xây dựng Trung tâm thương mại đô thị Thái Hoà;

+ Nâng cấp chợ Thái Hoà có quy mô lớn của cả vùng Tây Bắc - Nghệ An;

+ Nâng cấp chợ Nghĩa Quang; chợ Tây Hiếu; các cụm chợ "Nghĩa Thuận-Đông Hiếu";

+ Xây dựng bến xe trung tâm thị xã dự kiến ở xã Nghĩa Mỹ;

+ Xây dựng hệ thống kho bãi ở thị xã (Nghĩa Mỹ);

- Tập trung phát triển các loại hình du lịch:

+ Cụm du lịch trung tâm: Lâm viên Bàu Sen, Bờ Tây Sông Hiếu, công viên đô thị mới; hệ thống khách sạn, nhà hàng, siêu thị và chợ Thái Hoà, Nghĩa Quang;

+ Các điểm du lịch khác: XD khu bảo tồn di chỉ khảo cổ Làng Vạc gắn với du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; XD khu tưởng niệm nơi Bác Hồ về thăm xã Đông Hiếu;

- Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng: Thu hút các Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng nhà nước đặt chi nhánh tại thị xã Thái Hoà; mở rộng các loại hình tín dụng, các dịch vụ đổi tiền, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ,... nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ.

* Phát triển nông nghiệp:

- Đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con và các công nghệ khác vào sản xuất, nâng cao thu nhập và giải quyết tốt việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hoá.

- Rà soát quy hoạch phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hoá, hình thành vùng rau an toàn; hoa cây cảnh, cây thực phẩm. Tiến tới hình thành thị trường rau sạch - rau an toàn (Tây Hiếu, Nghĩa Thuận, Nghĩa Hoà);

- Mở rộng quy hoạch vùng nuôi trồng cá nước ngọt, vùng chăn nuôi gia súc gia cầm. Phát triển mạnh trang trại nuôi tập trung và gắn với chế biến nhỏ trong nông hộ (Nghĩa Thuận, ...).

- Trên cơ sở các quy hoạch đã được duyệt phát triển và nhân rộng các mô hình SX đạt hiệu quả cao.

1.2. Văn hoá - xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 ổn định ở mức 0,70%;

- Tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 95%, gia đình thể thao đạt 30%;

- Đến 2015, khu vực nội thị có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 87% ;

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đến 2015 ổn định ở mức 3%;

- Số giường bệnh nội trú/vạn dân: 65 giường;

- Số máy điện thoại cố định/100 dân: 30 máy;

- Tỷ lệ dân được dùng nước hợp vệ sinh: 90%;

- Tỷ lệ rác thải được thu gom xử lý: 92%.

* Một số nội dung cụ thể:

- Văn hoá - thông tin - TDTT:

+ Quy hoạch XD khu di chỉ khảo cổ học Làng Vạc kết hợp XD các công trình - dịch vụ phục vụ khách du lịch và người dân địa phương, Nâng cấp Sân vận động thị xã đáp ứng quy mô tổ chức các giải TDTT khu vực.

+ Đầu tư XD nhà Văn hoá trung tâm đa chức năng đáp ứng yêu cầu cho các giải TDTT trong nhà như: Cầu lông, Bóng bàn, Bóng chuyền, Bóng đá mini,

+ Lựa chọn địa điểm để đầu tư XD sân vận động thị xã quy mô lớn, hiện đại, đáp ứng được công tác đăng cai các giải TDTT-VHVN khu vực Tây Bắc - Nghệ An. Là trung tâm đào tạo vận động viên thành tích cao các môn: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh, Cầu mây, ...

+ Nâng cấp Đài truyền hình hiện có, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân về chất lượng phát thanh - truyền hình. Nâng công suất thu phát sóng, mở rộng thêm việc chuyển tiếp các kênh trruyền hình của TW, của tỉnh.

- Giáo dục - Đào tạo:

+ Tập trung xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực, chú trọng từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất dạy và học, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn.

+ Tổ chức tốt các kỳ thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp các cấp trên địa bàn. Đầu tư XD và kiên cố hoá các Trường, lớp học; đến hết năm 2010 có tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia ³ 40% tổng số trường.

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng GD&ĐT và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên;

+ Nghiên cứu lập Quy hoạch và tranh thủ sự ủng hộ của TW, Bộ, Ngành, Tỉnh để đầu tư XD và thành lập Trường cao đẳng Kỹ thuật - Dạy nghề khu vực Tây Bắc có liên kết đào tạo Đại học.

- Y tế - chăm sóc sức khoẻ cộng đồng:

+ Tiếp tục Nâng cấp Bệnh viện đa khoa Nghĩa Đàn, đầu tư trang thiết bị y tế đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho nhân dân.

+ Chuẩn bị nguồn nhân lực cho Bệnh viện đa khoa 250 giường bệnh khu vực Tây Bắc (địa điểm XD ở Tây Hiếu).

+ Hoàn thành công tác đầu tư XD bệnh viện đa khoa khu vực 250 giường;

+ Nâng cấp Trung tâm y tế dự phòng.

+ Nâng cấp các phòng khám đa khoa; các Trạm y tế xã, phường.

2. Khả năng xây dựng và phát triển đô thị:

- Sau khi thị xã được thành lập sẽ có diện tích tự nhiên 13.514,36 ha, địa hình nằm chủ yếu dọc theo trục giao thông chính (Quốc Lộ 48, đường trục trung tâm đô thị, đường Hồ Chí Minh). Đây là điều kiện thuận lợi để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng kỹ thuật và chỉnh trang đô thị, trong tương lai sẽ trở thành một đô thị đẹp và phát triển của vùng Tây Bắc Nghệ An. Mật độ dân cư ở mức trung bình, đất xây dựng chủ yếu chuyển đổi từ đất nông nghiệp nên chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng không lớn. Tuy nhiên, xuất phát điểm về kinh tế còn thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao và không đều giữa các khu vực, tỷ lệ hộ nghèo ở một số xóm của các xã sau khi sát nhập vào thị xã còn cao; kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh.

- Dự kiến đến năm 2010 sẽ thành lập thêm 02 phường mới trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Nghĩa Mỹ và xã Đông Hiếu (Đến năm 2010 xây dựng xong trung tâm hành chính thị xã Thái Hoà ở Đông Hưng - Nghĩa Mỹ và một số công trình khác như: Bến xe thị xã dự kiến tại Nghĩa Mỹ, hạ tầng kỹ thuật khu CN Nghĩa Mỹ, ...);

- Phát huy vị trí địa lý và lợi thế so sánh, khai thác tốt tiềm năng sẵn có của thị xã để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Huy động tối đa nội lực, khai thác tốt các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy nhanh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, từng bước xây dựng thị xã thành trung tâm CT - KT - VHXH của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

+ Đầu tư xây dựng mới trụ sở hành chính của thị xã, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan Đảng, Chính quyền và các đoàn thể trong tương lai.

+ Phát huy tối đa để huy động nguồn vốn từ giá trị quỹ đất, từ các nguồn đóng góp của các Doanh nghiệp trên địa bàn, từ đóng góp của nhân dân, từ cấp trên và các nguồn hợp pháp khác.

* Phân khu chức năng đô thị dự kiến như sau:

- Khu công nghiệp tập trung ở phía Tây Bắc đô thị (thuộc phường Quang Phong) với diện tích khoảng 50 ha chủ yếu bố trí các loại hình công nghiệp chế biến nông lâm sản và cơ khí; Khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Mỹ nằm ở phía Đông thị xã (hiện nay đang đầu tư xây dựng).

- Khu dân cư đô thị được tổ chức thành 6 khu ở chính: khu ở số 1 phía Bắc Sông Hiếu; khu ở số 2 phía Tây Sông Hiếu, phía Bắc QL48; khu ở số 3 phía Đông Sông Hiếu, phía Bắc QL48; khu ở số 4 phía Đông Sông Hiếu, phía Nam QL48; khu ở số 5 phía Tây Sông Hiếu, phía Nam QL48; khu ở số 6 phía Tây Sông Hiếu, phía Nam trục trung tâm;

- Khu trung tâm đô thị:

+ Trung tâm hành chính: trước mắt kế thừa sử dụng cơ sở vật chất, các công trình kiến trúc, xây dựng của huyện Nghĩa Đàn hiện nay. Thời gian tới, sẽ được quy hoạch, xây dựng tại xóm Đông Hưng - Nghĩa Mỹ với diện tích khoảng 50 ha.

+ Trung tâm thương mại: bố trí trên trục đường đi 1/5 (gốc gạo);

+ Trung tâm TDTT: phía Tây Sông Hiếu bao gồm sân vận động, nhà thi đấu thể thao;

+ Trung tâm Văn hoá: khu vực Bàu Sen gần với đồi trưởng Chính trị gồm Nhà VH, Cung thiếu nhi, khu vui chơi nước và các loại hình giải trí khác;

+ Trung tâm y tế: Bố trí tại Tây Hiếu (đối diện với xí nghiệp dầu Thảo Mộc) là Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc;

+ Trung tâm GD&ĐT: bố trí ở bờ phía Tây Sông Hiếu, phía Nam QL48 bao gồm các Trường Cao đẳng dạy nghề, trường dân tộc nội trú;

+ Khu công viên trung tâm: bố trí tại khu vực lò gạch Nghĩa Hoà;

Ngoài ra tổ chức các tiểu công viên hai bên bờ Sông Hiếu, các khu cây xanh trong các Cơ quan xí nghiệp và hai bên đường giao thông.

3. Khả năng đảm bảo về trật tự an toàn xã hội, ANQP:

- Thị xã Thái Hoà có vị trí quan trọng và là cửa ngõ phía Tây Bắc Nghệ An. Hệ thống giao thông (QL48, đường Hồ Chí Minh) là huyết mạch và là cầu nối giữa các địa phương khu vực Tây Bắc cũng như các khu vực khác trong và ngoài tỉnh Nghệ An. Mặt khác còn là vùng trọng điểm chiến lược AN-QP của tỉnh Nghệ An, do đó đối với sự phát triển của thị xã Thái Hoà trong thời gian tới nhất định có ảnh hưởng quan trọng đối với QP-An khu vực này.

- Xem xét thực trạng hiện nay và sau khi thành lập thị xã, thì công tác đảm bảo TTATXH - ANQP sẽ luôn được giữ vững và ổn định. Khi Thị xã ra đời thì điều kiện phát triển KT-XH sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá; các dịch vụ giải trí, vui chơi sẽ mọc lên nhiều hơn, ... và đi kèm là các tệ nạn xã hội có cơ hội phát triển bùng nổ. Vì vậy, đòi hỏi phải có dự báo trước và lập kế hoạch phòng chống tội phạm trên mọi lĩnh vực: TTATXH, An ninh kinh tế, ANQP; ra quân đồng loạt trấn át tội phạm nhằm làm giảm tệ nạn xã hội, làm trong sạch địa bàn, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế và ổn định đời sống-an ninh cho đồng bào.

4. Phương hướng hoạt động và hướng kiện toàn bộ máy chính quyền thị xã Thái Hoà:

4.1. Về HĐND:

- Xem xét bổ sung thêm biên chế để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, chức năng giám sát, phối hợp thực hiện và chỉ đạo;

- Thực hiện các cuộc giám sát (tự giám sát, phối hợp giám sát) do TT HĐND, các Ban HĐND của tỉnh chỉ đạo, tổ chức.

- Phối hợp, điều hoà có hiệu quả các hoạt động của Tổ Đại biểu HĐND, Đại biểu HĐND, các Ban, Ngành, cơ quan, phường xã; chuẩn bị và tổ chức tốt các kỳ họp HĐND phường, xã và HĐND thị xã có chất lượng, ngày càng phát huy tốt vai trò chức năng của HĐND và Đại biểu HĐND;

- Dự kiến số lượng Đại biểu HĐND thị xã: 30 đại biểu (66.000 người);

- Dự kiến số lượng Đại biểu HĐND các phường, xã: 290 đại biểu.

4.2. Về UBND:

- Sau khi chia tách bộ máy quản lý Nhà nước và các Đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Thị xã sẽ thành lập mới phòng Quy hoạch và quản lý đô thị trên cơ sở phòng Hạ tầng KT - KT;

- Có chính sách thu hút nhân tài (ưu tiên con em trên địa bàn) về công tác và phục vụ cho chiến lược phát triển chung của thị xã;

- Rà soát lại đội ngũ CBCC hiện có; xem xét trình độ, năng lực chuyên môn, tư cách, đạo đức, phẩm chất, ... để cân nhắc vào các vị trí quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân và tập thể góp phần vào sự lãnh đạo chỉ đạo công cuộc phát triển KT-XH trong giai đoạn mới;

- Triển khai sớm việc áp dụng ISO vào quản lý hành chính Nhà nước (theo Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc “áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN-ISO 9001-2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước"). Nhằm thực hiện tốt và hiệu quả công tác CCHC hiện nay, đảm bảo bộ máy tinh gọn, lấy chất lượng làm chủ đạo, bộ máy vận hành thông suốt, hiệu lực - hiệu quả và tiết kiệm.

4.3. Dự kiến nhân sự cho bộ máy hành chính:

a) Cấp thị xã:

TT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

Hiện có

Dự kiến

A

THỊ UỶ:

38

29

 

1

Bí thư (kiêm chủ tịch HĐND), phó bí thư

2

2

 

2

Văn phòng

9

7

 

3

Ban tổ chức

8

5

 

4

Ban tuyên giáo

5

4

 

5

Ban dân vận

3

3

 

6

Uỷ ban kiểm tra

6

4

 

7

Trung tâm bồi dưỡng CT

5

4

 

B

MẶT TRẬN - ĐOÀN THỂ:

33

23

 

1

Mặt trận TQ

8

5

 

2

Nông dân

5

3

 

3

Cựu chiến binh

4

3

 

4

Phụ nữ

6

4

 

5

Đoàn TN

7

5

 

6

Liên đoàn LĐ

3

3

 

C

HĐND THỊ XÃ

2

2

 

1

Phó chủ tịch HĐND

1

1

 

2

Thường trực HĐND

1

1

 

D

UBND THỊ XÃ

82

64

 

1

Chủ tịch, phó CT UBND

4

3

 

2

Văn phòng HĐND&UBND

12

9

 

3

Phòng NV-LĐTB&XH

9

7

 

4

Phòng TC-KH

10

8

 

5

Phòng Quản lý đô thị (Hạ tầng KT-KT)

5

7

Hiện nay là phòng Hạ tầng KT-KT

6

Phòng CN-DV

6

6

 

7

Phòng Nông nghiệp

6

3

 

8

Phòng TN-MT

6

4

 

9

Phòng Tư pháp

4

3

 

10

Thanh tra

4

3

 

11

Phòng VH-TT

2

2

 

12

Phòng Y tế

2

2

 

13

Phòng GD

5

4

 

14

UB dân số GĐ&TE

4

3

 

15

Phòng Dân tộc

3

0

 

 

Tổng cộng

155

118

 

- Tổng cộng bộ máy hành chính cấp thị xã: 118 biên chế;

b) Cấp phường, xã trực thuộc thị xã:

TT

Đơn vị

Số lượng dự kiến

CB chính quyền phường, xã

Thành viên UBND phường, xã

Đại biểu HĐND phường, xã

1

Phường Quang Phong

18

3

25

2

Phường Hoà Hiếu

20

5

28

3

Phường Quang Tiến

20

5

26

4

Phường Long Sơn

18

3

25

5

Phường Hưng Tiến

18

5

25

6

Xã Nghĩa Hoà

18

3

25

7

Xã Tây Hiếu

18

3

25

8

Xã Nghĩa Mỹ

19

5

27

9

Xã Nghĩa Thuận

20

5

33

10

Xã Đông Hiếu

19

5

28

11

Xã Nghĩa Tiến

19

3

23

 

Tổng cộng

207

45

290

- Tổng cộng: Bộ máy hành chính cấp xã (phường) 207 người; thành viên UBND xã (phường) 45 người; Đại biểu HĐND xã (phường) 290 đại biểu.

5. Công tác chuẩn bị, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của thị xã:

- Tiếp tục xây dựng hoàn thành các công trình trọng điểm như: đường trục chính đô thị Vực Giồng - Khe Son; quy hoạch khu nhà ở dân cư, trụ sở công cộng dọc theo hai bên đường. Khai thác tốt quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Thu hút vốn đầu tư vào địa bàn trên một số lĩnh vực như: Khu vui chơi giải trí Lâm Viên Bàu Sen; các Nhà máy sản xuất, chế biến vào khu Công nghiệp Nghĩa Mỹ;

- Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để triển khai nâng cấp xây dựng Nhà máy nước Thái Hoà 4.000 m3/ngày, đêm nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc về nước sinh hoạt của các hộ gia đình và khu dân cư;

- Triển khai xây dựng kè Bờ Tây sông Hiếu chống sạt lở kết hợp đường ven sông, đường điện chiếu sáng (dự án đã được duyệt). Kêu gọi và thu hút vốn đầu tư để xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ,... trên bờ Sông Hiếu;

- Theo Quyết định 147/2005/QĐ-TTg của Chính phủ phê duyệt đề án phát triển KT-XH 10 huyện miền núi phía Tây Nghệ An thì Nghĩa Đàn được đầu tư 01 bệnh viện đa khoa khu vực 250 giường tại xã Tây Hiếu. Vì vậy, phải tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương và Chính Phủ để triển khai đầu tư xây dựng trong thời gian sớm nhất; đảm bảo cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn và của cả khu vực Tây Bắc Nghệ An;

- Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật như: 6 tuyến đường ngang đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, trồng cây xanh và lát vỉa hè các tuyến đường phố;

- Xây dựng hệ thống thoát nước đô thị; xử lý nước thải, rác thải đô thị;

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống chợ hiện có như chợ Hiếu, chợ Nghĩa Quang, chợ Tây Hiếu, chợ Đông Hiếu, chợ Nghĩa Thuận. Hình thành các trung tâm thương mại dự kiến ở 5 điểm: Thái Hoà, Nghĩa Quang, Đông Hiếu, Tây Hiếu; Nghĩa Thuận; quy hoạch bến xe thị xã dự kiến ở Nghĩa Mỹ;

- Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc - bưu chính viễn thông;

- Hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng, đảm bảo cung cấp các dịch vụ tài chính - tín dụng hiệu quả, nhanh và an toàn (giao dịch điện tử);

- Nâng cấp đường dây truyền tải điện, các Trạm biến áp, đường dây hạ thế, đường điện chiếu sáng đô thị.

Như vậy, sau khi thành lập thị xã Thái Hoà sẽ là một động lực to lớn thúc đẩy quá trình đô thị hoá với các hoạt động bên trong của một hạt nhân đô thị mới của vùng Tây Bắc Nghệ An, và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng như đã nêu ở trên sẽ góp phần làm cho thị xã Thái Hoà phát triển mạnh về nhiều mặt và có tác động tích cực đến sự phát triển của huyện Nghĩa Đàn mới cũng như các địa phương khác trong vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

II. ĐỐI VỚI HUYỆN NGHĨA ĐÀN (MỚI)

1. Khả năng phát triển về KT - XH:

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Nghĩa Đàn còn lại gồm có 24 đơn vị hành chính cấp xã. Cách đây hàng chục năm, nơi đây đã ra đời các Nông trường quốc doanh như: 1/5, 19/5, Cờ đỏ, Tây Hiếu 2 và Tây Hiếu 3 và theo đó là hình thành nên các thị trấn nông trường và các cơ sở chế biến nông sản, đặc điểm chung là có trình độ dân trí khá cao. Từ lâu đã được Nhà nước đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất, về vốn cũng như cán bộ, công nhân kỹ thuật; hình thành nên các cụm dân cư sống tập trung và sầm uất. Có quốc lộ 48, quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, đường tỉnh lộ 598 và các đường giao thông phục vụ vận chuyển nguyên liệu cho nhà máy đường Tate&Lyle chạy qua địa bàn.

Cơ cấu kinh tế của huyện Nghĩa Đàn trong những năm tới là: Nông - Lâm nghiệp, Công nghiệp, Thương mại - dịch vụ. Trong đó ngành Nông - Lâm nghiệp làm vai trò chủ đạo để phát triển kinh tế trong những năm sắp tới, phát huy thế mạnh từ cây cao su, cây cà phê, cây ăn quả các loại, chăn nuôi bò sữa và kinh tế rừng. Từng bước đẩy nhanh phát triển Công nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Phủ Quỳ, khuyến khích các Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến bột đá,... đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất.

Theo Quyết định 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển KT-XH miền Tây Nghệ An đến năm 2010, trong đó phát triển 4 điểm đô thị, thị tứ dọc đường Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn Nghĩa Đàn gồm: Nghĩa Sơn, Nghĩa Lộc, Nghĩa Trung, Đông Hiếu; phát triển 7 điểm thị tứ thuộc huyện Nghĩa Đàn gắn với phát triển chợ nông thôn.

* Một số dự án quan trọng đang được quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện mới Nghĩa Đàn:

- Về công nghiệp - XDCB:

+ Khu công nghiệp Phủ Quỳ 140 ha;

+ Nhà máy SX gạch tuy nen ở Nghĩa Liên (20 triệu viên/năm);

+ Nhà máy chế biến bọt đá Puzơlan ở Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn;

+ Nhà máy chế tác đá mỹ nghệ Nghĩa Hiếu;

- Về Nông - Lâm nghiệp:

+ Dự án trồng rừng nguyên liệu, cây cao su;

+ Trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao của tập đoàn Vinamilk;

- Về giao thông - thuỷ lợi - điện nước:

+ Đường tỉnh lộ 598 chủ yếu đi qua địa bàn dài khoảng 50 km;

+ Đường GTNT Nghĩa Trung đi Nghĩa Lâm (4 xã, 18km);

+ Hồ chứa nước Sông Sào 800 ha (bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư);

+ Nhà máy nước thị trấn Nghĩa Đàn 3.000 m3/ngày, đêm;

- Về thương mại - dịch vụ:

+ Nâng cấp, XD chợ Nghĩa Bình, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hội;

+ Quy hoạch xây dựng bến xe trung tâm huyện lỵ;

- Về văn hoá xã hội, y tế - giáo dục:

+ Xây dựng sân vận động huyện mới Nghĩa Đàn, Nhà VH đa chức năng;

+ Nâng cấp trạm y tế các xã;

+ Nâng cấp trường THPT 1/5 (Nghĩa Bình), THPT Cờ Đỏ (Nghĩa Hồng);

2. Khả năng bảo đảm về trật tự an toàn XH và ANQP:

Cùng chung với huyện Nghĩa Đàn trước đây và hiện nay là thị xã Thái Hoà, huyện mới Nghĩa Đàn được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp về công tác trật tự xã hội tại địa bàn trong nhiều thời kỳ khác nhau, nhìn chung tình hình ANTT-ATXH ổn định, chú trọng quan tâm đến các vùng đặc thù như Nghĩa Trung, vùng đồng bào dân tộc ít người và giáp ranh với tỉnh Thanh Hoá như Nghĩa Lạc, Nghĩa Yên, Nghĩa Mai, ... Về lĩnh vực AN-QP hiện tại đã được quan tâm đúng mức nên tình hình ổn định thường xuyên được giữ vững và tăng cường.

3. Phương án hoạt động và kiện toàn bộ máy chính quyền:

Với số lượng cán bộ, công chức cấp huyện hiện có thì khi chia tách thành 2 bộ máy hành chính, một ở thị xã Thái Hoà và một ở huyện mới Nghĩa Đàn thì cần phải bổ sung, tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu. Trước yêu cầu cấp bách của việc chia tách huyện mới, được sự lãnh đạo - chỉ đạo của tỉnh Nghệ An, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Nghĩa Đàn hiện nay đã có phương án dự kiến để bố trí sắp xếp các chức danh chủ chốt cho các cán bộ cấp huyện để điều hành các công việc của bộ máy hành chính mới.

Dự kiến bộ máy hành chính huyện Nghĩa Đàn mới như sau:

* Cấp huyện 126 người:- Huyện uỷ: 30 người;

- HĐND huyện: 02 người;

- UBND huyện:70 người;

- Mặt trận, đoàn thể:24 người;

* Cấp xã, thị trấn:

TT

Tên xã, thị trấn

Số lượng dự kiến

Số lượng dự kiến

CB chính quyền xã

Thành viên UBND xã

Đại biểu HĐND xã

1

Xã Nghĩa Bình

18

5

26

2

Xã Nghĩa Thắng

18

3

21

3

Xã Nghĩa Thịnh

18

3

23

4

Xã Nghĩa Hưng

20

5

26

5

Xã Nghĩa Hội

21

5

30

6

Xã Nghĩa Trung

20

5

29

7

Xã Nghĩa Liên

18

3

24

8

Xã Nghĩa Mai

19

5

27

9

Xã Nghĩa Yên

18

5

26

10

Xã Nghĩa Minh

19

3

24

11

Xã Nghĩa Lâm

20

5

28

12

Xã Nghĩa Lạc

18

3

24

13

Xã Nghĩa Lợi

18

3

23

14

Xã Nghĩa Thọ

19

3

24

15

Xã Nghĩa Hiếu

18

3

25

16

Xã Nghĩa Tân

19

3

24

17

Xã Nghĩa Sơn

19

3

25

18

Xã Nghĩa Hồng

19

5

25

19

Xã Nghĩa Phú

19

3

23

20

Xã Nghĩa Long

19

3

24

21

Xã Nghĩa Lộc

23

5

33

22

Xã Nghĩa An

20

5

26

23

Xã Nghĩa Khánh

21

5

31

24

Xã Nghĩa Đức

19

3

22

 

Tổng cộng

460

94

613

4. Địa điểm xây dựng trụ sở hành chính của huyện mới Nghĩa Đàn:

Theo quy hoạch chung của tỉnh Nghệ An về việc xây dựng thị trấn huyện lỵ mới huyện Nghĩa Đàn đến năm 2010 (có tính đến 2020) thì đô thị trung tâm huyện lỵ Nghĩa Đàn có 5 khu chức năng chính:

- Khu trung tâm hành chính, chính trị gồm các công trình: Trụ sở HĐND&UBND, Huyện uỷ và các cơ quan hành chính cấp huyện được bố trí ở khu vực trung tâm đô thị (thuộc phần đất của 3 xã Nghĩa Bình, Nghĩa Trung, Nghĩa Hội), cách đường Hồ Chí Minh 537m, có quy mô 17,3 ha;

- Khu trung tâm kinh tế thương mại - dịch vụ được bố trí nơi cửa ngõ thị trấn gần đường Hồ Chí Minh;

- Khu văn hoá - giáo dục - y tế: có quảng trưởng trung tâm là nơi tổ chức các cuộc mít tinh quần chúng được bố trí ở giữa trung tâm thị trấn, gắn liền với các công trình hành chính và văn hoá;

- Khu thể thao, công viên vui chơi giải trí: có khu cây xanh, TDTT và hệ thống cây xanh dựa trên cảnh quan hiện có như Sông Sào, khe nước phía Đông thị trấn;

- Khu nhà ở dân cư bao gồm các khu ở đã có và các khu dân cư mới được quy hoạch.

5. Đánh giá tổng quát về sự hình thành huyện Nghĩa Đàn (mới):

Với một địa phương có diện tích tự nhiên và dân số khá lớn như huyện Nghĩa Đàn hiện tại, cùng với sự thành lập thị xã Thái Hoà huyện mới Nghĩa Đàn ra đời là một tất yếu của quá trình phát triển về các mặt của đơn vị hành chính mới. Với các cơ sở vật chất hiện có đã được Nhà nước đầu tư qua các năm về trước, nhất là các công trình phục vụ dân sinh tại đây như: hệ thống thuỷ lợi Sông Sào, đường tỉnh lộ 598, đường vận chuyển nguyên liệu (mía), ...giúp cho huyện mới Nghĩa Đàn phát triển nhanh hơn về KT-XH trong thời gian tới.

Huyện Nghĩa Đàn còn lại có diện tích khá rộng và nguồn nhân lực đảm bảo cho yêu cầu phát triển, có các tuyến giao thông quan trọng như Quốc lộ 48, Quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 598, ... đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các địa phương khác nói chung và thị xã Thái Hoà nói riêng để mở rộng, phát triển hoạt động dịch vụ, thương mại.

Phần 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:

Việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà tỉnh Nghệ An là một yêu cầu tất yếu và khách quan, đáp ứng lòng mong đợi của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Nghĩa Đàn. Vì mục tiêu phát triển KT-XH tại địa bàn, đồng thời là tiền đề và cơ hội để hai địa phương mới, nhất là thị xã Thái Hoà phát huy vai trò của mình là vùng động lực về phát triển KT-XH tại khu vực cửa ngõ Tây Bắc Nghệ An trong những năm tới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI đã đề ra.

Thị xã Thái Hoà ra đời sẽ là một động lực to lớn thúc đẩy quá trình đô thị hoá với các hoạt động bên trong của một hạt nhân đô thị mới của khu vực Tây Bắc Nghệ An; thị xã sẽ ưu tiên tập trung quy hoạch các khu chức năng đô thị cũng như các cụm Công nghiệp, phát triển các tuyến giao thông quan trọng hiện có, tiếp tục phát triển các cụm công nghiệp mới gắn chặt với sự phát triển chung của địa phương - và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng sẽ góp phần làm cho thị xã Thái Hoà phát triển mạnh hơn về nhiều mặt - là một đô thị hoàn chỉnh - đồng bộ, góp phần cải thiện môi trường nhà ở và nâng cao chất lượng - điều kiện sống đô thị cho dân cư trong khu vực; nó có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các địa phương khác trong khu vực Tây Bắc Nghệ An.

Huyện Nghĩa Đàn còn lại với các cơ sở vật chất hiện có đã được Nhà nước đầu tư qua nhiều năm trước, nhất là các công trình phục vụ dân sinh tại đây như: hệ thống thuỷ lợi Sông Sào kết hợp với các hệ thống thuỷ lợi nhỏ và rất nhiều hồ đập lớn nhỏ khác, vừa đảm bảo đủ lượng nước tưới tiêu cho cả vùng cây công nghiệp rộng lớn, cây ăn quả, ...; vừa cung cấp một lượng lớn thuỷ sản nước ngọt cho cả địa bàn. Với diện tích tự nhiên khá lớn và lực lượng lao động dồi dào, huyện Nghĩa Đàn có tiềm năng về phát triển cây công nghiệp kết hợp phát triển kinh tế rừng; có khu Công nghiệp Phủ Quỳ (140ha) tương lai sẽ thu hút đầu tư đa dạng các ngành nghề sản xuất, chế biến có lợi thế - đồng thời, sự hình thành các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông - công nghiệp, sẽ giúp cho bộ mặt vùng nông thôn mới phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An thêm khởi sắc.

Như vậy, căn cứ vào các chỉ tiêu phân loại đô thị của Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; Thông tư liên tịch số 02/2002/TTLT - BXD - TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ XD, Ban TCCBCP (nay là Bộ Nội Vụ) hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị; thì huyện Nghĩa Đàn hội tụ đầy đủ các yếu tố để được điều chỉnh địa giới hành chính - thành lập thị xã Thái Hoà và huyện mới Nghĩa Đàn.

II. KIẾN NGHỊ:

Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Nghành liên quan có chính sách ưu đãi về vốn đầu tư từ các nguồn của TW và các dự án tài trợ khác cho thị xã Thái Hoà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo mục tiêu phát triển tương xứng với vai trò vị trí trung tâm Chính trị KT - VH - XH của khu vực Tây Bắc Nghệ An.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An kính trình các cấp có thẩm quyền quan tâm xem xét, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà tỉnh Nghệ An trong thời gian sớm nhất./.

 

PHỤ LỤC 1

HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA THỊ XÃ THÁI HOÀ

a) Trụ sở làm việc:

TT

Nội dung

Số lượng

Cấp công trình

Diện tích (m2)

Thời gian sử dụng (năm)

Nhận xét về chất lượng sử dụng

Kiên cố

Bán kiên cố

1

Huyện Uỷ

01

X

X

1.500

>15

Chất lượng sử dụng 80%

2

UBND huyện

01

X

 

1.500

5

Tốt

3

Thị trấn Thái Hoà

01

X

 

700

5

Tốt

4

Xã Nghĩa Quang

01

X

 

700

>15

Chất lượng sử dụng 80%

5

Xã Nghĩa Hoà

01

X

 

500

>20

Xuống cấp

6

Xã Nghĩa Mỹ

02

X

X

700

2

Tốt

7

Xã Nghĩa Tiến

01

 

X

500

>20

Xuống cấp

8

Xã Tây Hiếu

01

X

 

800

1

Tốt

9

Xã Đông Hiếu

02

X

X

800

2

Tốt

10

Xã Nghĩa Thuận

01

X

 

700

2

Tốt

b) Giao thông:

TT

Nội dung

Số lượng (km)

Phân loại cấp đường

Nhận xét hiện trạng

Nhựa

Bê tông

Cấp phối

1

Quốc lộ 48 đoạn qua thị xã (Ngh. Thuận - Ngh.Tiến)

21

cấp III

 

 

Hiện đang có dự án nâng cấp của Bộ GTVT

2

Đường HCM (Ngh. Mỹ-Đ.Hiếu)

8,3

cấp II

 

 

Tốt

3

Quốc lộ 15A (Thái Hoà - Ng.Quang 2

06

Cấp IV-MN

 

 

Xuống cấp, chưa XD cầu Khe Tọ

4

Tỉnh lộ 545 (Ng. Quang - Tây Hiếu)

07

Cấp IV-MN

 

 

Một số đoạn xuống cấp.

5

Đường trục chính đô thị VG-KS

13,8

Cấp IV-MN

 

 

Đang xây dựng

6

Các tuyến đường nhựa do huyện quản lý

16,5

Cấp IV-MN

 

 

Tốt

7

Đường cấp phối các loại do huyện quản lý.

30

 

 

Rải sỏi, đá dăm

Xuống cấp

8

Đường bê tông ở 16 xã, phường

70

 

X

 

Chất lượng sử dụng 70%.

c) Số lượng các Trường học:

TT

Nội dung

Số lượng

Chất lượng GD

Cơ sở vật chất

 

I- Các trường Phổ thông

32

 

 

1

Trường THPT (01 Dân lập)

04

Tốt

Đảm bảo

2

Trường THCS

09

Tốt

Đảm bảo

3

Trường Tiểu học

11

Tốt

Đảm bảo

4

Trường Mầm non

08

Tốt

Đảm bảo

 

II- Các trường dạy nghề

03

 

 

1

Trường trung cấp Nông-Công nghiệp và dạy nghề Phủ Quỳ

01

Tốt

Đang nâng cấp

2

Trung tâm GDTX

01

Khá

Đảm bảo

3

Trung tâm Chính trị

01

Tốt

Đảm bảo

d) Bệnh viện, trạm xá:

TT

Nội dung

Số lượng

Chất lượng phục vụ

Cơ sở vật chất

1

Bệnh viện huyện

01

Tốt

Đảm bảo

2

Trung tâm y tế dự phòng

01

Tốt

Mới thành lập

3

Trạm xá các xã

08

Tốt

Đảm bảo

4

Hiệu thuốc huyện Nghĩa Đàn

01

Tốt

Đảm bảo

 

PHỤ LỤC 2

QUY MÔ DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN, DÂN SỐ CỦA 6 XÃ NGOẠI THỊ THUỘC THỊ XÃ THÁI HOÀ

1. Xã Nghĩa Hoà (còn lại 6 xóm dân cư):

- Diện tích tự nhiên 1.194,93 ha, dân số 2.332 người. Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Mỹ và xã Đông Hiếu; phía Tây giáp xã Nghĩa Tiến, xã Tây Hiếu, phường Hưng Tiến và xã Nghĩa An huyện Nghĩa Đàn; phía Nam giáp xã Nghĩa Long và xã Nghĩa Khánh huyện Nghĩa Đàn; phía Bắc giáp phường Long Sơn;

- Trụ sở HĐND&UBND: dự kiến xây dựng trụ sở mới ở xóm 1 Đại Châu (sân lễ hội Làng Vạc cũ trước đây).

2. Xã Tây Hiếu (còn lại 7 xóm dân cư):

- Diện tích tự nhiên 1.930,69 ha, dân số 2.780 người. Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Hoà; phía Tây giáp xã Nghĩa Đức huyện Nghĩa Đàn; phía Nam giáp xã Nghĩa An huyện Nghĩa Đàn; phía Bắc giáp phường Hưng Tiến, xã Nghĩa Tiến và xã Nghĩa Hiếu huyện Nghĩa Đàn;

- Trụ sở HĐND&UBND: dự kiến xây dựng trụ sở mới ở xóm Phú Mỹ.

3. Xã Nghĩa Tiến (9 xóm dân cư):

- Diện tích tự nhiên 1.066,57 ha, dân số 3.549 nhân khẩu. Địa giới hành chính: phía Đông giáp phường Long Sơn, xã Nghĩa Hoà; phía Tây giáp xã Nghĩa Tân, Nghĩa Hiếu huyện Nghĩa Đàn; phía Nam giáp phường Hưng Tiến, xã Tây Hiếu; phía Bắc giáp phường Quang Tiến và xã Nghĩa Thắng huyện Nghĩa Đàn;

- Trụ sở HĐND&UBND: dự kiến vẫn giữ nguyên trụ sở ở xóm 6 để nâng cấp, mở rộng thêm.

4. Xã Nghĩa Mỹ (14 xóm dân cư):

- Diện tích tự nhiên 1.209,13 ha, dân số 5.157 người. Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Thuận và xã Nghĩa Hội huyện Nghĩa Đàn; phía Tây giáp phường Long Sơn, xã Nghĩa Hoà; phía Nam giáp xã Đông Hiếu; phía Bắc giáp xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Đàn;

- Trụ sở HĐND&UBND: dự kiến giữ nguyên trụ sở cũ hiện nay, xem xét nâng cấp, mở rộng thêm.

5. Xã Nghĩa Thuận (20 xóm dân cư):

- Diện tích tự nhiên 3.094,13 ha, dân số 10.955 người. Địa giới hành chính: phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu; phía Tây giáp xã Đông Hiếu, Nghĩa Mỹ; phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu và xã Nghĩa Lộc huyện Nghĩa Đàn; phía Bắc giáp xã Nghĩa Hội huyện Nghĩa Đàn;

- Trụ sở HĐND&UBND: dự kiến giữ nguyên trụ sở cũ hiện nay, xem xét nâng cấp, mở rộng thêm.

6. Xã Đông Hiếu (14 xóm dân cư):

- Diện tích tự nhiên 2.088,99 ha, dân số 7.402 người. Địa giới hành chính: phía Đông giáp xã Nghĩa Thuận; phía Tây giáp xã Nghĩa Hoà; phía Nam giáp xã Nghĩa Long và Nghĩa Lộc huyện Nghĩa Đàn; phía Bắc giáp xã Nghĩa Mỹ;

- Trụ sở HĐND&UBND: dự kiến giữ nguyên trụ sở cũ hiện nay, xem xét nâng cấp, mở rộng thêm.

 

PHỤ LỤC 3

HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN

TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số (người)

Ghi chú

1

Thị trấn Thái Hoà

459,23

10.742,0

 

2

Xã Nghĩa Hoà

1.619,63

6.873,0

 

3

Xã Nghĩa Quang

1.392,76

13.214,0

 

4

Xã Nghĩa Thuận

3.094,13

10.955,0

 

5

Xã Nghĩa Mỹ

1.209,13

5.157,0

 

6

Xã Nghĩa Tiến

1.066,57

3.549,0

 

7

Xã Đông Hiếu

2.088,99

7.402,0

 

8

Xã Tây Hiếu

2.583,92

7.268,0

 

9

Xã Nghĩa Long

1.182,96

3.405,0

 

10

Xã Nghĩa Lộc

5.112,79

15.149,0

 

11

Xã Nghĩa An

1.492,64

6.749,0

 

12

Xã Nghĩa Khánh

2.731,01

9.268,0

 

13

Xã Nghĩa Đức

3.555,10

4.895,0

 

14

Xã Nghĩa Thắng

723,35

2.643,0

 

15

Xã Nghĩa Thịnh

890,24

4.209,0

 

16

Xã Nghĩa Hưng

1.733,54

6.435,0

 

17

Xã Nghĩa Hội

3.018,98

8.759,0

 

18

Xã Nghĩa Trung

2.426,04

8.382,0

 

19

Xã Nghĩa Liên

908,07

3.938,0

 

20

Xã Nghĩa Mai

11.823,78

6.823,0

 

21

Xã Nghĩa Yên

3.447,26

5.986,0

 

22

Xã Nghĩa Minh

1.253,00

3.345,0

 

23

Xã Nghĩa Lâm

3.080,23

6.811,0

 

24

Xã Nghĩa Lạc

3.983,50

2.779,0

 

25

Xã Nghĩa Lợi

2.487,22

3.962,0

 

26

Xã Nghĩa Thọ

2.323,38

2.863,0

 

27

Xã Nghĩa Hiếu

1.725,50

2.863,0

 

28

Xã Nghĩa Tân

889,68

2.478,0

 

29

Xã Nghĩa Bình

2.271,00

5.633,0

 

30

Xã Nghĩa Sơn

1.628,44

3.663,0

 

31

Xã Nghĩa Hồng

1.642,42

5.102,0

 

32

Xã Nghĩa Phú

1.423,88

2.692,0

 

 

Lực lượng A

 

1.166,0

 Quân đội, Công An

 

Tổng cộng

75.268,37

195.158,0

 

Số đơn vị hành chính: 32,0

Tổng diện tích tự nhiên: 75.268,37

Trong đó: Đất nông nghiệp: 57.895,66

Đất phi nông nghiệp: 11.513,83

Đất chưa sử dụng: 5.858,88

Tổng dân số hiện có: 195.158,0

 

PHỤ LỤC 4

HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH DỰ KIẾN CHỈNH ĐỂ THÀNH LẬP THỊ XÃ THÁI HOÀ

TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số (người)

Ghi chú

1

Thị trấn Thái Hoà

459,23

10.742,0

 

2

Xã Nghĩa Hoà

1.619,63

6.873,0

 

3

Xã Nghĩa Quang

1.392,76

13.214,0

 

4

Xã Nghĩa Thuận

3.094,13

10.955,0

 

5

Xã Nghĩa Mỹ

1.209,13

5.157,0

 

6

Xã Nghĩa Tiến

1.066,57

3.549,0

 

7

Xã Đông Hiếu

2.088,99

7.402,0

 

8

Xã Tây Hiếu

2.583,92

7.268,0

 

 

Lực lượng A

 

840,0

 Quân đội, Công An

 

Tổng cộng

13.514,36

66.000,0

 

Số đơn vị hành chính: 8,0

Tổng diện tích tự nhiên: 13.514,36

Trong đó: Đất nông nghiệp: 9.872,58

Đất phi nông nghiệp: 3.141,61

Đất chưa sử dụng: 500,17

Tổng dân số hiện có: 66.000,0

 

PHỤ LỤC 5

HIỆN TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SAU CHỈNH HUYỆN NGHĨA ĐÀN CÒN LẠI

TT

Tên xã, thị trấn

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số (người)

Ghi chú

1

Xã Nghĩa Bình

2.271,00

5.633,0

 

2

Xã Nghĩa Trung

2.426,04

8.382,0

 

3

Xã Nghĩa Hội

3.018,98

8.759,0

 

4

Xã Nghĩa Long

1.182,96

3.405,0

 

5

Xã Nghĩa Lộc

5.112,79

15.149,0

 

6

Xã Nghĩa An

1.492,64

6.749,0

 

7

Xã Nghĩa Khánh

2.731,01

9.268,0

 

8

Xã Nghĩa Đức

3.555,10

4.895,0

 

9

Xã Nghĩa Thắng

723,35

2.643,0

 

10

Xã Nghĩa Thịnh

890,24

4.209,0

 

11

Xã Nghĩa Hưng

1.733,54

6.435,0

 

12

Xã Nghĩa Liên

908,07

3.938,0

 

13

Xã Nghĩa Mai

11.823,78

6.823,0

 

14

Xã Nghĩa Yên

3.447,26

5.986,0

 

15

Xã Nghĩa Minh

1.253,00

3.345,0

 

16

Xã Nghĩa Lâm

3.080,23

6.811,0

 

17

Xã Nghĩa Lạc

3.983,50

2.779,0

 

18

Xã Nghĩa Lợi

2.487,22

3.962,0

 

19

Xã Nghĩa Thọ

2.323,38

2.863,0

 

20

Xã Nghĩa Hiếu

1.725,50

2.863,0

 

21

Xã Nghĩa Tân

889,68

2.478,0

 

22

Xã Nghĩa Sơn

1.628,44

3.663,0

 

23

Xã Nghĩa Hồng

1.642,42

5.102,0

 

24

Xã Nghĩa Phú

1.423,88

2.692,0

 

 

Lực lượng A

 

326,0

 Quân đội, Công An

 

Tổng cộng

61.754,01

129.158,00

 

Số đơn vị hành chính: 24,0

Tổng diện tích tự nhiên: 61.754,01

Trong đó: Đất nông nghiệp: 48.023,08

Đất phi nông nghiệp: 8.372,22

Đất chưa sử dụng: 5.358,71

Tổng dân số hiện có: 129.158,0

 

PHỤ LỤC 6

CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SAU CHỈNH THỊ TRẤN THÁI HOÀ

TT

Đơn vị

Diện tích tự nhiên (ha)

Dân số (người)

Ghi chú

1

Phường Quang Phong (5 xóm)

623,66

3.921,0

 

2

Phường Hoà Hiếu (12 khối)

459,23

10.742,0

 

3

Phường Quang Tiến (12 xóm)

769,10

9.293,0

 

4

Phường Long Sơn (10 xóm)

424,70

4.541,0

 

5

Phường Hưng Tiến (13 xóm)

653,23

4.488,0

 

6

Xã Nghĩa Hoà (6 xóm)

1.194,93

2.332,0

 

7

Xã Tây Hiếu (7 xóm)

1.930,69

2.780

 

8

Xã Nghĩa Tiến (9 xóm)

1.066,57

3.549,0

 

9

Xã Nghĩa Mỹ

1.209,13

5.157,0

 

10

Xã Nghĩa Thuận

3.094,13

10.955,0

 

11

Xã Đông Hiếu

2.088,99

7.402,0

 

 

Lực lượng A

 

840,0

Quân đội, Công an

 

Tổng cộng

13.514,36

66.000,0

 

Số đơn vị hành chính: 11,0

Tổng diện tích tự nhiên: 13.514,36

Trong đó: Đất nông nghiệp: 9.872,58

Đất phi nông nghiệp: 3.141,61

Đất chưa sử dụng: 500,17

Tổng dân số hiện có: 66.000,0

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2946/QĐ-UBND.CN năm 2007 phê duyệt Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lâp thị xã Thái Hoà; thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hoà tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành

  • Số hiệu: 2946/QĐ-UBND.CN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/08/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Văn Hành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản