Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2945/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ MỨC HỖ TRỢ HỌC NGHỀ VÀ NGOẠI NGỮ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số: 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng nguồn vốn sự nghiệp thực hiện một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015;

Xét đề nghị của Liên ngành: Tài chính - Lao động Thương Binh và Xã hội tại Tờ trình số 2026/LN/STC-SLĐTBXH ngày 18/8/2014 về việc quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định đối tượng, mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ với các nội dung chính sau:

1. Đối tượng: Là người lao động có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Thanh Hóa (trừ lao động 7 huyện nghèo) thuộc các đối tượng sau:

a) Lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động thuộc hộ nghèo;

b) Lao động thuộc hộ cận nghèo;

c) Lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất bồi thường;

d) Lao động tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với nước tiếp nhận lao động hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.

2. Mức chi phí đào tạo nghề

Quy định mức chi phí đào tạo nghề ngắn hạn (không quá 12 tháng/khóa học) cho từng nhóm nghề như sau:

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nhóm nghề đào tạo

Chi phí đào tạo

Ghi chú

1

Nhóm 1

3.500.000

 

2

Nhóm 2

2.500.000

 

3

Nhóm 3

2.000.000

 

(Chi tiết từng nhóm nghề có phụ biểu chi tiết kèm theo)

3. Nội dung và mức hỗ trợ

3.1. Đối với đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1

a) Mức hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn

Mức hỗ trợ tối đa cho từng nghề theo nhóm nghề như sau:

- Nhóm 1: Mức hỗ trợ: 3.000.000đ/ học viên/ khóa

- Nhóm 2: Mức hỗ trợ: 2.500.000đ/ học viên/ khóa

- Nhóm 3: Mức hỗ trợ: 2.000.000đ/ học viên/ khóa

(Chi tiết có phụ lục 1 kèm theo)

b) Mức hỗ trợ học ngoại ngữ:

Mức hỗ trợ tối đa cho các khóa đào tạo theo từng thứ tiếng và thời gian đào tạo như sau:

- Tiếng Anh: 2.650.000đ/ học viên/ khóa (300 giờ)

- Tiếng Trung: 2.650.000đ/ học viên/ khóa (300 giờ)

- Tiếng Nhật: 3.000.000đ/ học viên/ khóa (250 giờ)

- Tiếng Hàn: 3.000.000đ/ học viên/ khóa (350 giờ)

- Các tiếng khác: 2.500.000đ/ học viên/ khóa (300 giờ)

(Chi tiết có phụ lục 2 kèm theo)

c) Các nội dung hỗ trợ khác: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

d) Mức hỗ trợ đối với người lao động theo quy định tại điểm a và điểm b nêu trên không vượt quá mức chi phí đào tạo thực tế phát sinh. Trường hợp mức chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa nêu trên, các cơ sở dạy nghề chủ động xây dựng phương án huy động thêm nguồn kinh phí từ học phí do người học đóng góp và nguồn huy động khác để đảm bảo chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.

3.2. Mức hỗ trợ tối đa đối với đối tượng tại điểm b, khoản 1 bằng 70% mức hỗ trợ cho đối tượng tại điểm a, khoản 1.

3.3. Mức hỗ trợ đối với đối tượng tại điểm c, khoản 1: Thực hiện theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

3.4. Mức hỗ trợ đối với đối tượng tại điểm d, mục 1: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

4. Nguồn kinh phí:

Kinh phí Trung ương đảm bảo, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề hàng năm.

Điều 2. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục và thanh quyết toán kinh phí đào tạo và hỗ trợ học nghề theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTC.

CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

PHỤ BIỂU

CHI TIẾT CÁC NHÓM NGHỀ VÀ CHI PHÍ ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số: 2945/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Đơn vị tính: Đồng

TT

Nhóm nghề

Chi phí đào tạo

 

Nhóm I

 

1

Hàn

3.500.000

2

Cắt gọt kim loại

3.500.000

3

Cơ khí, sửa chữa (động lực, máy nông nghiệp)

3.500.000

4

Điện tàu thủy

3.500.000

5

Vận hành máy thi công công trình

3.500.000

6

Vận hành sửa chữa máy nông nghiệp

3.500.000

7

Vận hành sửa chữa bơm điện

3.500.000

8

Vận hành máy tàu cá

3.500.000

9

Điều khiển tàu cá

3.500.000

 

Nhóm II

 

1

May công nghiệp

2.500.000

2

Điện dân dụng

2.500.000

3

Điện công nghiệp

2.500.000

4

Nề (xây dựng) - hoàn thiện

2.500.000

5

Cốt pha - giàn giáo

2.500.000

6

Cốt thép - Hàn

2.500.000

7

Mộc dân dụng

2.500.000

8

Mộc kỹ nghệ

2.500.000

9

Sản xuất đồ nhựa

2.500.000

10

Sản xuất đồ cao su

2.500.000

11

Kỹ thuật chế biến món ăn

2.500.000

12

Pha chế đồ uống

2.500.000

13

Lái xe ô tô

2.500.000

 

Nhóm III

 

1

Chế biến thủy sản

2.000.000

2

Chế biến thực phẩm

2.000.000

3

Chế biến gỗ

2.000.000

4

Chế biến rau quả

2.000.000

5

Thêu ren kỹ thuật

2.000.000

6

Dệt tiểu thủ công nghiệp

2.000.000

7

Chăm sóc người bệnh, người già

2.000.000

8

Nuôi trồng thủy sản

2.000.000

9

Dịch vụ nhà hàng, khách sạn

2.000.000

10

Giúp việc gia đình

2.000.000

11

Khai thác, đánh bắt hải sản

2.000.000

12

Các nghề khác theo nhu cầu.

2.000.000

 

PHỤ LỤC I

MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ
(Kèm theo Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Nghề đào tạo

Mức NSNN hỗ trợ tối đa (đồng/khóa học)

LĐ là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách NCC với CM; người dân tộc thiểu số; hộ nghèo

Lao động thuộc hộ cận nghèo

 

Nhóm I

 

 

1

Hàn

3.000.000

2.100.000

2

Cắt gọt kim loại

3.000.000

2.100.000

3

Cơ khí, sửa chữa (động lực, máy nông nghiệp)

3.000.000

2.100.000

4

Điện tàu thủy

3.000.000

2.100.000

5

Vận hành máy thi công công trình

3.000.000

2.100.000

6

Vận hành sửa chữa máy nông nghiệp

3.000.000

2.100.000

7

Vận hành sửa chữa bơm điện

3.000.000

2.100.000

8

Vận hành máy tàu cá

3.000.000

2.100.000

9

Điều khiển tàu cá

3.000.000

2.100.000

 

Nhóm II

 

 

1

May công nghiệp

2.500.000

1.750.000

2

Điện dân dụng

2.500.000

1.750.000

3

Điện công nghiệp

2.500.000

1.750.000

4

Nề (xây dựng)- hoàn thiện

2.500.000

1.750.000

5

Cốt pha - giàn giáo

2.500.000

1.750.000

6

Cốt thép - Hàn

2.500.000

1.750.000

7

Mộc dân dụng

2.500.000

1.750.000

8

Mộc kỹ nghệ

2.500.000

1.750.000

9

Sản xuất đồ nhựa

2.500.000

1.750.000

10

Sản xuất đồ cao su

2.500.000

1.750.000

11

Kỹ thuật chế biến món ăn

2.500.000

1.750.000

12

Pha chế đồ uống

2.500.000

1.750.000

13

Lái xe ô tô

2.500.000

1.750.000

 

Nhóm III

 

 

1

Chế biến thủy sản

2.000.000

1.400.000

2

Chế biến thực phẩm

2.000.000

1.400.000

3

Chế biến gỗ

2.000.000

1.400.000

4

Chế biến rau quả

2.000.000

1.400.000

5

Thêu ren kỹ thuật

2.000.000

1.400.000

6

Dệt tiểu thủ công nghiệp

2.000.000

1.400.000

7

Chăm sóc người bệnh, người già

2.000.000

1.400.000

8

Nuôi trồng thủy sản

2.000.000

1.400.000

9

Dịch vụ nhà hàng, khách sạn

2.000.000

1.400.000

10

Giúp việc gia đình

2.000.000

1.400.000

11

Khai thác, đánh bắt hải sản

2.000.000

1.400.000

12

Các nghề khác theo nhu cầu.

2.000.000

1.400.000

 

PHỤ LỤC 2

MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC NGOẠI NGỮ
(Kèm theo Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Ngôn ngữ

Mức NSNN hỗ trợ tối đa (đồng/khóa học)

LĐ là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách NCC với CM; người dân tộc thiểu số; thuộc hộ nghèo

Lao động thuộc hộ cận nghèo

1

Tiếng Anh

2.650.000

1.855.000

2

Tiếng Trung

2.650.000

1.855.000

3

Tiếng Nhật

3.000.000

2.100.000

4

Tiếng Hàn

3.000.000

2.100.000

5

Các tiếng khác

2.500.000

1.750.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2014 Quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ học nghề và ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 2945/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/09/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Trịnh Văn Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/09/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản