- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 31/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 10 năm 2012 |
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC MÔN NGOẠI NGỮ GIAI ĐOẠN 2012-2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012- 2016 định hướng đến 2020” với các nội dung sau:
Triển khai dạy và học ngoại ngữ từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông (THPT) và ở các lớp bổ túc trung học phổ thông; kết hợp nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, nâng cao trình độ ngôn ngữ và năng lực thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người học, đặc biệt là đối với học sinh các trường phổ thông và trường THPT chuyên theo khung chuẩn năng lực ngôn ngữ Châu Âu, đảm bảo đến năm 2020 đa số học sinh tốt nghiệp lớp 12 có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, tiếp tục học tập lên cao đẳng - đại học hoặc phục vụ việc làm, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
a) Đến năm học 2015 - 2016 các cấp học đạt chỉ tiêu sau:
- Tiểu học: 100 % học sinh lớp 3 học chương trình thí điểm tiếng Anh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (4 tiết /tuần), các lớp 1 và lớp 2 tiếp tục dạy tiếng Anh theo chương trình riêng của Sở Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có điều kiện.
Kết thúc cấp tiểu học, học sinh đạt trình độ tương đương cấp độ A1 của Khung tham chiếu chung châu Âu về ngôn ngữ, chia thành 3 giai đoạn:
+ Hết lớp 3, học sinh đạt trình độ A1.1
+ Hết lớp 4, học sinh đạt trình độ A1.2
+ Hết lớp 5, học sinh đạt trình độ A1.3
- Trung học cơ sở: 60% học sinh lớp 6 học chương trình thí điểm tiếng Anh mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (4 tiết/tuần).
Kết thúc cấp THCS, học sinh đạt trình độ tương đương cấp độ A2 của Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ, chia thành 4 giai đoạn:
+ Hết lớp 6, học sinh đạt trình độ A2.1
+ Hết lớp 7, học sinh đạt trình độ A2.2
+ Hết lớp 8, học sinh đạt trình độ A2.3
+ Hết lớp 9, học sinh đạt trình độ A2.4
- Trung học phổ thông: 10% học sinh lớp 10 học chương trình thí điểm tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kết thúc cấp THPT, học sinh đạt trình độ tương đương cấp độ B1 của Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ, chia thành 3 giai đoạn:
+ Hết lớp 10, học sinh đạt trình độ B1.1
+ Hết lớp 11, học sinh đạt trình độ B1.2
+ Hết lớp 12, học sinh đạt trình độ B1.3
- Bổ túc Trung học phổ thông: từng bước thực hiện chương trình mới theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tạo sự chuyển biến chất lượng dạy học ngoại ngữ bao gồm cả các chương trình song ngữ và ngoại ngữ ở Tiểu học, THCS, THPT BTCS và BTTH, phấn đấu đến 2016 có 75 - 80% số học sinh đạt điểm trung bình môn ngoại ngữ cả năm và thi tốt nghiệp THPT, BT.THPT từ 5 điểm trở lên, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm 30 %.
- 100% các trường có đủ giáo viên ngoại ngữ đảm bảo chất lượng chuyên môn dạy học, giáo viên đạt trình độ chuẩn tối thiểu theo khung chuẩn Châu Âu được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; biết và thực hiện tốt yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; có trình độ tin học, ý thức khả năng tự học, tự bồi dưỡng.
Đào tạo đội ngũ giáo viên nòng cốt cho các trường phổ thông; đội ngũ giáo viên dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học bằng ngoại ngữ cho trường chuyên và một số trường THPT trọng điểm khác. 50 % lãnh đạo và chuyên viên của Sở, phòng giáo dục và đào tạo, cán bộ quản lý các nhà trường có kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ khác. 100 % trường có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học ngoại ngữ theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Định hướng 2016-2020
- Tiếp tục thực hiện chương trình dạy ngoại ngữ 10 năm từ tiểu học, chương trình dạy ngoại ngữ 2 cho tất cả các học sinh phổ thông Khá, Giỏi sau tiểu học và THCS.
- Triển khai chương trình dạy ngoại ngữ 1 như môn học chính ở bổ túc cơ sở, bổ túc trung học, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp chuyên nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo Đề án; chương trình song ngữ tiếng Anh tại một số trường tiểu học chất lượng cao của thành phố Huế, chương trình dạy một số môn khoa học bằng ngoại ngữ ở các trường THPT Chuyên Quốc Học và trường THPT có chất lượng tốt, chương trình chuyên ngữ tiếng Nhật tại THPT chuyên Quốc Học.
1. Tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật và nâng cao các kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên ngoại ngữ; kết hợp chuẩn hóa và nâng cao năng lực thực tế về ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
2. Bố trí đủ và có chất lượng đội ngũ giáo viên để thực hiện dạy học ngoại ngữ từ lớp 3.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ngoại ngữ trong giai đoạn mới.
4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi cấp tỉnh, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng trong dạy học các môn ngoại ngữ.
5. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình song ngữ, chuyên ngữ hiện có; phấn đấu từ năm học 2014-2015 hình thành thí điểm lớp 10 chuyên ngữ tiếng Nhật tại THPT chuyên Quốc Học.
6. Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ 1 bắt buộc, duy trì và từng bước phát triển hệ thống các lớp ngoại ngữ 2 từ lớp 6 đến lớp 12 với các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nhật áp dụng đối với tất cả các học sinh học lực khá/giỏi trở lên, đặc biệt đối với học sinh các trường có chất lượng tốt với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo khung năng lực ngôn ngữ Châu Âu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh về nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, Sở Giáo dục và Đào tạo cơ quan thường trực ban chỉ đạo.
2. Đẩy mạnh xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:
Tổ chức rà soát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ. Bố trí đủ giáo viên ngoại ngữ cho toàn ngành; có chương trình và phương thức bồi dưỡng thích hợp theo nguyên tắc kết hợp vừa bồi dưỡng tập trung vừa phát huy tự học, tự bồi dưỡng; vừa bồi dưỡng đạt chuẩn, vừa bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn; vừa bồi dưỡng duy trì, nâng cao chuẩn. Đối với các giáo viên dưới chuẩn, tiến hành đào tạo lại tại các trường đại học và các cơ sở đào tạo ngoại ngữ khác; các giáo viên khác định kỳ phải tham gia các chương trình/khóa bồi dưỡng cập nhật, nâng cao. Kết thúc các khóa bồi dưỡng tổ chức đánh giá kết quả.
- Tuyển dụng giáo viên dạy ngoại ngữ: theo Kế hoạch tuyển dụng hàng năm.
Trong đó bậc tiểu học bổ sung 40 giáo viên năm học 2013-2014, 60 giáo viên năm học 2014-2015.
Bậc trung học cơ sở năm học 2012-2013 bổ sung 55 giáo viên, năm học 2013- 2014 bổ sung 25 giáo viên, năm học 2014-2015 bổ sung 20 giáo viên và 2015-2016, 18 giáo viên.
Bậc trung học phổ thông năm học 2012-2013 bổ sung 20 giáo viên, năm học 2013-2014 bổ sung 15 giáo viên.
- Phương thức bồi dưỡng giáo viên:
+ Bồi dưỡng đạt chuẩn: (theo khung chuẩn Châu Âu): Liên kết với trường đại học-cao đẳng, các đơn vị đào tạo có năng lực và tư cách pháp nhân để bồi dưỡng nâng chuẩn giáo viên.
+ Bồi dưỡng duy trì chuẩn: Bên cạnh các lớp đào tạo chuyên đề do Sở và Phòng giáo dục tổ chức, giáo viên phải tự bồi dưỡng thường xuyên để không bị hạ chuẩn về trình độ năng lực ngôn ngữ.
+ Bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn: Triển khai tốt các chương trình, nội dung bồi dưỡng của Bộ, phối hợp với Hội đồng Anh, Tổ chức Cheers for VietNam và các tổ chức khác để tổ chức các khóa tập huấn về phương pháp. Nhân rộng các khóa học tại Singapore thông qua tập huấn giáo viên. Đăng ký và bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua các khóa học online, đào tạo từ xa. Giới thiệu các trang web của Hội đồng Anh để giáo viên và học sinh sử dụng:www.teachingenglish.edu.vn, http://premierskills.britishcouncil.org/teachers, http://www.learnenglishkids.org.uk/
+ Bồi dưỡng giáo viên nòng cốt: tranh thủ sự hợp tác quốc tế, chọn cử một số giáo viên đi đào tạo ở nước ngoài.
- Tăng cường mời các giáo viên ngoại ngữ là người nước ngoài của các tổ chức quốc tế đến trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên và giảng dạy ở các lớp chuyên ngoại ngữ tại THPT chuyên Quốc học.
- Đổi mới phương thức tuyển dụng giáo viên: kết hợp xem kết quả đào tạo tại hồ sơ với phỏng vấn, khảo sát năng lực ngôn ngữ thực tế.
- Quan tâm thúc đẩy việc tự học nâng cao trình độ của giáo viên: trên cơ sở kết quả phân loại chuyên môn từng cá nhân, tổ chức cho giáo viên tự xây dựng kế hoạch, đăng ký mức độ và thời gian hoàn thành kế hoạch nâng cao năng lực chuyên môn. Căn cứ theo kế hoạch, Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với nhà trường kiểm tra đánh giá ghi nhận mức độ tiến bộ của từng giáo viên theo chu kỳ thanh tra, làm hồ sơ xếp loại giáo viên và áp dụng các hình thức khen thưởng và kỷ luật phù hợp, tạo động lực kích thích sự tiến bộ của cá nhân.
3. Thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ:
- Tăng cường bồi dưỡng phương pháp và thói quen tự học cho học sinh; hình thành năng lực tư duy độc lập, năng lực hợp tác trong học tập.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng công tác sử dụng thiết bị-phần mềm dạy học ngoại ngữ; tổ chức để giáo viên thường xuyên sử dụng các thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh... trong tổ chức dạy học.
- Khuyến khích mở rộng thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ: các cấp quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh cần khuyến khích và tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ trong giờ học cũng như bên ngoài lớp học. Tạo các cơ hội cho học sinh được giao tiếp với các giáo viên, chuyên gia người nước ngoài.
- Tăng cường khai thác các chương trình truyền hình, phát thanh, các phần mềm phục vụ dạy và học ngoại ngữ.
- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá: Xây dựng các ngân hàng để phục vụ cho công tác kiểm tra và thi tuyển sinh cũng như phục vụ cho việc tự đánh giá của người học. Đổi mới phương thức thi tuyển đối với môn ngoại ngữ.
- Tiếp tục mở rộng số lượng các trường dạy chương trình tiếng Anh mới cho học sinh tiểu học; triển khai dạy thí điểm chương trình mới cho học sinh lớp 6 năm học 2012 - 2013 và học sinh lớp 10 năm 2015 -2016.
- Nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các lớp chuyên ngữ, song ngữ: Trên cơ sở duy trì các song ngữ tiếng Pháp hiện có, hình thành các lớp Tiểu học song ngữ tiếng Anh.
Đối với các lớp song ngữ, bên cạnh môn chuyên ngữ ngoại ngữ 1, tổ chức dạy thêm môn ngoại ngữ 2 (bậc 2). Tăng cường tổ chức dạy một số môn khoa học Toán, Lý, Hóa, Sinh bằng ngoại ngữ ở trường THPT chuyên Quốc Học và sau đó là các trường có chất lượng tốt như THPT Nguyễn Huệ và Hai Bà Trưng...
4. Tăng cường công tác quản lý đối với tổ chức dạy và học ngoại ngữ:
- Xây dựng quy chế quản lí chuyên môn cho môn ngoại ngữ; hình thành đội ngũ giáo viên nòng cốt để hỗ trợ Sở và ban giám hiệu các trường trong theo dõi chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra hoạt động chuyên môn ở cơ sở và hỗ trợ giáo viên mới, giáo viên gặp khó khăn về chuyên môn.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn tại trường, cụm trường, phòng giáo dục và Sở GD-ĐT; kiện toàn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn ở cơ sở; tổ chức tốt, có chất lượng các đợt thi giáo viên giỏi môn ngoại ngữ ở các cấp (trường, phòng, tỉnh).
- Phát huy vai trò của Hội đồng bộ môn ngoại ngữ ở cấp sở, cấp phòng GD-ĐT trong việc tham mưu chỉ đạo hướng dẫn các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng dạy học. Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng bộ môn và công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về dạy học ngoại ngữ của các cấp quản lý giáo dục.
- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý dạy học ngoại ngữ cho cán bộ quản lý cấp Sở, phòng GD và trường; kết hợp kiểm tra văn bằng- chứng chỉ với năng lực thực tế về giao tiếp ngoại ngữ khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
- Tổ chức quản lý tốt các Trung tâm ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục không chính quy trên địa bàn đảm bảo theo yêu cầu Quyết định số 30/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2008 và Quyết định số 31/QĐ-BGDĐT ngày 4/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Thực hiện chính sách khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ:
- Khuyến khích phát triển các câu lạc bộ ngoại ngữ trong học sinh, giáo viên.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên ngoại ngữ đi học tập nâng cao năng lực chuyên môn ở trong nước hoặc nước ngoài.
- Có chính sách mời các chuyên gia là người nước ngoài tổ chức tập huấn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và trực tiếp đứng lớp tại các lớp đào tạo chuyên tại trường THPT Chuyên Quốc học.
- Có chính sách xã hội hóa để đảm bảo nguồn thu trang trải cho việc tổ chức dạy học tăng tiết.
- Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích, thu hút các công dân Việt Nam giỏi ngoại ngữ, các giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài, các giáo viên bản ngữ, các giáo viên ngoại ngữ do các tổ chức tình nguyện của các nước nói tiếng Anh, Pháp, Nhật tham gia dạy học ngoại ngữ ở các lớp chuyên ngữ, song ngữ và chất lượng cao.
6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ phù hợp cho các cơ sở giáo dục theo lộ trình triển khai Đề án Chính phủ trên cơ sở tận dụng các điều kiện hiện có, bảo đảm đến 2015 có 160 trường (THPT: 35, THCS: 61, Tiểu học: 64) có phòng học tiếng nước ngoài, tủ sách ngoại ngữ và có đầy đủ các thiết bị tối thiểu và các tài liệu tham khảo chủ yếu.
- Xây dựng trung tâm tư liệu đa phương tiện dành cho các môn ngoại ngữ tại Sở GD-ĐT để bồi dưỡng giáo viên, cập nhật thông tin chuyên môn phục vụ yêu cầu tham khảo, trao đổi tại chỗ và thông qua mạng Internet của giáo viên, học sinh; xây dựng, tổ chức vận hành, khai thác các ngân hàng câu hỏi phục vụ tự học của học sinh, giáo viên; tìm kiếm giới thiệu các nguồn cấp học bổng, tư vấn tuyển sinh đại học cao đẳng, du học cho học sinh, giáo viên.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức nước ngoài hợp tác, đầu tư phát triển dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh.
- Cử giáo viên ngoại ngữ các trường phổ thông tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hoặc dài hạn ở nước ngoài.
- Tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các trường xây dựng, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác với các tổ chức, trường học, trung tâm ngoại ngữ ở các quốc gia có bản ngữ hoặc ngôn ngữ phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở đơn vị; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên, học sinh với nước ngoài.
- Đẩy mạnh việc tìm kiếm các chương trình/nguồn học bổng về ngoại ngữ và du học nước ngoài v.v...tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho học sinh và giáo viên.
1. Tổng kinh phí để thực hiện: 50.077.620.000 đồng
a) Kinh phí thực hiện được cân đối từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
b) Các nguồn vốn tài trợ, viện trợ và huy động hợp pháp khác.
2. Nội dung chi:
- Chi đào tạo bồi dưỡng: 5.920.560.000 đồng
Trên cơ sở kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng Tiếng Anh, kinh phí được cân đối theo nguyên tắc sau:
+ Giáo viên được bồi dưỡng 2 cấp độ để đạt chuẩn.
+ Giáo viên đạt chuẩn được tham gia đào tạo nâng chuẩn (tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn trong nước và nước ngoài).
- Chi mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết dạy học tối thiểu và thiết bị dùng chung phục vụ việc dạy -học ngoại ngữ: 44.157.060.000 đồng.
3. Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kinh phí cụ thể và làm việc thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính bố trí lồng ghép từ nhiều nguồn kinh phí để thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế cụ thể hóa nội dung kế hoạch thành các chương trình, kế hoạch thực hiện chi tiết để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm trước ngày 10/12; báo cáo tổng kết giai đoạn trước ngày 30/7/2016.
- Phối hợp với Sở Nội vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về định mức biên chế giáo viên ngoại ngữ; các cơ chế, chính sách, tiêu chí tuyển dụng, sử dụng, quản lý việc dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn triển khai việc bố trí, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lí, công chức, viên chức ngành giáo dục.
- Trong quá trình triển khai Đề án giai đoạn 1 (2012-2016), Sở Giáo dục và Đào tạo cần sớm tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2 (2016-2020) để đến lúc tổng kết giai đoạn 1, kịp thời triển khai giai đoạn 2 đảm bảo tính liên tục, đúng lộ trình và mục tiêu Đề án đề ra.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các kế hoạch triển khai hoạt động và đầu tư thực hiện kế hoạch theo hàng năm và giai đoạn để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, trình UBND tỉnh theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, xây dựng các kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia...và bố trí lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, cơ quan liên quan phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi kinh phí thực hiện Kế hoạch theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, hướng dẫn, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng định mức biên chế, thu hút giáo viên dạy ngoại ngữ giỏi, đảm bảo đủ điều kiện nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tăng cường hợp tác quốc tế, tìm kiếm các chương trình, dự án, đối tác, nguồn giáo viên tình nguyện quốc tế nhằm tăng cường yếu tố ngôn ngữ nước ngoài - bản xứ cho việc xây dựng các điều kiện, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò vị trí của ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay đối với phát triển kinh tế xã hội, các chương trình đổi mới công tác giáo dục, đào tạo ngoại ngữ trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu mới; tạo môi trường văn hóa, điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy và học ngoại ngữ.
7. Ủy ban nhân dân thành phố Huế, thị xã và các huyện
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, hàng năm báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 5/12 và báo cáo tổng kết giai đoạn trước ngày 30/6/2016.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ngành và cơ quan liên quan để chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của tỉnh về triển khai thực hiện Đề án.
Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên quan đến công tác quản lí dạy học, đào tạo ngoại ngữ trong cơ sở mình, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch đã đặt ra. Tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ trong thẩm quyền theo Kế hoạch./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2245/QĐ-UBND năm 2013 phân bổ kinh phí thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020"
- 2Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 12/2010/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý hoạt động đối với cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ, luyện thi đại học, bồi dưỡng văn hóa ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2014 Quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ học nghề và ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 31/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2245/QĐ-UBND năm 2013 phân bổ kinh phí thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020"
- 6Quyết định 956/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ Quyết định 12/2010/QĐ-UBND Quy định tạm thời về quản lý hoạt động đối với cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ, luyện thi đại học, bồi dưỡng văn hóa ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 2945/QĐ-UBND năm 2014 Quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ học nghề và ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2012 triển khai Đề án Dạy và học môn ngoại ngữ giai đoạn 2012-2016 định hướng đến 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 76/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/10/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Ngô Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định