Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2921/QĐ-UB-THĐN | TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 1994 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB, SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 06 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 92/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý chống lãng phí, thất thóat và tiêu cực trong đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư liên bộ số 72/TT-LB ngày 06/12/1991 của Liên Bộ Tài chính – Xây dựng về hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư và thông tư số 28/TC-ĐT ngày 10/5/1991 của Bộ Tài chính quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình XDCB hoàn thành;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chánh thành phố trong công văn số 727/TC/XDCB ngày 10/8/1994;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành quy chế quyết toán vốn đầu tư XDCB và SCL hoàn thành đối với các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố.
Điều 2.- Quy chế quyết toán vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài Chánh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Ban Vật giá thành phố, Chi cục Trưởng Chi cục Kho bạc thành phố, Thủ trưởng Ban, Ngành, Sở thuộc thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
TẠM THỜI VỀ QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB – SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH
(Ban hành kèm theo quyết định số 2921/QĐ-UB-THĐN ngày 8/9/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).
Điều 1.- Tất cả các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách và nguồn vốn tự bổ sung của các doanh nghiệp Nhà nước không phân biệt quy mô và hình thức xây dựng, khi hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ vốn đầu tư công trình hoàn thành với cơ quan chủ quản và Sở Tài chánh. Nếu công trình được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ công trình, trong đó quyết toán riêng theo cơ cầu từng nguồn vốn đã sử dụng đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình.
Điều 2.- Việc quyết toán được thực hiện trong quá trình xây dựng và khi công trình hoàn thành toàn bộ đưa vào sử dụng.
- Trường hợp bàn giao đưa vào sử dụng từng hạng mục công trình trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành thì chủ đầu tư phải tínhtóan các khoản chi phí đầu tư để xác định giá trị TSCD mới tăng của hạng mục công trình đó.
- Sau khi công trình hoàn thành toàn bộ đưa vào sản xuất, sử dụng theo đúng quy định trong luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, chủ đầu tư phải quyết toán toàn bộ công trình kể cả các hạng mục công trình đã hoàn thành, huy động vào sử dụng.
Điều 3.- Các công trình thực hiện việc ủy thác vốn thì đơn vị đảm nhận quản lý vốn ủy thác (công ty tư vấn hoặc Ban QLCT nhận vốn ủy thác) có trách nhiệm quyết toán vốn với chủ đầu tư và Sở Tài chánh.
Điều 4.- Chỉ khi hồ sơ quyết toán đã được thông qua và phê duyệt thì mới được thanh toán hết vốn cho công trình.
Điều 5.- Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình, bao gồm chi phí cho công tác xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị và các khoản chi phí kiến thiết cơ bản khác cho các công trình chính, công trình phụ hoặc công trình có liên quan được quy định trong luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật.
5.1 – Tổng số vốn thực tế đầu tư cho công tác xây lắp được xácđịnh căn cứ vào định mức dự toán của từng loại công tác, mứcgiá vật liệu được công bố hàng tháng và bộ đơn giá xây dựng cơ bản thống nhất trên địa bàn thành phố. Phải kiểm tra chặt chẽ sự đúng đắn việc áp dụng đơn giá xây dựng cơ bản, số bù trừ chênh lệch giá và khối lượng thi công trong hồ sơ quyết toán.
5.2 – Đối với các công trình đấu thầu hoặc chọn thầu, giá trị quyết toán được xác định trên cơ sở trúng thầu tương ứng với khối lượng thực tế thi công phù hợp với thiết kế được duyệt và những quy định cụ thể trong hợp đồng giao nhận thầu. Khối lượng phát sinh trong quá trình thi công chỉ được thanh quyết toán đối với trường hợp có thay đổi thiết kế được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. Trường hợp đơn vị dự thầu tính khối lượng lớn hơn khối lượng tính trong thiết kế do tính sai khối lượng, tính trùng lắp nhiều lần… trong thực tế không thực hiện thì khi quyết toán phải xuất toán khối lượng tính sai đó theo đơn giá trúng thầu.
Trường hợp khối lượng đã được thể hiện trên bản vẽ thiết kế nhưng đơn vị nhận thầu tính thiếu do nghiên cứu không kỹ hồ sơ mời thầu thì đơn vị trúng thầu phải chịu và không được thanh toán thêm.
5.3 – Đối với các máy móc, thiết bị sản xuất gia công trong nước hay nhập khẩu (không phân biệt thiết bị cần lắp hay không cần lắp) được xác định trên cơ sở hợp đồng và hóa đơn đòi tiền của đơn vị cung cấp thiết bị, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị theo quy trình kỹ thuật quy định. Việc nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật công nghệ phải thực hiện theo đúng quy định tại quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 04/TM-ĐT ngày 30/7/1993 của Bộ Thương mại.
5.4 – Chi phí kiến thiết cơ bản khác bao gồm:
- Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật), phí dùng đất xây dựng, chi phí đền bù hoa màu, di chuyển mồ mả, đền bù cho việc phá dỡ các vật kiến trúc và các chi phí về san lấp, thu dọn mặt bằng.
- Chi phí khảo sát đo đạc, thiết kế phí, chi phí thẩm tra thiết dk61, dự toán, giám định chất lượng công trình, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí kiểm toán và các khoản lệ phí thỏa thuận địa điểm xây dựng, sao lục văn bản…
- Chi phí lán trại cho bên nhận thầu xây lắp (nếu có).
- Chi phí chạy thử máy không tải và có tải (sau khi trừ (-) đi giá trị sản phẩm thu hồi, không kể chi phí chạy thử từng máy lẻ đã tính vào vốn lắp đặt máy móc thiết bị).
- Chi phí xây dựng công trình tạm thời loại lớn cho bên A (như nhà kho chứa thiết bị công nghệ, đường tránh, cầu tạm…) sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi. Trong khoản chi phí này không bao gồm chi phí cho các công trình tạm thời loại lớn có tính chất sản xuất (nhà xưởng bêtông, xưởng cơ khí, mộc…) vì các tài sản này thuộc vốn đầu tư của đơn vị thi công xây lắp.
- Chi phí của Ban Quản lý công trình được tính vào giá trị công trình theo tỷ lệ do Nhà nước quy định (tại Thông tư số 11/BXD-VKT ngày 05/04/1993). Các Ban Quản lý công trình có trách nhiệm quyết toán số thực chi theo chế độ quyết toán định kỳ quý, năm do cơ quan chủ quản xem xét phê duyệt.
- Chi phí bảo hiểm, tiền thưởng cho các cơ quan nhận thầu xây lắp, thếit kế (nếu có)
- Chi phí lương chuyên gia và phục vụ chuyên gia.
- Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật, chi phí cho bộ phận chuẩn bị sản xuất, bảo vệ công trường.
- Chi phí nghiệm thu, quyết toán và bàn giao công trình.
- Các khoản thiệt hại do nguyên nhân khách quan được phép không tính và giá trị công trình và các khoản chi phí hợp lý khác được duyệt y.
Việc phân bổ chi phí kiến thiết cơ bản khác cho từng TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc: Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ nào thì tình trực tiếp cho TSCĐ đó. Các chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ của công trình thì phân bổ theo tỷ lệ vốn của TSCĐ đó chiếm trong số vốn đầu tư của công trình.
Điều 6.- Xác định đầy đủ giá trị TSCĐ mới tăng, giá trị Tài sản lưu động và phân loại TSCĐ, tài sản lưu động của công trình đã chuyển giao cho đơn vị khác quan lý sử dụng, để hạch toán giảm vốn đầu tư cho công trình chính và tăng vốn cho đơn vị sử dụng.
Điều 7.- Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB, SCL từ công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị xây dựng, xây dựng, lắp đặt… đến khi hoàn thành bàn giao công trình đưa vào sử dụng đảm bảo hiệu quả theo luận chứng kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 8.- Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành bao gồm:
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (theo mẫu 01-QT). Trình bày tổng hợp tình hình và kết quả đầu tư xây dựng công trình cũng như tồn tại và kiến nghị cần giải quyết.
- Báo cáo số lượng và giá trị TSCĐ mới tăng (theo mẫu 04-QT)
- Số lượng và giá trị Tài sản lưu động bàn giao (Theo mẫu 05-QT)
- Tình hình công nợ (mẫu 06-QT) phản ánh các khoản công nợ phải thu, phải trả chưa giải quyết xong đến thời kỳ tổng quyết toán.
- Bản xác nhận của Ngân hàng hoặc Kho bạc về số vốn đầu tư đã cấp phát đến ngày quyết toán.
- Bảng tổng kết tài sản kèm theo các biên bản kiểm kê xử lý tài sản, công nợ. Trường hợp Ban Quản lý Công trình phụ trách nhiều công trình thì không lập bảng tổng kết tài sản cho từng công trình, chỉ cần lập Bảng cân đối vốn, nguồn vốn cho từng công trình trong các ký quyết toán niên độ, quý, năm.
- Hồ sơ quyết toán hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành) chỉ gồm báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất, sử dụng (mẫu 07-QT), phản ánh các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư hạng mục công trình và giải thích, đánh giá những nét lớn về tình hình và kết quả đầu tư hạng mục công trình đó.
Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư đều phải có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng và Giám đốc Ban QLCT. Các mẫu hồ sơ quyết toán nêu trên được quy định tại thông tư số 28/CT-ĐT ngày 10/5/1991 của Bộ Tài Chính.
Điều 9.- Hồ sơ báo cáo quyết toán của chủ đầu tư được gởi đến các cơ quan:
- Đối với các công trình có Luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt: hồ sơ báo cáo quyết toán gởi cho các thành viên trong Hội đồng quyết toán bao gồm: Sở Tài chánh, Sở Xây dựng, Ủy ban Kế hoạch, Sở chủ quan, Ban Vật giá, Chi cục Kho bạc hoặc Ngân hàng đầu tư và phát triển (nếu công trình sử dụng vốn XDCB, tín dụng).
Điều 10.- Thời hạn gởi báo cáo quyết toán:
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành) phải được lập và gởi trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bàn giao hạng mục công trình.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư toàn bộ công trình hoàn thành phải được lập và gởi trong thời hạn 45 ngày kể từ khi bàn giao toàn bộ công trình vào sử dụng. Sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày bàn giao toàn bộ công trình vào sử dụng mà đơn vị chủ đầu tư vẫn chưa lập xong quyết toán thì Sở Tài chánh cùng cơ quan chủ quản tổ chức thanh tra để tìm ra nguyên nhân, quy rõ trách nhiệm và kiến nghị biện pháp xử lý theo đúng quy định tại chỉ thị số 171/TTg ngày 16/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ
Điều 11.- Thời hạn thẩm tra và xét duyệt quyết toán tối đa là 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư gởi đến.
Điều 12.- Thành lập Hội đồng quyết toán các công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn của thành phố (gọi tắt là Hội đồng quyết toán). Thành phần Hội đồng quyết toán được quy định tại điều 11 trong quyết định số 92/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Đ/c Giám đốc Sở Tài chánh
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Đ/c Giám đốc Sở chủ quản
- Các thành viên:
+ Ủy ban Kế hoạch thành phố
+ Sở Xây dựng thành phố
+ Ban Vật Giá thành phố
+ Chi cục Kho bạc hoặc Ngân hàng đầu tư và Phát triển nơi chủ đầu từ mở tài khoản.
Các cơ quan trên đây chỉ được cử một thành viên tham gia chính thức vào Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng được phép thuê các cơ quan tư vấn hoặc các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành làm tư vấn cho Hội đồng.
Điều 13.- Thành lập các tổ quyết toán tại các quận huyện do Trưởng Phòng Tài chánh làm tổ trưởng và bao gồm các phòng Xây dựng, Kế hoạch, chi nhánh Kho bạc tham gia. Tổ quyết toán các công trình XDCB và SCL cấp quận huyện trực thuộc Hội đồng quyết toán thành phố. Hội đồng quyết toán được phép thành lập tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng.
Điều 14.- Giám đốc Sở Tài chánh có trách nhiệm phê duyệt quyết toán các công trình XDCB và SCL thuộc nguồn vốn Ngân sách thành phố và trực tiếp thẩm tra các công trình có Báo cáo kinh tế kỹ thuật được duyệt, Hội đồng quyết toán thành phố thẩm tra các công trình có Luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt, Tổ quyết toán quận huyện thẩm tra các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách của quận huyện.
Điều 15.- Ban QLCT có trách nhiệm hoàn tất công việc ghi chép sổ sách kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu, lập hồ sơ quyết toán công trình và chịu trách nhiệm về sự chính xác của số liệu trong hồ sơ quyết toán đó.
Điều 16.- Cơ quan chủ quản có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra đôn đốc ban QLCT trực thuộc thực hiện công việc quyết toán vốn đầu tư theo đúng yêu cầu, nội dung, trình tự và thời hạn theo chế độ quy định. Hàng năm cơ quan chủ quản phải báo cáo tổng số vốn hoàn thành thuộc phạm vi quản lý cho Ủy ban nhân dân thành phố đồng gởi Sở Tài chánh, Ủy ban Kế hoạch thành phố, Cục Thống kê.
Điều 17.- Sở Xây dựng thành phố có trách nhiệm thẩm tra khối lượng đầu tư công trình hoàn thành, kiểm tra hồ sơ nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình, xác định tính hợp lý của khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế.
Điều 18.- Ban Vật giá thành phố có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ quyết toán chi phí giải tỏa đền bù, kiểm tra việc thực hiện chánh sách giải tỏa đền bù do thành phố quy định, giá cả trong việc mua sắm, sản xuất, gia công hoặc nhập khẩu thiết bị, giá cả vật tư trong trường hợp có khối lượng phát sinh hoặc thay thế vật liệu trong quá trình thi công.
Điều 19.- Chi cục Kho bạc – Ngân hàng Đầu tư và phát triển có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận tổng số vốn đầu tư được cấp phát và thanh toán, tham gia với Sở Tài chánh giải quyết các vấn đề tồn tại như công nợ, các khoản bàn giao cho đơn vị khác và thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước.
Điều 20.- Sở Tài chánh có trách nhiệm kiểm tra chính xác và đầy đủ về nội dung quyết toán, thẩm tra việc xác định giá trị TSCĐ của toàn bộ công trình cũng như giá trị từng TSCĐ mới tăng. Triệu tập Hội đồng quyết toán để thẩm tra xét duyệt quyết toán các công trình có Luận chứng kinh tế kỹ thuật được duyệt đồng thời trực tiếp thẩm tra và phê duyệt quyết toán các công trình có báo cáo kinh tế kỹ thuật được duyệt.
Điều 21.- Ủy ban Kế hoạch thành phố có trách nhiệm xem xét đánh giá kết quả quá trình đầu tư, phân tích tình hình thực hiện chủ trương đầu tư, các yêu cầu cụ thể trong quyết định phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đầu tư, năng lực sản xuất mới tăng và hệ số sử dụng TSCĐ; đồng thời tham gia xử lý những vấn đề còn tồn tại trong hồ sơ quyết toán công trình.
Điều 22.- Tổ trưởng tổ quyết toán quận huyện có trách nhiệm tổ chức việc thẩm tra tính chính xác và đầy đủ về nội dung quyết toán các công trình do quận huyện quản lý đồng thời lập tờ trình Giám đốc Sở Tài chánh phê duyệt quyết toán.
Điều 23.- Chi phí hoạt động của Hội đồng quyết toán được tính vào giá trị công trình (có quy định riêng).
Điều 24.- Điều khoản thi hành.
Tất cả các đơn vị, sở, ban, ngành và quận huyện có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn được đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách hoặc nguồn vốn có nguồn gốc từ Ngân sách đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CƠ QUAN CHỦ QUẢN:… | Ban hành theo TT số 28/TC-ĐT ngày 10/5/1991 của Bộ Tài chánh. |
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH XDCB HOÀN THÀNH
- Tên công trình……………
- Địa điểm xây dựng ………….
- Tổng công suất…………
- Cơ quan nhận thầu xây dựng ……………
- Cơ quan nhận thầu lắp đặt………….
- ……………………
I.- TỔNG MỨC VỐN ĐẦU TƯ ĐƯỢC DUYỆT.
- Văn bản duyệt luận chứng hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật
- Văn bản duyệt thiết kế, tổng dự án, mức đầu tư…
Số TT | Văn bản xét duyệt | Cơ quan xét duyệt | Nội dung xét duyệt | Tổng mức vốn đầu tư | Chia ra | |||
Số | Dùng ngày | Xây lắp | Thiết bị | KTCB khác | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tình hình thay đổi thiết kế, dự toán (thuyết minh).
II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
A/ Tình hình thực hiện đầu tư
B/ Kết quả đầu tư
1/ Nguồn vốn đầu tư
| Kế hoạch | Thực hiện |
- Vốn ngân sách cấp - Vốn tự bổ sung - Vốn vay ngân hàng - Vốn huy động khác |
|
|
Tổng cộng |
|
|
(Kèm theo bản xác nhận của Ngân hàng)
2/ Vốn đầu tư thực hiện (thực hiện chi phí đầu tư)
| Tổng dự toán | Thực hiện | Tăng (+) Giảm (-) |
Tổng mức vốn đầu tư toàn bộ Chia ra: Vốn xây lắp Vốn thiết bị KTCB khác |
|
|
|
3/ Giá trị TSCĐ mới tăng và tài sản lưu động bàn giao (hoàn thành đầu tư)
III. TÌNH HÌNH BÀN GIAO, QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH.
1/ Trong quá trình đầu tư, xây dựng bàn giao huy động vào sử dụng.
Số TT | Biên bản bàn giao | Hạng mục công trình đã bàn giao | Dự toán được duyệt | Giá trị thực tế | Chia ra | ||
Số | Ngày | Tài sản cố định | Tài sản lưu động | ||||
…. …. …. | …. …. …. |
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
2/ Sau mỗi đợt bàn giao báo cáo quyết toán được duyệt
Thông tri xét duyệt | Vốn đầu tư được duyệt | Chia ra | |||
Số | Ngày tháng | Vốn đầu tư thành tài sản cố định | Vốn đầu tư thàn htài sản lưu động | Chi phí được phép không tính vào giá trị công trình | |
….. …... ….. | …… …… …… |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
3/ Vốn đầu tư xin quyết toán kỳ này
| Số tiền (đồng) | Chia ra | ||
Vốn đầu tư thành tài sản cố định | Vốn đầu tư thành tài sản lưu động | Chi phí được phép không tính vào giá trị công trình | ||
1/ Vốn đầu tư toàn bộ công trình xin quyết toán 2/ Vốn đầu tư đã được xét duyệt quyết toán lũy kế đến nay (mục 2 phần III) 3/ Vốn đầu tư xin duyệt quyết toán kỳ này (1-2) |
|
|
|
|
TÊN CÔNG TRÌNH:… | Ban hành theo thông tư số 28/TC-ĐT ngày 10/5/1991của Bộ Tài chánh |
Tên và ký hiệu TSCĐ | Đơn vị tính | Số lượng | Giá đơn vị | Thành tiền | Ngày tháng đưa TSCĐ vào sử dụng | Nơi sử dụng | Nguồn vốn đầu tư | Ghi chú | |
Tổng nguyên giá | Trong đó giá mua thiết bị | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Tổng số: A/ - Tài sản cố định chủ đầu tư quản lý - Nhà A… B/ TSCĐ bàn giao cho đơn vị khác quản lý sử dụng - ………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu (ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (ký , ghi rõ họ tên) | Ngày… tháng… năm… Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ |
TÊN CÔNG TRÌNH:… | Ban hành theo thông tư số 28/TC-ĐT ngày 10/5/1991 của Bộ Tài chánh |
Tên nhãn hiệu và qui cách vật liệu | Đơn vị tính | Số lượng | Giá đơn vị | Thành tiền | Ghi chú |
Tổng số A/ Nguyên vật liệu -… -… B/ Phụ tùng C/ Công cụ lao động thuộc tài sản lưu động D/ Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật E/ Chi phí chuẩn bị sản xuất v.v…
|
|
|
|
|
|
tên)
TÊN CÔNG TRÌNH:… | Ban hành theo thông tư số 28/TC-ĐT ngày 10/5/1991 của Bộ Tài chánh |
Tên chủ nợ hoặc tên khách nợ | Nội dung khoản nợ | Thành tiền | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 |
1/ Tổng số nợ phải thu - Đơn vị - … 2/ Tổng số nợ phải trả - Đơn vị…
|
|
|
|
Người lập biểu (ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (ký , ghi rõ họ tên) | Ngày… tháng… năm… Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
| Ban hành theo TT số 28/TC-ĐT ngày 10/5/1991của Bộ Tài chánh |
Vốn đầu tư hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong khi toàn bộ công trình chưa hoàn thành
- Tên công trình …………
- Địa điểm xây dựng ………….
- Đơn vị chủ đầu tư …………..
- Tên đơn vị chủ quản đầu tư …….
- Tên đơn vị nhận thầu xây lắp, lắp đặt……
- Tên hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo….
- Tổng công suất……
I.- TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ
| Đơn vị tính | Dự toán | Kế hoạch | Thực hiện | Ghi chú |
1. Năng lực sản xuất, sử dụng 2. Ngày tháng khởi công 3. Ngày tháng hoàn thành đưa sử dụng 4. Nguồn vốn đầu tư: - Ngân sách - Vay - …. 5. Tổng mức đầu tư thuộc hạng mục hoàn thành - Chi phí xây lắp - Giá trị thiết bị - Chi phí KTCB khác - Thiệt hại được nhà nước cho phép không tính vào công trình |
|
|
|
|
|
II/ SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN ĐƯA VÀO SẢN XUẤT, SỬ DỤNG
TÊN, KÝ HIỆU, QUY CÁCH TÀI SẢN | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền TSCĐ vào sử dụng | Ngày đưa | Nơi sử dụng TSCĐ | Nguồn vốn đầu tư |
1. Tổng số tài sản cố định a/ Nhà cửa… -… -… b/ Vật kiến trúc -… - … 2. Tổng số tài sản lưu động a/ Nguyên vật liệu - … -… b/ Phụ tùng thay thế c/ Công cụ lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ d/ Chi phí đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
III. PHẦN THUYẾT MINH.
Trình bày nét lớn về tình hình và kết quả đầu tư, khó khăn, thuận lợi, ưu, khuyết trong công tác quản lý.
IV. KIẾN NGHỊ CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
Người lập biểu (ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (ký , ghi rõ họ tên) | Ngày… tháng… năm… Thủ trưởng đơn vị (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
- 1Quyết định 1674/QĐ-UB-KT năm 1995 Quy chế về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn hoàn thành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 49/2009/QĐ-UBND công bố văn bản hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 413/2011/QĐ-UBND ban hành quy định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách huyện, xã theo niên độ ngân sách hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Quyết định 91-TTg năm 1992 về Quy định về quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 04/TM-ĐT năm 1993 hướng dẫn Quy định quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách kèm theo Quyết định 91/TTg năm 1992 do Bộ Thương mại ban hành
- 3Quyết định 92-TTg năm 1994 về việc tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 28-TC/ĐT năm 1991 quy định chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình XDCB hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư liên tịch 72/TTLT năm 1991 hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư do Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng ban hành
- 6Thông tư 11-BXD/VKT năm 1993 về việc tổ chức và hoạt động của Ban quản lý công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 413/2011/QĐ-UBND ban hành quy định quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách huyện, xã theo niên độ ngân sách hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 2921/QĐ-UB-THĐN năm 1994 ban hành quy chế tạm thời về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn hoàn thành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 2921/QĐ-UB-THĐN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/09/1994
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Vương Hữu Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/1994
- Ngày hết hiệu lực: 08/03/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra