Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2919/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe - QCVN 66:2013/BGTVT;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng các Vụ; Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin, Giám đốc Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục ĐBVN;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (05).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Trường

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2919/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy định việc quản lý, sử dụng và tổ chức hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (viết tắt là Trạm) là Trạm được cơ quan có thẩm quyền thành lập; được trang bị các thiết bị kiểm tra, theo dõi lưu động, xách tay hoặc gắn trên xe chuyên dụng để kiểm soát và xử lý các xe vi phạm quá khổ, quá tải tại những vị trí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Bộ cân lưu động là một tổ hợp thiết bị gồm 01 xe ô tô chuyên dụng, cân điện tử và thiết bị phụ trợ kèm theo được trang bị cho Trạm.

3. Cơ quan quản lý là đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao trực tiếp tổ chức, quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe Iưu động.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý hoạt động

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) quản lý và tổ chức hoạt động Trạm; thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ địa phương.

2. Cơ quan quản lý Bộ cân lưu động thực hiện việc quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành về quản lý tài sản Nhà nước (phải thực hiện đầy đủ các chế độ đăng ký, thống kê, kiểm kê, đăng kiểm và báo cáo theo đúng quy định).

3. Việc sử dụng Bộ cân lưu động phải đúng mục đích, đạt hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý xe vi phạm.

Chương 2.

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Điều 4. Nguồn kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động của Trạm được đảm bảo từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương, kinh phí ATGT địa phương và các nguồn kinh phí khác.

2. Các khoản chi cho hoạt động của Trạm bao gồm: nhiên liệu của phương tiện, vật tư, vật liệu, thiết bị, văn phòng phẩm thường xuyên, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, bảo trì, tập huấn, hội họp, kiểm tra, thuê bãi đặt trạm, kiểm định, kiểm chuẩn thiết bị, các chế độ phụ cấp (nếu có) và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của Trạm theo kế hoạch chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Quản lý và sử dụng

1. Quản lý, sử dụng và bảo trì Bộ cân lưu động theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và quy trình, tiêu chuẩn quy định hiện hành.

2. Duy trì trạng thái hoạt động của Bộ cân lưu động bình thường giữa hai kỳ kiểm định, kiểm chuẩn theo quy định; kiểm tra tình trạng kỹ thuật trước khi đưa Bộ cân lưu động vào hoạt động.

Điều 6. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm

1. Lực lượng trực tiếp điều hành Trạm: Số lượng cán bộ, nhân viên tại Trạm bố trí theo quy định của UBND cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Cơ quan quản lý Trạm.

2. Lực lượng được giao nhiệm vụ thực hiện tại Trạm theo Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7. Tiêu chuẩn, trang bị, chế độ của lực lượng tham gia tại Trạm

1. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm được tuyển chọn theo tiêu chuẩn quy định hiện hành; đảm bảo có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

2. Phương tiện, trang bị của lực lượng tham gia phối hợp công tác tại Trạm thuộc ngành nào, ngành đó cấp và sử dụng theo quy định của ngành.

3. Lương và các khoản phụ cấp kèm theo của các thành viên thuộc lực lượng phối hợp hoạt động tại Trạm do cơ quan cử người chi trả. Phụ cấp làm việc tại Trạm và các quyền lợi khác (nếu có) do UBND cấp tỉnh quy định.

4. Các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ tại Trạm được tổ chức tập huấn nghiệp vụ bao gồm quy trình xử lý vi phạm, vận hành và bảo dưỡng thường xuyên Bộ cân lưu động.

Điều 8. Tổ chức hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động

1. Mô hình tổ chức của Trạm do UBND cấp tỉnh quy định; Trạm hoạt động theo Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe được UBND cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ địa phương.

2. Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của người phụ trách thực hiện Kế hoạch và các lực lượng phối hợp tham gia kiểm soát tải trọng xe.

3. Để đạt hiệu quả trong công tác kiểm soát tải trọng xe, Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.

4. Vị trí kiểm tra tải trọng xe

a) Vị trí dừng xe để kiểm tra phải đảm bảo an toàn, không gây ùn tắc giao thông;

b) Chọn những nơi có đủ diện tích để đặt Trạm và hạ tải hoặc chỗ đường rộng không làm cản trở, ách tắc giao thông; bệ đặt cân điện tử phải đảm bảo theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo quy định tại QCVN 66:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe;

c) Không cân xe, hạ tải trên mặt đường đối với những đường hẹp chỉ đủ 02 làn xe chạy, đường cao tốc, đường có mật độ phương tiện lưu thông cao dễ gây ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông.

5. Các lực lượng tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuân thủ theo sự phân công điều hành trực tiếp của người được giao phụ trách thực hiện Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe; khi giải quyết và xử lý công việc nếu có ý kiến khác nhau giữa các thành viên của mỗi ngành, người được giao phụ trách thực hiện Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu vượt quá thẩm quyền phải báo cáo cấp trên giải quyết.

6. Cơ quan quản lý xây dựng và ban hành nội quy, quy chế nội bộ của Trạm trên cơ sở các quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 9. Kết nối thông tin

Trạm trực tiếp cập nhật kết quả thực hiện, gửi thông tin và số liệu xử lý vi phạm vào cổng thông tin điện tử của hệ thống, kết nối Internet truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; đồng thời gửi báo cáo cho cơ quan quản lý theo quy định. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp xử lý số liệu, kết quả kiểm tra tải trọng xe.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh

1. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ của địa phương.

2. Phê duyệt Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch đảm bảo việc kiểm soát tải trọng xe đạt hiệu quả.

3. Bố trí đầy đủ kinh phí cho hoạt động của Trạm.

Điều 11. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

1. Hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra công tác kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc.

2. Duy trì hoạt động thường xuyên của máy chủ, phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát tải trọng xe của Trạm.

3. Tổng hợp báo cáo tình hình công tác kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc, gửi về Bộ GTVT (theo Mẫu 01-Phụ lục kèm theo).

Điều 12. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý

1. Phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng xây dựng Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe trên các quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và đường bộ địa phương.

2. Quản lý, khai thác sử dụng, bảo trì Bộ cân lưu động và tổ chức hoạt động của Trạm đạt hiệu quả.

3. Kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát tải trọng xe của Trạm.

4. Định kỳ theo hàng quý, năm hoặc đột xuất báo cáo số liệu, phân tích, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động của Trạm về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, UBND cấp tỉnh (theo Mẫu 02-Phụ lục kèm theo).

Điều 13. Trách nhiệm của các lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại Trạm

1. Các lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ tại Trạm căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc phối hợp trách nhiệm và nhiệm vụ được giao, bảo đảm Trạm hoạt động thường xuyên liên tục, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.

2. Duy trì thường xuyên chế độ gửi thông tin và số liệu xử lý vi phạm vào cổng thông tin điện tử của hệ thống, kết nối Internet truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Hàng ngày cập nhật số liệu, đánh giá tình hình, báo cáo kết quả hoạt động về Cơ quan quản lý trực tiếp (theo Mẫu 03-Phụ lục kèm theo).

 

MẪU 01

MẪU BÁO CÁO CỦA TỔNG CỤC ĐBVN
(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-BGTVT ngày    tháng    năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải)

BÁO CÁO

KẾT QUẢ VÀ TÌNH HÌNH KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM TẢI TRỌNG XE TRÊN TOÀN QUỐC

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Văn bản chỉ đạo, điều hành

2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ:

- Đánh giá những mặt đạt được;

- Đánh giá những tồn tại, khó khăn;

- Rút ra kinh nghiệm, phương án khắc phục các tồn tại, khó khăn.

II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

III. SỐ LIỆU TỔNG HỢP (từ ngày     /    - ngày    /   /   )

STT

Tên địa phương

Số xe vi phạm bị xử lý

Số hàng hóa phải hạ tải (tấn)

Số Giấy phép lái xe bị tước

Tiền xử phạt (theo QĐ xử phạt)

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

Lãnh đạo Tổng cục ĐBVN
(Ký tên và đóng dấu)

 

MẪU 02

MẪU BÁO CÁO CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ

BÁO CÁO

KẾT QUẢ VÀ TÌNH HÌNH KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM TẢI TRỌNG XE

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Lực lượng tham gia

2. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá những mặt đạt được;

- Đánh giá những tồn tại, khó khăn;

- Rút ra kinh nghiệm, phương án khắc phục các tồn tại, khó khăn.

II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

III. SỐ LIỆU TỔNG HỢP (từ    h ngày      / -      h ngày   /   /   )

STT

Tên đường

Số xe vi phạm bị xử lý

Số hàng hóa phải hạ tải (tấn)

Số Giấy phép lái xe bị tước

Tiền xử phạt (theo QĐ xử phạt)

Ghi chú

1

QL.1

 

 

 

 

 

2

QL.5

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

ĐT.456

 

 

 

 

 

5

ĐT.458

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

Đường khác

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

Lãnh đạo Cơ quan quản lý
(Ký tên và đóng dấu)

 

MẪU 03

MẪU BÁO CÁO CỦA TRẠM KTTTXLĐ SỐ:

BÁO CÁO

KẾT QUẢ VÀ TÌNH HÌNH KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM TẢI TRỌNG XE

I. SỐ LIỆU TỔNG HỢP (từ     h ngày   /  -  h ngày   /   /   )

1. Phân loại vi phạm

TT

Nội dung

Đơn vị

Tổng số

Loại xe kiểm tra

Ghi chú

Xe thân liền

Xe đầu kéo RM/SMRM

Xe thân liền RM/SMRM

1

Số xe vào kiểm tra

Xe

 

 

 

 

 

2

Số xe không vi phạm sau khi cân

Xe

 

 

 

 

 

3

Số xe vi phạm bị xử lý, trong đó:

Xe

 

 

 

 

 

3.1

Xử Iý theo Điều 27 Nghị định 34 và Nghị định 71/2012/NĐ-CP

3.1.1

- Xe vi phạm từ 5% đến 30% (Xe trọng tải 5 tấn trở lên)

- Xe vi phạm từ 10% đến 40% (xe dưới 5 tấn)

Xe

 

 

 

 

 

3.1.2

- Xe vi phạm trên 40% (Xe trọng tải dưới 5 tấn)

- Xe vi phạm trên 30% (xe trọng tải từ 5 tấn trở lên)

Xe

 

 

 

 

 

3.1.3

- Xe vi phạm quá khổ

Xe

 

 

 

 

 

3.4

Xử lý theo Điều 36 Nghị định 34 và Nghị định 71/2012/NĐ-CP

3.4.1

- Xe vi phạm từ 10% đến 20%

Xe

 

 

 

 

 

3.4.2

- Xe vi phạm trên 20%

Xe

 

 

 

 

 

3.4.3

- Xe vi phạm khác

Xe

 

 

 

 

 

4

Số xe phải hạ tải

Xe

 

 

 

 

 

5

Khối lượng hạ tải

Tấn

 

 

 

 

 

6

Số giấy phép lái xe bị tước

Chiếc

 

 

 

 

 

7

Tiền xử phạt theo QĐ xử phạt

1000đ

 

 

 

 

 

2. Biển số xe, loại xe và lỗi vi phạm

TT

BIỂN SỐ

LOẠI XE

SỐ TRỤC

LỖI VI PHẠM

GHI CHÚ

1

17L 0369

Xe thân liền

(Trọng tải trên 5 tấn)

 

Quá tải trọng 45%

 

2

16L 9070

Xe đầu kéo RM/SMRM

 

Quá tải trọng 75%

 

3

16H 6112

Xe thân liền RM/SMRM

 

Quá tải trọng 35%

 

4

12H 9226

Xe tải

(Trọng tải dưới 5 tấn)

 

Quá trọng tải 90%

 

 

 

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Lực lượng tham gia

2. Thời gian và vị trí làm việc

TỔ CÔNG TÁC

THỜI GIAN

VỊ TRÍ LÀM VIỆC

(Quốc lộ, đường tỉnh …. lý trình )

GHI CHÚ

Từ giờ

Đến giờ

Tổ 2

 

 

 

 

Tổ 3

 

 

 

 

Tổ 1

 

 

 

 

3. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ

- Đánh giá những mặt đạt được;

- Đánh giá những tồn tại, khó khăn;

- Rút ra kinh nghiệm, phương án khắc phục các tồn tại, khó khăn.

III. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

 

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

TM. TRẠM KTTTXLĐ
(Ký tên và đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 2919/QĐ-BGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/09/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Hồng Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/09/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản