- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Quyết định 107/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 09/2013/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1472/QĐ-TCĐBVN | Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 107/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải;
Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BGTVT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe - QCVN 66:2013/BGTVT;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành và bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng Đường bộ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | Q. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ TRẠM KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƯU ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1472/QĐ-TCĐBVN ngày 11/9/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy trình này quy định chung cho công tác vận hành, bảo trì của các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (KTTTXLĐ) để kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
2. Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác quản lý, vận hành, bảo trì trạm KTTTXLĐ.
Trong quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Trạm KTTTXLĐ” là trạm được trang bị các thiết bị kiểm tra, theo dõi lưu động, xách tay hoặc gắn trên xe chuyên dụng để kiểm soát và xử lý các xe vi phạm quá khổ, quá tải tại những vị trí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; trạm KTTTXLĐ hoạt động theo Quy chế hoạt động trạm KTTTXLĐ do UBND cấp tỉnh ban hành;
2. “Cân kiểm tra quá tải xe” là thiết bị cân xách tay dùng để kiểm tra tải trọng xe có thể hoạt động ở hai chế độ: chế độ cân tĩnh và chế độ cân động tốc độ thấp;
3. “Xe ô tô chuyên dụng” là xe ô tô có cấu tạo đặc biệt để lắp đặt các thiết bị kiểm soát và xử lý các xe vi phạm quá khổ, quá tải;
4. “Trạm trưởng trạm KTTTXLĐ” là người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động trạm KTTTXLĐ;
5. “Trưởng ca” là người được cơ quan có thẩm quyền hoặc Trạm trưởng trạm KTTTXLĐ giao trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động trạm KTTTXLĐ trong một ca làm việc;
6. “Nhân viên kỹ thuật cân” là người đã được tập huấn sử dụng các trang thiết bị của trạm KTTTXLĐ và được giao trách nhiệm vận hành các thiết bị của trạm KTTTXLĐ.
7. “Hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp” là tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo trì chi tiết do nhà cung cấp thiết bị trạm KTTTXLĐ lập và cung cấp theo hồ sơ nghiệm thu.
VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ TRẠM KTTTXLĐ
Điều 3. Trang thiết bị và nhân viên kỹ thuật cân của trạm KTTTXLĐ
1. Tùy thuộc điều kiện cụ thể, trạm KTTTXLĐ có thể trang bị các thiết bị sau:
a) Cân kiểm tra quá tải xe hiển thị trực tiếp và có kết nối với máy tính dùng để cân khẳng định tải trọng;
b) Máy tính, máy in và thiết bị kết nối mạng di động;
c) Thiết bị đo tốc độ xe đang di động;
d) Các dụng cụ đo kích thuớc;
đ) Ống nhòm, máy ảnh, máy quay phim;
e) Dây điện và dây tín hiệu kéo dài các loại;
g) Các loại biển báo di động;
h) Loa phóng thanh cố định hoặc cầm tay;
i) Xe ô tô chuyên dụng;
k) Các thiết bị hỗ trợ khác.
2. Trong quá trình vận hành, trạm KTTTXLĐ sử dụng hệ thống điện lưới để làm việc. Trong trường hợp không có điện lưới thì sử dụng nguồn điện từ xe ô tô chuyên dụng.
3. Yêu cầu tối thiểu 04 nhân viên kỹ thuật cân để vận hành trạm KTTTXLĐ.
Điều 4. Thử nghiệm và kiểm định thiết bị
Các thiết bị cân kiểm tra quá tải xe và thiết bị đo tốc độ xe đang di động (nếu có) phải được thử nghiệm và kiểm định theo quy định đo lường hiện hành theo yêu cầu của QCVN 66:2013/BGTVT trước khi thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.
Riêng thiết bị cân kiểm tra quá tải xe phải được kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải tuân thủ theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN26:2012 Cân kiểm tra quá tải xe xách tay - Quy trình kiểm định (hoặc văn bản sửa đổi, nếu có).
Điều 5. Lựa chọn vị trí đặt trạm KTTTXLĐ
1. Trạm KTTTXLĐ được thiết lập tạm thời trên một đoạn tuyến có yêu cầu kiểm soát và cưỡng chế xe quá tải, quá khổ tại vị trí có đủ điều kiện để bố trí các thiết bị đo lường và chỗ dừng đỗ xe, đảm bảo an toàn cho các trang thiết bị và an toàn giao thông.
2. Chỉ bố trí trạm KTTTXLĐ tại các vị trí có từ hai làn đường trở lên và phải có phần lề đường đủ rộng hoặc các bãi đất tự nhiên bên đường để phục vụ việc dừng, đỗ xe.
3. Vị trí bố trí trạm KTTTXLĐ phải đảm bảo đủ tầm nhìn, độ dốc dọc bình quân trong phạm vi chiều dài 50 m tại khu vực đặt cân phải dưới 2 %. Trên diện tích đặt cân xách tay phải đảm bảo độ dốc dọc và ngang dưới 1 %.
4. Bệ đặt cân trên diện tích đặt cân xách tay phải được làm bằng bê tông cốt thép, có bề mặt bằng phẳng để đảm bảo đặt cân thăng bằng; bệ đặt cân có năng lực chịu tải tối thiểu gấp 3 lần mức tải trọng giới hạn được phép lưu hành; không được phép lún lệch, lún quá lớn hoặc biến dạng khi có tải trọng. Chiều rộng bệ tối thiểu là 3,5 m, chiều dài bệ tối thiểu là 6 m để đảm bảo đủ diện tích đặt cân xách tay và băng dẫn lên cân nằm hoàn toàn trên bệ.
5. Đơn vị quản lý và vận hành trạm KTTTXLĐ có trách nhiệm khảo sát lựa chọn các vị trí có thể đặt trạm KTTTXLĐ trên các tuyến Quốc lộ và đường bộ địa phương để chuẩn bị mặt bằng đặt trạm KTTTXLĐ đảm bảo các yêu cầu trên.
Điều 6. Bố trí thiết bị trên xe ô tô chuyên dụng
Trên xe ô tô chuyên dụng của trạm KTTTXLĐ, các thiết bị phải được bố trí gọn gàng, ngăn nắp để đảm bảo sự an toàn của các thiết bị trong quá trình làm việc và di chuyển. Tham khảo Phụ lục 1 để bố trí thiết bị trên xe ô tô chuyên dụng.
Tham khảo Phụ lục 2 để bố trí các thiết bị tại vị trí đặt trạm KTTTXLĐ. Tùy thuộc điều kiện mặt bằng cụ thể, vị trí bố trí các thiết bị có thể được điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 8. Lắp đặt và vận hành thử thiết bị trạm KTTTXLĐ
1. Tại vị trí đặt trạm KTTTXLĐ, các thiết bị được vận chuyển xuống và lắp đặt trên mặt bằng theo hướng dẫn tại Điều 7.
2. Quy trình lắp đặt các thiết bị thực hiện theo Hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp và phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị.
3. Sau khi lắp đặt, các thiết bị phải được vận hành thử để đảm bảo toàn hệ thống hoạt động thông suốt và cài đặt các thông số chính của ca làm việc vào phần mềm kiểm soát tải trọng xe.
Điều 9. Vận hành xe ô tô chuyên dụng
1. Vận hành xe ô tô chuyên dụng phải tuân thủ nguyên tắc sau:
a) Khởi động và vận hành xe ô tô chuyên dụng theo hướng dẫn trong sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe;
b) Trước khi khởi động xe phải kiểm tra các điều kiện của xe bằng mắt thường. Chỉ khởi động xe khi không phát hiện các điều kiện bất thường;
c) Khi dừng xe tại vị trí bố trí trạm KTTTX lưu động phải bật tín hiệu đèn vàng;
d) Xe ô tô chuyên dụng phải đỗ ở vị trí lề đường rộng không cản trở tầm nhìn của các phương tiện khác;
đ) Hoạt động ở chế độ dừng xe: sau mỗi 04 giờ hoạt động liên tục phải cho động cơ nghỉ (tắt máy) ít nhất 01 giờ.
2. Người điều khiển xe ô tô chuyên dụng phải có giấy phép lái xe theo quy định và phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường.
3. Lái xe lập sổ theo dõi tình hình sử dụng xe ô tô chuyên dụng theo mẫu tại Phụ lục 3.
Điều 10. Vận hành cân kiểm tra quá tải xe
Vận hành cân kiểm tra quá tải xe để kiểm tra xe tải trọng xe phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Luôn vận hành cân kiểm tra quá tải xe ở chế độ cân động. Chỉ chuyển sang chế độ cân tĩnh trong trường hợp cần thiết;
2. Đảm bảo xe chạy qua bàn cân kiểm tra quá tải xe phải thẳng hướng, bánh xe nằm trong phạm vi hoạt động của bàn cân, tốc độ xe £ 5km/h (hoặc £ 10km/h tùy thuộc thông số kỹ thuật của cân kiểm tra quá tải xe);
3. Nếu bánh xe lệch ra khỏi phạm vi hoạt động của bàn cân kiểm tra quá tải xe hoặc xe chạy qua bàn cân quá tốc độ cho phép thì phải tiến hành cân lại;
4. Phải có thiết bị bảo vệ các thiết bị kết nối giữa cân với các thiết bị khác (cáp nối hoặc ăng-ten truyền dữ liệu) và không được để bánh xe đè trực tiếp lên các thiết bị này;
5. Khi cân ở chế độ cân tĩnh, nhân viên kỹ thuật cân hướng dẫn lái xe để tránh phanh dừng xe trên dải dẫn hướng;
6. Cân kiểm tra quá tải xe và các thiết bị kết nối có thể vận hành trong điều kiện trời mưa nhưng không được vận hành trong điều kiện bị ngập trong nước.
Điều 11. Tháo lắp các thiết bị trạm KTTTXLĐ
1. Trước khi dừng hoạt động trạm KTTTXLĐ, các thiết bị phải được dừng hoạt động theo đúng trình tự được nêu trong Hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp.
2. Việc tháo lắp các thiết bị lên xe ô tô chuyên dụng phải được thực hiện theo trình tự cụ thể được nêu trong Hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp và phải đảm bảo an toàn cho các thiết bị.
Điều 12. Vận hành các thiết bị khác
Vận hành các thiết bị khác theo hướng dẫn cụ thể đuợc nêu trong Hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp.
Điều 13. Công tác bảo trì các thiết bị trạm KTTTXLĐ
1. Công tác bảo trì các thiết bị trạm KTTTXLĐ bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa.
2. Lập sổ theo dõi công tác bảo trì các thiết bị trạm KTTTXLĐ theo mẫu tại Phụ lục 4.
Điều 14. Bảo trì xe ô tô chuyên dụng
1. Bảo trì xe ô tô chuyên dụng theo hướng dẫn về bảo trì trong Sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe.
2. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ xe ô tô chuyên dụng theo chế độ xe sử dụng trong điều kiện khắc nghiệt.
3. Trong quá trình bảo trì nếu phát hiện các hư hỏng cần sửa chữa hoặc có các sự cố cần sửa chữa thì lái xe lập phiếu đề nghị sửa chữa gửi đơn vị quản lý, vận hành trạm KTTTXLĐ.
4. Lập bảng theo dõi quá trình bảo trì và sửa chữa xe chuyên dụng theo mẫu tại Bảng 1 - Phụ lục 4.
Điều 15. Bảo trì cân kiểm tra quá tải xe
1. Sau khi kết thúc ca làm việc phải lau chùi thiết bị cân, kiểm tra tình trạng của các thiết bị kết nối giữa cân với các thiết bị khác.
2. Bảo dưỡng định kỳ cân kiểm tra quá tải xe theo hướng dẫn cụ thể được nêu trong Hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp.
3. Khi vận hành cân có sự cố thì xử lý theo hướng dẫn cụ thể được nêu trong Hướng dẫn vận hành và bảo trì của nhà cung cấp. Nếu không xử lý được sự cố thì Trưởng trạm KTTTXLĐ lập phiếu đề nghị sửa chữa cho đơn vị quản lý, vận hành trạm KTTTXLĐ. Sau khi sửa chữa phải tiến hành kiểm định lại theo quy định.
4. Lập bảng theo dõi kiểm định và sửa chữa cân kiểm tra quá tải xe theo mẫu tại Bảng 2 - Phụ lục 4.
Điều 16. Bảo trì các thiết bị khác
1. Sau khi kết thúc ca làm việc phải lau chùi thiết bị để đảm bảo sạch sẽ. Riêng đối với các thiết bị quang học phải sử dụng các dụng cụ lau chùi chuyên dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Bảo trì các thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Khi có sự cố đối với các thiết bị thì xử lý sự cố theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không xử lý được sự cố thì Trưởng trạm KTTTXLĐ quyết định việc sửa chữa tại đơn vị sửa chữa phù hợp.
4. Lập bảng theo dõi bảo trì và sửa chữa các thiết bị theo mẫu tại Bảng 3 - Phụ lục 4.
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý, vận hành và bảo trì trạm KTTTXLĐ cho các cán bộ tập huấn của địa phương.
b) Tổ chức kiểm tra công tác quản lý, vận hành và bảo trì các trạm KTTTXLĐ của các địa phương.
2. UBND cấp tỉnh
a) Ban hành Quy chế hoạt động trạm KTTTXLĐ.
b) Bố trí kinh phí hàng năm để vận hành và bảo trì trạm KTTTXLĐ.
c) Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận hành và bảo trì trạm KTTTXLĐ cho nhân viên kỹ thuật cân và gửi danh sách cấp giấy chứng nhận về Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Mẫu giấy chứng nhận tập huấn theo Phụ lục 5).
3. Đơn vị quản lý và vận hành trạm KTTTXLĐ
a) Lập kế hoạch kinh phí để tổ chức hoạt động, vận hành và bảo trì trạm KTTTXLĐ hàng năm.
b) Vận hành và bảo trì trạm KTTTXLĐ theo Quy trình này và Hướng dẫn bảo trì và vận hành của nhà cung cấp.
c) Chịu trách nhiệm về việc sửa chữa xe ô tô chuyên dụng và cân kiểm tra quá tải xe.
4. Trạm trưởng trạm KTTTXLĐ
a) Chịu trách nhiệm về việc bố trí các thiết bị trên xe ô tô chuyên dụng và bố trí, lắp đặt và vận hành thử các thiết bị tại vị trí đặt trạm KTTTXLĐ.
b) Lập sổ theo dõi công tác bảo trì các thiết bị của trạm KTTTXLĐ.
c) Chịu trách nhiệm về việc sửa chữa các thiết bị của trạm KTTTXLĐ trừ xe chuyên dụng và cân kiểm tra quá tải xe.
5. Trưởng ca chịu trách nhiệm về việc vận hành trạm KTTTXLĐ trong một ca làm việc.
Trong quá trình thực hiện Quy trình này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác vận hành và bảo trì trạm KTTTXLĐ báo cáo bằng văn bản và đề xuất bổ sung, sửa đổi gửi về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để xem xét giải quyết./.
MẶT BẰNG BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRÊN XE Ô TÔ CHUYÊN DỤNG
1. Bàn làm việc | 7. Tấm dẫn đường |
2. UPS, lót xốp | 8. Ru lô dây cáp điện |
3. Thùng đựng camera, đèn chiếu sáng | 9. Máy tính, máy in trong hộp, lót xốp |
4. Thùng đựng bảng hiển thị LED, lót xốp | 10. Hộp phát tách xe |
5. Khay đựng đầu đo lót xốp | 11. Hộp thu tách xe |
6. Cột bảng báo | 12. Hộp điện camera |
MẶT BẰNG BỐ TRÍ TRẠM KTTTX LƯU ĐỘNG
SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH SỬ DỤNG XE CHUYÊN DỤNG
Biển số xe:
Thời gian đi (*) | Lái xe | Nơi đến | Thời gian về (*) | Đồng hồ km | Số km đã chạy | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÁC THIẾT BỊ TRẠM KTTTX LƯU ĐỘNG
Mẫu bìa sổ theo dõi
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH .... TÊN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRẠM KTTTXLĐ
SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÁC THIẾT BỊ TRẠM KTTTXLĐ SỐ ...
|
Bảng 1
Bảng theo dõi bảo trì và sửa chữa xe ô tô chuyên dụng
Biển số xe:
TT | Thời gian bảo trì/sửa chữa | Số km | Nội dung bảo trì/sửa chữa | Thời gian (số km) bảo trì/sửa chữa tiếp theo | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2
Bảng theo dõi kiểm định và sửa chữa cân kiểm tra quá tải
TT | Mã số cân | Thời gian kiểm định/sửa chữa | Nội dung kiểm định/sửa chữa | Thời gian kiểm định/sửa chữa tiếp theo | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 3
Bảng theo dõi bảo trì và sửa chữa các thiết bị khác
TT | Tên thiết bị | Số hiệu | Thời gian bảo trì/sửa chữa | Nội dung bảo trì/sửa chữa | Thời gian bảo trì/sửa chữa tiếp theo | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ TRẠM KTTTXLĐ
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
GIẤY CHỨNG NHẬN TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ Số: ………………
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHỨNG NHẬN:
Ông/bà: …………………………………….. Sinh ngày .... tháng .... năm …… Cơ quan/đơn vị: ………………………………………. Đã được tập huấn nghiệp vụ quản lý, vận hành và bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động từ ngày ..../.../..... đến …./ …./ ….
| ||
| …., ngày …. tháng … năm …..
| |
- 1Công văn 123/TTg-KTN thí điểm khôi phục và hiện đại hóa hoạt động thí điểm hai trạm kiểm tra tải trọng xe tại Đồng Nai và Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1502/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 8042/BGTVT-ATGT năm 2013 đề nghị tăng cường phối hợp công tác triển khai Trạm kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến Quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Chỉ thị 1095/CT-TCĐBVN năm 2014 đồng loạt triển khai công tác kiểm tra tải trọng xe trên quốc lộ trọng điểm do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Quyết định 107/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 123/TTg-KTN thí điểm khôi phục và hiện đại hóa hoạt động thí điểm hai trạm kiểm tra tải trọng xe tại Đồng Nai và Quảng Ninh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1502/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 09/2013/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm kiểm tra tải trọng xe do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công văn 8042/BGTVT-ATGT năm 2013 đề nghị tăng cường phối hợp công tác triển khai Trạm kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến Quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 2919/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy định quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Chỉ thị 1095/CT-TCĐBVN năm 2014 đồng loạt triển khai công tác kiểm tra tải trọng xe trên quốc lộ trọng điểm do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
Quyết định 1472/QĐ-TCĐBVN năm 2013 Quy trình vận hành và bảo trì trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1472/QĐ-TCĐBVN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2013
- Nơi ban hành: Cục Đường bộ Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Đức Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực