Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 290-TĐC/QĐ | Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 1991 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN "QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA VÀ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO"
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Điều 25, 26, 27 Pháp lệnh đo lường ngày 6-7-1990;
Căn cứ Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng được Nhà nước giao trong Nghị định số 22-HĐBT ngày 8-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng:
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường,
QUYẾT ĐỊNH
| Nguyễn Trọng Hiệp (Đã ký) |
VỀ ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT, SỬA CHỮA VÀ DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
(Ban hành theo Quyết định số 290-TĐC/QĐ ngày 20-9-1991 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng)
1.1. Tổ chức và cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở)
Tiến hành sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam các phương tiện đo (kể cả việc lắp ráp trên cơ sở các chi tiết, linh kiện, phụ tùng nhập từ nước ngoài) nhằm mục đích để bán (kể cả xuất khẩu) phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường theo quy định ở phần 2 dưới đây. Thời hạn dài nhất là 2 năm cho một lần đăng ký hoặc đăng ký lại.
Phương tiện đo đã đăng ký sản xuất theo quy định này sẽ không phải đăng ký chất lượng hàng hoá theo quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
1.2. Đối với phương tiện đo trong danh mục phải được kiểm định thì trước khi đăng ký sản xuất phương tiện đo đó phải được duyệt mẫu theo các quy định ở phần 4 dưới đây. Cơ sở cũng có thể tự nguyện xin duyệt mẫu đối với phương tiện đo không nằm trong danh mục phải được kiểm định.
1.3. Cơ sở tiến hành dịch vụ sửa chữa trên lãnh thổ Việt Nam các phương tiện đo trong danh mục phải được kiểm định (kể cả việc đại lý sửa chữa, bảo trì cho các hãng của nước ngoài) phải đăng ký việc sửa chữa với cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường theo quy định ở phần 3 dưới đây. Thời hạn dài nhất là 3 năm cho một lần đăng ký hoặc đăng ký lại.
Những cơ sở sản xuất phương tiện đo đã đăng ký sản xuất có tiến hành dịch vụ sửa chữa những phương tiện đo cùng loại với phương tiện đo đã đăng ký sản xuất thì không phải đăng ký sửa chữa.
1.4. Những phương tiện đo được chế tạo trong giai đoạn nghiên cứu chế thử (chưa được duyệt mẫu và chưa đăng ký sản xuất) có thể được bán cho người sử dụng với một số lượng nhất định do cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cho phép theo phân cấp ở mục 2.2, khi đó trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ hàng chữ "sản phẩm chế thử". Nếu phương tiện đo này trong danh mục phải được kiểm định thì phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về kiểm định phương tiện đo.
1.5. Cơ sở sản xuất hoặc sửa chữa phương tiện đo được cấp giấy chứng nhận đăng ký phải chịu sự thanh tra của Thanh tra Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - chất lượng.
2. Thủ tục đăng ký sản xuất phương tiện đo.
2.1. Cơ sở sản xuất phải gửi đến cơ quan đăng ký hồ sơ đăng ký sản xuất phương tiện đo bao gồm:
- Bản đăng ký sản xuất phương tiện đo (2 bản cho mỗi phương tiện đo) theo mẫu ở Phụ lục 1.
- Bản sao quyết định duyệt mẫu của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có thẩm quyền đối với phương tiện đo đăng ký sản xuất nằm trong danh mục phải được kiểm định.
- Báo cáo về trang bị chuẩn đo lường và trình độ nhân viên thử nghiệm của cơ sở theo mẫu ở phụ lục 2 cùng với bản sao các giấy chứng nhận cần thiết. Báo cáo có thể làm chung cho nhiều loại phương tiện đo cùng đăng ký sản xuất.
2.2. Cơ quan đăng ký được phân cấp như sau:
- Trung tâm đo lường: đối với các cơ sở miền Bắc.
- Trung tâm TC - ĐL- CL khu vực 2: đối với các cơ sở miền Trung.
- Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực 3: đối với các cơ sở miền Nam
- Chi cục TC - ĐL - CL tỉnh, thành phố sở tại: đối với một số loại phương tiện đo quy định trong danh mục ở phụ lục 3.
2.3. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải xem xét và trả lời cho cơ sở việc chấp nhận hay không chấp nhận đăng ký của cơ sở.
Đăng ký sản xuất phương tiện đo được chấp nhận khi thoả mãn các điều kiện sau đây:
- Những chỉ tiêu chất lượng đăng ký phù hợp với các tiêu chuẩn hoặc quy định hiện hành. Trường hợp chưa có các tiêu chuẩn hoặc quy định của Nhà nước thì cơ sở tự xác định các chỉ tiêu chất lượng này trong tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật của cơ sở.
- Cơ sở có đủ trang bị chuẩn đo lường để so sánh, hiệu chỉnh trong quá trình sản xuất phù hợp với TCVN bắt buộc áp dụng hay quy định của Tổng cục TC-ĐL-CL về kiểm định hay thử nghiệm phương tiện đo đó và có nhân viên thử nghiệm đã được đào tạo có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu có liên doanh, liên kết để sử dụng trang bị chuẩn hoặc tiến hành một số phép thử nghiệm ở cơ sở khác thì phải được thể hiện trong báo cáo của cơ sở nêu ở mục 2.1.
Trong những trường hợp cần thiết, cơ quan đăng ký có quyền kiểm tra tính xác thực của báo cáo của cơ sở trước khi quyết định việc chấp nhận đăng ký.
2.4. Đối với các phương tiện đo được chấp nhận đăng ký sản xuất, cơ sở sản xuất được cơ quan đăng ký theo phân cấp ở mục 2.2 cấp. Giấy chứng nhận đã đăng ký sản xuất phương tiện đo "theo mẫu ở phụ lục 4". Cơ quan đăng ký trao lại cho cơ sở 1 bản đăng ký sản xuất phương tiện đo cùng với giấy chứng nhận này.
Khi có thay đổi so với bản đăng ký sản xuất phương tiện đo đã được chấp nhận, cơ sở sản xuất phải đăng ký lại.
2.5. Đối với phương tiện đo không được chấp nhận đăng ký sản xuất thì cơ quan đăng ký trả lại hồ sơ đăng ký cho cơ sở.
2.6. Đối với phương tiện đo trong danh mục phải được kiểm định trước khi giao cho khách hàng cơ sở sản xuất, phải thực hiện chế độ kiểm định ban đầu theo quy định về kiểm định phương tiện đo của Nhà nước. Trường hợp có sự thoả thuận giữa 2 bên, khách hàng có thể đăng ký thực hiện chế độ kiểm định ban đầu tại cơ quan kiểm định thích hợp. Việc thoả thuận này phải được ghi trong 1 điều khoản của hợp đồng.
2.7. Định kỳ 6 tháng và cả năm, cơ sở sản xuất phương tiện đo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký phải báo cáo cho cơ quan đăng ký về số lượng, chất lượng phương tiện đo đã được sản xuất, việc chấp hành quy định về kiểm định ban đầu, việc kiểm định các chuẩn đo lường của cơ sở, những thay đổi về chuẩn đo lường và về nhân viên thử nghiệm của cơ sở.
2.8. Lệ phí đăng ký sản xuất phương tiện đo áp dụng theo mức lệ phí đăng ký chất lượng hàng hoá.
3. Thủ tục đăng ký sửa chữa phương tiện đo.
3.1. Cơ sở sửa chữa phải gửi đến cơ quan đăng ký hồ sơ đăng ký sửa chữa phương tiện đo bao gồm:
- Đăng ký sửa chữa phương tiện đo (2 bản) theo mẫu ở Phụ lục 5.
- Báo cáo tình hình trang bị các chuẩn đo lường, trình độ công nhân sửa chữa, nhân viên thử nghiệm của cơ sở theo mẫu ở phụ lục 2, cùng với bản sao các giấy chứng nhận cần thiết.
3.2. Cơ quan đăng ký được phân cấp như mục 2.2 của quy định này.
3.3. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải xem xét và trả lời cho cơ sở việc chấp nhận hay không chấp nhận đăng ký của cơ sở.
Đăng ký sửa chữa phương tiện đo được chấp nhận khi cơ sở có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ trang bị chuẩn đo lường để so sánh, hiệu chỉnh trong quá trình sửa chữa phù hợp với TCVN bắt buộc áp dụng hay quy định của Tổng cục TC - ĐL - CL về kiểm định phương tiện đo đó.
- Có công nhân sửa chữa và nhân viên thử nghiệm đã được đào tạo và có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Trong những trường hợp cần thiết, cơ quan đăng ký có quyền kiểm tra tính xác thực của báo cáo của cơ sở trước khi quyết định chấp nhận việc đăng ký.
3.4. Đối với các phương tiện đo được chấp nhận đăng ký sửa chữa,
Cơ sở sửa chữa được cơ quan đăng ký theo phân cấp ở mục 2.2 cấp "Giấy chứng nhận đã đăng ký sửa chữa phương tiện đo" theo mẫu ở Phụ lục 4. Cơ quan đăng ký trao lại cho cơ sở 1 bản đăng ký sửa chữa phương tiện đo cùng với giấy chứng nhận này.
Khi có thay đổi so với bản đăng ký sửa chữa phương tiện đo đã được chấp nhận, cơ sở phải đăng ký lại.
Trường hợp bản đăng ký sửa chữa phương tiện đo không được chấp nhận thì cơ quan đăng ký trả lại hồ sơ đăng ký cho cơ sở.
3.5. Cơ sở sửa chữa phương tiện đo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký phải thực hiện chế độ kiểm định sau sửa chữa theo các quy định về kiểm định phương tiện đo của Nhà nước.
3.6. Định kỳ 6 tháng và cả năm, cơ sở sửa chữa phương tiện đo đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký phải báo cáo cho cơ quan đăng ký tình hình sửa chữa phương tiện đo của mình, những thay đổi về chuẩn đo lường, về công nhân sửa chữa hay nhân viên thử nghiệm, việc chấp hành quy định về kiểm định chuẩn đo lường và kiểm định phương tiện đo sau sửa chữa.
4.1. Cơ sở xin duyệt mẫu phương tiện đo phải gửi đến Trung tâm Đo lường (đối với các cơ sở ở miền Bắc), Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực 2 (đối với các cơ sở ở miền Trung) và Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực 3 (đối với các cơ sở ở miền Nam) hồ sơ và mẫu phương tiện đo bao gồm:
- Đơn xin duyệt mẫu phương tiện đo theo mẫu ở Phụ lục 6.
- 2 bản thuyết minh kỹ thuật vê các tính năng kỹ thuật, nguyên lý và cơ cấu vận hành.
- 1 bản vẽ thiết kế gồm bản vẽ toàn thể, bản vẽ các khối, các chi tiết quan trọng.
- 1 mẫu phương tiện đo
- Các biên bản thử nghiệm đo cơ sở tự tiến hành để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của mẫu phương tiện đo trên.
- Trường hợp mẫu được chế tạo theo 1 mẫu của cơ sở khác đã được duyệt và đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp thì phải có văn bản đồng ý của cơ sở này.
Cơ sở có thể xin duyệt mẫu đồng thời với đăng ký sản xuất đối với phương tiện đo thuộc đối tượng phải đăng ký sản xuất tại Trung tâm Đo lường hay Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực
Trung tâm Đo lường hay Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực phải xác nhận bằng văn bản ngày, tháng đã nhận đủ các tài liệu và mẫu phương tiện đo nêu trên. Văn bản này được trao cho cơ sở xin duyệt mẫu và đồng gửi về Tổng cục TC - ĐL - CL kèm theo 1 bản thuyết minh kỹ thuật.
4.2. Thử nghiệm mẫu.
4.2.1. Đối với loại phương tiện đo đã có TCVN về yêu cầu kỹ thuật và quy trình kiểm định, việc thử nghiệm được tiến hành bởi 1 Hội đồng thử nghiệm có từ 3 đến 5 thành viên gồm các chuyên gia kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực đo này, trong đó có 1 chủ tịch và 1 uỷ viên thư ký. Giám đốc Trung tâm Đo lường hay Giám đốc Trung tâm khu vực ra quyết định thành lập Hội đồng thử nghiệm.
Quy trình thử nghiệm và địa điểm tiến hành các phép thử nghiệm do Hội đồng thử nghiệm đề nghị căn cứ theo các TCVN hiện hành và được Giám đốc Trung tâm Đo lường hay Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực phê chuẩn. Việc thử nghiệm phải được tiến hành bởi các phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn và kiểm định được công nhận hoặc được chỉ định.
Trường hợp trong khu vực không có khả năng thử nghiệm thì Trung tâm khu vực phải báo cáo Tổng cục để Tổng cục chỉ định cơ quan tổ chức duyệt mẫu.
Cơ sở xin duyệt mẫu phương tiện đo được tham gia trong quá trình thử nghiệm.
4.2.2. Đối với loại phương tiện đo chưa có TCVN về yêu cầu kỹ thuật và quy trình kiểm định, việc thử nghiệm được tiến hành bởi 1 Hội đồng thử nghiệm có từ 5 đến 7 thành viên gồm các chuyên gia kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực đo này, trong đó có một chủ tịch và 1 uỷ viên thư ký. Hội đồng này do Tổng cục trưởng Tổng cục TC - ĐL - CL ra quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường hay Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực. Tổng cục TC - ĐL - CL chỉ định cơ quan tổ chức xét duyệt mẫu phương tiện đo này.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải chuyển cho Tổng cục:
- Đơn xin duyệt mẫu.
- 1 bản thuyết minh kỹ thuật.
- 1 bản vẽ thiết kế của phương tiện đo xin duyệt mẫu cùng với đề nghị của mình về Hội đồng thử nghiệm và cơ quan tổ chức xét duyệt.
Quy trình thử nghiệm và địa điểm tiến hành các phép thử nghiệm do Hội đồng thử nghiệm đề nghị và thủ trưởng cơ quan tổ chức xét duyệt phê chuẩn. Việc thử nghiệm phải được tiến hành bởi các phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn và kiểm định được công nhận hoặc được chỉ định. Cơ sở xin duyệt mẫu phương tiện đo được tham gia trong quá trình thử nghiệm.
4.2.3. Các kết quả thử nghiệm phải được ghi trong biên bản thử nghiệm mẫu phương tiện đo theo mẫu ở phụ lục 7, trong đó phải đánh giá được những chỉ tiêu chất lượng của mẫu phương tiện đo với các chỉ tiêu chất lượng của mẫu phương tiện đo so với các chỉ tiêu quy định trong TCVN bắt buộc áp dụng về phương tiện đo đó. Đối với phương tiện đo chưa có TCVN thì có thể so sánh với các mẫu tương tự của nước ngoài hay theo yêu cầu sử dụng.
Biên bản thử nghiệm phải có chữ ký của các thành viên của Hội đồng thử nghiệm.
4.3. Duyệt mẫu phương tiện đo.
4.3.1. Mẫu phương tiện đo được coi là đạt yêu cầu để phê duyệt nếu phù hợp với các quy định nêu trong TCVN bắt buộc áp dụng hay phù hợp với những yêu cầu sử dụng (trường hợp chưa có TCVN).
4.3.2. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và các kiến nghị của Hội đồng thử nghiệm, cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường xem xét và ra quyết định duyệt mẫu phương tiện đo, theo phân cấp như sau:
- Đối với phương tiện đo đã có TCVN: Giám đốc Trung tâm Đo lường hay Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực ra quyết định duyệt mẫu.
- Đối với phương tiện đo chưa có TCVN: Tổng cục trưởng Tổng cục TC - ĐL - CL ra quyết định duyệt mẫu. Cơ quan được chỉ định tổ chức xét duyệt phương tiện đo này chuyển toàn bộ hồ sơ xét duyệt cho Tổng cục TC - ĐL - CL.
4.3.3. Hồ sơ để trình duyệt mẫu phương tiện đo bao gồm:
- Báo cáo tóm tắt quá trình thử nghiệm mẫu và ý kiến của đơn vị trình duyệt.
- Quyết định thành lập Hội đồng thử nghiệm.
- Quy trình thử nghiệm đã được phê chuẩn.
- Biên bản thử nghiệm.
- Bản giới thiệu các tính năng kỹ thuật của phương tiện đo.
- Các tài liệu xin duyệt mẫu phương tiện đo của cơ sở.
- 2 bản thiết kế giống nhau (bản in) đã được hoàn chỉnh sau quá trình thử nghiệm.
Các hồ sơ trên được lưu tại cơ quan ra quyết định duyệt mẫu.
4.4. Quyết định duyệt mẫu phương tiện đo kèm theo bản giới thiệu các tính năng kỹ thuật của phương tiện đo được trao cho cơ sở xin duyệt mẫu và được sao gửi cho các Trung tâm khu vực, Trung tâm Đo lường và Tổng cục TC - ĐL - CL.
Hai bản thiết kế mẫu phương tiện đo được duyệt, được xác nhận "Thiết kế theo mẫu đã được duyệt theo Quyết định số......... ngày......... của..........." và được đóng dấu của cơ quan ra quyết định duyệt mẫu. Một bản được trao cho cơ sở xin duyệt mẫu.
Mẫu sau khi xét duyệt được trả lại cho cơ sở để lưu ký. Phương tiện đo sản xuất theo mẫu này được mang dấu hiệu duyệt mẫu của Tổng cục TC - ĐL - CL.
4.5 Chi phí xét duyệt mẫu phương tiện đo do cơ sở xin xét duyệt thanh toán theo quy định của cơ quan xét duyệt đối với từng loại phương tiện đo cụ thể có sự thoả thuận của cơ sở. Chi phí này bao gồm các chi phí cho hoạt động thử nghiệm và phê duyệt mẫu.
4.6. Trường hợp mẫu phương tiện đo qua thử nghiệm không đạt các yêu cầu để được duyệt thì cơ quan xét duyệt sẽ trả lại các tài liệu và vật mẫu cho cơ sở xin xét duyệt.
5.1. Những phương tiện đo đã được phê duyệt mẫu và thiết kế theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục TC - ĐL - CL hay của Cục trưởng Cục TC - ĐL - CL Nhà nước trước đây được coi như đã được duyệt mẫu theo Quy định này.
5.2. Những cơ sở đã được quyết định cho phép sản xuất phương tiện đo cho đến nay theo Quyết định của Tổng cục TC - ĐL - CL hay của Cục TC - ĐL - CL Nhà nước được phép sản xuất đến hết 1992. Nếu muốn tiếp tục sản xuất trong năm 1993 thì phải đăng ký lại theo quy định này.
MẪU ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT PHƯƠNG TIỆN ĐO
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ... Ngày.... tháng.... năm... |
ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT PHƯƠNG TIỆN ĐO
Cơ sở sản xuất...............................................................
Địa chỉ...........................................................................
Số điện thoại..................................................................
Đăng ký sản xuất phương tiện đo sau...........................
Thời hạn đăng ký..........................................................
Các nơi tiêu thụ chính...................................................
CÁC ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN ĐO
(Theo tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật...)
TT | Đặc trưng kỹ thuật | Đơn vị | Chỉ tiêu |
1 2 3 4 | Phạm vi đo Độ chính xác ............. ............ |
|
|
Mẫu đã được duyệt theo Quyết định số... ngày...
Của..........................................................................................
Có kèm theo nhãn sản phẩm (hoặc hình mẫu của nhãn sản phẩm)
Đăng ký được chấp nhận
Ngày:
Số đăng ký:
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN TC-ĐL-CL | THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ SẢN XUẤT |
MẪU BÁO CÁO TRANG BỊ CHUẨN ĐO LƯỜNG, THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM VÀ TRÌNH ĐỘ THỬ NGHIỆM VIÊN CỦA CƠ SỞ
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ... Ngày.... tháng.... năm... |
BÁO CÁO TRANG BỊ CHUẨN ĐO LƯỜNG THIẾT BỊ THỬ NGHIỆM VÀ TRÌNH ĐỘ THỬ NGHIỆM VIÊN, CÔNG NHÂN KỸ THUẬT CỦA CƠ SỞ
1. Trang bị hiện có.
TT | Tên thiết bị, đặc trưng KT | Tình trạng hiện tại | Ngày, tháng đã được kiểm định |
|
|
|
|
2. Trình độ thử nghiệm viên (và công nhân kỹ thuật) *
TT | Họ và tên | Trình độ chuyên môn | Đã qua lớp đào tạo |
|
|
|
|
* Dùng cho cơ sở sửa chữa
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ
DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN ĐO PHÂN CẤP ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT HAY SỬA CHỮA TẠI CHI CỤC TC-ĐL-CL TỈNH, THÀNH PHỐ
TT | Tên phương tiện đo | Đặc trưng kỹ thuật |
1 | Cân lò xo | Các loại |
2 | Cân treo | Các loại |
3 | Cân đĩa | Các loại |
4 | Cân đồng hồ | Các loại tới 3000 kg |
5 | Cân bàn | Các loại tới 3000 kg |
6 | Dụng cụ đong chất lỏng | Đến 50 lít |
7 | Cột đong bán nhiên liệu |
|
8 | Thước thương nghiệp | 1 mét |
9 | Quả cân công tác cấp 4 cấp 5 |
|
10 | Quả cân chuẩn hạng IV |
|
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT
(Sửa chữa phương tiện đo)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ... ngày.... tháng.... năm... |
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đã đăng ký sản xuất (sửa chữa) phương tiện đo
(Tên cơ quan quản lý Nhà nước về TC - ĐL - CL)
CHỨNG NHẬN
.............. (Tên cơ sở sản xuất hoặc sửa chữa).........................
Đã đăng ký (sản xuất, sửa chữa) các phương tiện đo sau đây:
TT | Tên phương tiện đo | Đặc trưng kỹ thuật |
|
|
|
Số đăng ký:
Có giá trị đến:
THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TC-ĐL-CL
MẪU ĐĂNG KÝ SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN ĐO
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ... Ngày.... tháng.... năm... |
ĐĂNG KÝ SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN ĐO
Cơ sở:........................................................
Địa chỉ:
Điện thoại:
Đăng ký sửa chữa các loại phương tiện đo sau đây:
TT | Tên phương tiện đo | Đặc trưng kỹ thuật |
|
|
|
Thời hạn đăng ký:
Đăng ký được chấp nhận
Ngày:
Số đăng ký:
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ | THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
MẪU ĐƠN XIN DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO MỚI
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ... ngày.... tháng.... năm... |
ĐƠN XIN DUYỆT MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO MỚI
Kính gửi:
Tên cơ sở:.....................................................
Địa chỉ:
Điện thoại:
Đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về TC-ĐL-CL duyệt mẫu phương tiện đo sau đây:
Tên phương tiện đo:
Các tính năng kỹ thuật chính:
-
-
-
-
-
Vật mẫu và tài liệu gửi kèm gồm:
1. Mẫu phương tiện đo: | 1 mẫu |
2. Thuyết minh kỹ thuật: | 2 bản |
3. Bản vẽ thiết kế: | 1 bản |
CƠ SỞ XIN DUYỆT
MẪU BIÊN BẢN THỬ NGHIỆM MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BIÊN BẢN THỬ NGHIỆM MẪU PHƯƠNG TIỆN ĐO
Hội đồng thử nghiệm được thành lập theo Quyết định số....... ngày............ của............... đã tiến hành thử nghiệm.
Mẫu........... (tên phương tiện đo).............
Của cơ sở:............ đến ngày.....................
Theo Quy trình thử nghiệm mẫu đã được phê duyệt ngày..................
Kết quả như sau:
Mẫu chuẩn: - Theo TCVN..........
TT | Chỉ tiêu cần thử, đơn vị tính | Yêu cầu theo | Thực tế mẫu đạt được |
|
|
|
|
- Theo mẫu tương tự của nước ngoài
- Theo yêu cầu của người sử dụng
Nhận xét và kiến nghị của Hội đồng thử nghiệm đối với việc duyệt mẫu
................................................................
................................................................
................................................................
Các thành viên của Hội đồng | Chữ ký |
1........................... Chủ tịch | ........................... |
2............................Uỷ viên | ........................... |
3............................Uỷ viên | ........................... |
4............................Uỷ viên | ........................... |
5............................Uỷ viên | ............................ |
... ngày... tháng... năm ...
- 1Pháp lệnh Đo lường năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 115-HĐBT năm 1991 thi hành Pháp lệnh Đo lường do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 22-HĐBT năm 1984 về việc thành lập Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Công văn 2538/GSQL-GQ1 năm 2017 về nhập khẩu cân điện tử dùng trong y tế do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
Quyết định 290-TĐC/QĐ năm 1991 ban hành bản Quy định về đăng ký sản xuất, sửa chữa và duyệt mẫu phương tiện đo của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng ban hành
- Số hiệu: 290-TĐC/QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/1991
- Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
- Người ký: Nguyễn Trọng Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/09/1991
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra