Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2008/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 20 tháng 3 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2005;
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của UBND tỉnh về việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007-2013;
Theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn số 106/HĐND-TH ngày 18/02/2008 và theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 778/TTr-SNV ngày 21/12/2007, Công văn số 128/SNV-CBCC ngày 13/3/2008 về việc ban hành quy định về chính sách trợ cấp kinh phí đối với các ứng viên đi học theo Đề án 100,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách trợ cấp kinh phí đối với người được cử đi học theo Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài” của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007-2013.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng Ban điều hành Đề án 100 của tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP KINH PHÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC THEO ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI” CỦA TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2007-2013.
(Ban hành kèm theo Quyết định số29/2008/QĐ-UBND Ngày 20 tháng 3 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Quy định này quy định chế độ, chính sách, mức trợ cấp đối với người được UBND tỉnh cử đi học theo Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2007-2013” (gọi tắt là Đề án 100).
Điều 2. Đối tượng được trợ cấp.
Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước theo Đề án 100 của UBND tỉnh (sau đây gọi chung là người được cử đi học).
1. Người được cử đi học theo chương trình của Đề án 100 được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định hiện hành của Nhà nước, được nâng lương theo niên hạn trong thời gian đi học và được ngân sách tỉnh trợ cấp một khoản kinh phí đi học theo Điều 5, Điều 6, Điều 7 Chương II của Quy định này.
2. Người được cử đi học được nhận tạm ứng kinh phí đi học theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Quy định này thông qua hợp đồng đào tạo được ký giữa Sở Nội vụ và người được cử đi học (có sự bảo lãnh của gia đình người được cử đi học, gọi là người bảo lãnh). Khoản kinh phí được tạm ứng theo hợp đồng đào tạo là một khoản nợ có điều kiện giữa người được cử đi học và ngân sách tỉnh. Sau khi người được cử đi học hoàn thành chương trình học tập về nhận công tác theo sự phân công của UBND tỉnh, người được cử đi học sẽ được trừ dần số nợ tương ứng với thời gian công tác đã ký cam kết trong hợp đồng.
3. Người được cử đi học không thực hiện đúng cam kết đã ký trong hợp đồng đào tạo thì phải bồi thường cho ngân sách tỉnh theo Điều 10 Quy định này. Trong trường hợp người được cử đi học không bồi thường thì người bảo lãnh phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Nguồn kinh phí để trợ cấp cho người đi học bao gồm:
- Ngân sách của tỉnh;
- Kinh phí đào tạo do Chính phủ, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các bộ, ngành Trung ương cấp;
- Các nguồn tài trợ khác.
Điều 5. Mức trợ cấp trong thời gian học ngoại ngữ ở trong nước.
1. Học ngoại ngữ từ trình độ B lên trình độ C tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh được trợ cấp các khoản sau đây:
a) 100% học phí cho toàn khóa học và lệ phí thi cấp chứng chỉ của cơ sở đào tạo.
b) 100% tiền ở ký túc xá theo phiếu thu của cơ sở đào tạo.
Trường hợp học viên tự túc được chỗ ở thì được trợ cấp tiền ở là 250.000 đồng/tháng. Các đối tượng ở nội thành thành phố Phan Thiết hoặc các vùng lân cận cách cơ sở đào tạo từ 20 km trở xuống thì không được hưởng khoản này.
c) 400.000 đồng tiền giáo trình, tài liệu cho toàn khóa học.
d) Trợ cấp sinh hoạt phí 10.000đồng/ngày đối với nam và 15.000đồng/ngày đối với nữ (bao gồm cả ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ).
2. Học ngoại ngữ từ trình độ C để luyện thi TOEFL (hoặc IELTS) tại các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh được trợ cấp các khoản sau đây:
a) 100% học phí cho toàn khóa học và lệ phí thi cấp chứng chỉ của cơ sở đào tạo;
b) 100% tiền ở ký túc xá theo phiếu thu của cơ sở đào tạo. Trường hợp học viên tự túc được chỗ ở thì được khoán tiền ở là 300.000 đồng/tháng (không cần hóa đơn).
c) 500.000 đồng tiền giáo trình, tài liệu cho toàn khóa học.
d) Trợ cấp sinh hoạt phí 15.000 đồng/ngày đối với nam và 20.000 đồng/ngày đối với nữ (bao gồm cả ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ).
3. Tiền tàu xe được tính theo giá cước quy định và được thanh toán lượt khai giảng & kết thúc khóa học.
Điều 6. Mức trợ cấp trong thời gian học chuyên môn, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo ở trong nước.
Người được cử đi học giai đoạn đầu tại các cơ sở đào tạo trong nước được trợ cấp các khoản sau:
- Được cấp 100% học phí cho toàn khóa học theo phiếu thu của cơ sở đào tạo hoặc mức chi phí theo hợp đồng đào tạo giữa Ban điều hành đề án 100 và cơ sở đào tạo;
- Tiền tài liệu học tập và tài liệu nghiên cứu 1.000.000 đồng;
- Tiền ở ký túc xá theo phiếu thu của cơ sở đào tạo; nếu học viên tự túc chỗ ở thì được khoán tiền ở 300.000 đồng/tháng (không cần hoá đơn).
- Được trợ cấp sinh hoạt phí 15.000 đồng/ngày đối với nam và 20.000 đồng/ngày đối với nữ (bao gồm cả ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ).
- Tiền tàu xe được tính theo giá cước quy định và được thanh toán lượt khai giảng & kết thúc khóa học.
Điều 7. Mức trợ cấp trong thời gian học tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Người được cử đi học giai đoạn 2 ở nước ngoài, học toàn phần và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài được trợ cấp các khoản sau:
- Được cấp 100% học phí cho toàn khóa học theo hợp đồng đào tạo giữa Ban điều hành đề án 100 với cơ sở đào tạo;
- Sinh hoạt phí theo số tháng thực học ở nước ngoài (bao gồm tài liệu, đồ dùng học tập, tiền ăn, ở và chi phí bảo hiểm y tế cá nhân) theo mức do Nhà nước quy định dành cho lưu học sinh Việt Nam đi học tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài tại thời điểm do Bộ Tài chính công bố;
- Chi phí vé máy bay khi đến nhập học & khi về nước và các khoản lệ phí xuất nhập cảnh khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chi phí đi đường (để bù đắp các khoản lệ phí sân bay Việt Nam và thuê phương tiện đi từ sân bay về nơi ở) được cấp một lần với mức khoán là 100USD/lần/người.
- Các khoản chi phí cho công tác tư vấn du học (như lệ phí xin thư mời học, lệ phí nộp đơn xin visa, phí dịch thuật hồ sơ, các chi phí hành chính khác...) do Ban điều hành đề án ký với đơn vị tư vấn du học.
QUY TRÌNH CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ BỒI THƯỜNG KINH PHÍ.
Điều 8. Quy trình cấp tạm ứng kinh phí cho người được cử đi học.
1. Người được cử đi học ngoại ngữ sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định sẽ được Sở Nội vụ ký hợp đồng đào tạo.
2. Người được cử đi học chuyên môn, nghiệp vụ sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định sẽ được Sở Nội vụ ký hợp đồng đào tạo.
3. Căn cứ hợp đồng đào tạo, Ban điều hành đề án đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cấp tạm ứng kinh phí đi học.
4. Căn cứ vào quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội vụ làm thủ tục cấp tạm ứng cho người đi học theo quy định hiện hành.
Điều 9. Việc thanh toán kinh phí đã tạm ứng cho người đi học.
1. Người được cử đi học sau khi hoàn thành khóa học về nhận công tác theo sự phân công của UBND tỉnh, sẽ được trừ dần số tiền đã được cấp tạm ứng để đi học tương ứng với số tháng đã công tác.
Ví dụ: Tổng số tiền người được cử đi học đã được cấp tạm ứng theo quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7 của quy định này là 600.000.000 đồng, được chia cho 120 tháng, mỗi tháng người làm việc sẽ được trừ khoản nợ đã tạm ứng là: (600.000.000 đồng: 120) = 5.000.000 đồng/tháng.
2. Sau khi người đi học đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, Sở Nội vụ làm giấy xác nhận thanh lý hợp đồng, đồng thời làm thủ tục xóa nợ và thanh quyết toán kinh phí đã tạm ứng cho người đi học theo quy định.
Điều 10. Việc bồi thường kinh phí của người đi học.
1. Người được cử đi học vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì phải bồi thường cho ngân sách tỉnh:
a) Người được cử đi học ngoại ngữ nếu qua 02 lần dự thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C, TOEFL hoặc IELTS quốc tế mà không đạt yêu cầu, bị buộc đưa ra khỏi danh sách người được cử đi học.
b) Không hoàn thành khóa học theo cam kết của người đi học
- Kết quả học tập không đạt theo quy định của trường đang theo học;
- Không cung cấp kết quả học tập cho Ban điều hành Đề án 100 khi có yêu cầu và đã được nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện;
- Vi phạm pháp luật của quốc gia (vùng lãnh thổ) nơi được cử đến học hoặc không chấp hành quy định của cơ sở đào tạo nơi đang theo học mà bị cơ sở đào tạo nơi đang theo học ra quyết định buộc thôi học;
- Tự ý bỏ học.
c) Sau khi học xong không về nhận công tác theo sự phân công của UBND tỉnh;
d) Người được cử đi học sau khi về nhận công tác nếu làm việc chưa đủ 120 tháng mà vi phạm một trong các trường hợp sau: tự ý bỏ việc, xin chuyển đi nơi khác, trong quá trình công tác được cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật đến mức buộc thôi việc.
2. Mức bồi thường.
b) Người được cử đi học không hoàn thành khóa học hoặc sau khi học xong không về nhận công tác theo sự phân công của UBND tỉnh thì phải bồi thường cho ngân sách tỉnh theo khoản 3 Điều 9 của Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 10/7/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tuyển chọn và quản lý ứng viên của Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận và theo hợp đồng trách nhiệm đã ký kết giữa ứng viên với Ban Điều hành Đề án 100.
Ví dụ: Tổng số tiền người được cử đi học đã được cấp tạm ứng theo quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7 của quy định này là 600.000.000 đồng; tổng tiền lương và phụ cấp (nếu có) được nhận trong thời gian đi học là 120.000.000 đồng. Người đi học phải bồi thường cho ngân sách tỉnh số tiền như sau: 2 x [(600.000.000 đồng) + (600.000.000 đồng x lãi suất ngân hàng x số tháng chịu lãi)] + 120.000.000 đồng .
c) Người được cử đi học sau khi về nhận công tác, nếu làm việc chưa đủ thời gian đã cam kết trong hợp đồng mà vi phạm một trong các trường hợp sau: tự ý bỏ việc, xin chuyển đi nơi khác, trong quá trình công tác được cơ quan quản lý trực tiếp đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật đến mức buộc thôi việc, thì người được cử đi học phải bồi thường gấp 02 (hai) lần số tiền còn lại (bao gồm cả lãi suất của ngân hàng) sau khi đã trừ số tháng đã làm việc.
Ví dụ: Tổng số tiền người được cử đi học đã được cấp tạm ứng theo quy định của các Điều 5, Điều 6, Điều 7 của quy định này là 600.000.000 đồng, được chia cho 120 tháng, mỗi tháng người làm việc sẽ được trừ khoản nợ đã tạm ứng là: (600.000.000 đồng: 120) = 5.000.000 đồng/tháng. Người đi học đã làm việc được 50 tháng, thì người đi học phải bồi thường cho ngân sách tỉnh như sau:
- Số tháng chưa công tác: 120 – 50 = 70 tháng.
- Số tiền phải bồi thường: 2 x [(70 x 5.000.000 đồng) + (70 x 5.000.000 đồng x lãi suất ngân hàng x số tháng chịu lãi)].
d) Trường hợp người được cử đi học không bồi thường được thì người bảo lãnh cho người được cử đi học phải có nghĩa vụ bồi thường thay theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Thời hạn bồi thường kinh phí là 01 năm kể từ ngày có quyết định của UBND tỉnh về thu hồi kinh phí tạm ứng.
Trong trường hợp phải đưa ra Tòa án để giải quyết thì Quyết định của Toà án là Quyết định cuối cùng.
Điều 11. Trường hợp được miễn bồi hoàn kinh phí.
Người được cử đi học đang trong thời gian học tập hoặc đang công tác nhưng do thiên tai, địch họa hoặc những lí do bất khả kháng khác như ốm đau, tai nạn mà không thể tiếp tục học tập hoặc công tác (quy định tại khoản 2 Điều 9, Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND), được UBND tỉnh xét công nhận thì không phải bồi hoàn lại cho ngân sách số tiền đã được cấp tạm ứng.
Điều 12. Phân công trách nhiệm.
1. Ban điều hành Đề án 100.
- Căn cứ kế hoạch cử người đi học hằng năm dự kiến số lượng người được cử đi học và kinh phí đào tạo trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Ký kết và thanh lý các hợp đồng đào tạo giữa Ban điều hành Đề án 100 với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
- Quản lý và cấp phát kinh phí kịp thời cho người được cử đi học, đồng thời có trách nhiệm thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
2. Sở Nội vụ.
- Căn cứ đề nghị của Ban điều hành đề án 100, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cử người đi học theo quy định.
- Được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền ký kết hợp đồng đào tạo đối với người được cử đi học.
- Phối hợp với các cơ quan có người được cử đi học theo dõi quản lý, đánh giá quá trình công tác của người đi học.
- Xác nhận số năm công tác và thanh lý hợp đồng cho người được cử đi học.
3. Sở Tài chính.
- Trên cơ sở kế hoạch đào tạo và dự toán kinh phí của Ban điều hành đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí cho Đề án.
- Phân bổ kinh phí kịp thời cho Ban điều hành Đề án 100; đồng thời theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Ban điều hành Đề án 100 thanh quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng Luật Ngân sách hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, Giám đốc các Sở Tài chính, Sở Nội vụ và Trưởng Ban điều hành Đề án 100 kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 16/2007/QĐ-UBND về Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007 - 2013
- 2Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND chính sách đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2016 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Quyết định 49/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách trợ cấp kinh phí đối với người được cử đi học theo Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2015 của tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về việc cử cán bộ, công, viên chức đi đào tạo sau đại học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 12/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chính sách trợ cấp kinh phí đối với người được cử đi học theo Đề án "Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài" của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007-2013 kèm theo Quyết định 29/2008/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 49/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách trợ cấp kinh phí đối với người được cử đi học theo Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2015 của tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Quyết định 33/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế tuyển chọn và quản lý ứng viên của Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2007 - 2013 của tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 16/2007/QĐ-UBND về Đề án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007 - 2013
- 4Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND chính sách đào tạo nhân lực trình độ đại học, sau đại học tại trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2016 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 5Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về việc cử cán bộ, công, viên chức đi đào tạo sau đại học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Quyết định 29/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách trợ cấp kinh phí đối với người được cử đi học theo Đề án Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2007-2013 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 29/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/03/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra