- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Quyết định 402/QĐ-BXD năm 2013 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 832/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính được thay thế và bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 7Quyết định 833/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám định tư pháp xây dựng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 8Quyết định 834/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 9Quyết định 835/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được chuẩn hóa; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 10Quyết định 837/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 11Quyết định 838/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 1Quyết định 1896/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 585/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quy hoạch-kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 282/QĐ-UBND | Phú Yên, ngày 07 tháng 02 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ các Quyết định số: 832/QĐ-BXD , 833/QĐ-BXD , 834/QĐ-BXD , 835/QĐ-BXD , 837/QĐ-BXD , 838/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 và Quyết định số 402/QĐ-BXD ngày 18/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ bãi bỏ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 13/TTr-SXD ngày 24/01/2017 và ý kiến của Sở Tư pháp tại Công văn số 50/STP-TTHC ngày 23/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng.
(Danh mục thủ tục hành chính kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC CHUẨN HÓA THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên)
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa:
2. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ
Số TT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung được hủy bỏ, bãi bỏ | |
I. Lĩnh vực Nhà ở |
| |||
01 | T-PYE 208398-TT | Thủ tục Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước | Chuẩn hóa theo Quyết định số 837/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 | |
02 | T-PYE 208392-TT | Thủ tục Thẩm định Dự án phát triển nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước | ||
03 | T-PYE 027661-TT | Thẩm định Dự án phát triển nhà ở | ||
II. Lĩnh vực Quy hoạch – kiến trúc |
| |||
01 |
| Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng(Đối với công trình xây dựng trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000) | Chuẩn hóa theo Quyết định số 835/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 | |
02 | T-PYE 020230-TT | Thẩm định Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng | ||
03 | T-PYE 022081-TT | Thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng | ||
04 | T-PYE 022188-TT | Thẩm định Đồ án Quy hoạch chung xây dựng | ||
05 | T-PYE 275027-TT | Cấp giấy phép quy hoạch | ||
06 | T-PYE 233106-TT T-PYE 202778-TT | Thỏa thuận kiến trúc quy hoạch (đối với trường hợp công trình xây dựng trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt) | ||
III. Lĩnh vực Xây dựng |
| |||
01 | T-PYE 244906-TT | Thủ tục cấp giấy phép di dời công trình | Chuẩn hóa theo Quyết định số 833/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 | |
02 | T-PYE 244905-TT | Thủ tục cấp lại giấy phép xây dựng | ||
03 | T-PYE 208215-TT | Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng công trình | ||
04 | T-PYE 208200-TT | Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình | ||
05 |
| Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình | ||
06 | T-PYE 275208-TT T-PYE 244893-TT | Thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho dự án | ||
07 |
| Thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn | ||
08 | T-PYE 244886-TT | Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo | ||
09 | T-PYE 244885-TT | Cấp giấy phép xây dựng công trình tượng đài, tranh hoành tráng | ||
10 | T-PYE 244884-TT | Cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng | ||
11 | T-PYE 244883-TT T-PYE 244866-TT | Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị | ||
12 | T-PYE 244881-TT T-PYE 244863-TT | Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến | ||
13 | T-PYE 244877-TT | Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị | ||
14 | T-PYE 026680-TT T-PYE 208361-TT | Thủ tục Cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Đầu tư xây dựng tại tỉnh Phú Yên | ||
15 | T-PYE 208336-TT | Thủ tục Cấp lại chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng | ||
16 | T-PYE 208327-TT | Thủ tục Cấp nâng hạng Kỹ sư định giá xây dựng | ||
17 | T-PYE 208317-TT | Thủ tục Cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng | ||
18 | T-PYE 208311-TT | Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (kỹ sư, kiến trúc sư, giám sát) | ||
19 | T-PYE 208234-TT | Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (kỹ sư, kiến trúc sư, giám sát) | ||
20 | T-PYE 208227-TT | Thủ tục Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình | ||
21 | T-PYE 202735-TT | Thủ tục Cấp giấy phép xây dựng tạm công trình và nhà ở riêng lẻ ở đô thị (Đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện) | ||
IV. 24Lĩnh vực Kinh doanh bất động sản |
| |||
01 | T-PYE 026119-TT | Cấp chứng chỉ định giá bất động sản | Chuẩn hóa theo Quyết định số 832/QĐ-BXD ngày 29/8/2016 | |
02 | T-PYE 026171-TT | Cấp lại chứng chỉ định giá bất động sản | ||
03 | T-PYE 208369-TT | Cấp chứng chỉ định giá bất động sản, môi giới bất động sản | ||
04 | T-PYE 208387-TT | Cấp lại chứng chỉ định giá bất động sản, môi giới bất động sản | ||
|
|
|
|
|
PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Lĩnh vực Quy hoạch – Kiến trúc
1. Thủ tục thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
Bước 2: Sở Xây dựng sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
1.2. Cách thức thực hiện: Hồ sơ được gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định;
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ kèm theo các bản vẽ in màu thu nhỏ đóng thành tập;
- Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ;
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đồ án quy hoạch hoặc các tổ chức cá nhân được ủy quyền.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch.
1.8. Lệ phí: Thông tư 01/2013/TT-BXD , ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
2. Thủ tục thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết của dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức kinh doanh thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tới Sở Xây dựng.
Bước 2: Cơ quan quản lý quy hoạch sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định. Đối với các đồ án quy hoạch chung đô thị các thị trấn huyện lỵ, Sở Xây dựng trình UBND Tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định đồ án quy hoạch theo quy định.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị thẩm định đồ án;
- Thuyết minh nội dung đồ án bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ;
- Dự thảo quy định quản lý theo đồ án quy hoạch;
- Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án; các phụ lục tính toán kèm theo;
- Các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ quy định;
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ); sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt thì in đủ số lượng theo nhiệm vụ quy hoạch được duyệt để phát hành theo quy định;
2.4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo cáo thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
2.8. Lệ phí: Thông tư 01/2013/TT-BXD , ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
3. Thủ tục cấp giấy phép quy hoạch dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Căn cứ vào thông tin quy hoạch, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo các trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Điều 36 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị gửi UBND cấp tỉnh; Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý;
Bước 2: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên (cơ quan được UBND Tỉnh ủy quyền cấp giấy phép quy hoạch) tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép quy hoạch theo quy định.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch;
- Sơ đồ vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo quy định;
- Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch;
- Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;
- Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép quy hoạch sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung;
- Giấy phép quy hoạch sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ.
3.8. Phí, Lệ phí: 2 triệu đồng/hồ sơ dự án.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch (sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung); quy định tại mẫu số 1 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015, mẫu số 1 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010.
- Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch (sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ) quy định tại mẫu số 3 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015, mẫu số 1 Nghị định số37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý;
- Thông tư số 23/2012/TT-BTC ngày 16/02/2012 của Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép quy hoạch.
- Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND Tỉnh Phú Yên, về Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản đầu tư xây dựng đối với các dự án do Tỉnh Phú Yên quản lý.
II. Lĩnh vực nhà ở
1. Thủ tục gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Trình tự đối với cá nhân nước ngoài:
Bước 1: Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp bị buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
Bước 3: Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.
Bước 4: Trả kết quả.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
b) Trình tự đối với tổ chức nước ngoài:
Bước 1: Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gia hạn hoạt động;
Bước 3: Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.
Bước 4: Trả kết quả.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
1.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ đến UBND Tỉnh.
1.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Đối với cá nhân:
- Đơn đề nghị gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở.
Đối với tổ chức:
- Đơn đề nghị gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 01bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức nước ngoài đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đồng ý gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở
1.8. Lệ phí: Không quy định
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Phải có đơn gửi UBND cấp tỉnh trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
2. Thủ tục thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, thuê mua
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư phải có văn bản gửi Sở Xây dựng kèm theo giấy tờ chứng minh nhà ở có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản; trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó; trường hợp không có thế chấp dự án hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải ghi rõ cam kết chịu trách nhiệm trong văn bản gửi Sở Xây dựng.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư, Sở Xây dựng phải kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định thì Sở Xây dựng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua gửi chủ đầu tư; nếu hồ sơ chưa có đủ giấy tờ theo quy định thì phải có văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp chủ đầu tư đã gửi hồ sơ nhưng quá thời hạn quy định mà Sở Xây dựng không có văn bản thông báo và nhà ở đó đã đủ điều kiện được bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư được quyền ký hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai nhưng phải chịu trách nhiệm về việc bán, cho thuê mua nhà ở này; Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm về việc thông báo hoặc không có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua sau khi nhận được hồ sơ đề nghị của chủ đầu tư.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
2.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa
2.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản gửi Sở Xây dựng đề nghị thông báo nhà ở đủ điều kiện bán, cho thuê mua;
- Các giấy tờ chứng minh bao gồm:
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó;
+ Trường hợp có thế chấp dự án đầu tư xây dựng hoặc thế chấp nhà ở sẽ bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải gửi kèm theo giấy tờ chứng minh đã giải chấp hoặc biên bản thống nhất của bên mua, bên thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp về việc không phải giải chấp và được mua bán, thuê mua nhà ở đó;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày Sở Xây dựng nhận đủ hồ sơ của chủ đầu tư.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện bán, cho thuê mua
2.8. Lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
3. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh theo quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP tại Sở Xây dựng;
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan về dự án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình liên quan đến dự án gửi Sở Xây dựng;
Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh để xin ý kiến Hội đồng nhân dân Tỉnh;
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của Hội đồng nhân dân Tỉnh, Ủy ban nhân dân Tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; trường hợp không chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Xây dựng và nhà đầu tư biết.
Bước 5: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
3.2. Cách thức thực hiện: gửi hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
3.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ pháp lý của đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bao gồm giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa lựa chọn chủ đầu tư thì có báo cáo về hình thức lựa chọn chủ đầu tư và dự kiến điều kiện lựa chọn chủ đầu tư;
- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý đề nghị chấp thuận; các nội dung đề xuất chấp thuận quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ; lý do đề nghị chấp thuận và chứng minh sự phù hợp của nội dung dự án với chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
- Quyết định phê duyệt quy hoạch kèm theo bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết: 32 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản của Ủy ban nhân dân Tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở.
3.8. Lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP .
4. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thuộc thẩm quyền của UBND Tỉnh theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP tại Sở Xây dựng;
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan về dự án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình liên quan đến dự án gửi Sở Xây dựng;
Bước 3: Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có tờ trình kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình kèm theo hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân Tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; trường hợp không chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Xây dựng và nhà đầu tư biết.
Bước 5: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
4.2. Cách thức thực hiện: gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa
4.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ pháp lý của đơn vị được giao làm chủ đầu tư, bao gồm giấy tờ chứng minh chức năng kinh doanh bất động sản, tư cách pháp lý, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa lựa chọn chủ đầu tư thì có báo cáo về hình thức lựa chọn chủ đầu tư và dự kiến điều kiện lựa chọn chủ đầu tư;
- Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý đề nghị chấp thuận; các nội dung đề xuất chấp thuận quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 99; lý do đề nghị chấp thuận và chứng minh sự phù hợp của nội dung dự án với chương trình kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
- Quyết định phê duyệt quy hoạch kèm theo bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Nội dung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt có liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án cần chấp thuận chủ trương đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4.4. Thời hạn giải quyết: 32 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản của UBND Tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở.
4.8. Lệ phí: Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP .
5. Thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại đối với trường hợp chỉ định chủ đầu tư quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
5.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số 19/2016/TT-BXD tại Sở Xây dựng;
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Xây dựng tổ chức họp Tổ chuyên gia để xem xét, đánh giá năng lực của nhà đầu tư; nếu nhà đầu tư đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án thì Sở Xây dựng có văn bản kèm theo biên bản họp Tổ chuyên gia và hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh để công nhận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD ; nếu nhà đầu tư không đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án thì Sở Xây dựng có văn bản thông báo để nhà đầu tư biết rõ lý do.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
5.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa
5.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đăng ký làm chủ đầu tư dự án của nhà đầu tư, bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ nhà đầu tư, các đề xuất của nhà đầu tư, dự kiến tiến độ thực hiện dự án;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo giấy tờ chứng minh có đủ số vốn được hoạt động kinh doanh bất động sản (vốn điều lệ) theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
- Giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư áp dụng như quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký làm chủ đầu tư.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: nhà đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở
5.8. Lệ phí: Không
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Thủ tục thẩm định giá bán, thuê mua, thê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh.
6.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư xây dựng giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do mình đầu tư xây dựng để trình Ủy ban nhân dân Tỉnh để tổ chức thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thành xong việc xây dựng nhà ở xã hội và đã được kiểm toán về chi phí của dự án theo quy định thì Ủy ban nhân dân Tỉnh có thể căn cứ vào báo cáo kiểm toán để thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội của dự án.
Bước 2: Ủy ban nhân dân Tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc cơ quan có chức năng thẩm định giá của địa phương thực hiện việc thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư đề nghị.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ đề nghị thẩm định giá của chủ đầu tư, cơ quan được giao thẩm định giá có trách nhiệm tổ chức thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định cho chủ đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung đồng ý và nội dung cần chỉnh sửa (nếu có).
Bước 4: Căn cứ văn bản thông báo kết quả thẩm định, chủ đầu tư ban hành giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội của dự án trên nguyên tắc không được cao hơn giá đã được thẩm định.
Bước 3: Trả kết quả.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
6.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ tới UBND Tỉnh
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Tham khảo hồ sơ thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá, bao gồm:
- Công văn đề nghị định giá, điều chỉnh giá;
- Phương án giá;
- Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, đính kèm bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định (nếu có);
- Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định;
- Các tài liệu khác có liên quan (hồ sơ dự toán được thẩm tra, phê duyệt của các mẫu nhà, các hạng mục công trình thuộc dự án, …)
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
6.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng (hoặc cơ quan có chức năng thẩm định giá của địa phương).
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thông báo kết quả thẩm định.
6.8. Phí, lệ phí: Không có
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
- Thông tư số 20/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
7. Thủ tục thuê nhà ở công vụ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh.
7.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cán bộ thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ đề nghị cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý gửi 01 bộ hồ sơ thuê nhà ở công vụ đến cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thuê nhà ở công vụ theo quy định như sau:
Đối với nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân Tỉnh quản lý thì cơ quan, tổ chức đang quản lý người đề nghị thuê nhà ở công vụ đăng ký thuê nhà ở công vụ với Sở Xây dựng; đối với quỹ nhà ở công vụ mà Ủy ban nhân dân Tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quản lý thì đăng ký thuê nhà ở công vụ với Phòng có chức năng quản lý nhà của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 3: Căn cứ quỹ nhà ở công vụ hiện có và tiêu chuẩn nhà ở công vụ, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, nếu đủ điều kiện cho thuê nhà ở công vụ thì ban hành quyết định cho thuê nhà ở công vụ; trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ gửi Quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê và người được thuê nhà ở công vụ (mỗi nơi 01 bản) để phối hợp trong việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ.
Bước 5: Căn cứ quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở công vụ có văn bản (kèm theo danh sách người được bố trí thuê nhà ở) đề nghị đơn vị quản lý vận hành ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trực tiếp với người thuê theo quy định sau:
+ Hai Bên trực tiếp trao đổi và ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
+ Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ có trách nhiệm gửi Hợp đồng đã được hai bên ký kết cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ và cơ quan quản lý người thuê, mỗi đơn vị 01 bản chính.
Bước 6: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
7.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp huyện.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đăng ký thuê nhà ở công vụ của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ;
- Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ đã có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức về thực trạng nhà ở
- Bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
7.4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cán bộ công chức thuộc diện được ở nhà công vụ của UBND Tỉnh.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Tỉnh;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Xây dựng hoặc Phòng có chức năng quản lý nhà cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ.
7.8. Phí: Không
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư số 09/2015/TT-BXD ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ.
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cán bộ thuê nhà ở công vụ phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15m2/người.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
- Thông tư số 09/2015/TT-BXD ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ. (Điều 9 Khoản 3)
8. Thủ tục cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
8.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước nộp 02 bộ hồ sơ tại Sở Xây dựng.
Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và phân loại hồ sơ; nếu hồ sơ không có đủ các giấy tờ theo quy định thì phải trả lời ngay để người nộp đơn bổ sung giấy tờ.
Bước 3: Trên cơ sở danh sách người đủ điều kiện thuê, thuê mua nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng trực tiếp xét duyệt hoặc thành lập Hội đồng xét duyệt hồ sơ để thực hiện xét duyệt từng hồ sơ đăng ký, xác định đối tượng đủ điều kiện hoặc chấm điểm xét chọn đối tượng ưu tiên (nếu có).
Bước 4: Trường hợp đủ điều kiện hoặc được ưu tiên xét duyệt thuê, thuê mua nhà ở thì Sở Xây dựng có tờ trình kèm theo danh sách và biên bản xét duyệt hoặc biên bản chấm điểm báo cáo UBND Tỉnh quyết định; trường hợp không đủ điều kiện hoặc chưa được xét duyệt thì Sở Xây dựng có văn bản thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để trả lời cho người nộp đơn biết.
Bước 5: Trên cơ sở báo cáo của Sở Xây dựng, UBND Tỉnh xem xét, ban hành quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở và gửi quyết định này cho Sở Xây dựng để ký hợp đồng thuê mua với người được thuê mua hoặc gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để ký hợp đồng thuê nhà với người được thuê nhà ở.
Bước 6: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
8.2. Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
8.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và có đủ điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập;
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ lưu tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và 01 bộ chuyển cho Sở Xây dựng (nếu đơn vị quản lý vận hành là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) hoặc 01 bộ chuyển cho đơn vị quản lý vận hành (nếu Sở Xây dựng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
8.4. Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày, kể từ ngày Sở Xây dựng nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp phải xét duyệt, tổ chức chấm điểm thì thời hạn giải quyết là không quá 60 ngày.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt danh sách người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
8.8. Lệ phí: Không
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD ;
- Mẫu xác nhận đối tượng, thực trạng về nhà ở theo phụ lục số 13, 14, 15, 16 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD ;
- Mẫu kê khai về thu nhập theo phụ lục số 17,18 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD .
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở bao gồm: (1) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; (2) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; (3) Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; (4) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; (5) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; (6) Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ; (7) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở đáp ứng các điều kiện sau:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, trường hợp đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì phải có diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 10m2 sàn/người;
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này,
- Đối với các đối tượng (2), (3), (4), (5) nêu trên thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
9.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sinh viên có nhu cầu thuê nhà ở nộp đơn đề nghị thuê nhà theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD kèm theo bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có) theo một trong các hình thức sau đây:
+ Nộp tại cơ sở giáo dục, đào tạo đang theo học; cơ sở giáo dục, đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận đơn, kiểm tra, lập danh sách sinh viên và gửi cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên xem xét, quyết định;
+ Nộp tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên sau khi có xác nhận của cơ sở giáo dục, đào tạo để được xem xét, quyết định.
Bước 2: Trên cơ sở danh sách sinh viên nộp đơn đề nghị thuê nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên có trách nhiệm kiểm tra và căn cứ vào số lượng nhà ở hiện có để quyết định đối tượng sinh viên được thuê theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 52 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ;
Bước 3: Trường hợp sinh viên không đủ điều kiện thuê nhà ở hoặc cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên không có đủ nhà ở cho sinh viên thuê thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho sinh viên biết.
Bước 4: Trả kết quả.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
9.2. Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ sở giáo dục đào tại nơi sinh viên theo học.
9.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thuê nhà ở sinh viên
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có);
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
9.4. Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị quản lý vận hành nhà ở sinh viên
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Hợp đồng thuê nhà ở sinh viên
9.8. Lệ phí: Không
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị thuê nhà ở sinh viên theo mẫu hướng dẫn tại phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;
- Hợp đồng thuê nhà ở sinh viên theo mẫu hướng dẫn tại phụ lục số 20 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Là học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục đào tạo.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
10. Thủ tục cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
10.1. Trình tự thực hiện:
a) Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 57 Nghị định 99/2015/NĐ-CP “(b) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở;”, được thực hiện như sau:
Bước 1: Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại Sở Xây dựng (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người hộp hồ sơ biết rõ lý do; nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ; Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì phải báo cáo Sở Xây dựng xem xét;
Bước 3: Trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định;
Bước 4: Căn cứ vào đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuê nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở.
Bước 5: Sau khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.
Bước 6: Trả kết quả.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
b) Trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 57 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP “(c) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này; (d) Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại Điều 60 của Nghị định này.” được thực hiện như sau:
Bước 1: Trường hợp người đang sử dụng nhà ở nhận chuyển quyền thuê nhà ở trước ngày 06 tháng 6 năm 2013, là ngày Nghị định số 34/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có hiệu lực thi hành (sau đây gọi chung là Nghị định số 34/2013/NĐ-CP) thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại Sở Xây dựng (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định). Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ thì đăng tải 03 lần liên tục thông tin về nhà ở cho thuê trên báo của địa phương và trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình; trường hợp Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ thì chuyển cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện việc đăng tin.
Bước 2: Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin lần cuối, nếu không có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở cho thuê thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với người thuê và báo cáo Sở Xây dựng biết để theo dõi, quản lý; nếu có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở này thì chỉ thực hiện ký hợp đồng thuê sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện;
Bước 3: Trả kết quả.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
c) Trường hợp người đang sử dụng nhà ở là người nhận chuyển quyền thuê nhà ở từ ngày 06 tháng 6 năm 2013:
Bước 1: Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).
Bước 2: Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu nhà ở không có tranh chấp, khiếu kiện thì có văn bản đồng ý về việc chuyển nhượng quyền thuê và gửi văn bản này kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện ký hợp đồng với người thuê; trường hợp đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét kiểm tra để có văn bản đồng ý việc chuyển nhượng quyền thuê trước khi thực hiện ký kết hợp đồng; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở không đồng ý thì phải có văn bản trả lời rõ lý do cho người đề nghị thuê nhà ở biết.
Bước 3: Trả kết quả.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
10.2. Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc Sở Xây dựng nơi có nhà ở
10.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ;
- Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở;
- Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ
10.4. Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người thuê nhà ở cũ
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
10.8. Lệ phí: Không
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo mẫu hướng dẫn tại phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở, không chiếm dụng nhà ở trái pháp luật, bao gồm các đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27/11/1992 và các đối tượng sau:
- Người được phân phối thuê nhà ở đối với nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trước ngày 27/11/1992 nhưng từ ngày 27/11/1992 mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng.
- Người đang thuê nhà ở trước ngày 27/11/1992 nhưng thuộc diện phải điều chuyển công tác và Nhà nước yêu cầu phải trả lại nhà ở đang thuê, sau đó được cơ quan nhà nước bố trí cho thuê nhà ờ khác sau ngày 27/11/1992.
- Người được bố trí sử dụng nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27/11/1992 đến trước ngày 05/7/1994.
- Người được bố trí sử dụng nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 05/7/1994 đến trước ngày 19/01/2007.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
11.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định);
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tiếp nhận, ghi giấy biên nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và lập danh sách người mua nhà ở. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị mua nhà ở cũ, Sở Xây dựng tổ chức họp Hội đồng xác định giá bán nhà ở để xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất. Sau khi Hội đồng xác định giá bán nhà ở xác định giá bán nhà ở, quyền sử dụng đất, Sở Xây dựng lập danh sách đối tượng được mua nhà ở kèm theo văn bản xác định giá bán nhà ở của Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, quyết định. Đối với nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị Hội đồng xác định giá bán nhà ở họp để xác định giá; sau đó trình Bộ Quốc phòng ban hành quyết định bán nhà ở cũ;
Bước 3: Căn cứ vào báo cáo của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ban hành quyết định bán nhà ở cũ, trong đó nêu rõ đối tượng được mua nhà ở, địa chỉ nhà ở được bán, giá bán nhà ở cũ và giá chuyển quyền sử dụng đất và gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở, đơn vị quản lý vận hành nhà ở biết để phối hợp thực hiện ký kết hợp đồng mua bán nhà ở;
Bước 4: Sau khi nhận quyết định bán nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở.
Bước 5: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
11.2. Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa (cơ quan thường trực Hội đồng bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tỉnh Phú Yên).
11.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị mua nhà ở cũ;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực hộ khẩu gia đình hoặc Giấy đăng ký kết hôn;
- Hợp đồng thuê nhà ở được lập hợp pháp; giấy tờ chứng minh đã nộp đủ tiền thuê nhà ở và chi phí quản lý vận hành nhà ở đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mua nhà ở.
- Trường hợp người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã xuất cảnh ra nước ngoài thì phải có văn bản ủy quyền (có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực theo quy định) cho các thành viên khác đứng tên mua nhà ở; nếu có thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà ở đã chết thì phải có giấy chứng tử kèm theo.
- Trong trường hợp có thành viên thuê nhà ở khước từ quyền mua và đứng tên trong Giấy chứng nhận thì phải có văn bản khước từ quyền mua, không đứng tên trong Giấy chứng nhận và cam kết không có tranh chấp, khiếu kiện về việc mua bán nhà ở này;
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01.
11.4. Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người đang thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đối tượng được mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
11.8. Lệ phí: Không
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị mua bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Yêu cầu, điều kiện 1:
Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở, không chiếm dụng nhà ở trái pháp luật, bao gồm các đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27/11/1992 và các đối tượng sau:
+ Người được phân phối thuê nhà ở đối với nhà ở được cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trước ngày 27/11/1992 nhưng từ ngày 27/11/1992 mới hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng.
+ Người đang thuê nhà ở trước ngày 27/11/1992 nhưng thuộc diện phải điều chuyển công tác và Nhà nước yêu cầu phải trả lại nhà ở đang thuê, sau đó được cơ quan nhà nước bố trí cho thuê nhà ờ khác sau ngày 27/11/1992.
+ Người được bố trí sử dụng nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27/11/1992 đến trước ngày 05/7/1994.
+ Người được bố trí sử dụng nhà ở hoặc nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 05/7/1994 đến trước ngày 19/01/2007
b) Yêu cầu, điều kiện 2:
- Người mua nhà ở cũ có hợp đồng thuê và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này, trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên để ký hợp đồng mua nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;
- Đã đóng tiền thuê nhà đầy đủ theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở;
- Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ;
- Nhà ở không thuộc phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu kiện.
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở năm 2014;
- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
- Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
III. Lĩnh vực Xây dựng
1. Thủ tục cấp/cấp lại/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với: tổ chức khảo sát xây dựng; tổ chức lập quy hoạch xây dựng; tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng; tổ chức thi công xây dựng công trình; tổ chức giám sát thi công xây dựng; tổ chức kiểm định xây dựng; tổ chức quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng
1.1. Trình tự thực hiện:
Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Yên.
Bước 1: Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực về yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết.
Bước 2: Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực:
+ Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức trình Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực quyết định.
+ Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 10 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chứng chỉ năng lực, Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục số 15 Thông tư số 17/2016/TT-BXD tới Bộ Xây dựng. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ năng lực, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý, tra cứu chứng chỉ năng lực và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp chứng chỉ năng lực khi nộp hồ sơ. Lệ phí không hoàn trả trong mọi trường hợp.
Thời hạn xét điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
1.2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục số 03 Thông tư số 17/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức; bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Phụ lục số 04 Thông tư số 17/2016/TT-BXD kèm theo các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt, công nhân kỹ thuật (nếu có) liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực; hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu đã thực hiện).
- Bản sao hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản kê khai năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
- Chứng chỉ cũ đối với trường hợp chứng chỉ cũ bị rách, nát hoặc điều chỉnh, bổ sung nội dung hoặc chứng chỉ cũ đã hết hạn sử dụng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức trong nước có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Yên.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.
1.8. Phí, Lệ phí: Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục số 03 Thông tư số 17/2016/TT-BXD .
- Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan và kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo quy định tại Phụ lục số 04 Thông tư số 17/2016/TT-BXD .
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Điều kiện chung đối với tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực:
- Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
- Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
b) Điều kiện riêng đối với từng loại tổ chức xin cấp chứng chỉ năng lực: (1) Tổ chức khảo sát xây dựng:
- Hạng II:
+ Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
+ Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 1 (một) dự án nhóm B; 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) dự án nhóm C hoặc 2 (hai) công trình cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
- Hạng III:
+ Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
+ Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức khảo sát xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
(2) Tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng:
- Hạng II:
+ Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II; những người chủ trì các bộ môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
+ Có ít nhất 20 (hai mươi) người có chuyên môn phù hợp với loại quy hoạch xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực lập quy hoạch xây dựng;
+ Đã thực hiện lập ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc 2 (hai) đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị loại II hoặc 2 (hai) đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
- Hạng III:
+ Có ít nhất 5 (năm) người có có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng III; những người chủ trì các bộ môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng III phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
+ Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn phù hợp với loại quy hoạch xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực lập quy hoạch xây dựng.
(3) Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng:
- Hạng II:
+ Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ thiết kế hạng II phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Đã thực hiện thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.
- Hạng III:
+ Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ thiết kế hạng III phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng III phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
(4) Tổ chức lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng:
- Hạng II:
+ Có ít nhất 3 (ba) người có đủ điều kiện năng lực làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B phù hợp với loại dự án đề nghị cấp chứng chỉ;
+ Những người chủ trì lĩnh vực chuyên môn của dự án phải có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
+ Có tối thiểu 20 (hai mươi) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực lập dự án đầu tư xây dựng;
+ Đã thực hiện lập, thẩm tra ít nhất 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng loại.
- Hạng III:
+ Có ít nhất 3 (ba) người có đủ điều kiện năng lực làm chủ nhiệm lập dự án nhóm C phù hợp với loại dự án đề nghị cấp chứng chỉ;
+ Những người chủ trì lĩnh vực chuyên môn của dự án phải có chứng chỉ hành nghề hạng III phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
+ Có tối thiểu 10 (mười) người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực lập dự án đầu tư xây dựng.
(5) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng:
- Hạng II:
+ Có ít nhất 3 (ba) người đủ điều kiện năng lực làm giám đốc quản lý dự án nhóm B;
+ Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức tư vấn, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 (một) dự án nhóm B hoặc 2 (hai) dự án nhóm C cùng loại.
- Hạng III:
+ Có ít nhất 3 (ba) người đủ điều kiện năng lực làm giám đốc quản lý dự án nhóm C cùng loại;
+ Những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề hạng III phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức tư vấn, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại dự án đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
(6) Tổ chức thi công xây dựng công trình:
- Hạng II:
+ Có ít nhất 2 (hai) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;
+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm;
+ Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
+ Có ít nhất 20 (hai mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
+ Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.
- Hạng III:
+ Có ít nhất 1 (một) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;
+ Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
+ Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
+ Có ít nhất 5 (năm) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
(7) Tổ chức giám sát thi công xây dựng:
- Hạng II:
Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng.
- Hạng III:
Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng.
(8) Tổ chức kiểm định xây dựng:
- Hạng II:
Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, chủ trì kiểm định xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng.
- Hạng III:
Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng.
(9) Tổ chức quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng:
- Hạng II:
+ Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng II;
+ Có ít nhất 10 (mười) người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Hạng III:
+ Có ít nhất 3 (ba) người có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng III;
+ Có ít nhất 5 (năm) người có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
2. Thủ tục đăng tải/thay đổi, bổ sung thông tin năng lực của tổ chức (chỉ áp dụng cho tổ chức không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng)
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức tham gia các hoạt động xây dựng không thuộc đối tượng được cấp chứng chỉ năng lực nộp hồ sơ đề nghị đăng tải/thay đổi, bổ sung thông tin năng lực tại Sở Xây dựng để được xem xét, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Bước 2: Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng thông báo một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đăng tải thông tin hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét đăng tải/thay đổi, bổ sung thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
2.2. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
(1) Trường hợp đăng tải thông tin năng lực:
- Bản đề nghị đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 13 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương của tổ chức do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản scan màu có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ trì các bộ môn trong tổ chức;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản scan màu có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu). Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị đăng tải thông tin cung cấp tài liệu gốc để đối chiếu.
(2) Trường hợp thay đổi, bổ sung thông tin năng lực:
- Văn bản cung cấp các nội dung điều chỉnh kèm theo bản sao hoặc tệp tin chứa bản scan màu có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) tài liệu liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng có địa chỉ trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông tin năng lực hoạt động xây dựng được đăng tải trên website của Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
2.8. Phí, Lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản đề nghị đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 13 Thông tư số 17/2016/TT-BXD
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
3. Thủ tục thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người đề nghị thẩm định gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tỉnh Phú Yên (Sở Giao thông Vận tải, Sở NN&PTNT, Sở Công thương) để thực hiện thẩm định.
Bước 2:
- Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tỉnh Phú Yên (Sở Giao thông Vận tải, Sở NN&PTNT, Sở Công thương) sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định theo đúng thời hạn quy định. Đối với các hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo điều kiện thẩm định theo quy định, Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tỉnh Phú Yên (Sở Giao thông Vận tải, Sở NN&PTNT, Sở Công thương) có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do và từ chối thực hiện thẩm định.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn và ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra. Thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 15 (mười lăm) ngày đối với dự án nhóm B và 10 (mười) ngày đối với dự án nhóm C. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư để làm cơ sở thẩm định. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
3.2. Cách thức thực hiện:
Người yêu cầu thẩm định nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở NN&PTNT, Sở Công thương) hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ;
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác);
- Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có);
- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;
- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;
- Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có);
- Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán);
- Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.
- Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
+ Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở;
+ Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trong trường hợp thẩm định dự án/dự án điều chỉnh; hồ sơ thiết kế cơ sở (thuyết minh và bản vẽ) trong trường hợp thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định được tính từ ngày cơ quan, tổ chức thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, như sau:
- Đối với thẩm định dự án/dự án điều chỉnh:
+ Không quá 30 ngày đối với dự án nhóm B;
+ Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm C.
- Đối với thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh:
+ Không quá 15 ngày đối với dự án nhóm B;
+ Không quá 10 ngày đối với dự án nhóm C.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đề nghị thẩm định
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.
3.8. Phí, Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu Tờ trình Thẩm định dự án/dự án điều chỉnh hoặc thẩm định thiết kế cơ sở/thiết kế cơ sở điều chỉnh tại Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
- Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh Phú Yên “Về việc ban hành Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý”. Có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016.
4. Thủ tục thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng/thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng điều chỉnh (trường hợp thiết kế 1 bước):
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người đề nghị thẩm định gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tỉnh Phú Yên (Sở Giao thông Vận tải, Sở NN&PTNT, Sở Công thương) để thực hiện thẩm định.
Bước 2:
- Đối với các hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo điều kiện thẩm định theo quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do và từ chối thực hiện thẩm định.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức có năng lực phù hợp theo quy định để ký hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 10 (mười) ngày đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra, hồ sơ thiết kế đã đóng dấu thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng để làm cơ sở thẩm định. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện thẩm tra thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo đến cơ quan thẩm định để giải trình lý do và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
4.2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa hoặc tại Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở NN&PTNT, Sở Công thương) hoặc gửi theo đường bưu điện.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ;
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công);
- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;
- Hồ sơ khảo sát xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
- Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
- Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
+ Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
+ Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế (bản sao có chứng thực);
- Nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt;
- Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Và các văn bản khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ (hồ sơ gốc).
4.4. Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đề nghị thẩm định.
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan phối hợp: Không.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật/Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng/thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng điều chỉnh (trường hợp thiết kế 1 bước) quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
4.8. Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật/ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP .
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
- Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh Phú Yên “Về việc ban hành Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý”. Có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016.
5. Thủ tục thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng/ thiết kế, dự toán xây dựng điều chỉnh
5.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (với công trình thực hiện thiết kế 3 bước), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (với công trình thực hiện thiết kế 2 bước) theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tỉnh Phú Yên (Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương).
Bước 2:
- Đối với các hồ sơ trình thẩm định không đảm bảo điều kiện thẩm định theo quy định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do và từ chối thực hiện thẩm định.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức có năng lực phù hợp theo quy định để ký hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 15 ngày đối với công trình cấp II và cấp III; 10 ngày đối với các công trình còn lại. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra, hồ sơ thiết kế đã đóng dấu thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng để làm cơ sở thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
5.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa hoặc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương).
5.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
- Văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
- Hồ sơ khảo sát xây dựng;
- Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
- Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
+ Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
+ Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.
- Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan.
- Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ.
- Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Các văn bản khác có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
5.4. Thời hạn giải quyết:
- Đối với công trình cấp II và cấp III: không quá 27 ngày.
- Đối với các công trình còn lại: không quá 17 ngày.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.
5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan phối hợp: Không.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản về kết quả thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng được lập theo Mẫu số 07 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP .
5.8. Lệ phí: Theo quy định của Bộ Tài chính.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng (theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP).
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
- Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh Phú Yên “Về việc ban hành Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý”. Có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016.
6. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng (Giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo, giấy phép di dời công trình) đối với công trình cấp I, II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử - văn hóa, tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng, công trình trên các tuyến trực đường phố chính trong đô thị, công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
6.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
Bước 3: Kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Bước 4: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
Đối với công trình kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn quy định, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
Bước 5: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
6.2. Cách thức thực hiện: Chủ đầu tư gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
(1) Trường hợp xây dựng mới:
(1.1) Đối với công trình không theo tuyến; Công trình tín ngưỡng; Công trình tôn giáo:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
Đối với công trình tôn giáo bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.
(1.2) Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;
+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm: Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200; Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500.
(1.3) Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, di tích lịch sử theo phân cấp;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
+ Bản vẽ các mặt đứng, các mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
(1.4) Đối với công trình quảng cáo:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình đối với trường hợp thuê đất hoặc thuê công trình để xây dựng công trình quảng cáo;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
* Đối với trường hợp công trình xây dựng mới:
+ Sơ đồ vị trí công trình tỷ lệ 1/50 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng công trình tỷ lệ 1/50 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt cắt móng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/50;
+ Bản vẽ các mặt đứng chính công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
* Đối với trường hợp biển quảng cáo được gắn vào công trình đã được xây dựng hợp pháp:
+ Bản vẽ kết cấu của bộ phận công trình tại vị trí gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50;
+ Bản vẽ các mặt đứng công trình có gắn biển quảng cáo tỷ lệ 1/50 - 1/100.
(2) Trường hợp theo giai đoạn:
(2.1) Đối với công trình không theo tuyến:
Đối với công trình cấp I, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo hai giai đoạn. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
* Giai đoạn 1:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chính của phần công trình đã được phê duyệt trong giai đoạn 1 tỷ lệ 1/50 - 1/200 kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm: Giao thông, thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/100 - 1/200.
* Giai đoạn 2:
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính giai đoạn 2 của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
(2.2) Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:
Việc phân chia công trình theo giai đoạn thực hiện do chủ đầu tư xác định theo quyết định đầu tư. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phần đất thực hiện theo giai đoạn hoặc cả dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;
+ Các bản vẽ theo từng giai đoạn: Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình theo giai đoạn tỷ lệ 1/50 - 1/200; Đối với công trình ngầm yêu cầu phải có bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/50 - 1/200; Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/100 - 1/500.
(3) Đối với công trình theo dự án:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án tỷ lệ 1/100 - 1/500;
+ Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt đứng và các mặt cắt chính của từng công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 của từng công trình kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/50 - 1/200.
Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại nội dung này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
(4) Đối với công trình sửa chữa, cải tạo:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
- Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
(5) Di dời công trình:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới tỷ lệ 1/50 - 1/500.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính phương án di dời gồm:
+ Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;
+ Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.
- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại mục 3, mục 4 Điểm này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Ngoài các tài liệu quy định đối với mỗi loại công trình nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD , kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.
(6) Đối với công trình xây dựng có thời hạn:
(6.1) Đối với công trình không theo tuyến; Công trình tín ngưỡng; Công trình tôn giáo:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp đối với công trình xây dựng trạm, cột phát sóng tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng cho xây dựng, không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.
Đối với công trình tôn giáo bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan tôn giáo theo phân cấp.
- Các giấy tờ liên quan khác theo Quy định về cấp Giấy phép xây dựng, điều chỉnh Giấy phép xây dựng, gia hạn Giấy phép xây dựng trên địa bàn Tỉnh.
(6.2) Đối với công trình sửa chữa, cải tạo:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
- Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
(6.3) Di dời công trình:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới tỷ lệ 1/50 - 1/500.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính phương án di dời gồm:
+ Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;
+ Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.
- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại mục 3, mục 4 Điểm này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Ngoài các tài liệu quy định đối với mỗi loại công trình nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD , kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
6.4. Thời hạn giải quyết:
- Đối với công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với các công trình xây dựng khác: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.
6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
6.8. Lệ phí: 50.000 đồng/ 1 giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; 100.000 đồng/ 1 giấy phép xây dựng công trình, dự án;
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Quyết định số 1433/2007/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND Tỉnh về việc quy định mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
- Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh Phú Yên, về việc sửa đổi điểm a, khoản 1, Điều 12 của "Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản đầu tư xây dựng đối với các dự án do Tỉnh Phú Yên quản lý" ban hành kèm theo quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND Tỉnh Phú Yên.
7. Điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng đối với công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của cấp trung ương, cấp tỉnh.
7.1. Trình tự thực hiện:
(1) Trường hợp điều chỉnh giấy phép xây dựng: trình tự thực hiện như cấp giấy phép xây dựng.
(2) Trường hợp gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép xây dựng hoặc cấp lại giấy phép xây dựng.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
7.2. Cách thức thực hiện:
Chủ đầu tư gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
(1) Đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép xây dựng, thành phần hồ sơ gồm:
- Đối với công trình:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng mục công trình đề nghị điều chỉnh tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản phê duyệt điều chỉnh thiết kế của người có thẩm quyền theo quy định kèm theo Bản kê khai điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế đối với trường hợp thiết kế không do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định hoặc Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế điều chỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Đối với nhà ở riêng lẻ:
+ Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng mục công trình đề nghị điều chỉnh tỷ lệ 1/50 - 1/200. Đối với trường hợp yêu cầu phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thì phải nộp kèm theo báo cáo kết quả thẩm định thiết kế;
- Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Điểm này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
(2) Đối với trường hợp gia hạn giấy phép xây dựng, thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
(3) Trường hợp cấp lại giấy phép xây dựng, thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
7.4. Thời hạn giải quyết:
- Điều chỉnh giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.
7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép xây dựng được điều chỉnh, gia hạn, cấp lại.
7.8. Lệ phí: 10.000 đồng/ 1 gia hạn.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
- Quyết định số: 1433/2007/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND Tỉnh về việc quy định mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
8. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nhà thầu): Thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, C
8.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nhà thầu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đúng, không đủ theo quy định phải thông báo và hướng dẫn một lần bằng văn bản cho nhà thầu biết để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên xem xét và cấp phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng thì Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
8.2. Cách thức thực hiện: Nhà thầu gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đối với nhà thầu là tổ chức:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) giấy phép thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp hoặc nơi mà nhà thầu đang thực hiện dự án cấp.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu theo mẫu và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nhà thầu nhận thực hiện gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện.
Trường hợp khi dự thầu hoặc chọn thầu chưa xác định được thầu phụ, khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải có hợp đồng với thầu phụ Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận của chủ đầu tư và bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu phụ Việt Nam.
+ Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Đối với nhà thầu là cá nhân:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được quy định.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề do nước mà cá nhân mang quốc tịch hoặc nơi mà cá nhân thực hiện dự án cấp và bản sao hộ chiếu cá nhân.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
8.4. Thời hạn giải quyết:
- Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu
8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép hoạt động xây dựng của tổ chức, cá nhân là nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
8.8. Lệ phí: 2.000.000 đồng/Giấy phép (theo quy định của Bộ Tài chính).
8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định tại Phụ lục số 1 (đối với nhà thầu là tổ chức) và Phụ lục số 4 (đối với nhà thầu là cá nhân) Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Yêu cầu hoặc điều kiện 1: Phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp.
b) Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo điều kiện đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu.
c) Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Trường hợp đối với gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
- Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
d) Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
e) Yêu cầu hoặc điều kiện 5: Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
- Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01/3/2012 của Bộ Tài Chính, về việc Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong hoạt động xây dựng.
9. Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nhà thầu): Thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, C
9.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng, nếu có những thay đổi về tên, địa chỉ của nhà thầu, thay đổi các đối tác trong liên danh hoặc nhà thầu phụ hoặc các nội dung khác đã ghi trong giấy phép hoạt động xây dựng được cấp, nhà thầu nước ngoài phải nộp hồ sơ đến Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên để được xem xét điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng đã cấp.
Bước 2: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
9.2. Cách thức thực hiện: Nhà thầu gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng.
- Các tài liệu chứng minh cho những nội dung đề nghị điều chỉnh. Các tài liệu phải được dịch ra tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
9.4. Thời hạn giải quyết:
- Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu
9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài được điều chỉnh.
9.8. Lệ phí:
- Lệ phí điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng;
- Mức phí: 2.000.000 đồng/Giấy phép (theo quy định của Bộ Tài chính).
9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng theo quy định tại Phụ lục số 8 Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Nhà thầu đã được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam có những thay đổi về tên, địa chỉ của nhà thầu, thay đổi các đối tác trong liên danh hoặc nhà thầu phụ hoặc các nội dung khác đã ghi trong giấy phép hoạt động xây dựng được cấp.
9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
- Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01/3/2012 của Bộ Tài Chính, về việc Hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong hoạt động xây dựng.
10. Thủ tục cấp/cấp lại (trường hợp CCHN hết hạn sử dụng)/cấp chuyển đổi/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với cá nhân hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực: Khảo sát xây dựng; Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng; Định giá xây dựng
10.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tới Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên để cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.
Bước 2: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ phận sát hạch có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ trước khi trình Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, Bộ phận sát hạch có trách nhiệm thông báo một lần tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ về yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Việc sát hạch được tiến hành theo tổ chức, khu vực hoặc địa phương. Thời gian tổ chức sát hạch được tiến hành định kỳ hàng quý hoặc đột xuất do Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề quyết định phù hợp với nhu cầu đề nghị cấp chứng chỉ. Trước thời gian tổ chức sát hạch 05 ngày, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề thông báo bằng văn bản và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức và mã số dự sát hạch của từng cá nhân.
Bước 3: Trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ khi tổ chức sát hạch, Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổng hợp, trình kết quả sát hạch của cá nhân để Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp chứng chỉ hành nghề. Kết quả sát hạch của cá nhân được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch.
Bước 4: Trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Xây dựng gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ hành nghề tới Bộ Xây dựng để phát hành Mã số chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ hành nghề, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý chứng chỉ hành nghề đã cấp và đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân trên trang thông tin điện tử.
Bước 5: Sở Xây dựng có trách nhiệm phát hành chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân đã được cấp Mã số chứng chỉ hành nghề.
Trình tự, thủ tục sát hạch, chuyển đổi chứng chỉ được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới. Cá nhân đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề được miễn sát hạch nội dung về kiến thức chuyên môn.
Trình tự và thời gian xét cấp chứng chỉ hành nghề đối với cấp lại (trường hợp chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng)/điều chỉnh, bổ sung nội dung thực hiện như đối với trường hợp đề nghị cấp mới.
Bước 6: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
10.2. Cách thức thực hiện:
Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
(1) Trường hợp cấp/cấp lại (trường hợp chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng)/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề:
- Đơn đề nghị cấp/cấp lại/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư số 17/2016/TT-BXD kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp (trừ trường hợp cấp lại do chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng).
- Bản chính hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư số 17/2016/TT-BXD (trừ trường hợp cấp lại do chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng).
- Bản sao hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai (trừ trường hợp cấp lại do chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng).
- Chứng chỉ cũ đối với trường hợp điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng.
(2) Trường hợp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư số 17/2016/TT-BXD .
- Bản sao hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn sử dụng.
- Bản chính hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm về công tác chuyên môn trong hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư số 17/2016/TT-BXD .
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
10.4. Thời hạn giải quyết: 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian tổ chức sát hạch)
10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực: Khảo sát xây dựng; Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng; Định giá xây dựng..
10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III.
10.8. Phí, Lệ phí: Lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính; Chi phí sát hạch theo quy định của Bộ Xây dựng.
10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu đơn đề nghị cấp/cấp lại/điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ;
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư số 17/2016/TT-BXD .
- Mẫu Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư số 17/2016/TT- BXD.
10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Điều kiện chung đối với cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề:
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng được các điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.
- Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.
b) Điều kiện riêng đối với cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề về lĩnh vực:
(1) Khảo sát xây dựng:
- Khảo sát địa hình:
+ Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất; trắc địa hoặc chuyên ngành xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa hình ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;
+ Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất; trắc địa hoặc chuyên ngành xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa hình ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.
- Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình:
+ Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;
+ Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành địa chất, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc làm chủ nhiệm khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.
(2) Thiết kế quy hoạch xây dựng:
- Hạng II: Cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị; kinh tế đô thị hoặc chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thực hiện thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù.
- Hạng III: Cá nhân có trình độ đại học thuộc chuyên ngành kiến trúc; quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị; kinh tế đô thị hoặc chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế hoặc thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.
(3) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng:
- Thiết kế kiến trúc công trình:
+ Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.
- Thiết kế kết cấu công trình:
+ Hạng II: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.
+ Hạng III: Cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia hoặc chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề.
- Đối với cá nhân có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành khác có liên quan đến thiết kế các hệ thống kỹ thuật công trình như điện - cơ điện công trình, cấp - thoát nước, thông gió - cấp thoát nhiệt, mạng thông tin - liên lạc, phòng chống cháy - nổ công trình xây dựng: nội dung được phép hành nghề phải phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, căn cứ theo thời gian và kinh nghiệm thực tế mà cá nhân đó đã tham gia thực hiện thiết kế.
(4) Giám sát thi công xây dựng:
- Giám sát công tác xây dựng:
+ Hạng II: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.
+ Hạng III: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
- Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ”: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành như điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, điều hòa không khí, mạng thông tin - liên lạc, phòng chống cháy - nổ công trình xây dựng và các chuyên ngành phù hợp khác, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm tham gia giám sát các công việc thuộc các chuyên ngành này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề với nội dung giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này.
(5) Kiểm định xây dựng:
- Hạng II: Cá nhân chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng, có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.
- Hạng III: Cá nhân chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng, có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.
Cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thiết kế xây dựng thuộc lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng tương ứng với hạng và loại công trình ghi trong chứng chỉ đã được cấp.
(6) Định giá xây dựng:
- Hạng II: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật xây dựng và đã tham gia quản lý chi phí đầu tư xây dựng hoặc chủ trì lập tổng mức đầu tư của ít nhất 1 (một) dự án nhóm B hoặc 3 (ba) dự án nhóm C hoặc đã lập dự toán xây dựng của ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 3 (ba) công trình cấp II hoặc 10 (mười) công trình cấp III.
- Hạng III: Cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật xây dựng và đã tham gia lập tổng mức đầu tư của ít nhất 1 (một) dự án nhóm C hoặc 2 (hai) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc đã lập dự toán xây dựng của ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 10 (mười) công trình cấp IV.
10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
11. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III (Trường hợp CCHN rách, nát/thất lạc) đối với cá nhân hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực: Khảo sát xây dựng; Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng; Định giá xây dựng
11.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề tới Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên đối với chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III.
Bước 2: Trình tự thực hiện như đối với trường hợp cấp mới nhưng không yêu cầu sát hạch, thời gian thực hiện xét cấp không quá 15 ngày.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
11.2. Cách thức thực hiện:
Cá nhân yêu cầu cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
25.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư số 17/2016/TT-BXD .
- Chứng chỉ cũ đối với trường hợp chứng chỉ cũ bị rách, nát.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
11.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày
11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân có chứng chỉ hành nghề bị rách, nát hoặc thất lạc khi tham gia hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực: Khảo sát xây dựng; Thiết kế quy hoạch xây dựng; Thiết kế xây dựng công trình; Giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng; Định giá xây dựng.
11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề được cấp lại.
11.8. Phí, Lệ phí: Lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo theo quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ;
11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề;
- Không vi phạm các quy định trong hoạt động đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan.
11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
IV. Lĩnh vực Phát triển đô thị
1. Thủ tục Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án về Sở Xây dựng;
Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận hồ sơ; Sở Xây dựng chủ trì tổ chức thẩm định hồ sơ dự án và có văn bản thẩm định trình UBND tỉnh.
- Trường hợp các dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư không cần lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: Sở Xây dựng tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư.
- Trường hợp các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: Sở Xây dựng dự thảo văn bản để UBND tỉnh gửi kèm 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
- Sau khi nhận được ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tổng hợp và trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư dự án trên cơ sở văn bản thẩm định và văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
Bước 3: UBND tỉnh ủy quyền trao quyết định chấp thuận đầu tư cho Chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan Sở Xây dựng và gửi cho Bộ Xây dựng qua đường văn thư.
Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
1.2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường văn thư đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư thực hiện dự án.
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chỉ định chủ đầu tư, hoặc văn bản xác nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ đầu tư là chủ sử dụng khu đất thực hiện dự án. (bản chụp có xác nhận của chủ đầu tư)
- Hồ sơ dự án theo quy định gồm: thuyết minh dự án, hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, hồ sơ thiết kế đô thị (không bao gồm mô hình thu nhỏ khu vực thực hiện dự án), dự án thành phần phục vụ tái định cư, giải phóng mặt bằng (nếu có), các nội dung phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương (nếu có). (bản chụp có xác nhận của chủ đầu tư)
- Các văn bản pháp lý kèm theo: Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; hồ sơ quy hoạch chi tiết; hồ sơ chứng minh năng lực của chủ đầu tư về tài chính, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý phù hợp để thực hiện dự án. (bản chụp có xác nhận của chủ đầu tư).
b) Số lượng hồ sơ:
- Số lượng hồ sơ trình đối với các dự án không phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: 10 bộ hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ trình đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: 16 bộ hồ sơ.
1.4. Thời hạn giải quyết:
- Đối với các dự án không phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng theo quy định: Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng theo quy định: Không quá 67 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian gửi hồ sơ qua đường văn thư), trong đó:
Thời gian xem xét hồ sơ, chuẩn bị công văn gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng tối đa là 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Thời gian Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến. Trong trường hợp Bộ Xây dựng phải lấy ý kiến góp ý của các Bộ ngành có liên quan đối với dự án thì thời gian xem xét trả lời tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến;
Thời gian UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định chấp thuận đầu tư dự án tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng.
1.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định chấp thuận đầu tư dự án của UBND tỉnh hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không chấp thuận đầu tư dự án.
1.8. Phí, lệ phí : Chưa có quy định cụ thể.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư dự án của Chủ đầu tư theo Mẫu tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV .
- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư dự án của cơ quan thẩm định theo Mẫu tại phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV .
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
- Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
2. Thủ tục Điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; dự án tái thiết khu đô thị; dự án bảo tồn, tôn tạo khu đô thị; dự án cải tạo chỉnh trang khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị hỗn hợp thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư gửi bộ hồ sơ trình UBND tỉnh đề nghị điều chỉnh dự án về Sở Xây dựng;
Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận hồ sơ;
- Trường hợp các dự án không thuộc phạm vi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: Sở Xây dựng tiến hành kiểm tra, dự thảo văn bản trả lời để trình UBND tỉnh xem xét và ra văn bản trả lời về các đề nghị thay đổi, bổ sung các nội dung của dự án.
- Trường hợp các dự án thuộc phạm vi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: Sở Xây dựng dự thảo văn bản để UBND tỉnh gửi kèm 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Sau khi nhận được ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tổng hợp và trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án.
Bước 3: UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng trao quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án cho Chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan Sở Xây dựng và gửi cho Bộ Xây dựng qua đường văn thư.
Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
2.2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp hoặc qua đường văn thư đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh dự án;
- Phần nội dung thay đổi, điều chỉnh của dự án;
- Văn bản có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ:
- Số lượng hồ sơ trình đối với các dự án không phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: 05 bộ hồ sơ.
- Số lượng hồ sơ trình đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: 08 bộ hồ sơ.
2.4. Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn Sở Xây dựng kiểm tra, trình UBND tỉnh xem xét và quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đối với dự án không cần lấy ý kiến của Bộ Xây dựng.
- Đối với các dự án phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: thời hạn Bộ Xây dựng xem xét hồ sơ và trả lời Chủ đầu tư không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ dự án của Chủ đầu tư;
Trường hợp Bộ Xây dựng phải lấy ý kiến các Bộ ngành có liên quan thì tổng thời gian xem xét trả lời không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ dự án của Chủ đầu tư.
2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư.
2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng.
2.7. Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định chấp thuận điều chỉnh dự án của UBND cấp tỉnh hoặc văn bản trả lời đối với trường hợp không chấp thuận.
2.8. Phí, lệ phí: Chưa có quy định cụ thể.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
3. Thủ tục Chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực hạn chế phát triển.
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư gửi công văn hồ sơ đề nghị UBND tỉnh chấp thuận đầu tư về Sở Xây dựng;
Bước 2: Sở Xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, ghi giấy biên nhận hồ sơ;
- Trường hợp các dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư không cần lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: Sở Xây dựng tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư.
- Trường hợp các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng: Sở Xây dựng dự thảo văn bản để UBND tỉnh gửi kèm 01 bộ hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Sau khi nhận được ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tổng hợp và trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư dự án trên cơ sở văn bản thẩm định và văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
Bước 3: UBND tỉnh ủy quyền trao quyết định chấp thuận đầu tư cho Chủ đầu tư tại trụ sở cơ quan Sở Xây dựng và gửi cho Bộ Xây dựng qua đường văn thư.
Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
3.2. Cách thức thực hiện:
Gửi trực tiếp hoặc qua đường văn thư đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị chấp thuận dự án.
- Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
b) Số lượng hồ sơ:
- Số lượng hồ sơ trình thẩm định: 15 (bộ).
3.4. Thời hạn giải quyết:
Không quá 37 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian gửi hồ sơ qua đường văn thư), trong đó:
- Thời gian xem xét hồ sơ, chuẩn bị công văn gửi lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng là 7 ngày kể từ ngày nhận được công văn và 15 bộ hồ sơ dự án hợp lệ;
- Thời gian Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến;
- Thời gian UBND tỉnh xem xét, chấp thuận dự án tối đa là 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất ý kiến của Bộ Xây dựng.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
-Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản chấp thuận dự án hoặc không chấp thuận dự án của UBND cấp tỉnh.
3.8. Phí, lệ phí: Chưa có quy định cụ thể.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
V. Lĩnh vực Quản lý chất lượng công trình xây dựng
1. Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tối thiểu trước 10 ngày so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng, chủ đầu tư phải gửi báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng cho Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành;
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông vận tải; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT) thông báo bằng văn bản về kế hoạch kiểm tra;
Bước 3: Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông vận tải; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT) tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong thời gian 07 ngày kể từ khi kết thúc kiểm tra. Trong tường hợp chủ đầu tư phải thưc hiện giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có), thí nghiệm đối chứng, thử tải, kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục, công trình theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng thì thời hạn nêu trên được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thành các yêu cầu này.
Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
1.2. Cách thức thực hiện: Gửi trực tiếp hoặc qua gửi qua đường văn thư đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Sở Giao thông vận tải; Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: không quá 07 ngày kể từ khi kết thúc kiểm tra.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan phối hợp: Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu.
1.8. Lệ phí, phí: Không có. (Chi phí để thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư và do Chủ đầu tư thanh toán theo thực tế).
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật xây dựng ngày 18/06/2014;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phú về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản do UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư chuyển nhượng gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cụ thể như sau:
+ Đối với dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở là Sở Xây dựng;
+ Đối với các loại dự án bất động sản khác là Sở quản lý chuyên ngành do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Bước 2: Cơ quan đầu mối thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế và Sở quản lý chuyên ngành, tổ chức thẩm định hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Sau khi hoàn thành việc thẩm định, cơ quan đầu mối thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng. Trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư chuyển nhượng biết rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
2.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng;
- Hồ sơ dự án, phần dự án đề nghị cho chuyển nhượng bao gồm:
+ Văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao có chứng thực);
+ Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ hoặc phần dự án đề nghị chuyển nhượng (bản sao có chứng thực);
- Báo cáo quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng đến thời điểm chuyển nhượng.
- Hồ sơ của chủ đầu tư nhận chuyển nhượng bao gồm:
+ Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 (bản sao có chứng thực), trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chưa thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai. Trường hợp chưa có văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật về đầu tư, về đất đai thì phải có văn bản xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán về mức vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm nhận chuyển nhượng hoặc năm trước liền kề năm nhận chuyển nhượng) đối với doanh nghiệp đang hoạt động; đối với doanh nghiệp mới thành lập thì nếu số vốn là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ thì phải được ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đó mở tài khoản xác nhận về số dư tiền gửi của doanh nghiệp, nếu số vốn là tài sản thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá hoặc thẩm định giá đang hoạt động tại Việt Nam về kết quả định giá, thẩm định giá tài sản của doanh nghiệp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
2.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án (Doanh nghiệp Kinh doanh bất động sản).
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
- Cơ quan phối hợp: Không.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép chuyển nhượng dự án hoặc một phần dự án bất động sản.
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ dự án và đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng một phần dự án (theo Mẫu số 08a và 08b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2016 của Chính phủ).
- Báo cáo quá trình thực hiện dự án (theo Mẫu số 09a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2016 của Chính phủ).
- Báo cáo quá trình thực hiện dự án và một phần dự án chuyển nhượng (theo Mẫu số 09b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2016 của Chính phủ).
- Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án (theo Mẫu số 10a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2016 của Chính phủ).
- Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng một phần dự án (theo Mẫu số 10b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2016 của Chính phủ).
- Quyết định về chấp thuận chuyển nhượng dự án (hoặc một phần dự án) (theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2016 của Chính phủ).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
- Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH 13 ngày 25/11/2014.
- Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.
3. Thủ tục cấp mới chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (Trường hợp đã có kết quả thi sát hạch cấp CCHN Môi giới BĐS)
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ tịch Hội đồng thi (do Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên quyết định thành lập cho từng kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản) báo cáo Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên về quá trình tổ chức kỳ thi và phê duyệt kết quả thi theo đề nghị của đơn vị tổ chức kỳ thi;
Bước 2: Trên cơ sở báo cáo của Chủ tịch hội đồng thi và kết quả thi do Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên phê duyệt danh sách các cá nhân được cấp chứng chỉ;
Bước 3: Căn cứ quyết định phê duyệt danh sách các cá nhân được cấp chứng chỉ, đơn vị tổ chức kỳ thi sát hạch có trách nhiệm chuyển bản phô tô bài thi và hồ sơ của các cá nhân đó về Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên để cấp chứng chỉ.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên tổ chức in và ký phát hành chứng chỉ;
Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ của người được cấp chứng chỉ trong thời hạn 10 năm kể từ ngày được cấp chứng chỉ.
Bước 5: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
3.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu) có dán ảnh mầu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi;
- 01 Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài (hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu);
- 01 Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học về đào tạo bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản (nếu có);
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp từ Trung học phổ thông (hoặc tương đương) trở lên;
- 02 ảnh mầu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi, 02 phong bì có dán tem ghi rõ họ tên, số điện thoại, địa chỉ người nhận;
- Bản sao và bản dịch có chứng thực chứng chỉ do nước ngoài cấp (đối với người nước ngoài và người Việt Nam có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do nước ngoài cấp đang còn giá trị);
- Kết quả bài thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản với phần kiến thức cơ sở đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100); phần kiến thức chuyên môn đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100).
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ), trong đó 01 bộ lưu tại đơn vị tổ chức kì thi, 01 bộ gửi về Sở Xây dựng để cấp chứng chỉ.
3.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
3.8. Phí, lệ phí: 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng chẵn)
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký dự thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (theo mẫu tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Yêu cầu điều kiện 1:
+ Người xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Yêu cầu điều kiện 2:
+ Người xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải có trình độ từ Trung học phổ thông trở lên.
- Yêu cầu điều kiện 3:
+ Đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi và kinh phí dự thi cho đơn vị tổ chức kỳ thi.
- Yêu cầu điều kiện 4:
+ Người xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải có bài thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản với phần kiến thức cơ sở đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100); phần kiến thức chuyên môn đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100);
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH 13 ngày 25/11/2014.
- Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
4. Thủ tục cấp lại (cấp đổi) chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng hoặc cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do hết hạn (hoặc gần hết hạn)
* Trường hợp 1: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân xin cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng khác nộp hồ sơ tới Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và cấp lại chứng chỉ (ghi rõ Cấp lại vào chứng chỉ).
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
4.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin cấp lại chứng chỉ (theo mẫu) có dán ảnh;
- 02 ảnh cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Chứng chỉ cũ (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
4.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (Ghi rõ Cấp lại).
4.8. Phí, lệ phí: 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng)/chứng chỉ
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (theo mẫu tại phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Yêu cầu điều kiện: Đã được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản nhưng bị mất, bị rách, bị cháy, bị hủy hoại do thiên tai hoặc lý do bất khả kháng khác thì được cấp lại chứng chỉ.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH 13 ngày 25/11/2014.
- Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
* Trường hợp 2: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do hết hạn (hoặc gần hết hạn)
4.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân có chứng chỉ hết hạn, hoặc gần hết hạn nếu muốn cấp lại chứng chỉ thì phải nộp đơn đăng ký dự thi và phải thi sát hạch theo quy định sau:
+ Trường hợp đăng ký dự thi lại tại địa phương đã cấp chứng chỉ thì chỉ phải thi phần kiến thức cơ sở theo quy định tại Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng để được cấp lại chứng chỉ, số chứng chỉ theo số cũ, chứng chỉ ghi rõ trên trang 01 là cấp lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba;
+ Trường hợp đăng ký dự thi ở địa phương khác thì phải thực hiện thủ tục thi sát hạch như cấp chứng chỉ mới nhưng chỉ phải thi phần kiến thức cơ sở.
Bước 2: Sở Xây dựng tổ chức thi sát hạch phần kiến thức cơ sở theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng.
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức in và ký phát hành chứng chỉ (ghi rõ cấp lần thứ hai, lần thứ ba...).
Bước 4: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
4.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- 01 Đơn đăng ký dự thi có dán ảnh mầu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi (theo mẫu tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng).;
- 01 Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân đối với người Việt Nam hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài (hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu);
- 01 Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học về đào tạo bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản (nếu có);
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp từ Trung học phổ thông (hoặc tương đương) trở lên;
- 02 ảnh mầu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi, 02 phong bì có dán tem ghi rõ họ tên, số điện thoại, địa chỉ người nhận;
- Bản sao và bản dịch có chứng thực chứng chỉ do nước ngoài cấp (đối với người nước ngoài và người Việt Nam có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản do nước ngoài cấp đang còn giá trị);
- Chứng chỉ cũ (bản gốc) đối với trường hợp đã hết hạn, hoặc bản sao có chứng thực đối với trường hợp chứng chỉ chưa hết hạn;
- Kết quả bài thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản với phần kiến thức cơ sở đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100).
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ), trong đó 01 bộ lưu tại đơn vị tổ chức kì thi, 01 bộ gửi về Sở Xây dựng để cấp chứng chỉ.
4.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản ghi rõ cấp lại lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba.
4.8. Phí, lệ phí: 200.000 đồng (Hai trăm nghìn đồng)/chứng chỉ
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký dự thi có dán ảnh mầu cỡ 4x6cm chụp trong thời gian 06 tháng tính đến ngày đăng ký dự thi (theo mẫu tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Yêu cầu điều kiện 1:
+ Người xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Yêu cầu điều kiện 2:
+ Người xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải có trình độ từ Trung học phổ thông trở lên.
- Yêu cầu điều kiện 3:
+ Đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi và kinh phí dự thi cho đơn vị tổ chức kỳ thi.
- Yêu cầu điều kiện 4:
+ Người xin cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải có bài thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản với phần kiến thức cơ sở đạt từ 70 điểm trở lên (thang điểm 100).
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH 13 ngày 25/11/2014.
- Thông tư số 11/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 của Bộ Xây dựng quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
VI. Lĩnh vực Giám định tư pháp
1. Bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng đối với cá nhân khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu là giám định viên tư pháp xây dựng cung cấp thông tin theo Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD và các hồ sơ có liên quan theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (thông qua Sở Xây dựng là đơn vị được giao quản lý lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng tại địa phương);
Bước 2: Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng;
Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng. Trường hợp từ chối phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi có quyết định bổ nhiệm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố danh sách giám định viên tư pháp xây dựng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời gửi Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp để công bố chung.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
1.2. Cách thức thực hiện:
Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
1.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD ;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề phù hợp với nội dung đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc;
- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên nghành xây dựng.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời gian giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân có nhu cầu, đáp ứng các điều kiện theo quy định.
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng.
1.8. Lệ phí: Không có.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu Giấy đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 22/4/2014 của Bộ Xây dựng.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(1) Điều kiện chung đối với giám định viên tư pháp: công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
(2) Điều kiện riêng đối với giám định viên tư pháp xây dựng
- Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng: Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.
- Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
+ Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;
+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;
+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.
- Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:
+ Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giám định tư pháp năm 2012;
- Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên nghành xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 22/4/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Đăng ký công bố thông tin người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc đối với các cá nhân, tổ chức không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Xây dựng, văn phòng giám định tư pháp xây dựng trên địa bàn được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép hoạt động.
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân cung cấp thông tin theo Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD , tổ chức tư vấn, văn phòng giám định tư pháp xây dựng cung cấp thông tin theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng là đơn vị được giao quản lý lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng tại địa phương);
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận, tổ chức kiểm tra, xem xét hồ sơ thông tin đăng ký công bố;
Trường hợp hồ sơ thông tin đăng ký công bố chưa đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị cá nhân, tổ chức, bổ sung hoàn thiện theo quy định.
Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố người giám định tư pháp xây dựng, tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp xây dựng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời gửi Bộ Xây dựng và Bộ Tư pháp để công bố chung.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
2.2. Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, số 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
2.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đối với cá nhân: Giấy đề nghị công bố người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD ; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề phù hợp với nội dung đăng ký giám định kèm theo; các tài liệu có liên quan theo quy định.
- Đối với tổ chức: Thông tin đăng ký công bố tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp xây dựng theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD ; bản sao chứng thực chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tổ chức phù hợp với nội dung đăng ký giám định kèm theo; các tài liệu có liên quan theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đáp ứng các điều kiện theo quy định, văn phòng giám định tư pháp xây dựng.
2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông tin được đưa lên trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.8. Lệ phí: không có.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu Giấy đề nghị công bố người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD ;
- Thông tin đăng ký công bố tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, văn phòng giám định tư pháp xây dựng quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD .
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Đối với người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:
(1) Điều kiện chung đối với người giám định tư pháp theo vụ việc: công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên;
Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
(2) Điều kiện riêng đối với người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:
- Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng: Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.
- Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
+ Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;
+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;
+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.
- Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:
+ Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.
b) Đối với tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:
(1) Điều kiện chung đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
- Có tư cách pháp nhân;
- Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.
(2) Điều kiện riêng đối với tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:
- Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:
+ Có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng, giám sát thi công xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Cá nhân chủ trì giám định phải đáp ứng điều kiện như đối với giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc thực hiện giám định về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
+ Trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, thí nghiệm chuyên nghành xây dựng, giám sát thi công xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Cá nhân chủ trì thực hiện giám định các nội dung nêu trên phải đáp ứng điều kiện tương ứng như đối với giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc thực hiện giám định về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng.
- Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:
+ Có năng lực thực hiện một trong các công việc kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
+ Cá nhân chủ trì thực hiện giám định phải đáp ứng điều kiện tương ứng như đối với giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc thực hiện giám định về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình.
c) Đối với văn phòng giám định tư pháp xây dựng
- Được thành lập và được cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định;
- Đáp ứng các yêu cầu về năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giám định tư pháp năm 2012;
- Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên nghành xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 22/4/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Điều chỉnh, thay đổi thông tin cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng đối với cá nhân, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã tiếp nhận đăng ký, công bố thông tin
3.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân khi có thay đổi, điều chỉnh các thông tin (đơn vị công tác, địa chỉ thường trú, nội dung giám định tư pháp xây dựng, các bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan đến nội dung giám định tư pháp xây dựng); tổ chức khi có thay đổi, điều chỉnh các thông tin (tên tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, nội dung giám định tư pháp xây dựng) thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin thay đổi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng là đơn vị được giao quản lý lĩnh vực giám định tư pháp xây dựng tại địa phương);
Bước 2: Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ thông tin, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra và cập nhật lại thông tin trên trang thông tin điện tử theo quy định.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
- Nộp Giấy biên nhận;
- Ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h-11h30; chiều từ 13h30-17h (trừ chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và Lễ, Tết).
3.2. Cách thức thực hiện
Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng, 02A Lý Tự Trọng, thành phố Tuy Hòa.
3.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị trong đó có thông tin điều chỉnh và các tài liệu chứng minh về thông tin điều chỉnh kèm theo.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, văn phòng giám định tư pháp xây dựng đã được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan được ủy quyền, phân cấp thực hiện: Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Phú Yên.
- Cơ quan phối hợp: Không.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông tin được đưa lên trang Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.8. Lệ phí: Không có
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân khi có thay đổi, điều chỉnh các thông tin (đơn vị công tác, địa chỉ thường trú, nội dung giám định tư pháp xây dựng, các bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan đến nội dung giám định tư pháp xây dựng); tổ chức khi có thay đổi, điều chỉnh các thông tin (tên tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, nội dung giám định tư pháp xây dựng).
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
- Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 22/4/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- 1Quyết định 2964/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Quyết định 2935/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang
- 3Quyết định 3723/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Quyết định 1896/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 585/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quy hoạch-kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Quyết định 402/QĐ-BXD năm 2013 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 2964/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Quyết định 832/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính được thay thế và bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 8Quyết định 833/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám định tư pháp xây dựng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 9Quyết định 834/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 10Quyết định 835/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được chuẩn hóa; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Quy hoạch - Kiến trúc thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 11Quyết định 837/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 12Quyết định 838/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- 13Quyết định 2935/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Tiền Giang
- 14Quyết định 3723/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 282/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 282/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Hoàng Văn Trà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực