Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2017/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 09 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ BÈ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Thông báo số 465/TB-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu thông báo Kết luận cuộc họp giao ban Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 15 tháng 8 năm 2017;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình so 1065/TT-SGTVT ngày 10 thảng 5 năm 2017 về việc đề nghị ban hành Quy định quản lý nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa — Vững Tàu.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày 23 tháng 10 năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Trình

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ BÈ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng trong hoạt động quản lý, kiểm tra, đóng mới, sửa chữa và khai thác nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động trên sông, hồ thuộc vùng nước thủy nội địa và các khu vực vịnh kín gió ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Quy định này không áp dụng đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi được quy định tại Thông tư 43/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc Quy định các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi và không áp dụng đối với bè dùng để nuôi trồng thủy sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, xây dựng và kinh doanh khai thác nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống (sau đây gọi tắt là nhà bè) là cấu trúc nổi được kết nổi thủ công bằng phao và vật liệu nổi khác; neo đậu cố định tại một địa điểm trên sông, hồ, ven biển và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết; có đăng ký kinh doanh phục vụ ăn uống; không bố trí các buồng ngủ lưu trú qua đêm và các dịch vụ vui chơi giải trí khác.

2. Cầu dẫn là cấu trúc nổi được kết nối thủ công bằng phao và vật liệu nổi khác, dùng để người đi lại và vận chuyển hàng từ phương tiện đến nhà bè và ngược lại.

3. Nơi trú ẩn là vùng nước tự nhiên hoặc nhân tạo đảm bảo cho nhà bè neo đậu an toàn trong điều kiện thời tiết bất lợi.

4. Vạch dấu mớn nước an toàn là vạch đánh dấu trên phương tiện để giới hạn phần thân phương tiện được phép chìm trong nước khi hoạt động.

5. Mạn khô (F) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét (m) đo từ vạch mớn nước an toàn đến mặt trên của sàn.

6. Sức chở là số lượng người tối đa được phép trên nhà bè, kể cả nhân viên phục vụ, trừ trẻ em dưới một tuổi.

7. Những bộ phận chính bè nhà hàng:

a) Phao là kết cấu dùng để giữ bè nổi ổn định trên mặt nước với độ cao nhất định.

b) Sàn bè bao gồm các tấm gỗ hoặc vật liệu khác liên kết với nhau thành tấm phẳng và liên kết với các xà và phao, dùng phục vụ các tính năng của bè (bố trí trang thiết bị, khu vực sinh hoạt, kinh doanh...)

c) Xà dọc (ngang) là cơ cấu bằng gồ hoặc kim loại, bố trí theo chiều dài (rộng) của bè dùng để liên kết phao với sàn và để đảm bảo độ cứng vững, độ bền cho bè.

d) Chiều dài bè (L) là khoảng cách, tính bằng mét, đo trên mặt sàn theo chiều dài, từ mép trước của sàn đến mép sau của sàn tại vị trí dài nhất.

e) Chiều rộng bè (B) là khoảng cách, tính bằng mét, đo trên mặt sàn theo chiều rộng, từ mép bên này của sàn đến mép bên kia của sàn tại vị trí rộng nhất.

f) Chiều cao mạn bè (D) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, từ mặt đáy của phao đến mép trên của sàn.

g) Chiều chìm bè (d) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, từ đáy phao đến vạch dấu mớn nước an toàn.

h) Chiều cao mái che (H) là khoảng cách thẳng đứng, tính bằng mét, từ mặt sàn bè đến điểm cao nhất của mái che.

Điều 4. Phạm vi hoạt động nhà bè

1. Nhà bè chỉ được phép hoạt động trong sông, hồ thuộc vùng nước thủy nội địa và các khu vực vịnh kín gió ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Nhà bè chỉ được hoạt động trong điều kiện không có mưa lũ lớn, giông bão với sức gió nhỏ hơn cấp 7. Trước 48 giờ khi có dự báo giông bão đến với sức gió từ cấp 7 trở lên phải đưa nhà bè vào nơi trú ẩn an toàn.

Điều 5. Quy định về vị trí neo đậu của nhà bè

1. Vị trí neo đậu nhà bè phải nằm ngoài hành lang an toàn đường thủy nội địa, hàng hải và phù hợp với khu vực khoanh vùng cho nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2. Vị trí đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của hành khách, kín gió, dễ di chuyến khi có yêu cầu di chuyển để tránh bão.

3. Không được phép neo đậu trong các vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản tập trung; Không được neo đậu trong các lòng hồ được quy hoạch phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

4. Cá nhân, tổ chức kinh doanh nhà bè phải thực hiện thủ tục thuê mặt nước theo quy định hiện hành.

5. Đối với nhà bè đã hoạt động có vị trí phù hợp với khu vực khoanh vùng cho phép nhà bè kinh doanh ăn uống, không làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn đường thủy nội địa, hàng hải thì được tiếp tục hoạt động. Trường hợp vị trí neo đậu không phù hợp với khu vực khoanh vùng cho phép nhà bè kinh doanh ăn uống hoặc ảnh hưởng đến hành lang an toàn đường thủy nội địa, hàng hải, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu có trách nhiệm hướng dẫn chủ bè điều chỉnh vị trí cho phù hợp.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHÀ BÈ

Điều 6. Qui định chung

1. Nhà bè, cầu dẫn phải thỏa mãn các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

2. Cho phép kết nối nhiều bè nhà hàng với nhau để khai thác nhưng phải đảm bảo điều kiện sau: Từng nhà bè thành phần phải thỏa mãn các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Phương pháp kết nối phải đảm bảo chắc chắn và dễ tách rời từng nhà bè để xử lý khi gặp sự cố (đưa bè vào nơi trú ấn, sửa chữa...).

3. Số nhà bè kết nối theo chiều ngang không quá 2 nhà bè, theo chiều dọc không quá 4 bè; Phần tiếp giáp giữa các nhà bè phải bố trí hành lang rộng trên 01 m và đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người qua lại.

4. Số người được chứa trên nhà bè không vượt quá 01 người /1 m2 sàn.

5. Gỗ dùng đóng thân nhà bè phải là gỗ nhóm III trở lên, có độ ẩm không được quá 30%. Gỗ phải được loại bỏ dác (bìa gỗ) trước khi gia công kết cấu, không xiên thớ, nứt và không có các khuyết tật khác làm ảnh hưởng đến độ bền của nhà bè.

6. Phương pháp kết cấu và nối ghép: Chiều dài phần ren của bu lông nối phải đảm bảo sao cho sau khi đã xiết chặt ê cu phần ren thừa ra ngoài ê cu không được nhỏ hơn 3 mm. Khoảng cách từ tâm bu lông đến mép ngoài cùng của kểt cấu lớn hơn 2 lần đường kính bu lông. Khoảng cách giữa hai tâm bu lông lớn hơn 5 lần đường kính bu lông. Khoảng cách các đinh liên kết, khoảng cách từ đinh đến mút của mối nối lớn hơn 6 lần đường kính của đinh.

7. Nhà bè phải được chằng buộc chắc chắn ở tất cả các hướng. Trụ và dây chằng buộc phải đảm bảo cho nhà bè chịu được sức gió đến cấp 7.

8. Nhà bè không được bố trí thành các buồng kín để phục vụ hành khách.

Điều 7. Quy định về kỹ thuật của nhà bè

1. Kích thước cơ bản của nhà bè: Kích thước cơ bản của bè nằm trong phạm vi: Chiều dài bè (L) từ 20m đến 40m; Chiều rộng bè (B) từ 5m đến l0m; Chiều cao mạn bè (D) từ 0,8 m đến 1,5 m; Chiều cao mái che (H) không quá 3,5 m.

2. Phao: Vật liệu chế tạo phao bằng nhựa, gỗ hoặc kim loại. Phao phải được liên kết chắc chắn với xà bằng dây cước ni lông hoặc cáp vynilon cấp 2 đủ độ bền; tổng dung tích phao đảm bảo đủ sức nâng nhà bè theo thiết kế và đảm bảo tính kín nước; Phải có nắp đậy liên kết chắc chắn với phao và được tháo mở dễ dàng để kiểm tra, xử lý nước trong phao. Phao bằng gỗ hoặc kim loại phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25: 2010/BGTVT - Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2010/TT-BGTVT ngày 28 tháng 06 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

3. Sàn: Vật liệu chế tạo sàn bằng gỗ hoặc kim loại. Sàn phải được liên kết chắc chắn với xà bằng đinh kim loại hoặc bu lông. Tấm gỗ sàn phải có chiều dày lớn hơn 0,025m; chiều rộng khoảng từ 0,lm đến 0,25m. Mối nối ván không đặt cùng một khoảng xà và được ghép sát (nhỏ hơn 3 mm). Sàn bàng kim loại phải đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 25: 2010/BGTVT- Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2010/TT-BGTVT ngày 28 tháng 06 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

4. Xà (ngang, dọc): Vật liệu chế tạo xà bàng gồ hoặc kim loại. Xà gồ phải được liên kết với nhau bàng bu lông; liên kết với sàn bằng đinh kim loại hoặc bu lông; liên kết với phao bằng dây cước ni lông hoặc cáp vynilon cấp 2 đủ độ bền. Lựa chọn khoảng cách các xà và tiết diện xà phù hợp với từng loại vật liệu đảm bảo khả năng chịu lực. Xà bằng kim loại phải đáp ứng tiêu chuẩn QCVN 25: 2010/BGTVT- Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2010/TT-BGTVT ngày 28 tháng 06 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải.

5. Lan can: Vật liệu chế tạo lan can bằng gỗ hoặc kim loại. Lan can phải được liên kết chắc chắn với sàn, có các cột đỡ đặt trên toàn bộ mép sàn và mép cầu dẫn. Chiều cao lan can lớn hơn 0,85 m.

6. Cầu dẫn: Trường hợp trên nhà bè có bố trí cầu dẫn phải đảm bảo cho người đi lại và vận chuyển hàng hóa an toàn, thuận tiện, cầu dẫn phải được liên kết chắc chắn với bè và đảm bảo các điều kiện tương tự như nhà bè. Chiều rộng lớn hơn 1,2 m.

7. Mạn khô: Mạn khô của bè khi đã có đủ trang bị, hàng hóa, người được chở phải thỏa mãn theo các yếu tố sau: Trong mọi trường hợp mạn khô lớn hơn 0,4m; Dấu mạn khô phải dễ nhận biết có kích thước 0,4m x 0,025 m được gắn ở giữa chiều dài bè.

Điều 8. Quy định về chiếu sáng, tín hiệu của nhà bè

1. Số lượng và công suất nguồn điện phải đủ để đảm bảo cho nhà bè hoạt động bình thường ở mọi điều kiện khai thác. Nếu dùng nguồn điện bờ thì trên nhà bè phải có hộp điện bờ và phải có cáp cố định từ hộp điện bờ đến bảng điện chính.

2. Tất cả các các thiết bị sử dụng điện phải có dây tiếp đất; phải có thiết bị bảo vệ bảo đảm chống giật; Có thiết bị chống sét.

3. Có 01 máy nổ phát điện dự phòng, công suất không nhỏ hơn 05kw.

4. Tín hiệu giao thông của nhà bè phải đảm bảo phù hợp với QCVN 39:2011/BGTVT - Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa ban hàng kèm theo Thông tư số 73/2011/TT BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải. Tất cả các nhà bè phải thắp một đèn đỏ (thông báo cấm - Mã hiệu c 1.1.1 a QCVN 39:2011/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải) đặt giữa tim bè cao hơn mặt nước ít nhất là 5m để cảnh báo. Các góc mạn của nhà bè, cầu dẫn phải được lắp đèn chiếu sáng vào ban đêm cảnh báo phương tiện lưu thông qua lại an toàn.

Điều 9. Quy định về thiết bị cứu sinh, cứu đắm nhà bè

1. Mỗi nhà bè phải trang bị phao tròn tối thiểu là 20 chiếc, trong đó 10 chiếc có dây ném (chiều dài dây ném tối thiểu 10 mét); mỗi mạn bố trí 10 chiếc, trong đó 05 chiếc có dây ném. Các phao tròn phải đạt tiêu chuẩn Tiêu chuấn Việt Nam - TCVN 7283:2008 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về phao tròn cứu sinh và được đặt ở các vị trí thuận lợi, dễ dàng lấy ra sử dụng, không được buộc chặt.

2. Nhà bè phải có 04 phao dự phòng được liên kết, đảm bảo sức nâng không nhỏ hơn 1.000kg. Khi có hiện tượng chìm thì cụm phao dự phòng có thể dễ dàng liên kết với góc chìm của nhà bè để hỗ trợ chống chìm.

3. Trên các hướng phải bố trí đường thoát hiểm và hướng dẫn thoát hiểm, các cửa trên đường thoát hiểm phải thiết kế đảm bảo mở được cửa dễ dàng.

Điều 10. Quy định về thiết bị phòng cháy, chữa cháy nhà bè

1. Trang thiết bị phòng, phát hiện và chữa cháy của nhà bè phải thỏa mãn các yêu cầu của Luật Phòng cháy chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cấp phép theo quy định.

2. Phải có thiết bị tự động báo cháy ở các buồng bếp, buồng phục vụ.

3. Mồi bè phải trang bị các dụng cụ chữa cháy sau: 02 bình chữa cháy loại 9 lít dạng bọt; 1 máy bơm có công suất 07m3/giờ và 40m chiều dài ống bơm nước.

Điều 11. Quy định về thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nhà bè

1. Trong quá trình hoạt động phải tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa QCVN 17:2011/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 70/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải và Thông tư 08/2013/TT- BGTVT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2011/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 70/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải và các quy định khác về bảo vệ môi trường trên đường thủy nội địa.

2. Phải trang bị thiết bị, két chứa nước thải, thiết bị chứa rác thải và ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom vận chuyển đến nơi xử lý, không được thải ra môi trường. Đối với nhà bè có sức chở từ 50 khách trở xuống phải bố trí tối thiểu 02 phòng vệ sinh; nhà bè có sức chở trên 50 khách phải bố trí trên 04 phòng vệ sinh.

Điều 12. Quy định về thẩm mỹ, tiện nghi nhà bè

1. Phòng ăn phải thoáng mát, sạch, đẹp, trang nhã; ngăn cách với khu chế biến; sàn không bị trơn trượt; có thực đơn và bảng giá niêm yết công khai.

2. Có đủ ghế ngồi theo sức chở của nhà bè và bàn đặt trước các hàng ghế. Ghế ngồi đảm bảo chất lượng, kích thước; bố trí hành lang đi lại thuận tiện; có bố trí lan can bảo vệ có chiều cao tối thiểu tính từ mặt sàn đạt 0,85m.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN KHÁCH ĐI, ĐẾN NHÀ BÈ

Điều 13. Quy định về phương tiện, người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức kinh doanh khai thác vận chuyển hành khách

1. Phương tiện vận chuyển hành khách ra vào nhà bè phải có đầy đủ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn theo quy định.

2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hành khách phải đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm; Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện chở khách theo quy định.

3. Chủ phương tiện vận chuyển hành khách có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.

4. Cá nhân, tổ chức kinh doanh vận chuyển hành khách phải đảm bảo các quy định tại Điều 4 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa; chở đúng số lượng người được phép chở trên nhà bè; lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa; niêm yết Bảng nội quy đi tàu (áp dụng cho hành khách), bản hướng dẫn sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa; hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định nhà bè.

Điều 14. Quy định về bến khách ngang sông

1. Bến khách ngang sông để đưa đón hành khách ra, vào nhà bè phải đảm bảo an toàn cho hành khách lên xuống nhà bè và phải được cấp phép hoạt động theo Điều 11 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý cảng bển thủy nội địa.

2. Trường hợp bến ngang sông ở hai bên bờ đều do một chủ khai thác và thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động của một cơ quan thì chủ khai thác bến khách ngang sông làm đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông và cơ quan có thẩm quyền cấp một giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho cả hai đầu bến (bến ngang sông và nhà bè) theo quy định.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC ĐẦU TƯ KHAI THÁC NHÀ BÈ

Điều 15. Quy định thủ tục hoạt động của nhà bè

1. Nhà bè hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đảm bảo các thủ tục sau:

a) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống trên nhà bè phải đăng ký kinh doanh, nộp thuế, các khoản phí và lệ phí theo quy định pháp luật, bao gồm cả phí thuê mặt nước để neo đậu nhà bè.

b) Vị trí neo đậu và phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa phải được Sở Giao thông vận tải chấp thuận bằng văn bản. Trình tự thủ tục được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 Thông tư số 15/2016/TT- BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.

c) Được Cơ quan Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhà bè. Trình tự thủ tục được thực hiện tương tự như đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

2. Nhà bè kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc đối tượng phải xin Giấy phép Xây dựng; Không phải lập Dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; Không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường.

Công tác bảo vệ môi trường của nhà bè được Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra cấp phép trong Giấy Chứng nhận An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Điều 16. Quy định về kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

1. Các kỳ kiểm tra nhà bè:

a) Kiểm tra lần đầu: Kiểm tra lần đầu thực hiện đối với nhà bè đóng mới, nhà bè đã đóng, nhà bè đang khai thác chưa có hồ sơ đăng kiểm.

b) Kiểm tra theo chu kỳ: Kiểm tra chu kỳ thực hiện đối với nhà bè đang khai thác đã có hồ sơ đăng kiểm. Thời gian giữa 2 lần kiểm tra chu kỳ là 12 tháng.

c) Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra đột xuất thực hiện đối với nhà bè bị tai nạn, sửa chữa lớn, hoán cải, khi có yêu cầu của chủ nhà bè hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

2. Nhà bè phải được đơn vị Đăng kiểm có ý kiến bằng văn bản đối với hồ sơ kỹ thuật nhà bè trước khi đầu tư xây dựng và làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau khi hoàn thành.

3. Chủ bè có trách nhiệm bổ sung và thực hiện đầy đủ các quy định về chiếu sáng, tín hiệu của nhà bè; thiết bị cứu sinh, cứu đắm, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và đảm bảo quy định về thẩm mỹ, tiện nghi nhà bè theo quy định này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của chủ nhà bè

1. Chủ nhà bè có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định này; tổ chức duy trì và đảm bảo tình trạng kỹ thuật, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường nhà bè, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và các quy định khác của pháp luật trong thời gian hoạt động.

2. Chủ bè có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm định để kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhà bè đang khai thác.

3. Cung cấp các hồ sơ thiết kế theo quy định cho cơ quan Đăng kiểm khi kiểm tra nhà bè đóng mới, lần đầu; cung cấp cho cơ quan Đăng kiếm các thủ tục kiểm tra theo quy định.

4. Phải có mặt hoặc uỷ quyền cho người đại diện tại nhà bè khi cơ quan Đăng kiểm kiểm tra nhà bè.

5. Chủ bè có trách nhiệm hướng dẫn hành khách sử dụng phao cứu sinh, cách thoát nạn khẩn cấp; tổ chức cứu hộ, cứu nạn hành khách khi xảy ra sự cố chìm, cháy nổ nhà bè; bố trí người làm việc trên bè (trừ nhân viên phục vụ bếp) phải có chứng chỉ bơi lội do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 18. Trách nhiệm các ngành, đơn vị có liên quan

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Thực hiện việc quản lý toàn diện đối với nhà bè nằm trên địa bàn quản lý của địa phương; theo dõi, lập sổ lưu trữ và quản lý hồ sơ, tổng hợp tình hình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các nhà bè đủ điều kiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn;

b) Hướng dẫn, thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký kinh doanh nhà bè đối với hộ cá thể.

c) Quyết định việc tạm ngưng hoạt động nhà bè hoặc rút Giấy đăng ký kinh doanh các nhà bè đối với hộ cá thể nếu chủ bè không tuân thủ quy định này và các quy định pháp luật có liên quan nằm trong địa bàn quản lý.

2. Sở Kế họach và Đầu tư:

a) Hướng dẫn, thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký kinh doanh nhà bè đối với các doanh nghiệp.

b) Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, Sở Kế họach và Đầu tư rút Giấy đăng ký kinh doanh các nhà bè đối với các doanh nghiệp nếu chủ bè không tuân thủ quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.

3. Sở Giao thông Vận tải, Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu: Hướng dẫn chủ nhà bè thực hiện các quy định về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải và chỉ đạo cơ quan đăng kiểm kiểm tra công tác cấp Giấy chứng nhận nhà bè đủ điều kiện an toàn kỹ thuật.

Sở Giao thông vận tải chủ trì thực hiện công tác khoanh vùng các khu vực cho phép lắp đặt nhà bè kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh.

4. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa và đảm bảo an ninh trật tự theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tham gia đoàn liên ngành kiểm tra nhà bè định kỳ hàng năm và đột xuất theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

5. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy: Hướng dẫn, kiểm tra nhà bè thực hiện các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định. Tham gia đoàn liên ngành kiểm tra nhà bè định kỳ hàng năm và đột xuất theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

6. Sở Tài nguyên và môi trường: Hướng dẫn chủ nhà bè thực hiện các quy định về sử dụng mặt đất, mặt nước của nhà bè theo quy định của pháp luật. Tham gia đoàn liên ngành kiểm tra nhà bè định kỳ hàng năm và đột xuất theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

7. Đơn vị đăng kiểm: Hướng dẫn và thực hiện công tác kiểm tra cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhà bè. Tham gia đoàn liên ngành kiểm tra nhà bè định kỳ hàng năm và đột xuất theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và chủ trì kiểm tra nhà bè về điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhà bè.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khoanh vùng các khu vực cho phép lắp đặt nhà bè kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh.

9. Các Sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với nhà bè hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh.

Điều 19. Quy định xử lý, xử phạt đối với các nhà bè

1. Các sở, ngành, địa phương, cơ quan chức năng căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý của từng ngành, cơ quan thực hiện công tác xử lý, xử phạt chủ bè về các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến quy định này và các quy định chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc xử lý, xử phạt nhà bè phải được thực hiện công khai; kết quả xử lý của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phải được sao gửi cho: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư và báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả xử lý đối với nhà bè.

3. Sau 03 lần xử phạt của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước mà chủ bè không có biện pháp khắc phục, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của nhà bè; rút Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà bè đối với hộ cá thể hoặc kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư rút Giấy phép Đăng ký kinh doanh của nhà bè đối với các doanh nghiệp.

Để được cho phép hoạt động lại, chủ bè phải thực hiện lại đầy đủ các thủ tục được quy định tại Điều 16 quy định này.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các nhà bè kinh doanh ăn uống xây dựng mới phải tuân thủ thực hiện theo đúng quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Đối với các bè đang khai thác: Trong trường hợp kích thước nhà bè đang khai thác không phù hợp với quy định này chủ bè có trách nhiệm hoán cải, sửa chữa kích thước cho phù hợp với quy định này đế kiểm tra cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Sau thời hạn 02 (hai) năm, chủ bè có trách nhiệm hoán cải, sửa chữa cho phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng mới phương tiện thủy nội địa QCVN 72:2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 61/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải.

3. Đối với các nhà bè đóng mới phải đáp ứng theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng mới phương tiện thủy nội địa QCVN 72:2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 61/2013/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật./.