Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2778/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 04 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY BƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2018-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1616/TTr.SNN-KHTC ngày 02/7/2018, Báo cáo thẩm định số 243/BCTĐ.SNN-KHTC ngày 02/7/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2025 với những nội dung chính như sau:

1. Sự cần thiết xây dựng đề án

Quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe con người; các thành phần trong quả bơ được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, viêm gan C, ức chế khối u; dầu quả bơ còn được dùng để chế biến làm xà phòng, các loại mỹ phẩm cao cấp; quả bơ là nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến mỹ phẩm, dược phẩm. Quả bơ khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được tác động của côn trùng, thuốc bảo vệ thực vật,... Sản phẩm quả bơ được đánh giá là sản phẩm hàng hóa có chất lượng và giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lớn.

Tại Nghệ An một số địa phương đã trồng bơ cho thu nhập cao, đặc biệt là ở huyện Nghĩa Đàn có những cây bơ cho thu nhập từ 10-12 triệu đồng/năm; huyện đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu tập thể “Bơ Nghĩa Đàn”. Điều kiện đất đai, sinh thái phù hợp, sản xuất bơ hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với các loại cây trồng khác. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng Phủ Quỳ nói riêng, người dân đã quan tâm phát triển cây bơ. Tuy nhiên do chưa có đề án phát triển nên hình thức trồng còn tự phát, manh mún, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa.

Để khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất quy mô hàng hóa, áp dụng quy trình kỹ thuật để cây bơ cho năng suất cao, chất lượng tốt, nâng cao thu nhập cho người dân tại các địa phương có điều kiện phù hợp phát triển cây bơ, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân một cách bền vững, việc xây dựng Đề án phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2025 là cần thiết.

2. Căn cứ lập đề án

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 09/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và KHSDĐ kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Nghệ An;

Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Nghệ An v/v phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013-2020;

Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 12/01/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành chương trình công tác năm 2018 của UBND tỉnh Nghệ An;

Quyết định số 1183/QĐ-UBND ngày 03/4/2018 của UBND tỉnh Phê duyệt đề cương đề án phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2025.

3. Tên gọi và tổ chức quản lý đề án

a) Tên gọi: Đề án phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2025.

b) Cơ quan lập đề án: Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An;

c) Đơn vị tư vấn thực hiện đề án: Đoàn quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An.

4. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu chung:

Hình thành và phát triển các vùng trồng bơ có chất lượng theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của địa phương; áp dụng KHKT- công nghệ; đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị, gắn tổ chức sản xuất với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; phát triển sản phẩm quả bơ hàng hóa có chất lượng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất, giá trị gia tăng; góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Chương xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Diện tích phát triển cây bơ đến năm 2025 toàn tỉnh đạt 1.050 ha, trong đó: diện tích trồng tập trung 706 ha (67,24%); trồng xen trong vườn cây ăn quả (ổi, na, bờ lô cây lâu năm,...) 266 ha (25,34%); trong vườn hộ 78 ha (7,42%);

- Diện tích kinh doanh năm 2025 đạt 330 ha (dự kiến năm 2028 đạt 1.050 ha);

- Năng suất bình quân đạt 125 tạ/ha (dự kiến đến 2030 đạt 150 tạ/ha);

- Sản lượng đạt 4.125 tấn quả bơ tươi (dự kiến đến 2030 đạt 15.750 tấn);

- Giá trị sản xuất đạt từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm;

- Lợi nhuận bình quân đạt 120-150 triệu đồng/ha/năm;

- Đầu tư phát triển khoảng 800 ha đất trồng bơ trên địa bàn các huyện vùng Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Thị xã Thái Hòa) để xây dựng phát triển thương hiệu “Bơ Nghĩa Đàn”;

- Giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 2.000 lao động nông thôn;

- Sử dụng có hiệu quả và nâng cao giá trị sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm quả bơ, tăng thu nhập cho người trồng bơ;

- Đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khai thác thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.

5. Phương án phát triển

a) Một số đặc điểm cơ bản của cây bơ

- Đặc điểm thực vật học: Cây bơ thuộc loại cây thân gỗ, cao từ 15-20 m, phân nhánh nhiều, tán xòe rộng đến 15m, vỏ thân có màu xám. Cành bơ có hai dạng cành chính là cành vượt và cành quả. Lá đơn nguyên mọc so le nhau, dài 10 - 28cm, rộng 6-18 cm, đỉnh lá tròn hay nhọn, có màu xanh lục hay nâu đỏ tùy giống. Hoa có màu xanh nhạt, hoặc xanh vàng, khi hoa nở, có đường kính 12- 14mm. Cây bơ ghép ra hoa và đậu quả sau 2-3 năm trồng, cây bơ ra hoa rất nhiều, cây trưởng thành mang trên 1 triệu hoa nhưng chỉ khoảng 1% là đậu quả; hình dạng quả đa dạng (thuôn dài đều hoặc thắt eo, tròn, bầu dục,...); khối lượng quả từ 100 - 1.000 gam; thời gian mang quả trên cây từ 5-8 tháng. Màu sắc vỏ quả khi chín có màu xanh, lục vàng, tím nhạt, nâu đỏ, tím đen. Thịt quả mềm, béo có màu vàng kem. Không nên giữ quả quá nhiều trên cây (cây từ 6-8 năm nên để khoảng 100-150 kg/cây).

- Yêu cầu sinh thái: Cây bơ có khả năng thích ứng rộng, có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi từ 30° vĩ Bắc và Nam bán cầu; về độ cao, cây bơ có thể phát triển ở độ cao không quá 2.000 m so với mặt nước biển, càng lên cao cây càng chậm ra hoa, kết quả. Hầu hết các giống bơ đều nhạy cảm với điều kiện dư thừa nước, độ ẩm cao, thoát nước kém. Yêu cầu lượng mưa từ 1.250 - 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình từ 14-25°C. Khả năng thích nghi nhiệt độ tùy theo từng chủng và giống. Đất trồng bơ phù hợp trên nhiều loại như: đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng; đặc biệt lưu ý là đất phải thoáng khí, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ, không bị ngập úng, có tầng canh tác dày. Độ pH từ 5,0 - 7,0, không bị nhiễm mặn, kiềm.

b) Cơ sở lựa chọn vùng phát triển cây bơ

- Lựa chọn vùng trồng bơ trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu sinh thái của cây bơ, đồng thời phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các quy hoạch ngành, lĩnh vực; được địa phương đăng ký vào Đề án phát triển cây bơ giai đoạn 2018-2025.

- Địa hình đất đai: độ dốc < 20 độ; tiêu thoát nước tốt; rút nước nhanh không ngập úng tạm thời, cục bộ; tầng dày 0,5 m trở lên; độ pH từ 5,0 - 7,0...; nguồn nước đảm bảo chủ động tưới cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây bơ.

- Hạ tầng kỹ thuật: thuận lợi để sản xuất theo hướng cơ giới hóa, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thu hoạch sản phẩm.

- Môi trường: Vùng đất không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn ô nhiễm khác.

c) Quy mô, địa bàn bố trí phát triển cây bơ

- Ưu tiên bố trí tập trung ở các huyện miền núi, đặc biệt là vùng Phủ Quỳ, đây là những địa phương có nhiều yếu tố thuận lợi cho phát triển cây bơ, một số địa phương hiện đã và đang phát triển cây bơ hiệu quả.

- Trên cơ sở điều tra thực địa, điều kiện đất đai, hạ tầng sản xuất và đăng ký của các địa phương, xác định quy mô diện tích trồng bơ là 1.050 ha, phân bổ trên địa bàn 8 huyện, thị xã, gồm: thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quế Phong, Anh Sơn, Tương Dương, Diễn Châu, Hưng Nguyên. Trong đó: diện tích bơ hiện có 39,5 ha, diện tích trồng mới 1.010,5 ha, gồm: trên đất trồng cây hằng năm (ngô, khoai, sắn,...) 630 ha; đất trồng cây lâu năm (cao su, cây ăn quả đến kỳ thanh lý,...) 232,5 ha; trên đất rừng sản xuất (rừng trồng sản xuất trên đất nông nghiệp đã đến kỳ khai thác) 148 ha, cụ thể như sau:

TT

Địa bàn

Diện tích phát triển cây bơ (ha)

Trên hiện trạng sử dụng đất (ha)

Bơ hiện trạng

Cây hàng năm khác

Cây lâu năm

Rừng trồng sản xuất

 

Toàn tỉnh

1.050,00

39,50

630,00

232,50

148,00

1

Nghĩa Đàn

553,00

30,50

395,00

127,50

-

2

Quỳ Hợp

244,50

-

184,30

55,20

5,00

3

T.X. Thái Hòa

33,00

5,00

20,20

7,80

-

4

Quế Phong

50,00

2,00

-

11,00

37,00

5

Anh Sơn

94,00

2,00

30,50

5,50

56,00

6

Tương Dương

5,50

-

-

5,50

-

7

Diễn Châu

60,00

-

-

10,00

50,00

8

Hưng Nguyên

10,00

-

-

10,00

-

- Hình thức phát triển sản xuất: Tổng diện tích phát triển cây bơ đến năm 2025 là 1.050 ha, bố trí: trồng tập trung 706 ha (chiếm 67,24%), trồng xen trong vườn cây ăn quả (na, ổi, bờ lô...) 266 ha (chiếm 25,33%), trồng trong vườn hộ 78 ha (chiếm 7,43%), cụ thể:

TT

Địa phương

Diện tích phát triển cây bơ 2018-2025 (ha)

Tổng

Tập trung

Trồng xen

Vườn hộ

 

Toàn tỉnh

1.050,00

706,00

266,00

78,00

1

Nghĩa Đàn

553,00

296,00

212,50

44,50

2

TX. Thái Hòa

33,00

27,00

5,00

1,00

3

Quỳ Hợp

244,50

200,00

44,50

-

4

Quế Phong

50,00

40,00

-

10,00

5

Anh Sơn

94,00

86,50

-

7,50

6

Tương Dương

5,50

5,50

-

-

7

Diễn Châu

60,00

46,00

4,00

10,00

8

Hưng Nguyên

10,00

5,00

-

5,00

d) Dự kiến kết quả phát triển cây bơ

- Tiến độ trồng mới:

Trên cơ sở đăng ký của các địa phương, căn sứ vào điều kiện về thổ nhưỡng, đất đai, nguồn nước, cơ sở hạ tầng và nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn; khả năng phát triển sản xuất giống của Hợp tác xã Nông nghiệp cây ăn quả 1/5 (Nghĩa Đàn) cơ sở cung cấp giống đạt tiêu chuẩn; xác định ưu tiên tập trung phát triển ở huyện Nghĩa Đàn trong những năm đầu (2018- 2020), sau năm 2020 cơ sở sản xuất giống của HTX Nông nghiệp cây ăn quả 1/5 đủ khả năng cung ứng cho toàn tỉnh theo tiến độ đề án, dự kiến tiến độ trồng mới như sau:

TT

Địa bàn

Diện tích QH (ha)

DTHT 2017 (ha)

Tiến độ trồng mới 2018-2025

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

 

Toàn tỉnh

1.050,00

39,50

26,00

30,00

50,00

185,00

210,00

245,00

264,50

1

Nghĩa Đàn

553,00

30,50

18,50

20,00

30,00

86,00

105,00

121,00

142,00

2

Quỳ Hợp

244,50

-

1,50

2,00

5,00

50,00

55,00

63,50

67,50

3

TX. Thái Hòa

33,00

5,00

3,00

2,00

5,00

6,00

6,00

6,00

-

4

Quế Phong

50,00

2,00

-

1,00

2,00

10,00

10,00

10,00

15,00

5

Anh Sơn

94,00

2,00

3,00

2,00

5,00

18,50

18,00

25,50

20,00

6

Tương Dương

5,50

-

-

1,00

1,00

1,50

2,00

-

-

7

Diễn Châu

60,00

-

-

1,00

1,00

11,00

12,00

15,00

20,00

8

Hưng Nguyên

10,00

-

-

1,00

1,00

2,00

2,00

4,00

-

- Diện tích, năng suất, sản lượng:

Dự kiến đến năm 2025 diện tích bơ toàn tỉnh là 1.050 ha, trong đó DTKD là 330 ha, năng suất bình quân đạt 125 tạ/ha, sản lượng đạt 4.125 tấn; định hướng 2030 diện tích kinh doanh đạt 1.050 ha, sản lượng đạt khoảng 15.750 tấn.

Địa phương

Dự kiến năm 2025

Định hướng đến 2030

Tổng diện tích (ha)

DTKD (ha)

NS BQ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

DTKD (ha)

NSBQ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Tổng

1.050,00

330,00

125,00

4.125,00

1.050,00

150,00

15.750,00

Nghĩa Đàn

553,00

184,50

127,50

2.352,38

553,00

155,00

8.571,50

Quỳ Hợp

244,50

58,50

126,15

737,99

244,50

155,00

3.789,75

Thái hòa

33,00

21,00

125,00

262,50

33,00

154,95

511,25

Quế Phong

50,00

15,00

120,00

180,00

50,00

135,00

675,00

Anh Sơn

94,00

30,50

120,00

366,00

94,00

130,00

1.222,00

Tương Dương

5,50

3,50

114,00

39,90

5,50

130,00

71,50

Diễn Châu

60,00

13,00

112,00

145,60

60,00

130,00

780,00

Hưng Nguyên

10,00

4,00

110,00

44,00

10,00

129,00

129,00

e) Định hướng công tác bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ

- Thu hoạch, bảo quản, chế biến:

+ Thu hoạch: Cây bơ trồng bằng hạt có thể cho thu hoạch sau 6 - 7 năm, trồng bằng chồi ghép cho thu hoạch sau 3 năm trồng. Không nên duy trì thu hoạch vào thời điểm cây mới cho quả mà nên loại bỏ bớt để cây tập trung sinh trưởng và đạt năng suất ổn định về sau. Quả bơ thu hoạch chính vụ vào khoảng tháng 7 - 9 (thu hoạch sớm vào tháng 5 - 6 hoặc muộn từ tháng 10- tháng 01 năm sau) tùy theo giống bơ. Khi thu hoạch tránh gây tổn thương vỏ quả, không làm gãy cành. Không nên thu hoạch bơ vào thời tiết nắng nóng hay trời mưa.

+ Bảo quản, chế biến: giữ vai trò rất quan trọng, ngay sau khi hái xuống, quả bơ cần được đưa vào quy trình xử lý. Những biện pháp như xử lý nhiệt, phủ màng bảo vệ,... sẽ giúp quả bơ giảm tốc độ hô hấp, tránh bị thối ở phần cuống, kéo dài thời gian bảo quản đến 5 tuần. Hiện nay Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu thành công quy trình xử lý, bảo quản quả bơ và quy trình công nghệ chế biến purê quả bơ. Công nghệ này vừa giữ được hương vị của quả bơ và thời hạn sử dụng lên đến 6 tháng. Việc ứng dụng công nghệ vào bảo quản, chế biến giúp nâng cao giá trị gia tăng của quả bơ.

Tập trung thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản hoa quả (trong đó có sản phẩm quả bơ) dự kiến tại khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Đàn (quy hoạch) với công nghệ thiết bị hiện đại để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng hướng tới xuất khẩu.

- Thị trường:

Khai thác hiệu quả thị trường nội địa, đặc biệt là Hà Nội, TP. Vinh, TX. Cửa Lò, các khu đô thị, khu kinh tế; mở rộng phát triển thị trường khu vực Bắc Trung Bộ, các tỉnh phía Bắc và thị trường Trung Quốc. Tập trung phát triển xây dựng thương hiệu Bơ Nghĩa Đàn đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

f) Khái toán kinh phí

- Nhu cầu vốn: ước tính cần khoảng 259,22 tỷ đồng, trong đó: Đầu tư cơ sở hạ tầng 44,18 tỷ đồng, chiếm khoảng 17%; Đầu tư sản xuất 204,8 tỷ đồng, chiếm khoảng 79%; Khuyến nông 10,24 tỷ đồng, chiếm khoảng 4%.

- Phân nguồn: vốn ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ một phần chi phí sản xuất (giao thông, thủy lợi, giống, phân bón, khuyến nông, xây dựng mô hình...), ước tính 51,85 tỷ đồng (chiếm khoảng 20%); vốn doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất (bao gồm cả vốn vay) ước tính 129,61 tỷ đồng (chiếm khoảng 50%); vốn huy động trong dân đầu tư sản xuất (giống, phân bón, công lao động,...) ước tính 77,76 tỷ đồng (chiếm khoảng 30%).

g) Hiệu quả của đề án

- Hiệu quả kinh tế:

+ Xây dựng vườn ươm giống quy mô 03 ha (Nghĩa Đàn) cung cấp 20.000 - 50.000 cây giống bơ/năm có chất lượng phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của địa phương, giảm chi phí so với phải mua từ các tỉnh phía Nam.

+ Hình thành và phát triển vùng trồng bơ quy mô 1.050 ha phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực nông thôn. Giá trị lợi nhuận bình quân 01 ha bơ đạt 120-150 triệu đồng/năm (khả năng đạt 250 triệu đồng - 300 triệu đồng/01 ha). Cao hơn các loại cây trồng khác trên cùng điều kiện tự nhiên và đầu tư chăm sóc.

- Hiệu quả xã hội:

+ Thu hút tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động nông thôn, góp phần ổn định, giảm áp lực di chuyển lao động nông thôn ra thành thị; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, an sinh xã hội trên địa bàn.

+ Sản xuất sản phẩm quả bơ hàng hóa có chất lượng, an toàn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Nâng cao khả năng tiếp cận, nhạy bén trong ứng dụng các tiến bộ KHKT-CN vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa của người dân địa phương.

- Hiệu quả môi trường:

+ Trồng bơ góp phần nâng độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi bảo vệ độ phì của đất; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên; bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Thông qua các hoạt động xây dựng mô hình, tập huấn, giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc cây bơ có tác động khuyến khích người dân trồng và thâm canh cây ăn quả, cây lâu năm trên địa bàn thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

6. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về Khoa học kỹ thuật và công nghệ

- Giống:

+ Lựa chọn những loại giống tốt, chống chịu được sâu bệnh và đặc biệt cây phải sinh trưởng khỏe. Qua thực tế cho thấy ở Nghệ An phù hợp với các giống: Booth 7, TA1, TA40, 034, Reed, Hass và 06 cây giống đầu dòng tại huyện Nghĩa Đàn đã được công nhận (NP3, NP4, NP7, NP9, NP12, NP13). Căn cứ vào thời gian thu hoạch, bố trí cơ cấu giống bơ làm 02 nhóm:

+ Nhóm chín sớm gồm: giống bản địa (6 cây đầu dòng đã được công nhận NP3, NP4, NP7, NP9, NP12, NP13) và các giống TA1, TA 40, Sap, 034; Thời gian thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10. Bố trí cơ cấu tỷ lệ khoảng 40%.

+ Nhóm chín muộn gồm: Booth 7, Reed, Hass; Thời gian thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Bố trí cơ cấu tỷ lệ khoảng 60%.

+ Tập trung đầu tư xây dựng Dự án ứng dụng tiến bộ KH-CN nhân giống và trồng thử nghiệm cây bơ với quy mô 03 ha tại Trung tâm giống cây trồng thuộc HTX Nông nghiệp cây ăn quả 1/5 (Nghĩa Bình, Nghĩa Đàn) phối hợp chuyển giao KH-CN là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. Đây là cơ sở để cung cấp giống bơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An để thực hiện mục tiêu Đề án và cung cấp một phần cây giống cho các tỉnh khác trong thời gian tới.

- Biện pháp kỹ thuật:

+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc: thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An.

+ Phòng chống sâu, bệnh hại chính: ở cây bơ thiệt hại do bệnh nguy hiểm hơn sâu hại, nên quản lý theo hướng IPM (hạn chế dùng thuốc BVTV), tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, hạn chế ẩm ướt và phun thuốc phòng trị cục bộ. Chú ý một số bệnh hại phổ biến: bệnh thối rễ, nứt thân, khô cành, nấm trên quả tạo ra các điểm đen trên vỏ,... Cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, sau khi đậu quả nên phun thuốc phòng ngừa. Sâu hại phổ biến như: sâu cuốn lá, rầy bông, côn trùng hại rễ, bọ xít chích hút, mọt đục thân,... làm giảm quá trình sinh trưởng của cây. Nên sử dụng các loại thuốc trong danh mục đăng ký để sử dụng (nồng độ, liều lượng dùng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn) để phòng sâu, bệnh hại cho cây.

b) Giải pháp về Tổ chức sản xuất

- Xác định phát triển cây bơ ở Nghệ An theo hướng sản xuất hàng hóa, những năm đầu tập trung phát triển sản phẩm quả bơ; lấy HTX Nông nghiệp cây ăn quả 1/5 (Nghĩa Đàn) làm cơ sở để phát triển, đầu tư sản xuất cung ứng giống và chuyển giao các tiến bộ KHKT-CN vào sản xuất phát triển cây bơ. Sau khi đã có vùng nguyên liệu ổn định, đẩy mạnh thu hút, liên kết với các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị ở các khâu bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm từ quả bơ như: chế biến bột dinh dưỡng, xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm,... có liên quan đến nguyên liệu chế biến từ quả bơ để nâng cao giá trị gia tăng.

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức phát triển cây bơ; đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng theo chuỗi giá trị. Lựa chọn, bố trí mỗi huyện, thị xã 01 mô hình trồng mới (khoảng 01 ha) để làm cơ sở chuyển giao ứng dụng KHKT-CN, nhân rộng phát triển cây bơ theo tiến độ đề án.

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nói chung và đầu tư vào phát triển cây bơ nói riêng làm đầu tàu để liên kết sản xuất, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm quả bơ.

- Nhân rộng các mô hình sản xuất phát triển cây bơ hiệu quả; đẩy mạnh công tác khuyến nông, ưu tiên các dự án khuyến nông về sản xuất bơ chất lượng; xây dựng các mô hình liên kết doanh nghiệp-nông dân; Hỗ trợ tập huấn về khoa học kỹ thuật cho nông dân quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản quả bơ.

- Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển tổ hợp tác, HTX theo Luật HTX 2012 để tăng cường mối liên kết nhà nước, doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

c) Giải pháp về cơ chế chính sách

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg , ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh v/v Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND , ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh v/v Ban hành quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ phát triển cây bơ như đối với cây ăn quả có múi (theo Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh) để có cơ sở thực hiện.

- Ngoài các chính sách hiện hành, trong thời gian tới tiếp tục nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới trên địa bàn tỉnh trong đó có cây bơ, như hỗ trợ giống, tập huấn KHKT-CN, khuyến nông,...

- Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn đầu tư phát triển cây bơ hiệu quả.

- Tiếp tục củng cố, đổi mới, phát triển các HTX, tổ hợp tác để liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức phát triển cây bơ.

- Về đất đai: Rà soát cơ chế chính sách tạo điều kiện cho hộ gia đình, doanh nghiệp liên doanh, liên kết để tổ chức phát triển cây bơ quy mô hàng hóa.

d) Giải pháp về thị trường

- Những năm đầu thực hiện Đề án xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm quả bơ tươi ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc; kết nối với doanh nghiệp mở rộng sang thị trường Trung Quốc. Khai thác hiệu quả thị trường nội tỉnh (trọng tâm là các thành phố, khu đô thị, khu kinh tế,...) và các tỉnh lân cận. Sau khi có vùng nguyên liệu ổn định, thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, khai thác phát triển thị trường sang các nước phát triển, Mỹ, EU,...

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương phát triển quảng bá sản phẩm quả bơ gắn với chỉ dẫn địa lý “Bơ Nghĩa Đàn” để phát huy hiệu quả.

- Tổ chức quảng bá, kết nối sản xuất và tiêu dùng thông qua các doanh nghiệp đầu mối, siêu thị,... đưa sản phẩm quả bơ đến người tiêu dùng hiệu quả.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu thông qua hoạt động xúc tiến thương mại; nghiên cứu, phân tích dự báo về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường để từ đó có kế hoạch sản xuất phù hợp.

- Thu hút đầu tư, xây dựng chợ đầu mối Nông sản tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn (trên trục đường HCM, giáp tỉnh Thanh Hóa) để giao thương, trao đổi, tiêu thụ nông sản nông sản vùng miền Tây Nghệ An nói chung, sản phẩm quả bơ Nghĩa Đàn nói riêng, kết nối với thị trường các tỉnh phía Bắc và thị trường Trung Quốc.

f) Giải pháp về Xây dựng thương hiệu, thông tin, tuyên truyền

- Chính quyền các cấp, các ngành phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý quả bơ Nghệ An đến người tiêu dùng trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông thực hiện kế hoạch sản xuất phát triển cây bơ theo Đề án; Tổ chức sản xuất đúng quy trình tạo ra sản phẩm quả bơ hàng hóa có chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tổ chức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm “Bơ Nghĩa Đàn”. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết như tổ hợp tác, HTX; phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các hoạt động như triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm, hội thảo;... gắn phát triển nông nghiệp nói chung, phát triển cây bơ nói riêng với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,...

Kết hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị, áp dụng kỹ thuật, công nghệ để đạt tiêu chuẩn ISO, VietGAP,...

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương liên quan; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của ngành hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ để thực hiện Đề án có hiệu quả. Phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng các mô hình, tổ chức tập huấn, dạy nghề cho nông dân...

b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan và địa phương xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và phát triển cây bơ nói riêng.

c) Phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ và các địa phương xây dựng đề tài nghiên cứu trồng bơ xen chè công nghiệp; trồng trên bờ lô chắn gió ở vườn cây lâu năm, cây ăn quả khác.

d) Phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn hiện hành. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai tổ chức thực hiện Đề án hiệu quả.

2. Các Sở, ngành liên quan

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương về việc thu hút đầu tư; cân đối, bố trí nguồn vốn cho phát triển cây bơ hiệu quả.

b) Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương liên quan tổng hợp, phân bố kinh phí hỗ trợ phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh theo quy định.

c) Sở Công Thương: Hỗ trợ, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm quả bơ; Phối hợp với các cấp, các ngành kiểm tra, giám sát chất lượng về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến từ quả bơ.

d) Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng chỉ dẫn địa lý quả bơ Nghệ An; nghiên cứu chuyển giao KHKT-CN vào phát triển cây bơ và công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch sản phẩm quả bơ.

e) Các Sở ngành liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc tổ chức thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ; tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách, nội dung, giải quyết các vướng mắc liên quan trong lĩnh vực của Sở, ngành quản lý để thực hiện Đề án có hiệu quả.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã liên quan

a) Xây dựng kế hoạch sản xuất đến từng xã, phường, đề ra giải pháp cụ thể, tuyên truyền vận động nhân dân, doanh nghiệp tổ chức sản xuất phát triển cây bơ trên địa bàn, thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu Đề án.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các Sở, ngành liên quan xúc tiến đầu tư, tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp liên kết với nông dân để tổ chức sản xuất phát triển cây bơ hàng hóa trên địa bàn.

c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan, UBND các xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất, ứng dụng các tiến bộ KHKT-CN vào sản xuất phát triển cây bơ; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ trên địa bàn.

d) Chỉ đạo các địa phương, đơn vị liên quan tạo điều kiện, phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đẩy mạnh liên kết phát triển sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quả bơ hiệu quả, bền vững.

4. Doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia phát triển cây bơ

a) Doanh nghiệp chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, liên kết với nông dân để tổ chức phát triển cây bơ; ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất tiên tiến; đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ KHKT-CN vào sản xuất; thực hiện các khâu dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, vật tư, phân bón đảm bảo chất lượng cho nông dân. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm quả bơ.

b) Các hộ gia đình phát triển cây bơ thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất theo hướng dẫn của doanh nghiệp liên kết và cơ quan chuyên môn để sản phẩm quả bơ đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã liên quan; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Phó chủ tịch NN UBND tỉnh;
- PCVPTC UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng NN UBND tỉnh;
- Đoàn Quy hoạch NN T lợi tỉnh;
- Lưu: VTUB, CVNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

DỰ KIẾN DIỆN TÍCH TRỒNG BƠ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2018-2025

(Kèm theo Quyết định số 2778/QĐ-UBND ngày 04/7/2018 của UBND tỉnh Nghệ An)

TT

Địa phương

Diện tích phát triển cây bơ (ha)

Trên hiện trạng sử dụng đất (ha)

Cây bơ hiện có

Cây hàng năm khác

Cây lâu năm

Rừng trồng SX

 

Toàn tỉnh

1050,00

39,50

630,00

232,50

148,00

I

H. Nghĩa Đàn

553,00

30,50

395,00

127,50

-

1

Nghĩa Thọ

73,00

0,50

-

72,50

-

2

Nghĩa Phú

117,00

17,00

100,00

-

-

3

Nghĩa Mai

70,00

-

60,00

10,00

-

4

Nghĩa Yên

50,00

-

45,00

5,00

-

5

Nghĩa Sơn

54,00

3,00

51,00

-

-

6

Nghĩa Lâm

110,00

10,00

100,00

-

-

7

Nghĩa Lợi

26,00

-

26,00

-

-

8

Nghĩa Bình

53,00

-

13,00

40,00

-

II

H.Quỳ Hợp

244,50

0,00

184,30

55,20

5,00

1

Hạ Sơn

50,00

-

34,30

15,70

-

2

Châu Đình

90,00

-

70,00

20,00

-

3

Văn Lợi

80,00

-

80,00

-

-

4

Minh Hợp

24,50

-

-

19,50

5,00

III

TX. Thái Hòa

33,00

5,00

20,20

7,80

-

1

Nghĩa Tiến

5,00

-

-

5,00

-

2

Tây Hiếu

3,00

-

1,20

1,80

-

3

Đông Hiếu

25,00

5,00

19,00

1,00

-

IV

H. Quế Phong

50,00

2,00

-

11,00

37,00

1

Tiền Phong

50,00

2,00

-

11,00

37,00

V

H. Anh Sơn

94,00

2,00

30,50

5,50

56,00

1

Khai Sơn

4,50

1,50

-

-

3,00

2

Phúc Sơn

6,00

0,50

0,00

5,50

-

3

Hoa Sơn

30,50

-

30,50

-

-

4

Tào Sơn

19,00

-

-

-

19,00

5

Cao Sơn

34,00

-

-

-

34,00

VI

H. Tương Dương

5,50

-

-

5,50

-

1

Tam Quang

1,00

-

-

1,00

-

2

Thạch Giám

1,00

-

-

1,00

-

3

Thị trấn Hòa Bình

0,50

-

-

0,50

-

4

Nga My

2,00

-

-

2,00

-

5

Xiêng My

1,00

-

-

1,00

-

VII

H. Diễn Châu

60,00

-

-

10,00

50,00

1

Diễn Lâm

5,00

-

-

-

5,00

2

Diễn Phú

55,00

-

-

10,00

45,00

VIII

H. Hưng Nguyên

10,00

-

-

10,00

-

1

Hưng Yên Nam

10,00

-

-

10,00

-

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2778/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2025

  • Số hiệu: 2778/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/07/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Viết Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản