Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/QĐ.UB | Long Xuyên, ngày 24 tháng 01 năm 1989 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ điều 49 luật tổ chức HĐND và UBND do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 09/07/1983;
- Để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh trong việc quản lý và hạch toán sản xuất kinh doanh.
QUYẾT - ĐỊNH:
Điều 1:- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định của UBND Tỉnh về thực hệin quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh, trong đổi mới cơ chế kế hoạch và hạch toán sản xuất kinh doanh.
Điều 2:- Quy định này có giá trị thi hành từ ngày 01/01/1989. Bãi bỏ 2 thông báo số 21/TB.UB ngày 8/9/1988 và thông báo số 58/TB.UB ngày 16/6/1988 của UBND Tỉnh ban hành và các văn bản khác của UBND Tỉnh và các văn bản của các ngành, các cấp hướng dẫn có liên quan đến 2 thông báo đó.
Điều 3:- Giám đốc các Sở, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, theo quyền hạn và trách nhiệm của mình có văn bản hướng dẫn các xí nghiệp, Công ty trong khu vực quốc doanh thực hiện theo đúng nội dung của quy định này. Đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc tổ chức, thực hiện, tập hợp tình hình hàng tháng, quí, và có kiến nghị đề xuất bổ sung gởi đến văn phòng UBND Tỉnh trình Thường trực UBND Tỉnh xem xét.
Điều 4:- Các đ/c Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành cấp Tỉnh, Chủ tịch UBND Huyện, Thị xã, Giám đốc các xí nghiệp, Công ty (gọi chung là các đơn vị kinh tế cơ sở) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
V/V THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ CƠ SỞ QUỐC DOANH TRONG ĐỔI MỚI CƠ CHẾ KẾ HOẠCH VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 27-QĐ.UB, ngày 24/1/1989 của UBND Tỉnh)
Quyết định 217-HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh XHCN đối với xí nghiệp quốc doanh đã được vận dụng vào thực tế của Tỉnh ta bằng 2 văn bản: Thông báo số 21-TB.UB ngày 8/3/1988 và Thông báo số 58-TB.UB ngày 16/6/1988 của UBND Tỉnh.
Để tiếp tục phát huy những ưu điểm của 2 thông báo nói trên theo tinh thần quyết định 217- HĐBT của Hội đồng nói trên theo tinh thần quyết định 217-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, nay UBND Tỉnh ban hành Bản quy định này kèm theo quyết định số 27-QĐ.UB ngày 24/1/1989.
Tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong hệ thống quốc doanh bao gồm của Tỉnh và của các Huyện, thị (gọi chung là đơn vị kinh tế cơ sở) từ nay thông nhất (gọi chung là đơn vị kinh tế cơ sở) từ nay thống nhất chỉ xây dựng một kế hoạch (không có trong KH, ngoài KH hoặc KH đời sống...).
Hàng năm cơ quan kế hoạch có trách nhiệm thông báo các mục tiêu định hướng và khả năng cung ứng vật tư thiết bị cho các đơn vị kinh tế cơ sở vào tháng 12 của năm trước, trường hợp sau ngày 31/12 mà đơn vị vẫn không nhận được thông báo của cơ quan kế hoạch thì đơn vị chủ động tự tìm nguồn vật tư cân đối lấy.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở là phương hướng chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, các chính sách, các định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước và của xí nghiệp, các đơn đặt hàng, các hợp đồng đã ký kết và nhu cầu của thị trường v.v... Đồng thời dựa trên cơ sở các nguồn khả năng về lao động tiền vốn, vật tư thiết bị của mỗi đơn vị để xây dựng kế hoạch.
- Giám đốc xí nghiệp hoặc Chủ nhiệm Công ty là người chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn diện của đơn vị mình, bao gồm: kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đối với đơn vị lưu thông là kế hoạch mua vào, bán ra), kế hoạch lao động và tiền lương; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; kế hoạch giá thành sản phẩm; kế hoạch lợi nhuận; kế hoạch tài chính và tín dụng; kế hoạch đời sống, văn hóa và xã hội v.v...
Kế hoạch phải được thông qua đại hội công nhân viên chức của đơn vị theo đúng điều lệ xí nghiệp quốc doanh đã quy định.
Sở quản lý ngành dọc (ở các Huyện, Thị xã là các phòng, ban) với chức năng là cơ quan tham mưu cho UBND cùng cấp, chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với cơ quan kế hoạch, trọng tài kinh tế, tài chính, thống kê (và tùy theo mức độ liên quan có thể mời thêm 1 số cơ quan) tổ chức hội nghị để các đơn vị cơ sở trình bày kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Sau khi đóng góp và thống nhất ý kiến, Sở quản lý ngành dọc (các Huyện, Thị xã là phòng, ban) chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND cùng cấp. Trong kế hoạch phải phản ảnh đầy đủ các chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu chủ yếu là nộp ngân sách.
Đối với đơn vị sản xuất công nghiệp và có tính chất công nghiệp:
+ Giá trị tổng sản lượng hàng hóa thực hiện
+ Các mặt hàng chủ yếu
+ Tổng quỹ tiền lương
+ Lợi nhuận
+ Nộp ngân sách.
Đối với đơn vị lưu thông:
+ Tổng doanh số mua vào, bán ra
+ Phí lưu thông
+ Tổng quỹ tiền lượng
+ Lợi nhuận
+ Nộp ngân sách.
Giám đốc xí nghiệp, công ty do UBND cùng cấp bỏ nhiệm hoặc do đại hội công nhân viên chức bầu lên, được UBND cùng cấp duyệt y.
Giám đốc đơn vị kinh tế cơ sở vừa đại diện cho Nhà nước vừa đại diện cho công nhân, viên chức và quản lý xí nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định điều hành hoạt động của xí nghiệp theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết đại hội công nhân, viên chức, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Giám đốc có quyền quyết định bộ máy quản lý, lao động của đơn vị kinh tế mình, bảo đảm gọn, mạnh, có hiệu quả.
Giám đốc có quyền bổ nhiệm các cán bộ quản lý trong xí nghiệp sau khi đã tham khảo ý kiến với hội đồng xí nghiệp. Các Phó Giám đốc do Giám đốc bổ nhiệm (trên cơ sở thống nhất với cấp trên quản lý trực tiếp). Bổ nhiệm kế toán trưởng như đã quy định trước đây.
Trong kỳ kế hoạch, Giám đốc định kỳ tổ chức việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo công khai trước công nhân, viên chức và báo cáo lên cơ quan quản lý trực tiếp (cấp Tỉnh là Sở, Huyện Thị là UBND). Nếu vì lý do khách quan cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch (tăng hoặc giảm) thì giám đốc chỉ đạo lập phương án điều chỉnh thông qua hội đồng xí nghiệp và cơ quan quản lý trực tiếp để báo cáo UBND cùng cấp phê duyệt.
Trong quá trình chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch, trường hợp có những vấn đề không thống nhất giữa giám đốc và hội đồng xí nghiệp thì giám đốc có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước đại hội công nhân viên chức và Nhà nước về quyết định của mình.
Kết thúc năm kế hoạch, giám đốc xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch báo cáo với đại hội công nhân, viên chức (có sự tham gia của Sở quản lý ngành dọc, các Huyện Thị xã là phòng, ban và các cơ quan thống kê, kế hoạch, trọng tài kinh tế, tài chính, ngân hàng v.v...) báo cáo UBND cùng cấp.
Ngoài trách nhiệm và quyền hạn được quy định trong văn bản này, giám đốc còn có những trách nhiệm và quyền hạn khác nữa đã được ghi trong điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, ban hành theo Nghị định số 50-HĐBT ngày 22/3/88 của Hội đồng Bộ trưởng. Các ngành, các cấp các cơ quan quản lý tổng hợp và giám đốc xí nghiệp sẽ chấp hành theo quy định đó.
III- QUYỀN TỰ CHỦ CỦA XÍ NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH.
1- Tự chủ trong tạo nguồn vật tư:
Vật tư đáp ứng cho yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị, xí nghiệp được cân đối từ 2 nguồn: nguồn do Nhà nước và nguồn do xí nghiệp tự lo.
- Nguồn do Nhà nước là những vật tư do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phân phối và Tỉnh và vật tư do các Bộ ngành dọc phân phối về các Sở. UB Kế hoạch Tỉnh giúp UBND Tỉnh phối hợp với các Sở phân phối số vật tư này cho UBND các Huyện, Thị xã và các đơn vị để đưa vào sản xuất kinh doanh theo kế hoạch.
Đơn vị được giao nhiệm vụ nhận và cung ứng vật tư, căn cứ vào thông báo phân phối của UBKH Tỉnh để giao vật tư cho các Huyện, Thị và các xí nghiệp theo đúng thời gian, số lượng và chất lượng.
Về giá giao vật tư cho các đơn vị sản xuất là giá đảm bảo kinh doanh do UBND Tỉnh quyết định thống nhất một giá (phần chênh lệch giá vật tư này đơn vị cung ứng vật tư sẽ hạch toán riêng và phải nộp vào ngân sách dưới sự giám sát của cơ quan tài chính).
- Nguồn vật tư do xí nghiệp tự lo: là những vật tư do xí nghiệp tự mua của các đơn vị kinh doanh vật tư, mua ngoài thị trường, vật tư liên kết kinh tế hoặc xuất nhập khẩu v.v...
- Tất cả các nguồn vật tư xí nghiệp đưa vào sản xuất đều hạch toán theo giá thu mua (kể cả phí vận chuyển).
2- Về tiêu thụ sản phẩm:
Sản phẩm sản xuất ra xí nghiệp phải đăng ký với cơ quan khoa học kỹ thuật của Tỉnh hoặc cơ quan khoa học kỹ thuật Nhà nước theo quy định. Sản phẩm đưa ra tiêu thụ phải có nhãn hiệu và đảm bảo chất lượng đã đăng ký.
Tất cả các sản phẩm tiêu dùng có tính năng kỹ thuật, khi xuất xưởng phải có dấu chất lượng, có giấy bảo hành và hướng dẫn sử dụng.
Những sản phẩm sản xuất theo hợp đồng kinh tế, nếu một trong các bên vi phạm mà không tự thỏa thuận được thì phải chịu sự xử lý của Trọng tài kinh tế hoặc pháp luật.
Xí nghiệp được mở cửa hàng để giới thiệu sản phẩm mới, làm dịch vụ, bán phụ tùng lẻ hoặc tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch của mình, nhưng phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của Nhà nước về lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
3- Về quản lý tài sản cố định và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tài sản cố định bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện làm việc v.v... Nhà nước giao cho xí nghiệp vào mục đích sản xuất kinh doanh; do đó xí nghiệp phải có kế hoạch sử dụng, khai thác một cách có hiệu quả cao nhất. Phải tận dụng những tài sản hiện có đi đôi với cải tiến và đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.
Những tài sản cố định chưa sử dụng đến hoặc không cần sử dụng, xí nghiệp có quyền cho thuê, cho mướn, trao đổi hoặc bán cho đơn vị khác, tiền thu được đưa vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp.
Riêng đối với máy móc, thiết bị chuyên dùng trước khi bán phải xin ý kiến của UBND cùng cấp.
Tài sản cố định chung của Nhà nước; tài sản nào thuộc vốn ngân sách cấp phải trích khấu hao theo quy định của UBND cùng cấp. Quỹ khấu hao tài sản cố định nếu để lại đơn vị sử dụng vào việc phát triển sản xuất phải được bảo toàn giá trị, riêng những cơ sở mới kinh doanh, quỹ này phải nộp vào ngân sách nơi cấp vốn.
Tài sản cố định đã khấu hao hết, tài sản cố định hhình thành từ vốn vay ngân hàng đã thanh toán hết nợ, tiền khấu hao cơ bản tiếp được để lại xí nghiệp đưa vào quỹ khuyến khích phát triển sản xuất.
Tài sản cố định không còn sử dụng được nữa, khi thanh lý phải thực hiện như đã quy định trước đây.
Việc xác định tài sản cố định để đưa vào khấu hao có chú ý loại trừ những thiết bị đã xây lấp của các cơ sở thuộc tiếp quản sau giải phóng hoặc mới xây dựng từ năm 1985 về trước mà nay không đưa vào sản xuất – kinh doanh được hay sử dụng không hết công suất.
Xí nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ kiểm kê tài sản cố định theo địn kỳ của Nhà nước quy định.
- Đầu tư xây dựng cơ bản phát triển cơ sở vật chất.
Đầu tư mở rộng, cải tiến dây chuyền công nghệ bằng vốn của xí nghiệp do xí nghiệp tự quyết định (có sự tham gia ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên). Xây dựng cơ sở mới xí nghiệp phải lập luận chứng kinh tế kỹ thuật trình UBND duyệt - thực hiện.
4- Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Khuyến khích đơn vị xí nghiệp nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao chất lao động, tiết kiệm vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về nguồn vốn chủ yếu là sử dụng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất của xí nghiệp. Đối với những đề tài lớn cần nhiều vốn, xí nghiệp không có khả năng lo vốn thì lập phương án cụ thể; sau khi được thống nhất của hội đồng khoa học kỹ thuật của Sở, trình UBND cùng cấp quyết định.
Giao nhiệm vụ cho Ủy ban Khoa học kỹ thuật soạn thảo quy chế về nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và hướng dẫn các đơn vị thực hiện.
5- Lao động và tiền lượng:
UBND cùng cấp không quy định biên chế của từng xí nghiệp, hàng năm căn cứ vào yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanh cần mở rộng hay thu hẹp mà có kế hoạch lao động cho phù hợp.
Việc tuyển chọn lao động do giám đốc xí nghiệp quyết định và thực hiện theo đúng chính sách lao động của Nhà nước.
Giám đốc xí nghiệp tự quyết định các hình thức tổ chức và số lượng lao động thích hợp. Thực hiện chế độ hợp đồng lao động thay chế độ tuyển dụng vào biên chế.
Những quy định cụ thể giao cho Sở Lao động Thương binh xã hội soạn thảo, trình UBND Tỉnh phê chuẩn và hướng dẫn thực hiện.
- Giám đốc xí nghiệp có trách nhiệm xây dựng mới nội quy về kỷ luật lao động, bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp, tổ chức giáo dụng cho mọi người trong xí nghiệp nắm vững và thực hiện đúng nội quy đó. Giám đốc có quyền khen thưởng những người có thành tích, thi hành kỷ luật đến mức buộc thôi việc đối với những người cố tình vi phạm nội quy của xí nghiệp; cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người không đáp ứng yêu cầu sản xuất theo nội quy của xí nghiệp và theo hợp đồng lao động đã ký kết.
Xí nghiệp phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, tổ chức sát hạch tay nghề và đánh giá kết quả hoàn thành công việc của từng người và nâng bậc, nâng lương cho công nhân, viên chức theo quy định của Nhà nước.
- Về tiền lương, giám đốc có quyền lựa chọn các hình thức và mức trả lương. Thực hiện rộng rãi lương khoán, lương sản phẩm và các hình thức thưởng trong xí nghiệp trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kích thích không ngừng tăng năng suất lao động và đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa nhịp độ tăng tiền lương (thu nhập) bình quân với nhịp độ tăng năng suất của xí nghiệp.
Mức thu nhập của mỗi người trong xí nghiệp phụ thuộc vào năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của mình và của toàn đơn vị. Không hạn chế mức thu nhập tối đa, nhưng phải đảm bảo mức lương tối thiểu bằng mức lương khởi điểm của nhân viên hành chính do Nhà nước quy định.
6- Quyền tự chủ về vốn: Dù là vốn ngân sách cấp, vốn vay ngân hàng, hoặc vay từ các nguồn khác, vốn liên kết, liên doanh v.v... và vốn tự có của xí nghiệp cũng đều hình thành vốn của xí nghiệp, do đó xí nghiệp có quyền sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất. Nhà nước không can thiệp vào quyền sử dụng đồng vốn của xí nghiệp, nhưng nếu xí nghiệp sử dụng không có hiệu quả thì sẽ bị thu hồi (phần vốn ngân sách cấp và vốn vay ngân hàng) để đưa vào đơn vị làm ăn có hiệu quả cao hơn.
Đối với xí nghiệp tuy làm ăn có hiệu quả nhưng thừa vốn, sau khi thỏa thuận với giám đốc xí nghiệp, Nhà nước có thể điều động một phần hoặc toàn bộ số vốn dư thừa đó để sử dụng vào yêu cầu khác khi cần thiết.
- Bảo toàn giá trị đồng vốn: Việc bảo toàn giá trị đồng vốn có thể lấy vàng, lúa hoặc loại vật tư, nguyên liệu chủ yếu làm chuẩn đo lường giá trị. Riêng 1 số đơn vị như:
- Xuất nhập khẩu: lấy đôla làm chuẩn.
- Kinh doanh lâm sản: lấy gỗ làm chuẩn.
Giám đốc đơn vị có trách nhiệm và chủ động bảo toàn giá trị đồng vốn theo hướng dẫn sau đây:
+ Vốn lưu động 3 tháng, vốn cố định 6 tháng tính lại 1 lần.
+ Bảo toàn giá trị đồng vốn được thực hiện theo giá trị mặt hàng được chọn làm chuẩn ở thời điểm tính lại vốn.
1- Chính sách thu: Thực hiện chế độ thu sử dụng vốn cố định, vốn lưu động do ngân sách cấp và điều tiết phần % của V + m.
a) Thu sử dụng vốn:
- Vốn lưu động:
+ Đối với đơn vị sản xuất 1% - tháng
+ Đối với đơn vị lưu thông 2% - tháng.
b) Vốn tài sản cố định:
Đối với đơn vị sản xuất: 0,4% tháng
Đối với đơn vị lưu thông: 0,7% tháng.
Thu sử dụng vốn lưu động và vốn tài sản cố định do ngân sách cấp được xác định đầu kỳ kế hoạch của đơn vị (được bảo toàn giá trị) và nộp ngân sách hàng tháng.
c) Thu điều tiết % của V + m:
Tỷ lệ áp dụng thu:
+ Đối với đơn vị sản xuất: thu từ 10 – 30%
+ Đối với đơn vị lưu thông: thu từ 55 – 75%
Tỷ lệ thu cụ thể tùy theo tính chất và yêu cầu khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh mà áp dụng một tỷ lệ thích hợp (có quy định kèm theo).
Đối với các đơn vị thi công xây lắp, cầu đường, thủy lợi, thiết kế v.v... vẫn thực hiện chế độ thu cố định trên doanh thu.
2- Chế độ thu nộp: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được UBND cùng cấp công nhận. Cơ quan tài chính sẽ tính toán và phân bổ số thu tháng, quý để đơn vị thực hiện (có thông báo bằng văn bản cho từng đơn vị).
- Căn cứ vào số nộp ngân sách đã được phân bổ, hàng tháng, quý, đơn vị có trách nhiệm nộp đủ số phải nộp vào ngân sách theo đúng thời gian quy định của cơ quan tài chính đã thông báo. Trước hoặc trễ sau 5 ngày của từng tháng, quý, đơn vị sẽ được thưởng hoặc phạt 0,3% mỗi ngày, số tiền này được lấy và được nộp vào quỹ khen thưởng.
- Thu nhập của đơn vị được phân phối:
+ Nộp ngân sách
+ Trả lương
+ Trích lập 3 quỹ (riêng quỹ phát triển sản xuất phải từ 30-50% trong tổng số 3 quý)
- Tiếp tục thực hiện quỹ bảo hiểm xã hội 17% trên tổng quỹ lương, sau khi thực hiện các khoản nộp ngân sách. Liên đoàn lao động, Sở Lao động và TBXH có văn bản hướng dẫn cụ thể.
1- Quy định này được thi hành từ ngày 01/01/1989 cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh thuộc hệ quốc doanh.
2- Giám đốc các Công ty, xí nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo và hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo đúng bản quy định này.
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán theo đúng quy định của Nhà nước đối với các cơ quan tổng hợp (Sở quản lý ngành dọc, UB kế hoạch, Trọng tài kinh tế, Tài chính, Thống kê...).
3- Các ngành: Kế hoạch, Thống kê, Tài chính, Ngân hàng, Trọng tài kinh tế... có nhiệm vụ chấp hành bản quy định này. Đồng thời căn cứ vào chức năng của ngành, có trách nhiệm ra văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị thực hiện.
4- Các Sở quản lý ngành dọc phối hợp với các cơ quan tổng hợp giúp UBND Tỉnh tổ chức theo dõi kiểm tra, giúp đỡ các đơn vị, xí nghiệp, công ty trong ngành thực hiện tốt quy định này.
5- Quá trình tổ chức thực hiện có gì khó khăn vướng mắc các ngành, các cấp, các đơn vị phản anh cho UBND Tỉnh nghiên cứu, giải quyết, sửa đổi hoặc bổ sung.
- 1Quyết định 62/QĐ-UB năm 1987 ban hành Quy định về quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh do thành phố, và quận, huyện quản lý do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 3Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 2Quyết định 1992/1998/QĐ.UB về chấm dứt hiệu lực pháp lý 152 văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ năm 1990 đến năm 1996
- 1Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983
- 2Quyết định 217-HĐBT năm 1987 ban hành các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh Xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh của Hội đồng Bộ trưởng
- 3Nghị định 50-HĐBT năm 1988 về điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 62/QĐ-UB năm 1987 ban hành Quy định về quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh do thành phố, và quận, huyện quản lý do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 27/QĐ.UB năm 1989 về thực hiện quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh trong đổi mới cơ chế kế hoạch và hạch toán sản xuất kinh doanh do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 27/QĐ.UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/01/1989
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Hữu Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra