Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 27/2008/QĐ-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ CHO NGHỀ “KỸ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ”.

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ- BLĐTBXH ngày 04/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định về việc ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề “ Kỹ thuật điêu khắc gỗ”;
Theo đề nghị của Tổng cục Trưởng Tổng cục Dạy nghề,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề cho nghề:“ Kỹ thuật điêu khắc gỗ”.

Trên cơ sở bộ chương trình khung nói trên, Hiệu trưởng các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng xác định, tổ chức thẩm định và duyệt chương trình dạy nghề áp dụng cho trường mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức chính trị- Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục Dạy nghề, các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng cho nghề “ Kỹ thuật điêu khắc gỗ” và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận :

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27 /2008/ QĐ – BLĐTBXH ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội)

Tên nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Phổ thông trung học và tương đương;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 17

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Nêu được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ.

+ Trình bày được cấu tạo, công dụng của các loại dụng cụ và thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ.

+ Trình bày được quy trình công nghệ điêu khắc gỗ.

+ Trình bày được quy trình sáng tác mẫu điêu khắc gỗ.

+ Trình bày được các quy luật cơ bản của hội hoạ.

+ Diễn đạt được những kiến thức về lịch sử, văn hoá truyền thống, thị hiếu của khách hàng, nhu cầu của thị trường để xác định chủng loại và chất lượng sản phẩm điêu khắc.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ.

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị dùng cho nghề điêu khắc gỗ.

+ Điêu khắc được các loại sản phẩm: Hoa văn, Phù điêu, con giống, tượng người, lèo bệ theo các mẫu mã truyền thống của dân tộc.

+ Lựa chọn và sử dụng các máy gia công gỗ vào một số công đoạn điêu khắc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;

+ Sáng tác được sản phẩm điêu khắc gỗ trên bản vẽ, trên chất liệu đất, trên gỗ

+ Quản lý được tổ sản xuất.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối vơí tập thể và xã hội.

+ Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.

+ Phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống để thể hiện trên sản phẩm điêu khắc.

- Thể chất, quốc phòng.

+ Thể chất:

Học sinh phải đạt tiêu chuẩn thể lực cấp I.

+ Quốc phòng:

Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng.

2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo: 2,5 năm.

- Thời gian học tập: 108 tuần.

- Thời gian thực học tối thiểu: 3739 h

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi 320 h; Trong đó thi tốt nghiệp:29 h

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung: 450 h

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3289 h

+Thời gian học bắt buộc: 2874 h; Thời gian học tự chọn: 415 h

+Thời gian học lý thuyết: 329 h; Thời gian học thực hành: 2960 h

3. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian; đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

3.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc:

Mã môn học/ mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

 

 

 

MH 01

Chính trị

I

I,II

90

90

0

MH 02

Pháp luật

I

I

30

30

0

MH 03

Giáo dục thể chất

I

I,II

60

15

45

MH 04

Giáo dục quốc phòng

I

I

75

15

60

MH 05

Tin học

I

I

75

30

45

MH 06

Ngoại ngữ

I

I,II

120

90

30

 

Cộng

 

 

450

270

180

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

 

 

 

 

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH 07

Vẽ mỹ thuật

I

I,II

460

72

388

MH 08

Vật liệu gỗ

I

I,II

60

48

12

MH 09

An toàn lao động

I

I,II

30

26

4

MH 10

Quản lý sản xuất.

I

I,II

60

60

0

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MĐ 11

Chuẩn bị, sử dụng dụng cụ và thiết bị

I

I

190

30

160

MĐ 12

 Kỹ thuật điêu khắc Hoa văn, Phù điêu

I

I

316

12

304

MĐ 13

Kỹ thuật điêu khắc con giống

I

II,III

316

12

304

MĐ 14

Kỹ thuật điêu khắc tượng người

II

III

395

15

380

MĐ 15

Kỹ thuật điêu khắc lèo tủ, bệ tủ, bệ sập.

II

III,IV

377

9

368

MĐ 16

Sáng tác mẫu

III

IV,V

592

24

568

MĐ 17

Trang sức bề mặt sản phẩm

III

V

78

6

72

 

Cộng

 

 

2874

314

2560

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B, 2B).

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung trình độ cao đẳng nghề để xác định chương trình dạy nghề

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

Các mô đun đào tạo nghề tự chọn có thời gian là: 415h (LT: 15h; TH400h)

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian:

Mã môn hoc/ mô đun

Tên môn học, mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ 18

Kỹ thuật điêu khắc Phù điêu Rồng.

I

I

79

3

76

MĐ 19

Kỹ thuật điêu khắc Phù điêu mùa Hạ.

I

I

79

3

76

MĐ 20

Kỹ thuật điêu khắc Phù điêu mùa Thu.

I

I

79

3

76

MĐ 21

Kỹ thuật điêu khắc Phù điêu mùa Đông.

I

I

79

3

76

MĐ 22

Kỹ thuật điêu khắc con Voi.

I

II

79

3

76

MĐ 23

Kỹ thuật điêu khắc con Gà.

I

II

79

3

76

MĐ 24

Kỹ thuật điêu khắc con Cò.

I

II

79

3

76

MĐ 25

Kỹ thuật điêu khắc con Trâu.

I

II

79

3

76

MĐ 26

Kỹ thuật điêu khắc con Hổ.

I

II

79

3

76

MĐ 27

Kỹ thuật điêu khắc tượng Phật Di lặc ngồi.

II

III

79

3

76

MĐ 28

Kỹ thuật điêu khắc tượng Cô gái đánh đàn.

II

III

79

3

76

MĐ 29

Kỹ thuật điêu khắc tượng Phật Di lặc đứng.

II

III

79

3

76

MĐ 30

Kỹ thuật điêu khắc tượng Cô gái múa phách.

II

III

79

3

76

MĐ 31

Kỹ thuật điêu khắc tượng Ông Phỗng gánh đào.

II

III

159

3

156

MĐ32

Kỹ thuật điêu khắc Lèo Ba cành (Lèo đơn).

II

IV

99

3

96

MĐ 33

Kỹ thuật điêu khắc Lèo Nho Sóc.

II

IV

99

3

96

MĐ 34

Kỹ thuật điêu khắc Bệ tủ Cành.

II

IV

99

3

96

 

Tổng cộng

 

 

1483

51

1432

 

* Ghi chú: Các trường tự chọn số lượng các mô đun trên phù hợp với tổng thời gian tự chọn là 415h; (LT: 15h; TH: 400h).

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3B).

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.

- Các môn học đã được xây dựng đến tên bài, các mục trong bài từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

- Các mô đun đã được xây dựng đến tên bài, nội dung chính của bài, từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

4.5.1 Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề:

- Kiểm tra kết thúc môn học cơ sở.

+ Môn vẽ mỹ thuật: Thời gian ôn kết thúc môn học: 16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 120 phút, thời gian kiểm tra thực hành vẽ 8h.

+ Môn vật liệu gỗ: Thời gian ôn kết thúc môn học:16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 120 phút.

+ Môn an toàn lao động: Thời gian ôn kết thúc môn học: 8h, thời gian kiểm tra lý thuyết 120 phút.

+ Môn quản lý sản xuất: Thời gian ôn kết thúc môn học: 16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 120 phút.

- Kiểm tra kết thúc mô đun:

+ Mô đun chuẩn bị, sử dụng dụng cụ và thiết bị: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 3h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc Hoa văn Phù điêu: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 8h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc con giống: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc tượng người: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 24h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc lèo tủ, bệ tủ, bệ sập: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun sáng tác mẫu: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 40h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun trang sức bề mặt sản phẩm: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 8h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

4.5.2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

- Học sinh học xong có thể thi tốt nghiệp để lấy bằng Cao đẳng nghề.

- Thời gian ôn thi 48h, thời gian thi 29h.

Số TT

Môn Thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị.

Viết

120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề.

 

 

 

Lý thuyết nghề.

Viết

180 phút

 

Thực hành nghề.

Bài thi thực hành

24 h

 

Kết quả thi được đánh giá bằng các bài thi viết và chất lượng sản phẩm thi thực hành.

* Về kiến thức:

Yêu cầu bài thi đảm bảo các tiêu chí:

- Tổng hợp đầy đủ, chính xác những kiến thức cơ bản về nguyên liệu, hội hoạ trong nghề điêu khắc gỗ.

- Quy trình công nghệ điêu khắc gỗ.

- Các điều kiện cần thiết trong sáng tác sản phẩm điêu khắc gỗ.

* Về kỹ năng:

Sinh viên tự đăng ký đề tài sáng tác, chuẩn bị phôi liệu đã được đục vỡ tạo khối chi tiết. Thời gian thi 24h; dành cho 5 công đoạn cuối của quy trình để thực hiện kỹ năng: Đục chi tiết; Gọt; Nạo; Tách; Đánh bóng bề mặt sản phẩm.

Kết quả thực hành sẽ được đánh giá theo từng công đoạn và sản phẩm cuối cùng về các tiêu chí: Thể hiện ý tưởng sáng tác, bố cục, mỹ thuật.

* Về thái độ :

 Được đánh giá trong quá trình thi tốt nghiệp:

- Cận thận, tỷ mỷ, nghiêm túc trong công việc.

- Trung thực có trách nhiệm và có ý thức giữ gìn bảo quản tài sản, máy, thiết bị, vật tư, phấn đấu đạt năng xuất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá:

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghịêp đang theo học, Trường có thể bố trí cho các học viên đi tham quan học tập tại một số cơ sở điêu khắc gỗ.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4.7. Các chú ý khác:

- Chương trình khung trình độ Cao đẳng nghề bao gồm 7 mô đun bắt buộc (từ mô đun 11 đến mô đun 17).

- 17 mô đun tự chọn (Từ mô đun 18 đến mô đun 34) trong đó:

+ 4 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc Hoa văn Phù điêu.

+ 5 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc con giống.

+ 5 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc tượng người.

+ 3 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc lèo tủ, bệ tủ, bệ sập.

Với thời gian 15 giờ lý thuyết và 400 giờ thực hành các trường tự lựa chọn các mô đun trong các phần trên để đào tạo phù hợp với thực tế của trường.

Nên chọn trong mỗi phần có từ 1 đến 2 mô đun tự chọn./.

 

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội)

Tên nghề: Kỹ thuật điêu khắc gỗ

Mã nghề:

Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương,

- Tốt nghiệp Trung học cơ sở phổ thông và tương đương; có bổ sung văn hoá trung học phổ thông theo quyết định Bộ giáo dục - Đào tạo ban hành;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 16

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

 

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Nêu được các đặc điểm cơ bản của vật liệu gỗ.

+ Trình bày được cấu tạo, công dụng của các loại dụng cụ và thiết bị dùng trong nghề điêu khắc gỗ.

+ Trình bày được quy trình công nghệ điêu khắc gỗ.

+ Diễn đạt được những kiến thức về lịch sử, văn hoá truyền thống, thị hiếu của khách hàng, nhu cầu của thị trường để xác định chủng loại và chất lượng sản phẩm điêu khắc.

- Kỹ năng:

+ Nhận biết được một số loại gỗ thường dùng trong nghề điêu khắc gỗ.

+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị dùng cho nghề điêu khắc gỗ.

+ Điêu khắc được các loại sản phẩm: Hoa văn, Phù điêu, con giống, tượng người, lèo tủ, bệ tủ, bệ sập theo các mẫu mã truyền thống của dân tộc.

+ Lựa chọn và sử dụng các máy gia công gỗ vào một số công đoạn điêu khắc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm;

+ Quản lý được tổ sản xuất.

1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng.

- Chính trị, đạo đức

+ Chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối vơí tập thể và xã hội.

+ Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.

+ Phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống để thể hiện trên sản phẩm điêu khắc.

- Thể chất, quốc phòng

+ Thể chất:

Học sinh phải đạt tiêu chuẩn thể lực cấp I

+ Quốc phòng:

Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức môn học giáo dục quốc phòng

2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian đào tạo : 1,5 năm

- Thời gian học tập : 68 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2368(giờ)

- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi 200 h; Trong đó thi tốt nghiệp:29h

2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung: 210 h

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2158h

+Thời gian học bắt buộc: 1743 h Thời gian học tự chọn: 415 h

+Thời gian học lý thuyết: 192 h; Thời gian học thực hành: 1966 h

3. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian; đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

3.1 danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

Mã môn học/ Mô đun

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

I

Các môn học chung

 

 

 

 

 

MH 01

Chính trị

I

I,II

30

30

0

MH 02

Pháp luật

I

I

15

15

0

MH 03

Giáo dục thể chất

I

I,II

30

5

25

MH 04

Giáo dục quốc phòng

I

I

45

5

40

MH 05

Tin học

I

I

30

5

25

MH 06

Ngoại ngữ

I

I,II

60

60

0

 

Cộng

 

 

210

120

90

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề

 

 

 

 

 

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

 

 

 

 

MH 07

Vẽ mỹ thuật

I

I,II

60

14

46

MH 08

Vật liệu gỗ

I

I,II

30

26

4

MH 09

An toàn lao động

I

I,II

30

26

4

MH10

Quản lý sản xuất.

I

I,II

30

30

0

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

 

 

 

 

MĐ11

Chuẩn bị, sử dụng dụng cụ và thiết bị

I

I

190

30

160

MĐ12

 Kỹ thuật điêu khắc hoa văn Phù điêu

I

I

316

12

304

MĐ13

Kỹ thuật điêu khắc con giống

I

II

316

12

304

MĐ14

Kỹ thuật điêu khắc tượng người

II

III

316

12

304

MĐ15

Kỹ thuật điêu khắc lèo tủ, bệ tủ, bệ sập,

II

IV

377

9

368

MĐ16

Trang sức bề mặt sản phẩm

II

IV

78

6

72

 

Cộng

 

 

1743

177

1566

 

3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo bắt buộc:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A, 2A).

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình khung trình độ trung cấp nghề để xác định chương trình dạy nghề

4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

Các mô đun đào tạo nghề tự chọn có thời gian là 415h (LT: 15h; TH: 400h)

4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân bổ thời gian.

Mã môn hoc/ Mô đun

Tên môn học, mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

Thời gian đào tạo

Thời gian của môn học,mô đun (giờ)

Năm học

Học kỳ

Tổng số

Trong đó

Giờ LT

Giờ TH

MĐ17

Kỹ thuật điêu khắc Phù điêu Rồng.

I

I

79

3

76

MĐ18

Kỹ thuật điêu khắc Phù điêu mùa Hạ.

I

I

79

3

76

MĐ19

Kỹ thuật điêu khắc Phù điêu mùa đông.

I

I

79

3

76

MĐ20

Kỹ thuật điêu khắc con Voi.

I

II

79

3

76

MĐ21

Kỹ thuật điêu khắc con Gà.

I

II

79

3

76

MĐ22

Kỹ thuật điêu khắc con Trâu.

I

II

79

3

76

MĐ23

Kỹ thuật điêu khắc con Hổ.

I

II

79

3

76

MĐ24

Kỹ thuật điêu khắc tượng Phật Di lặc ngồi.

II

III

79

3

76

MĐ25

Kỹ thuật điêu khắc tượng Cô gái đánh đàn.

II

III

79

3

76

MĐ26

Kỹ thuật điêu khắc tượng Ông Phỗng gánh đào.

II

III

159

3

156

MĐ27

Kỹ thuật điêu khắc Lèo ba cành ‘Lèo đơn’

II

IV

99

3

96

MĐ28

Kỹ thuật điêu khắc Bệ tủ cành.

II

IV

99

3

96

 

Tổng cộng

 

 

1068

36

1032

 

Ghi chú: Các trường tự chọn số lượng các mô đun trên phù hợp với tổng thời gian tự chọn là: 415h; (LT: 15h; TH: 400h)

4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

(Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 3A).

4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.

- Các môn học đã được xây dựng đến tên bài, các mục trong bài từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

- Các mô đun đã được xây dựng đến tên bài, các nội dung chính của bài, từ đó các trường tự xây dựng chương trình chi tiết của các bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.

4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

- Thời gian, nội dung của các môn học đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng.

4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dấn thi tốt nghiệp:

4.5.1 Kiểm tra kết thúc môn học,mô đun đào tạo nghề.

- Kiểm tra kết thúc môn học cơ sở:

+ Môn vẽ mỹ thuật: 120 phút

+ Môn vật liệu gỗ: 120 phút.

+ Môn an toàn lao động : 120 phút.

+ Môn quản lý sản xuất: 120 phút.

- Kiểm tra kết thúc mô đun:

+ Mô đun chuẩn bị, sử dụng dụng cụ và thiết bị: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 3h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc hoa văn Phù điêu: Thời gian ôn kết thúc mô đun : 8h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc con giống: Thời gian ôn kết thúc mô đun: 16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc tượng người: Thời gian ôn kết thúc mô đun 16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun kỹ thuật điêu khắc lèo tủ, bệ tủ, bệ sập: Thời gian ôn kết thúc mô đun : 16h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

+ Mô đun trang sức bề mặt sản phẩm: Thời gian ôn kết thúc mô đun : 8h, thời gian kiểm tra lý thuyết 60 phút, thời gian kiểm tra thực hành 7h.

4.5.2 Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

- Học sinh học xong có thể thi tốt nghiệp để lấy bằng Trung cấp nghề.
- Thời gian ôn thi 48h, thời gian thi 29h

Số TT

Môn Thi

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị.

Viết

120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề.

 

 

 

- Lý thuyết nghề.

Viết

180 phút

 

- Thực hành nghề.

Bài thi thực hành

24 h

 

Kết quả thi được đánh giá bằng các bài thi viết và chất lượng sản phẩm thi thực hành.

* Về kiến thức:

Yêu cầu bài thi đảm bảo các tiêu chí:

- Tổng hợp đầy đủ, chính xác những kiến thức cơ bản về nguyên liệu, hội hoạ trong nghề điêu khắc gỗ.

- Quy trình công nghệ điêu khắc gỗ.

* Về kỹ năng:

Sinh viên chuẩn bị phôi liệu đã được đục vỡ tạo khối chi tiết. Thời gian thi 24h; dành cho 5 công đoạn cuối của quy trình để thực hiện kỹ năng: Đục chi tiết; Gọt; Nạo; Tách; Đánh bóng bề mặt sản phẩm

Kết quả thực hành sẽ được đánh giá theo từng công đoạn và sản phẩm cuối cùng.

* Về thái độ :

Được đánh giá trong quá trình thi tốt nghiệp:

- Cẩn thận, tỷ mỷ, nghiêm túc trong công việc.

- Trung thực có trách nhiệm và có ý thức giữ gìn bảo quản tài sản, máy, thiết bị, vật tư, phấn đấu đạt năng xuất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khoá.

- Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghịêp đang theo học, Trường có thể bố trí cho các học viên đi tham quan học tập tại một số cơ sở điêu khắc gỗ.

- Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

4.7. Các chú ý khác:

- Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề bao gồm 6 mô đun bắt buộc

(Từ mô đun 11 đến mô đun 16).

- 12 mô đun tự chọn (từ mô đun 17 đến mô đun 28) trong đó:

+ 3 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc hoa văn Phù điêu.

+ 4 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc con giống.

+ 3 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc tượng người.

+ 2 mô đun thuộc phần kỹ thuật điêu khắc lèo tủ, bệ tủ, bệ sập.

Với thời gian 15 giờ lý thuyết và 400 giờ thực hành các trường tự lựa chọn các mô đun trong các phần trên để đào tạo phù hợp với thực tế của trường. Nên chọn trong mỗi phần có từ 1 đến 2 mô đun tự chọn./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 27/2008/QĐ-BLĐTBXH về Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề “kỹ thuật điêu khắc gỗ” do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 27/2008/QĐ-BLĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/04/2008
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Đàm Hữu Đắc
  • Ngày công báo: 28/05/2008
  • Số công báo: Từ số 317 đến số 318
  • Ngày hiệu lực: 12/06/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 11/09/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản