Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 2683/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 07 tháng 11 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ các nghị định của Chính phủ: Số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Quyết định số 906/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 304/TT-SNNPTNT ngày 03/11/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 (ba) thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực phát triển nông thôn (có Phụ lục kèm theo);
Trong đó: 02 (hai) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 01 (một) thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình
TT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
I | Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
|
|
1 | Phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn | Phát triển nông thôn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 | Phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn | Phát triển nông thôn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
II | Thủ tục hành chính cấp xã |
|
|
3 | Xác nhận việc thực hiện hợp đồng liên kết và tiêu thụ sản phẩm | Phát triển nông thôn | Ủy ban nhân dân cấp xã |
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1. Thủ tục 1: Phê duyệt chủ trương xây dựng cánh đồng lớn.
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân (Tổ chức) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình.
Địa chỉ: số 01, đường Lê Lợi, thành phố Thái Bình
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra thành phần của hồ sơ:
- Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận; viết phiếu hẹn thời gian trả kết quả cho tổ chức.
- Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức hoàn thiện bổ sung.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ.
Sau khi nhận được đơn đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan xem xét và trả lời bằng văn bản việc chấp thuận trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn. Trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Bước 4: Tổ chức nhận kết quả theo phiếu hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định.
4. Thời hạn giải quyết: Mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn (mẫu 01);
- Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản (mẫu 04).
10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc chấp thuận và phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Tiêu chí bắt buộc
a) Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
(Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản - mẫu 04)
d) Quy mô, diện tích của cánh đồng lớn: Có quy mô diện tích tối thiểu 50ha/cánh đồng đối với cánh đồng sản xuất lúa, lạc, ngô, đậu tương, khoai tây; hoặc tối thiểu 20ha/cánh đồng đối với cánh đồng sản xuất rau ăn lá, quả, củ.
2. Tiêu chí khuyến khích
a) Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b) Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP...) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
c) Hiệu quả sản xuất thu được từ cánh đồng lớn phải cao hơn 10% so với khu vực sản xuất đơn lẻ trong cùng điều kiện.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Mẫu: Đơn đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng Dự án hoặc phương án cánh đồng lớn
ĐƠN VỊ ĐỀ XUẤT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | ……., ngày tháng năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
DỰ ÁN HOẶC PHƯƠNG ÁN CÁNH ĐỒNG LỚN
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn số ………………… của UBND tỉnh…………………..
…………………kính trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét và chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn tại xã……………huyện……………..tỉnh...., với các nội dung như sau:
1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn..........................................................................................
2. Cơ quan xây dựng:
Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân..................................................................
3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)
..........................................................................................................................................
4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; Bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)
..........................................................................................................................................
5. Nội dung và quy mô:
..........................................................................................................................................
6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)
..........................................................................................................................................
7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):
..........................................................................................................................................
8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):
..........................................................................................................................................
……………….đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét, chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ ……………………..để……………………… làm căn cứ thực hiện./.
| GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
1.2. Thủ tục 2: Phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân (Tổ chức) chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình.
Địa chỉ: số 01, đường Lê Lợi, thành phố Thái Bình
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra thành phần của hồ sơ:
- Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận; viết phiếu hẹn thời gian trả kết quả cho tổ chức.
- Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức hoàn thiện bổ sung.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra mức độ đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu Tổ chức nộp hồ sơ hoàn thiện đầy đủ nếu hồ sơ còn thiếu.
- Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn.
- Trường hợp Dự án hoặc Phương án không được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện của nông dân.
Bước 4: Tổ chức nhận kết quả theo phiếu hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn;
- Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn;
- Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện (bản sao có công chứng);
- Thông tin về năng lực tiêu thụ nông sản của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân được tính bằng sản lượng nông sản tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu trung bình 3 năm gần nhất; hoặc năng lực bảo quản và chế biến tính theo công suất kho, xưởng và máy móc thiết bị phục vụ chế biến hiện có của doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân. Các thông tin này do doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
b) Số lượng hồ sơ: Bảy (07) bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt hoặc văn bản thông báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lý do không được phê duyệt;
Thời gian thực hiện Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đảm bảo theo lộ trình thực hiện đối với cây hàng năm là 5 năm, đối với cây lâu năm là 7 năm.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (mẫu 02);
- Mẫu Đề cương Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn (mẫu 03).
10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc chấp thuận và phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Tiêu chí bắt buộc
a) Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
b) Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
c) Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng sau đây:
- Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của nông dân;
- Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
(Mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản - mẫu 04)
d) Quy mô, diện tích của cánh đồng lớn: Có quy mô diện tích tối thiểu 50ha/cánh đồng đối với cánh đồng sản xuất lúa, lạc, ngô, đậu tương, khoai tây; hoặc tối thiểu 20ha/cánh đồng đối với cánh đồng sản xuất rau ăn lá, quả, củ.
2. Tiêu chí khuyến khích
a) Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
b) Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP...) và có cơ sở thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
c) Hiệu quả sản xuất thu được từ cánh đồng lớn phải cao hơn 10% so với khu vực sản xuất đơn lẻ trong cùng điều kiện.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Mẫu: Đơn đề xuất phê duyệt Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: / | Thái Bình, ngày tháng năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình; |
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn số ……….. ngày…...tháng.....năm………. của UBND tỉnh Thái Bình;
Căn cứ vào Văn bản chấp thuận số…………….ngày……tháng.....năm 20……… của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc chấp thuận chủ trương xây dựng dự án (phương án) cánh đồng lớn………………………………
………………..kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình xem xét và phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn tại xã ………… huyện ……………….. tỉnh Thái Bình, với các nội dung như sau:
1. Tên Dự án (Phương án): Xây dựng cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ............
2. Cơ quan xây dựng Dự án (Phương án):
Doanh nghiệp/tổ chức đại diện của nông dân.....................................................................
3. Đối tác tham gia: (Ghi rõ các đối tác tham gia là những tổ chức cá nhân sau này sẽ tham gia ký các hợp đồng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn)
.............................................................................................................................................
4. Mục tiêu: (Bao gồm các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
5. Nội dung và quy mô Dự án (Phương án):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
6. Địa điểm triển khai (Ghi rõ tên các xã, huyện dự kiến xây dựng cánh đồng lớn)
...............................................................................................................................................
7. Kinh phí đầu tư (dự kiến):
...............................................................................................................................................
8. Nguồn vốn (các nguồn của doanh nghiệp đầu tư, nguồn vốn vay và các nguồn hợp pháp khác):
...............................................................................................................................................
9. Lộ trình thực hiện:
...............................................................................................................................................
10. Dự kiến kết quả triển khai:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
11. Tổ chức thực hiện:
...............................................................................................................................................
…………… đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình, xem xét, phê duyệt Dự án (Phương án) cánh đồng lớn hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ…………………….để…………………… làm căn cứ thực hiện./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
Mẫu: Đề cương Dự án hoặc Phương án cánh đồng lớn
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN)
1. Tên Dự án (Phương án): Tên Dự án (Phương án) phải ghi rõ đây là Dự án (Phương án) cánh đồng lớn đối với loại cây trồng gì và địa bàn triển khai chính là ở đâu. Ví dụ: Dự án xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu tại huyện X, tỉnh Y.
2. Địa chỉ thực hiện Dự án (Phương án): Ghi đầy đủ địa chỉ tên các xã, huyện, tỉnh Dự án sẽ triển khai.
3. Các đối tác tham gia Dự án (Phương án)
a) Doanh nghiệp: Tên của các doanh nghiệp, loại hình dịch vụ kinh doanh chính (ví dụ chế biến xuất khẩu gạo), năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây.
b) Tổ chức đại diện của nông dân: Tên Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và số lượng thành viên tham gia.
c) Nông dân: Số lượng nông dân tham gia.
4. Căn cứ pháp lý xây dựng Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định số..../QĐ-UBND ngày....tháng…… năm……. của UBND tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Quy hoạch (Kế hoạch) cánh đồng lớn;
- Văn bản số…………/SNNPTNT-TT ngày…….tháng....năm 20.... của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình về việc chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn …………………..
- Những căn cứ khác (nếu có)...........................................................................................
5. Mục tiêu:
Nêu rõ các mục tiêu như nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thu nhập của các đối tác tham gia; bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu cho chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản; nâng cao chất lượng nông sản và những mục tiêu khác.
Phần II. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
1. Bối cảnh xây dựng dự án: Giới thiệu các nội dung chính sau đây
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản mà Dự án dự kiến đầu tư sản xuất. Những thuận lợi khó khăn hiện nay trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đang gặp phải.
- Nhu cầu của thị trường tiêu thụ (sản lượng, chất lượng và giá cả nông sản) và những rủi ro của phương thức sản xuất hiện tại (không có liên kết).
- Cơ hội mà liên kết gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tạo ra cho các thành phần tham gia Dự án (Phương án).
2. Địa bàn triển khai và thời gian thực hiện
- Địa bàn triển khai: Tên địa điểm (mô tả theo Quy hoạch hoặc Kế hoạch cánh đồng lớn); đặc điểm kinh tế xã hội vùng sản xuất.
- Thời gian thực hiện: Ghi rõ số năm và số vụ sản xuất mà Dự án (Phương án) dự kiến tổ chức xây dựng cánh đồng lớn.
3. Nội dung kế hoạch đầu tư sản xuất trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn, bao gồm các kế hoạch cụ thể sau:
- Diện tích, năng suất, sản lượng, giống nông sản dự kiến theo từng năm, từng mùa vụ liên kết.
- Kế hoạch đầu tư xây dựng và củng cố hạ tầng phục vụ sản xuất (mương máng, bờ vùng, đường nội đồng, trạm bơm, kho chứa, hệ thống điện).
- Kế hoạch đầu tư, chi phí vật tư, phân bón và lao động cho sản xuất theo mùa vụ trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Kế hoạch tiêu thụ, bảo quản và chế biến nông sản cho nông dân.
4. Hình thức liên kết:
Mô tả cụ thể các hình thức liên kết dự kiến sẽ áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.
- Hình thức liên kết giữa doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong cung cấp dịch vụ và vật tư phân bón cho nông dân.
- Vai trò của doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân, chính quyền nhà nước và các tác nhân khác trong liên kết sản xuất.
5. Quy trình sản xuất và quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụng trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn:
- Mô tả quy trình sản xuất (kỹ thuật làm đất; chủng loại giống; yêu cầu phẩm cấp chất lượng giống sử dụng trong sản xuất; quy trình bón phân, chăm sóc, tưới nước, làm cỏ; quy trình thu hoạch và sơ chế và bảo quản...) được quy định trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn (thường do các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đề xuất và được các đối tác tham gia cánh đồng lớn như nông dân, doanh nghiệp cung cấp phân bón vật tư nông nghiệp chấp nhận nhằm bảo đảm chất lượng nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất).
- Mô tả phương thức kiểm soát quy trình sản xuất và chất lượng nông sản trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
6. Các hoạt động và các giải pháp chính nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Củng cố, đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng cánh đồng lớn.
- Xây dựng các tổ chức nông dân.
- Ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản và hợp đồng cung cấp vật tư dịch vụ đầu vào cho sản xuất.
- Đào tạo, tập huấn cho nông dân.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật.
- Các giải pháp khác (nếu có)
7. Đề xuất kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn
- Xác định những khoản mục, hoạt động cần thiết nhằm thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Dự toán chi tiết kinh phí đầu tư thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Nguồn kinh phí thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
Phần III: HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN (PHƯƠNG ÁN) CÁNH ĐỒNG LỚN
1. Phân tích hiệu quả kinh tế của Dự án (Phương án)
- Lợi ích chung mà Dự án (Phương án) cánh đồng lớn có thể mang lại như: Nâng cao được chất lượng và giá bán nông sản; nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản/ góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp ở địa phương.
- Lợi ích đối với nông dân và các tổ chức đại diện của nông dân như: Nâng cao thu nhập cho người sản xuất; hạn chế rủi ro trong sản xuất.
- Lợi ích đối với các doanh nghiệp: Bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Đánh giá các rủi ro và các biện pháp giảm thiểu
- Các rủi ro về thị trường và giải pháp khắc phục trong Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Những rủi ro về mặt tổ chức thực hiện các Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
- Các rủi ro và rào cản khác Dự án hoặc Phương án có thể gặp phải.
Phần IV. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nêu cụ thể các nội dung sau đây trong Kế hoạch tổ chức thực hiện:
1. Kế hoạch xây dựng tổ chức đại diện của nông dân.
2. Kế hoạch đào tạo kỹ thuật cho nông dân.
3. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.
4. Kế hoạch hỗ trợ các dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất trong cánh đồng lớn.
5. Kế hoạch tài chính.
6. Kế hoạch giám sát và đánh giá thực hiện Dự án (Phương án) cánh đồng lớn.
GIÁM ĐỐC/CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG |
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
Thủ tục: Xác nhận việc thực hiện hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức đại diện của nông dân hoặc cá nhân người nông dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra thành phần của hồ sơ:
- Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận;
- Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện bổ sung.
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ.
- Tổ chức đại diện của nông dân hoặc cá nhân người nông dân đem hợp đồng và biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản đến Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị xác nhận;
- Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và xác nhận việc thực hiện hợp đồng cho Tổ chức đại diện của nông dân hoặc cá nhân người nông dân.
Bước 4: Tổ chức đại diện của nông dân hoặc cá nhân người nông dân nhận kết quả theo giấy hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản giữa Doanh nghiệp với Tổ chức đại diện của nông dân hoặc giữa Doanh nghiệp với nông dân hoặc giữa Tổ chức đại diện của nông dân với nông dân;
- Biên bản nghiệm thu hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Ngay khi tiếp nhận hồ sơ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức đại diện của nông dân hoặc cá nhân người nông dân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận.
8. Phí, lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Hợp đồng liên kết và tiêu thụ nông sản giữa Doanh nghiệp với Tổ chức đại diện của nông dân hoặc giữa Doanh nghiệp với nông dân hoặc giữa Tổ chức hoặc đại diện của nông dân với nông dân (mẫu 04).
10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Mẫu: Hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
HỢP ĐỒNG
LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ………………
Số:……../20..../HĐSXTT
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2005;
Căn cứ,...........................................................................................................................
Hôm nay, ngày…….tháng……..năm 20……….., tại……………………….. hai bên gồm:
BÊN A: DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN.
Địa chỉ:..............................................................................................................................
Điện thoại:................................................................ Fax:.................................................
Mã số thuế:.......................................................................................................................
Tài khoản:.........................................................................................................................
Do ông/bà:........................................................................................................................
Chức vụ:...................................................................................................... làm đại diện.
BÊN B: TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CỦA NÔNG DÂN/NÔNG DÂN.........................................
Do ông/bà:............................................... Chức vụ:................................... làm đại diện.
CMND số:................................................. ngày cấp............................. nơi cấp…………
Địa chỉ:.............................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................................................................................
Tài khoản:.......................................................................................................................
Sau khi bàn bạc trao đổi thống nhất, hai bên nhất trí ký Hợp đồng như sau:
Điều 1. Nội dung chính
1. Bên B đồng ý Hợp đồng sản xuất và bán (tiêu thụ) ……………cho bên A:
- Thời gian sản xuất: từ ngày…….tháng…….năm……. đến ngày………tháng……..năm…………
- Diện tích:………………………….ha.
- Sản lượng dự kiến:………………………tấn.
- Địa điểm:.......................................................................................................
2. Bên A bán (trả ngay hoặc ghi nợ) cho bên B giống, vật tư phục vụ sản xuất cụ thể như sau:
Tên sản phẩm | Diện tích sản xuất (ha) | Số lượng (tấn) | Đơn giá (đồng/tấn) | Thành tiền (đồng) |
1. |
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
3. Nếu bên B tự mua (tên giống hoặc vật tư)……………….. : …………………(tên giống hoặc vật tư) mà bên B tự mua phải là loại …………….. đạt tiêu chuẩn, chất lượng của giống ……………, được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
4. Bên B bán …………………..hàng hóa cho bên A:
- Số lượng tạm tính:..........................................................................................................
- Với quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm……………… do hai bên đã thỏa thuận được ghi ở Điều 3 dưới đây và với số lượng thực tế khi thu hoạch.
Điều 2. Thời gian, địa điểm giao nhận và bốc xếp
1. Thời gian giao hàng
2. Địa điểm giao, nhận hàng
3. Bốc xếp, vận chuyển, giao nhận
Điều 3. Giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng
1. Giống và vật tư nông nghiệp (áp dụng cho trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B);
- Giá các loại vật tư, phân bón, công lao động
- Phương thức thanh toán
- Thời hạn thanh toán
2. Sản phẩm hàng hóa
- Tiêu chuẩn: (các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa phải đạt được).
- Giá nông sản dự kiến (giá trên thị trường tại thời điểm thu hoạch hoặc giá sàn hoặc mức bù giá....)
- Phương thức và thời điểm thanh toán
3. Địa điểm giao hàng
- Ghi rõ địa điểm bên B giao sản phẩm nông sản hàng hóa cho bên A
Điều 4. Trách nhiệm bên A
- Giới thiệu doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn) cho bên B nếu bên B có nhu cầu.
- Đảm bảo giao giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách và thời hạn đã cam kết (đối với trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B giống phục vụ sản xuất).
- Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo quy cách - phẩm chất đã cam kết và số lượng thu hoạch thực tế.
- Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên B và kế hoạch giao nhận của bên A (căn cứ theo lịch điều phối của bên A).
- Cung cấp bao bì đựng ………………. cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.
- ……………………
Điều 5. Trách nhiệm bên B
- Bên B phải tuân thủ các quy trình canh tác theo yêu cầu của bên A và phù hợp với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
- Giao, bán sản phẩm hàng hóa đúng theo quy cách về phẩm chất, số lượng (theo thực tế thu hoạch), đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất.
- Cung cấp cho bên A các thông tin về quá trình canh tác, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng v.v....
- Lập danh sách hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn (có danh sách kèm theo hợp đồng).
- ……………………..
Điều 6. Xử lý vi phạm
1. Trường hợp bên A vi phạm Hợp đồng
Nếu bên A được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên A cho bên B.
2. Trường hợp bên B vi phạm Hợp đồng
Nếu bên B được xác định là không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì phải ghi rõ trách nhiệm đền bù hợp đồng của bên B cho bên A.
Điều 7. Điều khoản chung
1. Trong trường hợp có phát sinh trong hợp đồng thì cả hai bên phải có trách nhiệm cùng nhau thống nhất giải quyết.
2. Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện nghiêm chỉnh Hợp đồng đã ký, trong quá trình thực hiện có gì thay đổi, hai bên cùng bàn bạc thống nhất để bổ sung bằng văn bản hay phụ lục Hợp đồng. Nếu có trường hợp vi phạm Hợp đồng mà hai bên không thể thương lượng được thì các bên xem xét đưa ra tòa án để giải quyết theo pháp luật.
Hợp đồng được lập thành …………. bản, mỗi bên giữ ……….. bản có giá trị ngang nhau./.
ĐẠI DIỆN BÊN B | ĐẠI DIỆN BÊN A |
- 1Quyết định 2541/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang
- 3Quyết định 3029/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 2517/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 1994/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 906/QĐ-BNN-KTHT năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Quyết định 2541/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 8Quyết định 2412/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang
- 9Quyết định 3029/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ
- 10Quyết định 2517/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk
- 11Quyết định 1994/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 2683/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Số hiệu: 2683/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Xuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra