ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2630/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 28 tháng 09 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3553/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính theo phương án đơn giản hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2017;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 257/TTr-STP ngày 21 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (có phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao các Sở: Tư pháp, Giao thông Vận tải, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ thông qua.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tư pháp, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2630/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị)
I. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT
1. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (Thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
+ Về thời hạn giải quyết cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:
Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết như sau: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật mang tính thời vụ phục vụ sản xuất nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết từ 10 ngày xuống còn 07 ngày, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuận lợi hơn về thời gian và cung cấp thông tin kỹ thuật BVTV cho người dân một cách kịp thời.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 62, Chương IX, Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thành như sau: “....Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 61 của Thông tư này”
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Giảm được chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 18.772.110 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 14.964.990 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 3.807.120 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20 %.
2. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản:
Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết như sau: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ” thành “08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết như trên, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 4, Điều 18, Mục II, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thành như sau:
“Trong thời hạn 08 (tám) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do’’
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 75.688.650 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 52.811.220 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 22.877.430 đồng/năm
3. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:
Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết như sau: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết như trên, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 1, Điều 11, Thông tư số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT thành như sau:
“Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.”
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Giảm được chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.916.150 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 763.530 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 2.152.620 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 73%
II. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải
1. Thủ tục Công bố đưa bến xe hàng vào khai thác
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết Công bố đưa bến xe hàng vào khai thác:
Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết như sau: “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công bố đúng theo quy định” thành “05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công bố đúng theo quy định”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết như trên, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm c, Khoản 6, Điều 57, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT thành như sau:
c) Chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công bố đúng theo quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này và ra quyết định công bố đưa bến xe hàng vào khai thác...”
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Giảm được chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
2. Thủ tục Công bố đưa bến xe khách vào khai thác
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết Công bố đưa bến xe khách vào khai thác:
Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết như sau:
“10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí phân loại bến xe khách và lập biên bản kiểm tra” thành “03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí phân loại bến xe khách và lập biên bản kiểm tra”
“05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra” thành “02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra”
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết như trên, tạo điều kiện cho tổ chức và cá nhân thuận lợi hơn về thời gian.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi điểm c, mục 3.1.2.1 / 3.1.2 / 3.1, Chương III, Thông tư 73/2015/TT-BGTVT thành như sau:
“- Chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra theo các tiêu chí phân loại bến xe khách và lập biên bản kiểm tra.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu bến xe khách không đáp ứng đúng các tiêu chí thì phải ghi rõ các nội dung không đạt trong biên bản kiểm tra và phải thông báo ngay cho đơn vị khai thác bến xe; nếu bến xe khách đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại bến xe khách mà đơn vị khai thác bến xe đề nghị thì chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Sở Giao thông vận tải quyết định công bố đưa bến xe khách vào khai thác theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của QCVN 45:2012/BGTVT.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Giảm được chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa; tiết kiệm được chi phí và thời gian cho các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
III. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở công thương
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ quy định thành như sau:
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (Bản sao).
Lý do: Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” yêu cầu cung cấp bản gốc để đối chiếu với bản sao. Hoặc Bộ phận “một cửa” tra cứu hồ sơ lưu Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất thực phẩm.
c) Phí, lệ phí: Điều chỉnh giảm mức phí xuống theo quy định cũ (Thông tư 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính):
Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3.000.000 đồng/cơ sở”.
Lý do: Hiện nay, việc áp dụng mức thu theo quy định tại Thông tư số 279/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính 3.000.000 đồng/cơ sở” là quá cao và chưa hợp lý. Việc sửa đổi phí thẩm định thành nhiều mức phí khác nhau phù hợp với từng loại hình, đối tượng sản xuất thực phẩm (nhỏ lẻ) theo tình hình thực tế như đối tượng là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh, hộ kinh doanh chỉ sản xuất theo thời vụ (bánh mứt, bánh trung thu,...).
d) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bỏ ngành nghề sản xuất tại Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Mẫu 1a- Phụ lục 1, Thông tư số 58/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do: Luật Doanh nghiệp 2014, trong đó có việc quy định Giấy phép đăng ký Doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bãi bỏ Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương;
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, đ, Khoản 1, Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương thành như sau:
“Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a...”.
- Đề nghị sửa đổi, điều chỉnh Điểm đ, Khoản 1, Mục III tại Biểu phí của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành như sau:
Phí thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu ≤ 100 triệu đồng/tháng: 2.000.000 đồng/cơ sở”.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng /tháng: 3.000.000 đồng/cơ sở”.
- Đề nghị bỏ mục ngành nghề sản xuất tại Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Mẫu 1a- Phụ lục I, Thông tư số 58/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 23,756.005 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 10.924.615 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 12.831.390 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54,0%.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Đối với trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất:
Đề nghị sửa đổi quy định sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở) thành quy định: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản gốc)
Lý do: Việc thu hồi lại bản gốc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi lại Điểm b, Khoản 4, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương;
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương thành như sau:
“Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do”.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.225.155 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 2.722.161 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 1.502.994 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36,0%.
3. Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ quy định thành sau:
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (Bản sao).
Lý do: Để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, khi nộp hồ sơ Bộ phận “một cửa” có thể tra cứu hồ sơ lưu Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “22 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện, cắt giảm thời gian chờ đợi cho tổ chức, công dân đến giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết, cụ thể như sau:
- Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Công Thương tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh thực phẩm.
c) Phí, lệ phí: Điều chỉnh giảm mức phí xuống theo quy định cũ (Thông tư 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính):
- Phí thẩm định: Áp dụng mức thu theo quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:
+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/cơ sở;
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1.000.000 đồng/cơ sở.
Lý do: Hiện nay, việc áp dụng mức thu theo quy định tại Thông tư số 279/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính 1.000.000 đồng/cơ sở kinh doanh” là quá cao. Việc sửa đổi phí thẩm định thành nhiều mức phí khác nhau phù hợp với từng loại hình, đối tượng kinh doanh thực phẩm (nhỏ lẻ) theo tình hình thực tế như đối tượng là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh, hộ kinh doanh theo thời vụ (bánh mứt, bánh trung thu,...).
d) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị bỏ ngành nghề sản xuất tại Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Mẫu 1b- Phụ lục I, Thông tư số 58/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do: Luật Doanh nghiệp 2014, trong đó có việc quy định Giấy phép đăng ký Doanh nghiệp không phải ghi ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bãi bỏ Điểm b, Khoản 1, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương;
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, đ, Khoản 1, Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương thành như sau:
“Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 5a...”.
- Đề nghị sửa đổi, điều chỉnh Điểm a, Khoản 1, Mục III tại Biểu phí của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thành như sau:
+ Cửa hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/cơ sở;
+ Đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1.000.000 đồng/cơ sở.
- Đề nghị bỏ mục ngành nghề kinh doanh tại Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Mẫu 1b- Phụ lục I, Thông tư số 58/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 29.080.260 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 17.111.360 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 11.968.900 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41,0%.
4. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Trường hợp cấp lại do cơ sở có thay đổi tên cơ sở, chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền, địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí địa lý và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh:
Đề nghị sửa đổi quy định sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở) thành quy định: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản gốc)
Lý do: Việc thu hồi lại bản gốc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp tránh tình trạng sử dụng không đúng mục đích.
b) Thời hạn giải quyết: Đề nghị cắt giảm thời hạn giải quyết: “10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ” thành “07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
Lý do: Do tính chất thủ tục hành chính này không quá phức tạp, nên có thể rút ngắn thời hạn giải quyết.
4.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 4, Điều 4, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương;
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 5, Chương II của Thông tư 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương thành như sau:
“Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do”.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 4.516.640 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 3.192.600 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 1.324.040 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,0%.
5. Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ một số quy định thành như sau:
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu);
- Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, theo mẫu (theo mẫu Phụ lục 4).
- Bỏ quy định thời hạn của Giấy chứng nhận.
b) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị bãi bỏ Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, theo mẫu (tại Phụ lục 4, Thông tư 28/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương).
Lý do: Việc đề ra các quy định trên là không cần thiết. Thực tế, Sở nắm các thông tin liên quan về Doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra (định kỳ), thẩm định cơ sở.
5.2. Kiến nghị thực thi:
+ Đề nghị điều chỉnh, bãi bỏ Điểm c, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương và Khoản 5, Điều 2, Chương 1 của Thông tư 04/2016/TT-BCT ngày 06/6/2016 của Bộ Công Thương sau: Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu);
+ Đề nghị bãi bỏ Điểm a, Khoản 3, Điều 9, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương, cụ thể như sau: Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, theo mẫu (theo mẫu Phụ lục 4).
+ Đề nghị bãi bỏ Điều 15, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 11.821.572 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 10.586.232 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 1.324.040 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,0%.
6. Cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ quy định sau: Bản kê khai nhân sự gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm (tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư 28/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương);
- Bỏ quy định thời hạn của Giấy chứng nhận.
Lý do: Việc đề ra các quy định trên là không cần thiết. Thực tế, Sở nắm các thông tin liên quan về Doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra (định kỳ), thẩm định cơ sở.
6.2. Kiến nghị thực thi:
+ Đề nghị bãi bỏ Điểm a, Khoản 3, Điều 10, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương, cụ thể như sau: Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, theo mẫu (theo mẫu Phụ lục 4).
+ Đề nghị bãi bỏ Điều 15, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương.
6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 18.452.265 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 15.069.925 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 3.382.340 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18,0%.
7. Cấp Giấy chứng đủ điều kiện sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ: Đề nghị bãi bỏ một số quy định thành như sau:
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu);
- Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, theo mẫu (theo mẫu Phụ lục 4).
- Bỏ quy định thời hạn của Giấy chứng nhận.
b) Tên mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị bỏ Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, theo mẫu (tại Phụ lục 4, Thông tư 28/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương).
Lý do: Việc đề ra các quy định trên là không cần thiết. Thực tế, Sở nắm các thông tin liên quan về Doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra (theo định kỳ), thẩm định cơ sở.
7.2. Kiến nghị thực thi:
+ Đề nghị điều chỉnh, bãi bỏ Khoản 7, Điều 11, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương và Khoản 5, Điều 2, Chương 1 của Thông tư 04/2016/TT-BCT ngày 06/6/2016 của Bộ Công Thương sau: Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng (Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu);
+ Đề nghị bãi bỏ Khoản 4, Điều 11, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương, cụ thể như sau: Bản kê khai nhân sự gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm, theo mẫu (theo mẫu Phụ lục 4).
+ Đề nghị bãi bỏ Điều 15, Thông tư 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương.
7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 19.314.580 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 17.097.390 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 2.217.190 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,0%.
8. Xác nhận khai báo hóa chất sản xuất
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục hành chính “Xác nhận khai báo hóa chất sản xuất”.
Lý do: Nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp. TTHC con của thủ tục cấp Giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh có điều kiện.
8.2. Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi, bỏ quy định thực hiện TTHC đối với Sở Công Thương các tỉnh tại Điều 9 của Thông tư 40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công thương.
8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 1.431.560 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm 1.431.560 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
- 1Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 1548/QĐ-UBND về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh năm 2017
- 3Quyết định 3672/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa
- 1Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 935/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 1548/QĐ-UBND về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh Bắc Ninh năm 2017
- 5Quyết định 3672/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 2630/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Số hiệu: 2630/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Đức Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực