Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2024/QĐ-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2062/TTr-SLĐTBXH ngày 21 tháng 6 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang (kèm theo phụ lục) gồm:

TT

Tên ngành, nghề

Phụ lục

I

Trình độ sơ cấp

 

1

Sửa chữa xe gắn máy

Phụ lục số 01

2

Xây dựng dân dụng

Phụ lục số 02

3

Hàn điện

Phụ lục số 03

4

Lái xe hạng B2

Phụ lục số 04

5

Lái xe hạng C

Phụ lục số 05

6

May công nghiệp

Phụ lục số 06

7

May dân dụng

Phụ lục số 07

8

Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng

Phụ lục số 08

II

Trình độ thường xuyên dưới 03 tháng

 

1

Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống

Phụ lục số 09

2

Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy bay phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp

Phụ lục số 10

3

Chăm sóc da

Phụ lục số 11

4

Trang điểm

Phụ lục số 12

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Phước

 

PHỤ LỤC 01

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ SỬA CHỮA XE GẮN MÁY

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Sửa chữa xe gắn máy

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ SỬA CHỮA XE GẮN MÁY

TT

Mã MH, MĐ

TÊN MÔ-ĐUN

Tổng số (giờ)

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

MĐ01

An toàn lao động và tính chuyên nghiệp của người kỹ thuật viên

24

4

19

1

2

MĐ02

Kiến thức chung

24

4

19

1

3

MĐ03

Động cơ

80

16

60

4

4

MĐ04

Hệ thống bôi trơn và làm mát

40

8

30

2

5

MĐ05

Hệ thống nhiên liệu và khí xả

40

8

30

2

6

MĐ06

Hệ thống đánh lửa

32

6

25

1

7

MĐ07

Hệ thống điện tín hiệu

40

8

30

2

8

MĐ08

Hệ thống điện chiếu sáng và nạp ắc quy

32

6

25

1

9

MĐ09

Hệ thống phun xăng điện tử

56

12

42

2

10

MĐ10

Hệ thống nhông xích đĩa và bánh xe

40

8

30

2

11

MĐ11

Hệ thống phanh-giảm xóc và cổ phốt

40

8

30

2

Tổng cộng

448

88

340

20

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Sửa xe gắn máy trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề Sửa xe gắn máy do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo trình độ sơ cấp.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA CHỮA XE GẮN MÁY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

- Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 88 giờ

- Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 360 giờ

- Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 88/35 = 2,51 giờ

- Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 360/18 = 20 giờ

- Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 2,51 + 20 = 22,51 giờ

- Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 22,51 = 3,38 giờ

- Tổng định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp + Định mức lao động gián tiếp = 22,51 + 3,38 = 25,89 giờ

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học =  Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

Tổng cộng bao gồm 31 loại thiết bị.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho 01 học viên.

- Tổng cộng có 116 loại vật tư.

4. Định mức cơ sở vật chất

- Định mức cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (khu học lý thuyết, khu học thực hành) để hoàn thành việc đào tạo cho một người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức phòng học lý thuyết cho 01 người học là 1,7 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng học lý thuyết là 88 giờ.

- Định mức sử dụng khu học lý thuyết cho 01 người học = 1,7 m2 x 88 giờ = 149,6 m2 x giờ/người học.

- Định mức phòng thực hành cho 01 người học là 6,0 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng thực hành là 360 giờ.

- Định mức sử dụng khu học thực hành cho 01 người học = 6 m2 x 360 giờ = 2160 m2 x giờ/người học.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA CHỮA XE GẮN MÁY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Sửa xe gắn máy trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Sửa xe gắn máy trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 448 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Sửa xe gắn máy trình độ Sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA CHỮA XE GẮN MÁY

Tên nghề: Sửa chữa xe gắn máy

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

TT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

I

Định mức lao động trực tiếp

22,51

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

2,51

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

20

II

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

3,38

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

TT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

1

Tủ đồ nghề

3 ngăn 162 chi tiết

12,1

2

Xe đẩy dụng cụ

3 ngăn mâm inox (XDC3N-IX)

59,6

3

Khai inox

60 x 30 x 10

190,2

4

Động cơ xe số

Sirius, Exciter

53,8

5

Động cơ xe ga

Mio, Nouvo

24,4

6

Động cơ cắt

Yamaha

3,6

7

Xe số

Yamaha

11,2

8

Xe ga

Yamaha

11,8

9

Bảng điện loại cơ bản

Yamaha

2,1

10

Bảng điện loại nâng cao

Yamaha

2,4

11

Đồng hồ VOM hiển thị kim

Proskit MT-2017

31,6

12

Tivi

Sony 50 inch

3,7

13

Thước kẹp

Mitutoyo 200 mm

3,6

14

Cần xiết ngẫu lực

100Nm

1,8

15

Đồng hồ đo điện ampe kế cầm tay

VC3266L

1,3

16

Máy đọc lỗi xe máy

Motoscan 7

1,0

17

Đồng hồ đo áp suất bơm xăng xe máy

DASBX

2,1

18

Vít đóng

 Kingtommy

2,4

19

Máy siết bulong dùng pin hiệu Makita

DTW1002RTJ 18V

1,0

20

Máy khoan dùng pin hiệu Makita

HP001GM201 40V

1,0

21

Bộ taro ren trong, ngoài

20 chi tiết

1,3

22

Kềm bấm đầu cos

Đường kính cáp 0,25-2,5mm

1,3

23

Cảo vô lăng xe số

Yamaha

1,7

24

Cảo vô lăng xe ga

Yamaha

1,3

25

Cảo 3 chấu

6 inch

2,0

26

Chế hòa khí VM

Yamaha

3,3

27

Chế hòa khí SU

Yamaha

3,3

28

Khóa xăng tự động

Yamaha

3,3

29

Máy sạc thường

20A

1,9

30

Máy sạc tự động

Yamaha

1,9

31

Khung gỗ dùng để rả máy

50 x 25 x 20

27,8

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Giẻ lau

Kg

Vải thun

0,75

2

Xà phòng

Kg

Loại thông dụng

0,32

3

RP7

Chai

Loại lớn

0,26

4

Mũi khoan 3,5 li

Mũi

4 li

0,04

5

Mũi khoan 4 li

Mũi

6 li

0,04

6

Mũi khoan 4,5 li

Mũi

10 li

0,04

7

Mũi khoan 5 li

Mũi

5 li

0,05

8

Mũi khoan 5,5 li

Mũi

5,5 li

0,04

9

Mũi khoan 7,2 li

Mũi

7,2 li

0,04

10

Mũi khoan 9 li

Mũi

9 li

0,04

11

Sơ mi thau 6x8

Cái

6x8mm

0,33

12

Sơ mi thau 8x10

Cái

8x10mm

0,18

13

PIN đồng hồ

Cái

AA

0,50

14

PIN đồng hồ

Cái

AAA

0,44

15

Taro lổ

Cái

M6 x 1mm

0,06

16

Taro lổ

Cái

M8 x 1,25mm

0,06

17

Taro lổ

Cái

M10 x 1,25mm

0,06

18

Taro lổ

Cái

M10 x 1,50mm

0,06

19

Taro trục

Cái

M10 x 1,25mm

0,04

20

Taro trục

Cái

M12 x 1,25mm

0,04

21

Taro trục

Cái

M14 x 1,25mm

0,04

22

Taro trục

Cái

M10 x 1,5mm

0,06

23

Nhựa thông

Bịch

 

0,30

24

Chì hàn

Cuộn

 

0,29

25

Mỏ hàn nhựa xe máy

Cái

30A

0,13

26

Dầu DO

Lít

Diesel

0,51

27

Xăng

Lít

A95

1,69

28

Nhớt 40

Lít

SAE 15W40

0,44

29

Nhớt 10

Lít

SAE 15W10

0,21

30

Mở bò chịu nhiệt

Kg

SKF

0,14

31

Nước làm mát

Chai

LLC

0,27

32

Giấy nhám

Tờ

600

0,44

33

Cọ dầu

Cây

5 cm

0,40

34

Ron xe Sirius thường

Bộ

5 Cm

0,12

35

Ron xe Exciter thường

Bộ

Đúng chủng loại

0,12

36

Ron Nouvo 115cc

Bộ

Đúng chủng loại

0,12

37

Ron Nouvo LX

Bộ

Đúng chủng loại

0,12

38

Ắc cò (Exciter)

Cái

5 cm

0,12

39

Ắc cò (Sirius)

Cái

Mã phụ tùng 55P-E2156-10

0,12

40

Vít

Con

Mã phụ tùng 5VT-E2156-00

0,09

41

Đai ốc

Con

Mã phụ tùng 97702-50012

0,06

42

Đai ốc

Con

Mã phụ tùng 90185-12804

0,06

43

Đai ốc cốt đùm sau

Con

Mã phụ tùng 95707-12500

0,06

44

Then bán nguyệt

Cái

Mã phụ tùng 95602-12200

0,12

45

Móng hãm

Cái

Mã phụ tùng 90280-03017

0,12

46

Lò xo

Cái

Mã phụ tùng 1WG-12118-00

0,95

47

Lẫy cài đai ốc

Cái

Mã phụ tùng 90501-04800

0,70

48

Chốt định vị

Cái

Mã phụ tùng 90183-05807

0,06

49

Đệm

Cái

Mã phụ tùng 9360208810

0,06

50

Nồi ly hợp thứ cấp

Cái

Mã phụ tùng 5YPE 614400

0,12

51

Vòng đệm phẳng

Cái

Mã phụ tùng 1S9E 637100

0,06

52

Chốt hảm

Cái

Mã phụ tùng 90201-20266

0,06

53

Vòng đệm phẳng

Cái

Mã phụ tùng 93410-20809

0,06

54

Vòng đệm phẳng

Cái

Mã phụ tùng 90201-12166

0,06

55

Vòng phanh

Cái

Mã phụ tùng 90201-15700

0,06

56

Phanh hảm

Cái

Mã phụ tùng 99009-15400

0,06

57

Vòng phanh

Cái

Mã phụ tùng 93410-22039

0,06

58

Đệm phẳng

Cái

Mã phụ tùng 93410-20038

0,06

59

Đệm phẳng

Cái

Mã phụ tùng 90209-18208

0,06

60

Đệm phẳng

Cái

Mã phụ tùng 90209-17285

0,06

61

Vòng phanh

Cái

Mã phụ tùng 90201-26802

0,06

62

Vòng đệm phẳng

Cái

Mã phụ tùng 99099-15400

0,06

63

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 90201-15700

0,09

64

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95027-06060

0,09

65

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95027-06050

0,09

66

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95027-06070

0,09

67

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95027-06016

0,09

68

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95027-06025

0,09

69

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95027-06035

0,09

70

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95802-06010

0,09

71

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 90105-08840

0,09

72

Bu lông

Con

Mã phụ tùng 95027-08080

0,09

73

Băng keo đen

Cuộn

Độ dính tốt

0,30

74

Băng keo giấy

Cuộn

Độ dính tốt

0,34

75

Dây điện đôi cadivi

Cuộn

Ruột đồng 2x2,5mm

0,13

76

Công tắc ON, OFF 2 chân

Cái

30A/75W

0,26

77

Rơ le điện tử 4 chân

Cái

20A

0,24

78

Rơ le điện tử 5 chân

Cái

20A

0,24

79

Rơ le điện tử 6 chân

Cái

20A

0,28

80

Ống ren hơ

Mét

4 mm

1,80

81

Ắc quy cao

Cái

12V-5A

0,18

82

Ắc quy lùn

Cái

12V-3A

0,13

83

Bugi

Cái

Mã phụ tùng 9470100254

0,14

84

Bugi

Cái

Mã phụ tùng 9470000372

0,17

85

Bóng cos, pha

Cái

12V/35-35W

0,16

86

Bóng đồng hồ

Cái

Mã phụ tùng 4D0-H3517-00

0,69

87

Bóng đèn hậu

Cái

Mã phụ tùng 5C6-H4714-00

0,17

88

Kèn

Cái

Loại tốt

0,13

89

Chớp xi nhan

Cái

Loại tốt

0,13

90

CDI xe Taurus

Cái

Mã phụ tùng 16SH554A01

0,08

91

CDI xe Sirius

Cái

Yamaha

0,08

92

ECU xe Exciter

Cái

Yamaha

0,04

93

SGCU xe NVX

Cái

Yamaha

0,04

94

Bô bin sườn

Cái

Loại đánh lửa bình

0,05

95

Bô bin sườn

Cái

Loại phun xăng

0,07

96

Lõi bơm xăng

Cái

Loại có chổi than

0,08

97

Lõi bơm xăng

Cái

Loại 3 pha không chổi than

0,08

98

Diode sạc Sirius

Cái

Yamaha

0,05

99

Diode sạc Grande

Cái

Yamaha

0,05

100

Kim phun loại 6 lổ

Cái

Yamaha

0,05

101

Kim phun loại 8 lổ

Cái

Yamaha

0,05

102

Bộ 3 cảm biến MAQS

Bộ

Yamaha

0,05

103

Cảm biến CKP

Bộ

Yamaha

0,05

104

Chìa FOB trắng

Cái

Yamaha

0,08

105

Khóa Smartkey

Bộ

(Khóa, ECU, chìa FOB)

0,03

106

Mũi vít đóng pake 4 mm (Kingtommy)

Mũi

4 mm

0,11

107

Mũi vít đóng pake 5 mm (Kingtommy)

Mũi

5mm

0,10

108

Mũi vít đóng pake 6 mm (Kingtommy)

Mũi

6mm

0,11

109

Dầu thắng

Chai

3 tháng 2

0,24

110

Bố thắng đĩa

Bộ

Yamaha

0,10

111

Bố thắng đùm

Bộ

Yamaha

0,10

112

Chén đạn cổ xe ga

Bộ

Yamaha

0,20

113

Chén đạn cổ xe số

Bộ

Yamaha

0,20

114

Phốt chắn bụi thắng đĩa

Bộ

Yamaha

0,20

115

Vòng sin thắng đĩa loại 1 piston

Bộ

Yamaha

0,20

116

Vòng sin thắng đĩa loại 2 piston

Bộ

Yamaha

0,20

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

STT

Tên cơ sở vật chất

Diện tích sử dụng trung bình của 01 (một) người học (m2)

Tổng thời gian sử dụng của 01 (một) người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 (một) người học

(m2 x giờ)

I

Khu học lý thuyết

 

 

 

1

Phòng học lý thuyết

1,7

88

1,7 x 88

II

Khu học thực hành, thực tập, thí nghiệm

 

 

 

1

Phòng học thực hành

6

360

6 x 360

 

PHỤ LỤC 02

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Xây dựng dân dụng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG

TT

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Tổng số (giờ)

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

MĐ01

An toàn lao động trong xây dựng

32

8

22

2

2

MĐ02

Vật liệu xây dựng

32

8

22

2

3

MĐ03

Xây gạch 1

80

20

52

8

4

MĐ04

Trát láng 1

76

19

49

8

5

MĐ05

Lát, ốp

80

20

52

8

6

MĐ06

Vẽ kỹ thuật xây dựng

32

8

22

2

7

MĐ07

Cấu tạo kiến trúc

32

8

22

2

8

MĐ08

Đọc hiểu bản vẽ XD

32

8

22

2

9

MĐ09

Bạ mát tít, sơn trang trí

32

8

20

4

 

Tổng

428

107

283

38

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Xây dựng dân dụng trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho Xây dựng dân dụng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo trình độ sơ cấp.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

- Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 107 giờ.

- Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 321 giờ.

- Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 107/35 = 3,06 giờ.

- Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 321/18 = 17,83 giờ.

- Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 3,06 + 17,83 = 20,89 giờ.

- Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 20,89 = 3,13 giờ.

- Tổng định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp + Định mức lao động gián tiếp = 20,89 + 3,13 = 24,02 giờ.

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

 - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học =  Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

- Tổng cộng bao gồm 39 loại thiết bị.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

- Tổng cộng có 41 loại vật tư.

4. Định mức cơ sở vật chất

- Định mức cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (khu học lý thuyết, khu học thực hành) để hoàn thành việc đào tạo cho một người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức phòng học lý thuyết cho 01 người học là 1,7 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng học lý thuyết là 107 giờ.

- Định mức sử dụng khu học lý thuyết cho 01 người học = 1,7 m2 x 107 giờ = 181,9 m2 x giờ/người học.

- Định mức phòng thực hành cho 01 người học là 6,0 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng thực hành là 321 giờ.

- Định mức sử dụng khu học thực hành cho 01 người học = 6 m2 x 321 giờ = 1926 m2 x giờ/người học.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Xây dựng dân dụng trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Xây dựng dân dụng trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 428 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Xây dựng dân dụng trình độ Sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG

Tên nghề: Xây dựng dân dụng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

TT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

I

Định mức lao động trực tiếp

20,89

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

3,06

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

17,83

II

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

3,13

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

TT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

5,99

2

Máy vi tính

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800"

4,89

3

Bút trình chiếu

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

4,89

4

Bàn vẽ (khung gỗ mặt kính)

Loại thông dụng trên thị trường

1,92

5

Cáng cứu thương

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị y tế

0,03

6

Tủ đựng dụng cụ y tế

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị y tế

0,03

7

Bình cứu hỏa

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy chữa cháy

0,06

8

Quần áo bảo hộ lao động

Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động Màu Ghi Xám Phối Phản Quang

0,03

9

Găng   tay

Len

0,19

10

Găng  tay

Găng tay chống cắt, cách điện

0,03

11

Kính bảo hộ

an toàn trong lao động

0,19

12

Thiết bị chữa cháy

Loại thông dụng trên thị trường

0,19

13

Máy trộn bê tông

Loại 250 L

2,33

14

Xe rùa

Xe rùa thùng nhựa xanh dương Trần Đà sườn mạ kẽm, bánh hơi 3.50-8

1,39

15

Máy cắt gạch

Máy Cắt Đá/Gạch Makita

0,17

16

Bộ thí nghiệm độ sụt bê tông

Theo TCVN 4453 - 1995

0,11

17

Khuôn đúc mẫu bê tông

Theo TCVN 4453 - 1995

1,06

18

Máng ngâm gạch

Tole 1,2m x1,2m

1,22

19

Thước kẹp

Thước kẹp, cặp cơ khí thép không gỉ 150mm

0,17

20

Thước đo

Thép 5m

1,22

21

Len trộn vữa

Lưỡi thép, cán gỗ

1,94

22

máng đựng vữa

Loại bằng nhựa

7,83

23

Nỏ thép fi 6- 8

Thép fi 8 – fi 10

1,33

24

Nivo

Thước thủy 600mm

7,83

25

Thước góc vuông

Thước ke góc đa năng Berrylion, nhiều kích thước 50cm

5,28

26

Thước tầm

Nhôm 30x60 L=2m

8,00

27

Máy cân bằng lazer

Máy cân bằng lazer (Laisai)

6,56

28

Bàn xoa

Nhựa

2,56

29

Bàn tà lột

Nhựa

2,56

30

Giàn giáo

Khung sắt tráng kẻm 1,7m

2,00

31

Máy đục bê tông

Loại máy đục mũi 30mm Dekton

0,17

32

búa đẻo

lưỡi thép cán gỗ

0,33

33

Búa cao su

Đầu cao su cán gỗ

2,72

34

Máy Phun sơn

Máy nén khí không dầu

0,33

35

Xô đựng nước sơn

Lọi thùng nhựa 18 lít

0,72

36

Cọ lăn sơn

Loại 0,3m

0,33

37

Cọ quét sơn

Loại 0,1m

0,33

38

Bàn chà nhám

Nhựa

0,17

39

Bàn bạ matit

Bằng thép

0,39

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Cát xây

M3

Ml>1.0

0,29

2

Đá 1x2

M3

Loại thông dụng

0,06

3

Xi măng

bao

PC40

0,84

4

Gạch lát nền

M2

40 x 40

0,01

5

Gạch ống

Viên

8x8x18

0,04

6

Gạch thẻ

Viên

4x8x18

0,04

7

Gạch đặc không nung

Viên

8x8x18

0,04

8

Gạch rổng không nung

Viên

4x8x18

0,08

9

Gạch Ceramic

Viên

25x40

0,01

10

Gạch Ceramic

Viên

40x40

0,01

11

Gạch dày

Viên

40x40

0,01

12

Dây gai

Cuộn

Loại thông dụng

0,02

13

Bản vẽ kỹ thuật

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

14

Bản vẽ hình chiếu thẳng góc

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

15

Bản vẽ hình chiếu trục đo

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

16

Bản vẽ mặt cắt vật thể

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

17

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc nền móng

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

18

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc tam cấp

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

19

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc hè rãnh

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

20

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc tường

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

21

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc cột

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

22

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc sàn

Tờ

Giấy A3 DoubleA

1,00

23

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc cửa sổ

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

24

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc cửa đi

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

25

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc cầu thang

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

26

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc Mái

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

27

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc ban công

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

28

Bản vẽ cấu tạo kiến trúc Hầm tự hoại

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

29

Bản vẽ trong xây dựng

Tờ

Giấy A3 DoubleA

5,00

30

Bản vẽ kiến trúc

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

31

Bản vẽ cấu tạo kết cấu

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

32

Bản vẽ cấu tạo điện

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

33

Bản vẽ cấu tạo cấp thoát nước

Tờ

Giấy A3 DoubleA

2,00

34

Giấy nhám

Tờ

150-180

2,00

35

Đá mài

Viên

25x40x150

0,50

36

Bột trét ( matit)

Kg

Bột trét trong

4,00

37

Nước sơn

Lít

Loại sơn trong nhà

6,00

38

Băng keo y tế

Hộp

URGO

0,01

39

Băng thun

Cuồn

Băng thun y tế 2 móc QM (8cm x 5.5m)

0,11

40

Bông gòn

Gói

Bông y tế Bạch tuyết

0,28

41

Cồn y tế

Chai

DPharma sát trùng dụng cụ y tế, vết thương chai 50ml

0,11

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

TT

Tên cơ sở vật chất

Diện tích sử dụng trung bình của 01 (một) người học (m2)

Tổng thời gian sử dụng của 01 (một) người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 (một) người học

(m2 x giờ)

I

Khu học lý thuyết

 

 

 

1

Phòng học lý thuyết

1,7

107

1,7 x 107

II

Khu học thực hành, thực tập, thí nghiệm

 

 

 

1

Phòng học thực hành

6

321

6 x 321

 

PHỤ LỤC 03

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ HÀN ĐIỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Hàn điện

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG DỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ HÀN ĐIỆN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ HAN DIỆN TRINH DỘ SƠ CẤP

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

III. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ HÀN ĐIỆN

TT

Mã MH/MĐ

Tên mô đun

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

MĐ 01

An toàn lao động

15

4

10

1

2

MĐ 02

Vẽ kỹ thuật

60

15

40

5

3

MĐ 03

Gá lắp kết cấu hàn

40

10

28

2

4

MĐ 04

Hàn hồ quang tay

200

30

160

10

Tổng

315

59

238

18

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Hàn điện trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề Hàn điện do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo trình độ sơ cấp.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG DỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ HÀN ĐIỆN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

- Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 59 giờ.

- Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 256 giờ.

- Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 59/35 = 1,69 giờ.

- Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 256/18 = 14,22 giờ.

- Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 1,69 + 14,22 = 15,91 giờ.

- Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 15,91 = 2,39 giờ.

- Tổng định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp + Định mức lao động gián tiếp = 15,91 + 2,39 = 18,3 giờ.

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học =  Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

- Tổng cộng bao gồm 35 loại thiết bị.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

- Tổng cộng có 31 loại vật tư.

4. Định mức cơ sở vật chất

- Định mức cơ sở vật chất là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (khu học lý thuyết, khu học thực hành) để hoàn thành việc đào tạo cho một người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức phòng học lý thuyết cho 01 người học là 1,7 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng học lý thuyết là 59 giờ.

- Định mức sử dụng khu học lý thuyết cho 01 người học = 1,7 m2 x 59 giờ = 100,3 m2 x giờ/người học.

- Định mức phòng thực hành cho 01 người học là 6,0 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng thực hành là 256 giờ.

- Định mức sử dụng khu học thực hành cho 01 người học = 6 m2 x 256 giờ = 1536 m2 x giờ/người học.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ HAN DIỆN TRINH DỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Hàn điện trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Hàn điện trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 315 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Hàn điện trình độ Sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ HÀN ĐIỆN

Tên nghề: Hàn điện

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

TT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

I

Định mức lao động trực tiếp

15,91

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

1,69

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

14,22

II

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

2,39

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

TT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800

4,44

2

Máy vi tính

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

4,44

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

4,44

4

Cáng cứu thương

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị y tế

0,03

5

Tủ đựng dụng cụ y tế

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thiết bị y tế

0,03

6

Bình cứu hỏa

Theo tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy chữa cháy

0,03

7

Đồ bảo hộ

Loại thông dụng trên thị trường

42,86

8

Máy nén khí

Công suất: (8 ÷12) kW

0,57

9

Máy hàn hồ quang xoay chiều

Máy hàn miller 300/200 A (DC/AC)

42,00

10

Máy hàn hồ quang một chiều

Máy hàn  chỉnh lưu kiểu Thyristor, Ấn độ Maximing 400 A

42,00

11

Máy mài 2 đá

Đường kính đá mài:  ≥ 350mm

35,89

12

Máy mài cầm tay

Đường kính đá mài: ≤ 150mm

35,89

13

Búa nguội

Loại có trọng lượng: (300÷ 500)g

35,89

14

Búa tạ

Loại có trọng lượng: ≥ 5000g

35,89

15

Đe

Loại có trọng lượng: ≤ 100kg

35,89

16

Bàn máp

Kích thước: 600x800 mm

35,89

17

Tủ sấy que hàn

Năng xuất ≥ 50kg que hàn

35,89

18

Bàn hàn hồ quang

Gá phôi thường ở các vị trí: 1F,1G, 2F

41,56

19

Ca bin hàn

Theo tiêu chuẩn an toàn lao động

41,56

20

Hệ thống hút khói hàn

Ống hút đến từng ca- bin

35,89

21

Máy cắt đột liên hợp 

Điện áp vào 380V

Công suất : 7.5HP

35,89

22

Calip ln

Loại thông dụng trên thị trường

35,89

23

Ca líp hàn

Loại thông dụng trên thị trường

35,89

24

Etô bàn 1T Mỹ

Loại thông dụng trên thị trường

38,67

25

Bảng từ chống loá 1m2x2,4m

Loại thông dụng trên thị trường

0,72

26

Mặt nạ điện tử

Loại thông dụng trên thị trường

41,56

27

Máy cắt sắt Bosch

Điện áp vào: 220V

Công suất: 2000W

35,89

28

Thước eke nhôm 150mm (nguồn NS)

Loại thông dụng trên thị trường

35,89

29

Kiềm răng 2 lỗ (nguồn NS)

Loại thông dụng trên thị trường

41,56

30

Thước lá 300mm (nguồn NS)

Loại thông dụng trên thị trường

35,89

31

Quạt treo tường CN Lifan

Điện áp vào: 220V

Công suất: 55W

12,50

32

Máy cắt sắt lớn Tiến đạt (moter 3HP TQ)

3HP- 220V

35,89

33

Bộ đóng số 6 ly

Loại thông dụng trên thị trường

35,89

34

Đục vuông dẹp

Loại thông dụng trên thị trường

35,89

35

Quạt dứng CN ChinHai

Điện áp vào: 220V

Công suất: 215w

10,89

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Than máy mài boss

bộ

phi 100

0,24

2

Đá cắt xanh hộp 50 viên

viên

phi 100

2,99

3

Đá cắt đĩa

viên

phi 350

1,19

4

Bao tay hàn da

cặp

Loại thông dụng trên thị trường

0,60

5

Yếm hàn bạc

Cái

Loại thông dụng trên thị trường

0,60

6

Kính bảo hộ màu trắng

Cái

Everest

0,36

7

Mũ hàn tự động

Cái

LYG-3200A MEIXIN

0,36

8

Dây hàn điện

m

16mm

2,39

9

Que hàn KimTín KT- 6013 - Ø 2,6mm

Kg

Loại thông dụng trên thị trường

11,94

10

Que hàn KimTín KT - 6013 - Ø 3,2mm

Kg

Loại thông dụng trên thị trường

11,94

11

Phôi thép 5X50X200

Kg

Cắt theo qui cách

11,94

12

Đá mài cầm tay

miếng

phi 100

1,19

13

Mặt nạ hàn cầm tay

Cái

Loại thông dụng trên thị trường

0,36

14

Kính màu đen mặt nạ

miếng

Loại thông dụng trên thị trường

2,39

15

Kính màu trắng mặt nạ

miếng

Loại thông dụng trên thị trường

2,39

16

Kìm hàn điện

Cái

Caro 500A

0,36

17

Thước lá inox 0 - 300

Cây

300x25mm - Ttp Usa 230 - 45712

0,24

18

Compa cơ khí vạch dấu

Cây

150mm

0,24

19

Thước ê ke

Cây

Asaki AK-2643

0,24

20

Thước kéo thép nền vàng 5m

Cây

TOTAL TMT 126052

0,24

21

Mũi vạch trên sắt

Cây

Double Ace

0,24

22

Thước kiểm tra mối hàn đa năng

Cây

Loại thông dụng trên thị trường

0,12

23

Tô vít  2 đầu cán trong

Cây

Loại thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm

0,01

24

Bộ Cờ-lê Yeti 14 chi tiết 8-32

Bộ

Loại thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm

0,01

25

Bộ đầu khẩu 24 chi tiết Yeti

Bộ

Loại thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm

0,01

26

Mỏ lết 12inch

Cây

KTC WMA - 300

0,01

27

Mỏ lết răng tay cầm nhôm

Cây

350mm- THTAL 17146

0,01

28

Băng keo y tế

Hộp

Loại thông dụng trên thị trường

0,03

29

Băng thun

Cuồn

Loại thông dụng trên thị trường

0,03

30

Bông gòn

Gói

Loại thông dụng trên thị trường

0,03

31

Cồn y tế

Chai

Loại thông dụng trên thị trường

0,03

III. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

TT

Tên cơ sở vật chất

Diện tích sử dụng trung bình của 01 (một) người học (m2)

Tổng thời gian sử dụng của 01 (một) người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 (một) người học

(m2 x giờ)

I

Khu học lý thuyết

 

 

 

1

Phòng học lý thuyết

1,7

59

1,7 x 59

II

Khu học thực hành, thực tập, thí nghiệm

 

 

 

1

Phòng học thực hành

6

256

6 x 256

 

PHỤ LỤC 04

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Lái xe ô tô hạng B2

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2

Căn cứ Khoản 3, Điều 15, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017; Khoản 9, Điều 1, Thông tư 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019; Khoản 7, Điều 1, Thông tư 04/2022/TT-BGTVT ngày 22/04/2022 của Bộ Giao thông - Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Lái xe ô tô hạng B2 như sau:

TT

Ký hiệu

TÊN MÔ-ĐUN/

MÔN HỌC

Thời gian đào tạo (giờ)

GHI CHÚ

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

 

1

 MH1

Pháp luật giao thông đường bộ

90

72

16

2

Kiểm tra 2 giờ thực hành

2

 MH2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

18

9

8

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

3

 MH3

Nghiệp vụ vận tải

16

11

4

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

4

 MH4

Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

20

18

1

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

5

 MH5

Kỹ thuật lái xe

20

15

4

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

6

 MH6

Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

4

2

2

 

 

7

 MH7

Thực hành trên ca bin học lái xe ô tô

15

 

15

 

 

8

 MH8

Thực hành lái xe

405

 

405

 

 

9

 MH9

Ôn tập và kiểm tra cuối khóa

32

4

20

8

 - 20 giờ thực hành (Ôn vi tính 4 giờ; ôn thực hành lái xe 16 giờ).

 - 8 giờ kiểm tra (Kiểm tra trên máy vi tính 2 giờ, kiểm tra thực hành lái xe 6 giờ).

 

 

Tổng cộng

620

131

475

14

 

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng B2 trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề Lái xe ô tô hạng B2 do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật giao thông đường bộ 2008.

- Luật Gíao dục nghề nghiệp năm 2014.

- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP, ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo Lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

- Nghị định số 138/2018/NĐ-CP, ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 65/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

- Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT, ngày 08/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4 /2017 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 37/2020/TT-BGTVT. 28/12/2020 của Bộ Giao thông vận tải ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe.

- Thông tư số 04/2022/ TT-BGTVT, 22/04/2022 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, ngày 15/04/2017 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

* Tổng số giờ lý thuyết: 135 giờ ( trong đó: 131giờ lý thuyết và 4 giờ kiểm tra lý thuyết)

- Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 131+4 = 135 giờ

- Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 135/35 = 3,86 giờ

* Tổng số giờ thực hành: 485 giờ

- Thực hành các môn lý thuyết (MH1: 16+2=18 giờ; MH2: 8 giờ; MH3: 4 giờ; MH4: 1 giờ; MH5: 4 giờ; MH6: 2 giờ): (16+2+8+4+1+4+2)= 37 giờ /18 hv=2,06 giờ

- Thực hành ca bin (MH7: 15 giờ cho 5 HV): 15 giờ / 5hv = 3 giờ

- Thực hành lái xe (MH8: 405 giờ cho 5 HV): 405giờ/5hv = 81 giờ

- Ôn tập và kiểm tra cuối khóa:

+ Ôn tập + kiểm tra vi tính ( 4 giờ/5hv và 2 giờ/5hv): (4+2)/5 = 1,2 giờ.

+ Ôn tập + kiểm tra thực hành lái xe ( 16 giờ/5hv và 6 giờ/5hv): (16+6)/5 = 4,4 giờ.

Tổng Cộng: 2,06 + 3 + 81+ 1,2 + 4,4 = 91,66 giờ

* Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 3,86 + 91,66 = 95,52 giờ

* Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 95,52 = 14,33 giờ

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

- Khi thực hành chung trên lớp học lý thuyết 35 học viên: Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 35) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

- Khi thực hành chia nhóm thực tập xưởng thực hành:  Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trên 1 xe tập lái cho 05 học viên

+ Tổng số lượng chủng loại các thiết bị cần thiết để giảng dạy:

+ Thiết bị dạy lý thuyết: 05 loại thiết bị;

+ Thiết bị dạy thực hành: 19 loại thiết bị.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, quạt, máy lạnh, các thiết bị giảng dạy; nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo; văn phòng phẩm; chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp.

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

- Định mức tiêu hao trên 1 xe tập lái cho 05 học viên

4. Định mức cơ sở vật chất

- Định mức phòng học lý thuyết cho 01 người học là 1.7 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng học lý thuyết là 135 giờ. Định mức sử dụng của 01 người học là 1,7 mx 135 giờ;

- Định mức phòng thực hành cho 01 người học là 4m2. Tổng số giờ sử dụng phòng thực hành là 44,4 giờ. Định mức sử dụng của 01 người học là 4m2 x 44,4 giờ;

- Định mức sân tập lái thực hành cho 01 người học là 8,0 m2. Tổng số giờ sử dụng sân tập lái thực hành là 45,4 giờ. Định mức sử dụng của 01 người học là 4m2 x 45,4 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Lái xe ô tô hạng B2 trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng B2 trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên; lớp học thực hành các môn lý thuyết là 18 học viên, lớp học thực hành lái xe là 05 học viên/01 xe dạy lái/01 giáo viên, thực hành trên ca bin 03 giờ/1Hv/1 cabin; thời gian đào tạo là 620 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Lái xe ô tô hạng B2 trình độ Sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2

Tên nghề: Lái xe ô tô hạng B2

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật đào tạo nghề Lái xe ô tô hạng B2, trình độ sơ cấp  đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện: lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành các môn lý thuyết là 18 học viên và lớp học thực hành lái xe là 05 học viên/01 xe dạy lái/01 giáo viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

TT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Định mức lao động trực tiếp

95,52

 

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp theo quy định hiện hành.

3,86

 

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định.

91,66

 

II

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

14,33

 

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

TT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

Ghi chú

A

THIẾT BỊ DẠY  LÝ THUYẾT (cho 35 hv)

 

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu: ≥ 1800x1800

3,74

 

2

Laptop

Loại có các thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm. Cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

3,74

 

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

3,74

 

4

Thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

Theo văn bản số 19/VBHN-BGTVT ngày 09/6/2022 của Bộ GTVT

2,06

Trên lớp học môn pháp luật GTĐB có gắn 1 thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

5

Máy chủ theo dõi thời gian học lý thuyết

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

2,06

Máy vi tính để bàn tại Phòng Đào tạo. Các thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết truyền về máy chủ Phòng đào tạo

B

THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH (Thực hành lý thuyết cho 35hv; 18 hv và thực hành lái xe cho 5hv/1 xe tập lái/1 giáo viên)

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800

0,60

 

2

Laptop

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,60

 

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

0,60

 

4

Thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

Theo văn bản số 19/VBHN-BGTVT ngày 09/6/2022 của Bộ GTVT

0,46

Trên lớp học môn pháp luật GTĐB có gắn 1 thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

5

Máy chủ theo dõi thời gian học lý thuyết

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,46

 

6

Động cơ Diesel 4 thì

TPE-024110

0,89

 

7

Mô hình Động cơ Diesel 4 kỳ

TPE-020110

0,89

 

8

Mô hình Động cơ xăng 4 kỳ (đầy đủ)

TPE-010122

0,44

 

9

Mô hình Hệ thống điện xe ô tô

TPE-043301

0,44

 

10

Mô hình Hệ thống phanh

TPE-082103

0,44

 

11

Mô hình hệ thống truyền lực

TPE-061130

0,44

 

12

Mô hình Hệ thống lái

TPE-072101

0,67

 

13

Các loại dụng cụ sửa chữa xe ô tô

Một bộ (loại thông dụng)

0,44

 

14

Cabin

QCVN 106:2020/BGTVT

3,00

Mỗi Hv học 3 giờ /1 cabin

15

Máy vi tính (máy chủ cabin)

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,60

Máy vi tính để bàn tại Phòng kỹ thuật (05 cabin truyền về máy chủ)

16

Xe ô tô tập lái

Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải

85,62

05Hv/1 xe tập lái

17

Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe (DAT)

Theo QCVN105:2020/BGTVT

81,00

Mỗi xe tập lái có gắn 1 thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe (DAT)

18

Máy chủ theo dõi thời gian và quãng đường học thực hành lái xe

Thùng CPU: HP 280 Pro G6. Microtower

Core i5-10400; 8GB RAM, 256 GB SSD

Màn hình LED. DELL 22"

11,57

Máy chủ đặt tại Phòng kỹ thuật, các thiết bị (DAT) truyền về máy chủ

19

Máy vi tính

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

3,20

Phòng máy vi tính.

Ôn tập và kiểm tra học viên

* Ghi chú:

STT 13: Các loại dụng cụ sửa chữa xe ô tô gồm: Chìa khóa các loại, con đội, máy chuẩn đoán hư hỏng xe, cầu nâng, búa các loại (búa sắt, búa cao su,…), kìm các loại, vít các loại (Vít dẹp, ba ke), súng hơi, máy nén khí, mỏ lết, bộ tuýp đa năng ( 6 cạnh, 12 cạnh,…), cần siết chỉnh lực,…  

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Xăng

Lít

A95, E5

196

 

2

Nhớt

Lít

SHD-50

2,33

 

3

Ắc quy (1 cái)

Cái

65 AH

0,05

 

4

Lốp (4 cái)

Bộ

205/55R16

0,02

 

5

Phí kiểm định

Lần

Theo quy định hiện hành

0,09

 

6

Phí đường bộ

Tháng

Theo quy định hiện hành

0,53

 

7

Bảo hiểm xe

Tháng

Theo quy định hiện hành

0,53

 

8

Thuê bao sim internet

Tháng

Sim 4G: Dung lượng 5G/tháng

0,53

Mỗi xe tập lái có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường có gắn thuê bao sim internet

9

Thuê bao đường truyền Internet cho máy chủ

Tháng

Internet riêng tốc độ 100M

0,08

Thuê bao đường truyền Internet (riêng) máy chủ đặt tại Phòng kỹ thuật  truyền về Cục Đường Bộ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

TT

Tên cơ sở vật chất

Diện tích sử dụng trung bình của 01 người học (m²)

Tổng thời gian sử dụng của 01 người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 người học

(m² x giờ)

Ghi chú

1

Phòng học lý thuyết

1,7

135

1,7 x 135

 

2

Phòng học thực hành

4

44,4

4 x 44,4

 

3

Sân tập lái xe

8

45,4

8 x 45,4

- DT sân tập 20.000 m².

- 1 năm đào tạo 2.500hv

 

PHỤ LỤC 05

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Lái xe ô tô hạng C

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C

Căn cứ Khoản 3, Điều 15, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/04/2017; Khoản 9, Điều 1, Thông tư 38/2019/TT-BGTVT ngày 08/10/2019; Khoản 7, Điều 1, Thông tư 04/2022/TT-BGTVT ngày 22/04/2022 của Bộ Giao thông - Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Lái xe ô tô hạng C như sau:

TT

Ký hiệu

TÊN MÔ-ĐUN/

MÔN HỌC

Thời gian đào tạo (giờ)

Ghi chú

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

 MH1

Pháp luật giao thông đường bộ

90

72

16

2

Kiểm tra 2 giờ thực hành

2

 MH2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

18

9

8

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

3

 MH3

Nghiệp vụ vận tải

16

11

4

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

4

 MH4

Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông

20

18

1

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

5

 MH5

Kỹ thuật lái xe

20

15

4

1

Kiểm tra 1 giờ lý thuyết

6

 MH6

Phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

4

2

2

 

 

7

 MH7

Thực hành trên ca bin học lái xe ô tô

24

 

24

 

 

8

 MH8

Thực hành lái xe

728

 

728

 

 

9

 MH9

Ôn tập và kiểm tra cuối khóa

32

4

20

8

 - 20 giờ thực hành (Ôn vi tính 4 giờ; ôn thực hành lái xe 16 giờ)

 - 8 giờ kiểm tra (Kiểm tra vi tính 2 giờ, kiểm tra thực hành  lái xe 6 giờ).

 

 

 

Tổng cộng

952

131

807

14

 

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng C trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề Lái xe ô tô hạng C do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật giao thông đường bộ 2008.

- Luật GDNN năm 2014.

- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP, ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo Lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

- Nghị định số 138/2018/NĐ-CP, ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 65/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

- Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 04 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT, ngày 08/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4 /2017 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

- Thông tư số 37/2020/TT-BGTVT. 28/12/2020 của Bộ Giao thông vận tải ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị phục vụ quản lý đào tạo lái xe.

- Thông tư số 04/2022/ TT-BGTVT, 22/04/2022 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, ngày 15/04/2017 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

* Tổng số giờ lý thuyết: 135 giờ ( trong đó: 131 lý thuyết và 4 giờ kiểm tra lý thuyết)

- Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 131+4 = 135 giờ

- Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/32 = 135/32 = 4,22 giờ

* Tổng số giờ thực hành: 817 giờ

- Thực hành các môn lý thuyết (MH1: 16+2=18 giờ; MH2: 8 giờ; MH3: 4 giờ; MH4: 1 giờ; MH5: 4 giờ; MH6: 2 giờ): (16+2+8+4+1+4+2)= 37/16=2,31 giờ

- Thực hành ca bin (MH7: 24 giờ cho 8 HV): 24 giờ / 8hv = 3 giờ

- Thực hành lái xe (MH8: 728 giờ cho 8 HV): 728 giờ / 8hv = 91 giờ

- Ôn tập và kiểm tra cuối khóa:

+ Ôn tập + kiểm tra vi tính ( 4 giờ/8hv và 2 giờ/8hv): (4+2)/8 = 0,75 giờ.

+ Ôn tập + kiểm tra thực hành lái xe ( 16 giờ/8hv và 6 giờ/8hv): (16+6)/8 = 2,75 giờ.

Tổng Cộng: 2,31 + 3 + 91+ 0,75 + 2,75 = 99,81 giờ

* Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 4,22 + 99,81 = 104,03 giờ

* Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 104,03 = 15,60 giờ

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học =  Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

- Khi thực hành chung trên lớp học lý thuyết 32 học viên: Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 32) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

- Khi thực hành chia nhóm thực tập xưởng thực hành:  Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 16) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trên 1 xe tập lái cho 08 học viên

- Tổng số lượng chủng loại các thiết bị cần thiết để giảng dạy:

+ Thiết bị dạy lý thuyết: 05 loại thiết bị;

+ Thiết bị dạy thực hành: 19 loại thiết bị.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, quạt, máy lạnh, các thiết bị giảng dạy; nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo; văn phòng phẩm; chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp.

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/16.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 16 học viên.

- Định mức tiêu hao trên 1 xe tập lái cho 08 học viên

4. Định mức cơ sở vật chất

- Định mức phòng học lý thuyết cho 01 người học là 1.7 m2. Tổng số giờ sử dụng phòng học lý thuyết là 135 giờ. Định mức sử dụng của 01 người học là 1.7 mx 135 giờ.

- Định mức phòng thực hành cho 01 người học là 4m2. Tổng số giờ sử dụng phòng thực hành là 44.4 giờ. Định mức sử dụng của 01 người học là 4m2 x 44.4 giờ.

- Định mức sân tập lái thực hành cho 01 người học là 8,0 m2. Tổng số giờ sử dụng sân tập lái thực hành là 47.4 giờ. Định mức sử dụng của 01 người học là 4m2 x 47.4 giờ

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Lái xe ô tô hạng C trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng C trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 32 học viên, lớp học thực hành các môn lý thuyết là 16 học viên, lớp học thực hành lái xe là 08 học viên/01 xe dạy lái/01 giáo viên, thực hành trên ca bin 03 giờ/1Hv/1 cabin, thời gian đào tạo là 952 giờ;

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Lái xe ô tô hạng C trình độ Sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C

Tên nghề: Lái xe ô tô hạng C

Trình độ đáo tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 32 học viên, lớp học thực hành các môn lý thuyết là 16 học viên và lớp học thực hành lái xe là 08 học viên/01 xe dạy lái/01 giáo viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

STT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

I

Định mức lao động trực tiếp

104,03

 

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp theo quy định hiện hành.

4,22

 

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo quy định.

99,81

 

II

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

15,60

 

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

STT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

Ghi chú

A

THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT (cho 32 hv)

 

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu: ≥ 1800x1800

4,09

 

2

Laptop

Loại có các thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm. Cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

4,09

 

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

4,09

 

4

Thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

Theo văn bản số 19/VBHN-BGTVT ngày 09/6/2022 của Bộ GTVT

2,25

Trên lớp học môn pháp luật GTĐB có gắn 1 thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

5

Máy chủ theo dõi thời gian học lý thuyết

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

2,25

Máy vi tính để bàn tại Phòng Đào tạo. Các thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết truyền về máy chủ Phòng đào tạo.

B

THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH (Thực hành lý thuyết cho 32hv; 16 hv và thực hành lái xe cho 8hv/1 xe/1 Giáo viên)

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800

0,66

 

2

Laptop

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,66

 

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

0,66

 

4

Thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

Theo văn bản số 19/VBHN-BGTVT ngày 09/6/2022 của Bộ GTVT

0,50

Trên lớp học môn pháp luật GTĐB có gắn 1 thiết bị giám sát thời gian học lý thuyết

5

Máy chủ theo dõi thời gian học lý thuyết

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,50

 

6

Động cơ Diesel 4 thì

TPE-024110

1,00

 

7

Mô hình Động cơ Diesel 4 kỳ

TPE-020110

1,00

 

8

Mô hình Động cơ xăng 4 kỳ (đầy đủ)

TPE-010122

0,50

 

9

Mô hình Hệ thống điện xe ô tô

TPE-043301

0,50

 

10

Mô hình Hệ thống phanh

TPE-082103

0,50

 

11

Mô hình hệ thống truyền lực

TPE-061130

0,50

 

12

Mô hình Hệ thống lái

TPE-072101

0,75

 

13

Các loại dụng cụ sửa chữa xe ô tô

Một bộ (loại thông dụng)

0,50

 

14

Cabin

QCVN 106:2020/BGTVT

3,00

Mỗi Hv học 3 giờ /1 cabin

15

Máy vi tính (máy chủ cabin)

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,38

Máy vi tính để bàn tại Phòng kỹ thuật (08 cabin truyền về máy chủ)

16

Xe ô tô tập lái

Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải

94,00

08Hv/1 xe tập lái

17

Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe (DAT)

Theo QCVN105:2020/BGTVT

91,00

Mỗi xe tập lái có gắn 1 thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học thực hành lái xe (DAT)

18

Máy chủ theo dõi thời gian và quãng đường học thực hành lái xe

Thùng CPU: HP 280 Pro G6. Microtower

Core i5-10400; 8GB RAM, 256 GB SSD

Màn hình LED. DELL 22"

22,75

Máy chủ đặt tại Phòng kỹ thuật, các thiết bị (DAT) truyền về Phòng máy vi tính máy chủ

19

Máy vi tính

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

2,75

Ôn tập và kiểm tra học viên

* Ghi chú:

STT 13: Các loại dụng cụ sửa chữa xe ô tô gồm: Chìa khóa các loại, con đội, máy chuẩn đoán hư hỏng xe, cầu nâng, búa các loại (búa sắt, búa cao su,…), kìm các loại, vít các loại (Vít dẹp, ba ke), súng hơi, máy nén khí, mỏ lết, bộ tuýp đa năng ( 6 cạnh, 12 cạnh,…), cần siết chỉnh lực,…  

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

Ghi chú

1

Dầu

Lít

DO 0,05S

242

 

2

Nhớt

Lít

SHD-50

3,99

 

3

Ắc quy (2 cái)

Cặp

100 AH

0,05

 

4

Lốp (6 cái)

Bộ

825/R16

0,02

 

5

Phí kiểm định

Lần

Theo quy định hiện hành

0,11

 

6

Phí đường bộ

Tháng

Theo quy định hiện hành

0,59

 

7

Bảo hiểm xe

Tháng

Theo quy định hiện hành

0,59

 

8

Thuê bao sim internet

Tháng

Sim 4G

Dung lượng 5G/tháng

0,59

Mỗi xe tập lái có thiết bị giám sát thời gian và quãng đường có gắn thuê bao sim internet

9

Thuê bao đường truyền internet cho máy chủ

Tháng

Internet riêng tốc độ 100M

0,15

Thuê bao đường truyền Internet (riêng) máy chủ đặt tại Phòng kỹ thuật  truyền về Cục Đường Bộ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

TT

Tên cơ sở vật chất

Diện tích sử dụng trung bình của 01 (một) người học (m²)

Tổng thời gian sử dụng của 01 (một) người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 (một) người học

(m² x giờ)

Ghi chú

1

Phòng học lý thuyết

1,7m²

135 giờ

1,7m² x 135 giờ

 

2

Phòng học thực hành

4m²

44,4 giờ

4m² x 44,4 giờ

 

3

Sân tập lái xe

8 m²

47,4 giờ

8 m² x 45,4 giờ

- DT sân tập 20.000 m².

- 1 năm đào tạo 2.500hv

 

PHỤ LỤC 06

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: May Công nghiệp

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP

TT

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

(Kiểm tra thực hành)

1

MĐ 01

Những vấn đề chung

42

8

32

2

2

MĐ 02

May các đường may máy cơ bản

106

16

88

2

3

MĐ 03

May các chi tiết trên sản phẩm

116

18

94

4

4

MĐ 04

May ráp áo sơ mi

36

4

28

4

 

Tổng cộng

300

46

242

12

*Ghi chú: thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề May công nghiệp trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề May công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật GDNN năm 2014.

- Căn cứ Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Căn cứ Thông tư 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo và áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

- Căn cứ Quyết định 22/2019/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của tỉnh An Giang.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 46 giờ

Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 254 giờ

Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 46/35 = 1,31 giờ.

Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 254/18 = 14,11 giờ

Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 1,31 + 14,12 = 15,42 giờ

Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 15,42 = 2,31 giờ.

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học =  Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó/18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

4. Định mức cơ sở vật chất

Định mức cơ sở vật chất là thời gian và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành và các khu chức năng khác) để hoàn thành việc đào tạo 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Phòng học lý thuyết: Định mức sử dụng 01 người học là 1,7m² x tổng thời gian 46 giờ/01 người học = 1,7 m² x 46 giờ.

Phòng học thực hành: Định mức sử dụng 01 người học là 6m² x tổng thời gian 254 giờ/01 người học = 6m² x 254 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề May công nghiệp trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề May công nghiệp trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 300 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề May công nghiệp trình độ Sơ cấp, khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ MAY CÔNG NGHIỆP

Tên nghề: May công nghiệp

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

STT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

A

Định mức lao động trực tiếp

15,42

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

1,31

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

14,11

B

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

2,31

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

STT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức sử dụng thiết bị (giờ)

A

THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800

1,34

2

Máy vi tính

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

1,34

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

1,34

B

THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH

1

Máy may công nghiệp 1 kim

- Máy may dạng mũi may thắt nút.

- Tốc độ may 5500 vòng / 1 phút

- Máy có hệ thống bơm dầu tự động

- Có trang bị hệ thống chiếu sáng trực tiếp

- Công suất 400W

- Điện năng sử dụng: 220V

230,00

2

Bàn ủi

Bàn ủi Philips. Công suất 1000W

10,00

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

STT

Tên vật tư

Đơn vị

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Thuyền và suốt

Con

Dùng cho máy may công nghiệp 1 kim, Loại thông dụng trên thị trường

0,36

2

Kéo bấm chỉ

Cái

Kéo bấm cán kim loại, Loại thông dụng trên thị trường

1,00

3

Kéo cắt vải

Cái

 Loại kéo rèn thép có chiều dài 28-31 cm, cán kéo bọc lớp đan len

0,06

4

Thước dây

Cái

 Có chiều dài từ 1,5m trở lên

1,00

5

Thước thẳng

Cái

Loại nhựa cứng, có chiều dài từ 50cm trở lên

1,00

6

Chổi quét nhà

Cây

Loại bông cỏ, trọng lượng 500g

0,11

7

Ky hốt rác

Cái

Loại cán nhựa, kích thước 620x260x260mm

0,06

8

Thùng đựng rác

Cái

Kích thước: 300,5x260x360mm. Dung tích 15L

0,06

9

Bút lông viết bảng

Cây

 Loại thông dụng trên thị trường

0,11

10

Chỉ may

cuộn

Chỉ may Tiger loại 900m

1,00

11

Dầu máy may

Lít

 Loại thông dụng trên thị trường

0,70

12

Kim máy may công nghiệp

Cây

DBx1 kích cỡ #90/14m, Loại thông dụng trên thị trường

6,00

13

Kim khâu tay

Cây

 Loại thông dụng trên thị trường

6,00

14

Phấn

Viên

 Loại thông dụng trên thị trường

6,00

15

Vải Kate

Mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

5,50

16

Vải kaki

Mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

2,00

17

Giấy A0 mỏng

tờ

 Loại thông dụng trên thị trường

2,00

18

Bìa cứng A0

tờ

Loại thông dụng trên thị trường

2,00

19

Bút chì

Cây

 Loại thông dụng trên thị trường

1,00

20

Keo giấy

Mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

1,50

21

Keo vải

Mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

1,50

22

Móc treo sản phẩm

Cái

Chất liệu nhựa

1,00

23

Ghim cố định vải

Vỉ ghim gồm 40 cây kim nhỏ

1,00

24

Nút áo

Cái

Chất liệu nhựa. Loại thông dụng trên thị trường

15,00

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

STT

Nội dung

Diện tích sử dụng trung bình của 01 người học (m²)

Tổng thời gian sử dụng của 01 người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 người học

(m² x giờ)

Ghi chú

1

Phòng học lý thuyết

1,7

46

1,7 x 46

Thuê nhà dân

2

Phòng học thực hành

6

254

6 x 254

Thuê nhà dân

 

PHỤ LỤC 07

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ MAY DÂN DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: May dân dụng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ MAY DÂN DỤNG

TT

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

(Kiểm tra thực hành)

1

MĐ 01

Những vấn đề chung

42

8

32

2

2

MĐ 02

May các đường may máy cơ bản

106

16

88

2

3

MĐ 03

Kỹ Thuật may các kiểu áo, quần

294

48

240

6

4

MĐ 04

Cắt may trang phục dân tộc

58

16

36

6

 

Tổng cộng

500

88

396

16

*Ghi chú: thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề May dân dụng trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề May dân dụng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Gíao dục nghề nghiệp năm 2014.

- Căn cứ Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Căn cứ Thông tư 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo và áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

- Căn cứ Quyết định 22/2019/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc Ban hành danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định thuộc phạm vi quản lý của tỉnh An Giang.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ MAY DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 88 giờ

Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 412 giờ

Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 88/35 = 2,51 giờ

Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 412/18 = 22,89 giờ

Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 2,51 + 22,89 = 25,40 giờ

Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 25,40 = 3,81 giờ

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học =  Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó/18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

4. Định mức cơ sở vật chất

Định mức cơ sở vật chất là thời gian và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành và các khu chức năng khác) để hoàn thành việc đào tạo 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Phòng học lý thuyết: Định mức sử dụng 01 người học là 1,7m² x tổng thời gian 88 giờ/01 người học = 1,7 m² x 88 giờ.

Phòng học thực hành:  Định mức sử dụng 01 người học là 6m² x tổng thời gian 412 giờ/01 người học = 6m² x 412 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ MAY DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề May dân dụng trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề May dân dụng trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 500 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề May dân dụng trình độ Sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ MAY DÂN DỤNG

Tên nghề: May dân dụng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

STT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

A

Định mức lao động trực tiếp

25,40

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

2,51

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

22,89

B

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

3,81

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

STT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức sử dụng thiết bị (giờ)

A

THIẾT BỊ DẠY  LÝ THUYẾT

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800

2,51

2

Máy vi tính

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

2,51

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

2,51

B

THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH

1

Máy may dân dụng

- Máy may dạng mũi may thắt nút.

- Tốc độ may 900 vòng / 1 phút

- Có trang bị hệ thống chiếu sáng trực tiếp

- Công suất: 70W

- Điện năng sử dụng: 220V

381,00

2

Bàn ủi

Bàn ủi Philips. Công suất 1000W

17,00

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

STT

Tên vật tư

Đơn vị

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Thuyền và suốt

con

Dùng cho máy may dân dụng, Loại thông dụng trên thị trường

0,36

2

Kéo bấm chỉ

cái

Kéo bấm cán kim loại, Loại thông dụng trên thị trường

1,00

3

Kéo cắt vải

cái

Loại kéo rèn thép có chiều dài 28-31 cm, cán kéo bọc lớp đan len

0,06

4

Thước dây

cái

Có chiều dài từ 1,5m trở lên

1,00

5

Thước thẳng

cái

Loại nhựa cứng, có chiều dài từ 50cm trở lên

1,00

6

Chổi quét nhà

cây

Loại bông cỏ, trọng lượng 500g

0,11

7

Ky hốt rác

cái

Loại cán nhựa, kích thước 620x260x260mm

0,06

8

Thùng đựng rác

cái

Kích thước: 300,5x260x360mm. Dung tích 15L

0,06

9

Bút lông viết bảng

cây

Loại thông dụng trên thị trường

0,11

10

Chỉ may

cuộn

Chỉ may Tiger loại 900m

2,00

11

Kim máy may dân dụng

cây

DBx1 kích cỡ #90/14m, Loại thông dụng trên thị trường

8,00

12

Kim khâu tay

cây

Loại thông dụng trên thị trường

8,00

13

Phấn

viên

Loại thông dụng trên thị trường

8,00

14

Vải Kate

mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

5,50

15

Vải thun

mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

4,00

16

Vải kaki

mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

2,00

17

Giấy A0 mỏng

tờ

Loại thông dụng trên thị trường

10,00

18

Bìa cứng A0

tờ

Loại thông dụng trên thị trường

2,00

19

Bút chì

cây

Loại thông dụng trên thị trường

1,00

20

Keo giấy

mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

2,50

21

Keo vải

mét

Khổ 1,2m, Loại thông dụng trên thị trường

1,50

22

Móc treo sản phẩm

cái

Chất liệu nhựa

2,00

23

Ghim cố định vải

vỉ ghim gồm 40 cây kim nhỏ

1,00

24

Nút áo

cái

Chất liệu nhựa. Loại thông dụng trên thị trường

15,00

25

Dây thun 1 phân

mét

Loại thông dụng trên thị trường

0,50

26

Dây kéo quần tây

sợi

Loại thông dụng trên thị trường

1,00

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

STT

Nội dung

Diện tích sử dụng trung bình của 01 người học (m²)

Tổng thời gian sử dụng của 01 người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 người học

(m² x giờ)

Ghi chú

 

1

Phòng học lý thuyết

1,7

88

1,7 x 88

Thuê nhà dân

2

Phòng học thực hành

6

412

6 x 412

Thuê nhà dân

 

PHỤ LỤC 08

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐỒNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐỒNG

TT

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

MĐ 01

Xây dựng ao, bể nuôi ốc bươu đồng

76

13

59

4

Giờ kiểm tra tính là giờ thực hành

2

MĐ 02

Sản xuất giống ốc bươu đồng

72

11

58

3

3

MĐ 03

Nuôi ốc bươu đồng thương phẩm

72

11

58

3

4

MĐ 04

Phòng và trị bệnh ốc bươu đồng

64

10

52

2

5

MĐ 05

Những vấn chung của ngành nuôi trồng thủy sản

16

2

13

1

Tổng cộng

300

47

240

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng trình độ Sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo sơ cấp.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐỒNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

- Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 47 giờ.

- Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 253 giờ

- Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 47/35 = 1,34 giờ.

- Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 253/18 = 14,10 giờ.

- Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 1,34 + 14,10 = 15,44 giờ.

- Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 15,44 = 2,32 giờ.

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học =  Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trong một bài học lý thuyết = (Số giờ lý thuyết có trong bài học đó / 35) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trong một bài học thực hành = (Số giờ thực hành có trong bài học đó / 18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

4. Định mức cơ sở vật chất

- Định mức cơ sở vật chất là thời gian và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành và các khu chức năng khác) để hoàn thành việc đào tạo 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Phòng học lý thuyết: Định mức sử dụng 01 người học là 1,7m² x tổng thời gian 47 giờ/01 người học = 1,7 m² x 19 giờ.

- Phòng học thực hành:  Định mức sử dụng 01 người học là 6m² x tổng thời gian 14 giờ/01 người học = 6m² x 14 giờ.

- Khu vực thực hành (thuê của hộ dân): Định mức sử dụng 1 người học là 6m²  x tổng thời gian 239 giờ/01 người học = 6 m² x 239 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐỒNG TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng trình độ Sơ cấp;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng trình độ Sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 300 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng trình độ Sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI ỐC BƯƠU ĐỒNG

Tên nghề: Kỹ thuật nuôi ốc bươu đồng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

STT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

I

Định mức lao động trực tiếp

15,44

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

1,34

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

14,10

II

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

2,32

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

STT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức sử dụng thiết bị (giờ)

A

THIẾT BỊ DẠY  LÝ THUYẾT

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu: ≥ 1800x1800

1,34

2

Máy vi tính

Loại có các thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm. Cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

1,34

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

1,34

B

THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu: ≥ 1800x1800

0,06

2

Máy vi tính

Loại có các thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm. Cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,06

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

0,06

4

Máy bơm nước 1 Pha
1.5 HP

Công suất: 1.1kw 3hp

Điện áp: 220v

Ampe định mức: 12A

Đường kính ống hút = ống xả = 60 mm

Lưu lượng: 24 mét khối/ giờ

7,00

5

Máy bơm nước 1 Pha
3 HP

"Công suất: 2.2kw 3hp

Điện áp: 220v

Ampe định mức: 12A

Đường kính ống hút = ống xả = 100 mm

Lưu lượng: 78 mét khối/ giờ"

14,00

6

Cối xay

Điện áp: 220V/50Hz

Động cơ: 1.1kW B22

10,50

7

Kính hiển vi

Hệ thống vật kính: Vật kính tiêu sắc: 10X, 40X(S), 100X(S).

Độ phóng đại: 100x-2000x.

10,50

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Thông số kỹ thuật

Tiêu hao

1

Xô nhựa

Cái

Thể tích 20 lít

0,50

2

Cọc tre

Cây

Đường kính 3-5cm, cao 2-3m 

3,00

3

Bạt cao su

Mét

Độ dày 0.5 mm, cao 4m. 

1,00

4

Giá thể nilong

Bộ

Loại thông dụng trên thị trường 

2,00

5

Test pH

Bộ

Hãng sản xuất: SERA – ĐỨC 

0,17

6

Test NH3/NH4

Bộ

Hãng sản xuất: SERA – ĐỨC 

0,17

7

Test kH

Bộ

Hãng sản xuất: SERA – ĐỨC 

0,17

8

Test Oxy hòa tan

Bộ

Hãng sản xuất: SERA – ĐỨC 

0,17

9

Test H2S

Bộ

Hãng sản xuất: SERA – ĐỨC 

0,17

10

Dây buộc

Kg

Loại: Đũa Ø6 mm

0,17

11

Ống nhựa  Ø27

Cây

Cty PVC Bình Minh 

2,00

12

Ống nhựa  Ø42

Cây

Cty PVC Bình Minh

1,00

13

Dây ống nước mềm Ø27

Mét

Cty PVC Bình Minh

2,00

14

Van khóa Ø42

Cái

Cty PVC Bình Minh

1,00

15

Co nối chữ L Ø27

Cái

Cty PVC Bình Minh

2,00

16

Co nối chữ T Ø27

Cái

Cty PVC Bình Minh

1,00

17

Dây điện

Mét

Cty PVC Bình Minh

2,00

18

Lưới lan che nắng

Mét

Chất liệu: Nhựa  HDPE

Tỷ lệ che nắng: 70%

Khổ lưới: 2m

Màu sắc: Đen; Xanh

1,00

19

Ôc bươu đồng bố mẹ

Kg

Màu sắc tươi, khỏe mạnh, không bị vỡ võ. Trọng lượng 30 -50 con/kg 

2,00

20

Ôc bươu đồng giống

Kg

Màu sắc tươi, khỏe mạnh, không bị vỡ võ. Trọng lượng 30 -50 con/kg 

2,00

21

Cám gạo

Kg

Loại thông dụng trên thị trường

0,50

22

Bột cá

Kg

Loại thông dụng trên thị trường 

0,50

23

Thức ăn xanh

Kg

Lá rau muống, xà lách, khoai mì, mít…

0,50

24

Thức ăn viên công nghiệp

Kg

Hàm lượng đạm 18-30%

0,50

25

Sàng cho ăn

cái

Loại thông dụng trên thị trường 

0,50

26

Rỗ nhựa chữ nhật

Cái

Kích thước 50x34x11.5cm 

0,50

27

Cuốc

Cái

Loại thông dụng trên thị trường 

0,17

28

Xẻng

Cái

Loại thông dụng trên thị trường 

0,17

29

Cốc thủy tinh

Cái

Loại thông dụng trên thị trường 

0,17

30

Thước đo

Cái

Loại thông dụng trên thị trường 

0,17

31

Dao

Cái

Loại thông dụng trên thị trường 

0,17

32

Búa

Cái

"Thép carbon sơn đen

Đầu búa nặng 300g

Tay cầm nhựa" 

0,17

33

Muối

Kg

Muối biển, tự nhiên

1,00

34

Thuốc tím

Kg

Công thức hóa học : KMnO4

Tên khoa học: Potassium Permanganate

0,06

35

Đồng sulfat

Kg

Thành phần  : CuSO4.5H2O

 Dạng bột màu xanh

0,06

36

Vitamin C

Kg

Vitamin C 30% 

0,06

37

Prozyme

Kg

Bacillus subtilis, Protease

0,06

38

Vitaplex

Kg

Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin E, Niacin, Vitamin B5, Vitamin B2, Fe, Zn, Mn, Cu, Ca, Lysine, Methionine, Threonine 

0,06

39

Kéo y tế

Cây

Kích thước: 16cm

Chất liệu: Thép không rỉ 

0,17

40

Nhíp y tế

Cây

Kích thước: 16cm

Chất liệu: Thép không rỉ 

0,17

41

Giấy A0

Tờ

"Định lượng: 100gsm

Kích thước: 841mm x 1189mm

Màu: Trắng" 

1,00

42

Bút long dầu

Cây

"Bề rộng nét viết: 0,8mm -6mm

Số đầu bút: 2" 

1,00

 * Ghi chú: Vật tư được tính tiêu hao 100%, không có sản phẩm thu hồi.

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

TT

Tên cơ sở vật chất

Diện tích sử dụng trung bình của 01 người học (m²)

Tổng thời gian sử dụng của 01 người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 người học

(m² x giờ)

1

Phòng học lý thuyết

1,7

47

1,7 x 47

2

Phòng học thực hành

6

14

6 x 14

3

Khu vực thực hành (Thuê của người dân)

6

239

6 x 239

 

PHỤ LỤC 09

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH VÀ BẦU CÂY GIỐNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

NGHỀ KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH VÀ BẦU CÂY GIỐNG

TT

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

 

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

Ghi chú

1

MĐ01

Kiến thức bổ trợ

10

04

05

01

01 giờ kiểm tra thực hành

2

MĐ02

Lý thuyết kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống

14

13

-

01

01 giờ kiểm tra lý thuyết

3

MĐ03

Thực hành kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống

76

-

75

01

01 giờ kiểm tra thực hành

 

Tổng cộng

100

17

80

03

-

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật Nghề Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống,  trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho Nghề Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo thường xuyên.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH VÀ BẦU CÂY GIỐNG, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

- Định mức lao động trực tiếp:  5,06 giờ  (Bao gồm Định mức giờ dạy lý thuyết: 0,51 giờ + Định mức giờ dạy thực hành là 4,55 giờ).

Trong đó:

+ Cách tính Định mức giờ dạy lý thuyết = 0,51 giờ (Tổng số giờ dạy lý thuyết (18h)/ tổng số học viên dạy lý thuyết 35hv)

+ Cách tính Định mức giờ dạy thực hành = 4,55 giờ  (Tổng số giờ dạy thực hành (82h)/ tổng số học viên dạy thực hành 18hv)

- Định mức lao động gián tiếp: 0,76 giờ (Cách tính định mức lao động gián tiếp theo tỷ lệ 15% của lao động trực tiếp)

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức thiết bị dạy lý thuyết: gồm 3 loại thiết bị (máy chiếu, Lap top và bút trình chiếu)

Cách tính định mức thiết bị = Thời gian hoạt động của thiết bị (18h) x  số lượng thiết bị (1)/ số học viên học lý thuyết 35hv.

Số giờ hoạt động của từng loại thiết bị là 0,51 giờ.

- Định mức thiết bị dạy thực hành: gồm 3 loại thiết bị (máy chiếu, Lap top và bút trình chiếu)

Cách tính định mức thiết bị = Thời gian hoạt động của thiết bị (6h) x  số lượng thiết bị (1)/ số học viên học thực hành 18hv.

Số giờ hoạt động của từng loại thiết bị trên là 0,33 giờ.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

4. Định mức cơ sở vật chất

- Khu học lý thuyết: Định mức sử dụng 1 người học là 1,7 m2  x tổng thời gian 18 giờ/1  người học  =  1,7 m² x 18 giờ.

- Khu học thực hành: Định mức sử dụng 1 người học là 1,7 m2  x tổng thời gian 6 giờ/1 người học  =  1,7 m² x 6 giờ.

- Khu vực thực hành: Định mức sử dụng 1 người học là 4 m2  x tổng thời gian 76 giờ/1  người học  =  4 m² x 76 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH VÀ BẦU CÂY GIỐNG, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo Nghề Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống,trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng .

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật Nghề Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống, trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 100 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo Nghề Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống, trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ KỸ THUẬT CHIẾT CÀNH VÀ BẦU CÂY GIỐNG

Tên nghề: Kỹ thuật chiết cành và bầu cây giống

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

TT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

I

Định mức lao động trực tiếp

 5,06

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

0,51

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

4,55

II

Định mức lao động gián tiếp

 0,76

1

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

0,76

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

TT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

A

Thiết bị dạy lý thuyết

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu ≥ 1800 x 1800 

0,51

2

Laptop

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,51

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường 

0,51

B

Thiết bị dạy thực hành

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng ≥ 2500ANSI lumens. Kích thước phông chiếu ≥ 1800 x 1800 

0,33

2

Laptop

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,33

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường 

0,33

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Bút lông bảng Thiên Long

Cây

Loại thông dụng thị trường

0,27

2

Dao sắt

Cái

Loại thông dụng thị trường, vật tư mau hỏng

1

3

Kéo

Cái

Loại thông dụng thị trường, vật tư mau hỏng

1

4

Kiềm bấm

Cái

Loại thông dụng thị trường, vật tư mau hỏng

1

5

Bầu nilon

Kg

Loại thông dụng thị trường

0,11

6

Phân bón dưỡng

Gói/

Chai

Theo kỹ thuật chuyên ngành

 Gói/chai loại nhỏ

1

7

Giá thể chiết cành

Bao

Theo kỹ thuật chuyên ngành

1

8

Thuê/mua cây mẹ dùng để chiết

Cây/

Cành

Theo kỹ thuật chuyên ngành

1

9

Dây bầu cây

Cuộn/m

Theo kỹ thuật chuyên ngành

1

10

Thuốc kích rễ

Gói/

Chai

Theo kỹ thuật chuyên ngành

Gói/chai loại nhỏ

1

11

Thuốc Bảo vệ thực vật (thán thư, đốm lá, rầy,…)

Gói/

Chai

Theo kỹ thuật chuyên ngành

Gói/chai loại nhỏ

1

* Ghi chú: Tiêu hao 100% (Không có sản phẩm thu hồi)

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

TT

Tên cơ sở vật chất

Định mức sử dụng của 01 (một) người học (m2)

Tổng thời gian sử dụng của 01 (một) người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 (một) người học

(m2 x giờ)

1

Khu học lý thuyết, Khu học thực hành trên lớp

1,7

24

1,7 x 24

2

Khu vực thực hành (thuê nhà dân)

4

76

4  x 76

 

PHỤ LỤC 10

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA

MÁY BAY PHUN THUỐC TRONG NÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa

máy bay phun thuốc trong nông nghiệp

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

NGHỀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BAY

PHUN THUỐC TRONG NÔNG NGHIỆP

TT

Mã MH/MĐ

Tên Mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

Ghi chú

1

MĐ01

Kiến thức bổ trợ

10

04

05

01

01 giờ kiểm tra thực hành

2

MĐ02

Lý thuyết vận hành-Sửa chữa máy bay

14

13

-

01

01 giờ kiểm tra lý thuyết

3

MĐ03

Thực hành vận hành, sửa chữa máy bay và phun thuốc

76

-

75

01

01 giờ kiểm tra thực hành

Tổng cộng

100

17

80

03

-

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật Nghề Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy bay phun thuốc trong nông nghiệp, trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho thuật Nghề Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy bay phun thuốc trong nông nghiệp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo thường xuyên.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BAY PHUN THUỐC TRONG NÔNG NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 

- Định mức lao động trực tiếp: 5,06 giờ  (Bao gồm Định mức giờ dạy lý thuyết: 0,51 giờ + Định mức giờ dạy thực hành là 4,55 giờ).

Trong đó:

+ Cách tính Định mức giờ dạy lý thuyết = 0,51 giờ (Tổng số giờ dạy lý thuyết (18h)/ tổng số học viên dạy lý thuyết 35hv)

+ Cách tính Định mức giờ dạy thực hành = 4,55giờ  (Tổng số giờ dạy thực hành (82h)/ tổng số học viên dạy thực hành 18hv)

- Định mức lao động gián tiếp: 0,76 giờ (Cách tính định mức lao động gián tiếp theo tỷ lệ 15% của lao động trực tiếp)

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức thiết bị dạy lý thuyết: gồm 3 loại thiết bị (máy chiếu, Lap top và bút trình chiếu)

Cách tính định mức thiết bị = Thời gian hoạt động của thiết bị (18h) x  số lượng thiết bị (1)/ số học viên học lý thuyết (35hv)

Số giờ hoạt động của từng loại thiết bị là 0,51 giờ.

- Thiết bị dạy thực hành

+ Máy chiếu, Lap top và Bút trình chiếu

Cách tính định mức thiết bị = Thời gian hoạt động của thiết bị (74h) x số lượng thiết bị (1)/số học viên học thực hành (18hv)

Số giờ hoạt động của từng loại thiết bị trên là 4,11 giờ.

+ 1 Máy bay (drone), loại phun thuốc trong nông nghiệp là 4,22 giờ. Gồm:

Thực hành Bay phun thuốc: 0,44 giờ (Cách tính định mức thiết bị = Thời gian hoạt động của thiết bị (8h) x  số lượng thiết bị (1)/ số học viên học thực hành (18hv)

Thực hành vận hành và sửa chữa: 3,77 giờ (Cách tính định mức thiết bị = Thời gian hoạt động của thiết bị (68h) x  số lượng thiết bị (1)/ số học viên học thực hành (18hv)

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị.

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

4. Định mức cơ sở vật chất

- Khu học lý thuyết + Khu học thực hành trên lớp: Định mức sử dụng 1 người học là 1,7 m2  x tổng thời gian 24 giờ/1  người học  =  1,7 m² x 24 giờ.

- Khu vực thực hành: Định mức sử dụng 1 người học là 4 m2  x tổng thời gian 68 giờ/1 người học  =  4 m² x 68 giờ.

- Khu vực thực hành phun thuốc: Định mức sử dụng 1 người học là ≥ 1000m2  x tổng thời gian 8 giờ/1 người học  =  1.000 m² x 8 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BAY PHUN THUỐC TRONG NÔNG NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo Nghề Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy bay phun thuốc trong nông nghiệp, trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật Nghề Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy bay phun thuốc trong nông nghiệp trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 100 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo Nghề Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy bay phun thuốc trong nông nghiệp, trình độ đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BAY

PHUN THUỐC TRONG NÔNG NGHIỆP

Tên nghề: Kỹ thuật sử dụng và sửa chữa máy bay phun thuốc trong nông nghiệp

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

TT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

I

Định mức lao động trực tiếp

 5,06

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

0,51

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

4,55

II

Định mức lao động gián tiếp

0,76

1

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

0,78

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

STT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị

A

Thiết bị dạy lý thuyết 

 

 

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu ≥ 1800 x 1800 

0,51

2

Lap top

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

0,51

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

0,51

B

Thiết bị dạy thực hành

 

 

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng ≥ 2500ANSI lumens

Kích thước phông chiếu ≥ 1800 x 1800 

4,11

2

Lap top

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

4,11

 

3

Bút trình chiếu

Loại thông dụng trên thị trường

4,11

4

Máy bay (drone)

Loại phun thuốc trong nông nghiệp

0,44

(Thực hành bay, thời gian hoạt động của thiết bị 8 giờ)

 

 

 

3.77

(Thực hành vận hành và sửa chữa 68 giờ)

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

TT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Bút lông bảng Thiên Long

Cây

Loại thông dụng thị trường

0.27

2

Bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay,…

Bộ

Loại thông dụng thị trường

0.33

3

Phểu nhựa

Cái

Loại thông dụng thị trường

0.33

4

Thùng đựng 5 lít

Cái

Loại thông dụng thị trường

0.11

5

Thuốc Bảo vệ thực vật (thuốc cỏ, thuốc trừ sâu,…)

Gói/Chai

Theo kỹ thuật chuyên ngành

1

* Ghi chú: Mục tiêu hao 100% (Không có sản phẩm thu hồi)

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

TT

Tên cơ sở vật chất

Định mức sử dụng của 01 (một) người học

(m2)

Tổng thời gian sử dụng của 01 (một) người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 (một) người học (m2 x giờ)

1

Khu học lý thuyết + Khu học thực hành

1,7

24

1,7 x 24

2

Khu vực thực hành vận hành, sửa chữa máy bay

4

68

4 x 68

3

Khu vực thực hành phun thuốc

 ≥ 1.000

8

1.000 x 8

 

PHỤ LỤC 11

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ CHĂM SÓC DA

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Chăm sóc da

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG NGHỀ CHĂM SÓC DA

TT

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

(Kiểm tra thực hành)

1

MĐ 01

Phân loại da

60

8

50

2

2

MĐ 02

Làm sạch da

60

8

50

2

3

MĐ 03

Massage chăm sóc da mặt

75

8

65

2

4

MĐ 04

Đắp mặt nạ

85

10

73

2

5

MH 05

Khởi sự doanh nghiệp và Bảo vệ môi trường

10

8

 

2

 

Tổng cộng

290

42

238

10

*Ghi chú: thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Chăm sóc da trình độ đào tạo dưới 3 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề Chăm sóc da do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo thường xuyên.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHĂM SÓC DA TRÌNH ĐỘ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 42 giờ

Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 248 giờ

Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 42/35 = 1,20 giờ

Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 248/18 = 13,78 giờ

Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 1,20 + 13,78 = 14,98 giờ

Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 14,98 = 2,25 giờ

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học đó/18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư đó trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư đó)/18.

Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

4. Định mức cơ sở vật chất

Xác định điều kiện cơ sở vật chất cần có để tiến hành đào tạo như: phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thời gian và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất.

Phòng học lý thuyết: Định mức sử dụng 01 người học là 1,7m² x tổng thời gian 42 giờ/01 người học = 1,7 m² x 38 giờ.

Phòng học thực hành: Định mức sử dụng 01 người học là 4m² x tổng thời gian 248 giờ/01 người học = 4m² x 248 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHĂM SÓC DA TRÌNH ĐỘ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Chăm sóc Da trình độ thường xuyên dưới 3 tháng;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Chăm sóc Da trình độ thường xuyên dưới 3 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 290 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Chăm sóc Da trình độ thường xuyên dưới 3 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHĂM SÓC DA

Tên nghề: Chăm sóc da

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

STT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

A

Định mức lao động trực tiếp

14,98

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ nghề nghề bậc 2/5 hoặc thợ 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên.

1,20

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ nghề nghề bậc 2/5 hoặc thợ 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên.

13,78

B

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

2,25

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

STT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

A

THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT

 

 

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

1,11

2

Máy vi tính

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800"

1,11

3

Bút trình chiếu

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

1,11

B

THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH

 

 

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

3,77

2

Máy vi tính

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800"

3,77

3

Bút trình chiếu

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

1,33

4

Vòm ánh sáng sinh học

- Điện áp đầu vào : 12V- 3A.

- Công suất : 36W

Kích thước đóng gói: 5 kg

- Kích thước vòm ánh sáng: 500 x 566 x 446 mm

-  Bước sóng : 635nm, 560nm, 415nm, 308nm, 590nm, 610nm, CA+320nm.

- Đèn led : 400 bóng

12,33

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Sửa rữa mặt

chai

VN AS BEAU 120ml

0,56

2

Nước hoa hồng

chai

100ml VN

0,56

3

Tẩy tế bào chết

chai

VN AS BEAU 160ml

0,28

4

Dưỡng chất

chai

Việt Nam 1000ml

0,06

5

Kem dưỡng

hộp

VN AS BEAU 10ml

0,28

6

Mặt nạ kem nha đam

kg

Loại thông dụng trên thị trường

0,06

7

Serum

chai

VN AS BEAU 30ml/chai

0,28

8

Cây lấy mụn Inox

cây

Loại thông dụng trên thị trường

1,67

9

Kim lấy mụn Inox (200 chiếc/hộp)

hộp

Loại thông dụng trên thị trường

0,06

10

Dao lam (10 chiếc/hộp)

hộp

Loại thông dụng trên thị trường

0,33

11

Kem massage

hộp

Việt Nam loại 1100ml

0,06

12

Cọ quét mặt nạ 10cm

cây

Loại thông dụng trên thị trường

1,67

13

Khăn đắp (80/180)

cái

Loại thông dụng trên thị trường

0,11

14

Khăn trãi (khăn lông 90*180)

cái

Loại thông dụng trên thị trường

0,03

15

Khăn choàng (40*60)

cái

Loại thông dụng trên thị trường

0,33

16

Giấy lau mặt (200 tờ/Cây)

cây

Loại thông dụng trên thị trường

0,06

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

STT

Nội dung

Diện tích sử dụng trung bình của 01 người học (m²)

Tổng thời gian sử dụng của 01 người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 người học

(m² x giờ)

1

Phòng học lý thuyết

1,7

42

1,7 x 42

2

Phòng học thực hành

4

248

4 x 248

 

PHỤ LỤC 12

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

NGHỀ TRANG ĐIỂM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND Ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

 

Tên nghề: Trang điểm

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

 

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

PHẦN THUYẾT MINH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHĂM SÓC DA TRÌNH ĐỘ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức lao động

2. Định mức thiết bị

3. Định mức vật tư

4. Định mức cơ sở vật chất

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG NGHỀ TRANG ĐIỂM

TT

MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

(Kiểm tra thực hành)

1

MĐ 01

Chuẩn bị dụng cụ trang điểm

2

2

0

0

2

MĐ 02

Cách nhận diện khuôn mặt

12

2

9

1

3

MĐ 03

Kỹ năng chăm sóc da trước và sau khi trang điểm

8

1

6

1

4

MĐ 04

Cách đánh nền

41

5

35

1

5

MĐ 05

Chân mày

44

4

39

1

6

MĐ 06

Màu mắt

56

5

50

1

7

MĐ 07

Vẽ mắt nước

38

3

34

1

8

MĐ 08

Má hồng

18

2

15

1

9

MĐ 09

Môi

11

1

9

1

10

MĐ 10

Màu sắc trang điểm

36

5

30

1

11

MĐ 11

Nghệ thuật che khuyết điểm tì vết trên mặt

13

2

10

1

12

MH 12

Khởi sự doanh nghiệp - Bảo vệ môi trường

6

6

0

0

 

Tổng cộng

285

38

237

10

*Ghi chú: thời gian kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành

 

PHẦN THUYẾT MINH

Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Trang điểm trình độ đào tạo dưới 03 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, vật tư, thiết bị và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn cho nghề Trang điểm do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đào tạo thường xuyên.

- Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp, Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên, Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa làm vừa học.

- Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH  ngày 12/10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

II. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHĂM SÓC DA TRÌNH ĐỘ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức lao động

- Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ.

- Tổng số giờ lý thuyết của chương trình = 38 giờ

- Tổng số giờ thực hành (bao gồm giờ kiểm tra) của chương trình = 247 giờ

- Định mức giờ dạy lý thuyết = Tổng số giờ lý thuyết của chương trình/35 = 38/35 = 1,09 giờ

- Định mức giờ dạy thực hành = Tổng số giờ thực hành của chương trình/18 = 247/18 = 13,72 giờ

- Định mức lao động trực tiếp = Định mức giờ dạy lý thuyết + Định mức giờ dạy thực hành = 1,09 + 13,72 = 14,81 giờ

- Định mức lao động gián tiếp = 15% x Định mức lao động trực tiếp = 15% x 14,81 = 2,22 giờ

2. Định mức thiết bị

- Định mức thiết bị là thời gian sử dụng thiết bị cần thiết đối với từng loại thiết bị để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

 - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị.

- Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp.

- Định mức cho từng thiết bị cho toàn chương trình = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức từng thiết bị trong một mô đun, môn học = Tổng định mức thiết bị đó có sử dụng trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng.

- Định mức từng thiết bị trong một bài học = (Số giờ thực hành có trong bài học/18) x Số lượng thiết bị tương ứng cần dùng cho lớp học trong bài học tương ứng.

3. Định mức vật tư

- Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

- Định mức này chưa bao gồm:

+ Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo;

+ Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị;

+ Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng nào đó cho 01 người học hoặc 01 lớp học hoặc cả khóa học (phần vật tư không tiêu hao).

- Định mức tiêu hao cho từng loại vật tư = Tổng tiêu hao vật tư trong tất cả các mô đun, môn học trong chương trình.

- Định mức tiêu hao từng vật tư trong một mô đun, môn học = (Tổng tiêu hao vật tư trong tất cả các bài học trong mô đun, môn học tương ứng x Tỷ lệ phần trăm tiêu hao của loại vật tư)/18.

- Định mức tiêu hao từng loại vật tư cho từng mô đun, môn học được tính cho lớp học có 18 học viên.

4. Định mức cơ sở vật chất

Xác định điều kiện cơ sở vật chất cần có để tiến hành đào tạo như: phòng học lý thuyết, phòng thực hành, thời gian và diện tích sử dụng của một người học đối với từng loại cơ sở vật chất.

- Phòng học lý thuyết: Định mức sử dụng 01 người học là 1,7m² x tổng thời gian 38 giờ/01 người học = 1,7 m² x 38 giờ.

- Phòng học thực hành: Định mức sử dụng 01 người học là 4m² x tổng thời gian 247 giờ/01 người học = 4m² x 247 giờ.

III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ TRANG ĐIỂM TRÌNH ĐỘ THƯỜNG XUYÊN DƯỚI 03 THÁNG

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để:

- Xác định chi phí trong đào tạo nghề Trang điểm trình độ thường xuyên dưới 3 tháng;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Trang điểm trình độ thường xuyên dưới 3 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên, thời gian đào tạo là 285 giờ.

3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Trang điểm trình độ thường xuyên dưới 3 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục III, các cơ quan, đơn vị căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp.

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC

KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ TRANG ĐIỂM

Tên nghề: Trang điểm

Trình độ đào tạo: Thường xuyên dưới 03 tháng

Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên và lớp học thực hành 18 học viên.

I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

STT

Định mức lao động

Định mức (giờ)

A

Định mức lao động trực tiếp

14,81

1

Định mức giờ dạy lý thuyết

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ nghề nghề bậc 2/5 hoặc thợ 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên.

1,09

2

Định mức giờ dạy thực hành

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ nghề nghề bậc 2/5 hoặc thợ 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên.

13,72

B

Định mức lao động gián tiếp

Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên có ngành nghề đào tạo phù hợp với việc làm.

2,22

II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ

STT

Tên thiết bị

Thông số kỹ thuật cơ bản

Định mức thiết bị (giờ)

 

THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT

1

Máy chiếu (Projector)

Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens

1,23

2

Máy vi tính

Kích thước phông chiếu:≥ 1800x1800"

1,23

3

Bút trình chiếu

Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng

1,23

III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ

STT

Tên vật tư

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu hao

1

Gương trang điểm 15cm X 18cm (tròn, vuông)

Cái

Loại thông dụng trên thị trường

1,00

2

Nước tẩy trang

Chai

250ml Việt Nam

1,11

3

Nước hoa hồng

Chai

100ml Việt Nam

1,11

4

Kem dưỡng

Chai

Việt Nam 140ml

1,11

5

Kem lót

Chai

Việt Nam 40ml

1,11

6

Kem nền

Thỏi

Việt Nam 40ml

0,56

7

Kem hightlight

hộp

Việt Nam (15g)

0,56

8

Phấn phủ

hộp

hightlight Việt Nam (32g)

0,56

9

Phấn phủ

hộp

shadding Việt Nam (7g)

0,56

10

Phấn phủ nền

hộp

Việt Nam (32g)

0,56

11

Bông tẩy trang (240 miếng)

cây

Loại thông dung trên thị trường

0,56

12

Bông tăm đầu nhỏ

bọc

Loại thông dung trên thị trường

0,56

13

Bông phấn phủ tròn 7cm

cái

Loại thông dung trên thị trường

0,56

14

Latex (muốt đánh nền)

bọc

24 miếng Hàn Quốc

0,56

15

Cọ trang điểm

cây

Loại thông dung trên thị trường

5,83

16

Kéo tỉa chân mày, lông mi (9*4,5)

bộ

Loại thông dung trên thị trường

0,83

17

Bút chì sáp vẽ chân mày

cây

Việt Nam (hộp 12 cây)

1,94

18

Keo dán mi

cây

Việt Nam 15ml/chai

1,67

19

Lông mi giả

chai

Việt Nam 4D

2,83

20

Dao lam tỉa chân mày (10 chiếc/hộp)

hộp

Loại thông dung trên thị trường

0,33

21

Bảng màu mắt

hộp

Việt Nam (28 màu Việt Nam)

0,33

22

Macara

cây

Việt Nam

2,00

23

Bông tăm đầu nhỏ

bọc

Loại thông dung trên thị trường

1,11

24

Keo dán mi

chai

Việt Nam 15ml/chai

1,67

25

Bút vẽ mắt nước

cây

Việt Nam 0,5g

1,00

26

Phấn má hồng

hộp

Việt Nam (7g)

0,56

27

Son màu

hộp

15 màu Việt Nam

0,17

28

Son bóng

cây

Việt Nam 3,2g

0,83

29

Giấy A4

Tờ

Giấy in A4 IK PLus Định Lượng 70 gsm 500 tờ

Đặc điểm: Là loại giấy phổ biến và thông dụng, sử dụng để in - photo,

Định lượng 70gsm. Chất lượng: Đẹp, trắng, mịn, láng. Quy cách: Khổ A4, 1 Ream/ 500 tờ

6,67

IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT

STT

Nội dung

Diện tích sử dụng trung bình của 01 người học (m²)

Tổng thời gian sử dụng của 01 người học (giờ)

Định mức sử dụng của 01 người học

(m² x giờ)

1

Phòng học lý thuyết

1,7

38

1,7 x 38

2

Phòng học thực hành

4

247

4 x 247

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 26/2024/QĐ-UBND về Định mức kinh tế - kỹ thuật đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang

  • Số hiệu: 26/2024/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/08/2024
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Lê Văn Phước
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản