Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2011/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 7 năm 2011 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;
Căn cứ Chỉ thị số 04/2008/CT-BTTTT ngày 22 tháng 5 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 183/TTr-STTTT ngày 06 tháng 4 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2011; thay thế cho Quyết định số 2653/2008/QĐ-UBND ngày 22/11/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 28/01/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài chính, Công thương; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế và thị xã Hương Thủy; Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Mục tiêu quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông
Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại; đảm bảo nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông; đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, hệ thống dịch vụ, hệ thống hành chính và phát triển cộng đồng; đảm bảo cảnh quan đô thị, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân; phục vụ tốt an ninh quốc phòng, phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn; là động lực góp phần thu hút đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quy định này hướng dẫn việc tổ chức quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quy định này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước; các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động về lĩnh vực viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 4. Việc quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngoài việc chấp hành theo Quy định này, còn phải tuân thủ các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
2. Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi.
3. Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông.
4. Công trình viễn thông là công trình xây dựng bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng lắp đặt vào đó.
5. Nhà trạm là công trình xây dựng để bảo vệ thiết bị viễn thông và các thiết bị phụ trợ khác.
6. Trạm BTS là trạm thu, phát sóng thông tin di động bao gồm trụ, ăng ten hoặc chỉ có ăng ten không có trụ (đối với vị trí lắp đặt tại lan can nhà cao tầng); các trang thiết bị thu, phát sóng thông tin di động và các thiết bị phụ trợ khác được lắp đặt trên nóc tòa nhà (đối với trạm BTS loại II) hoặc trên mặt đất (đối với trạm BTS loại I).
7. Trụ gồm có trụ bê tông cốt thép và trụ bằng thép lắp ghép dùng để lắp ăng ten phục vụ cho điện thoại di động hoặc dùng để treo cáp thông tin.
8. Ăng ten là thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ ra không gian bên ngoài cũng như thu nhận sóng điện từ từ không gian bên ngoài.
9. Cống cáp là những đoạn ống được ghép nối với nhau chôn ngầm dưới đất hoặc để nổi dùng để bảo vệ và kéo cáp.
10. Hầm cáp là bể cáp có nắp đậy, có kích thước đủ lớn cho nhân viên xuống lắp đặt, sửa chữa, bảo trì; thường được xây dựng trên các truyến đường để dẫn cáp đến tủ, hộp cáp vào nhà thuê bao.
11. Tủ cáp là một kết cấu dạng khung hộp, đủ lớn bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, trong đó có các phiến nối dây với tổng dung lượng lớn hơn 50 đôi, dùng để nối cáp chính với cáp phối hoặc nối giữa các cáp phối. Tủ cáp được đặt lên bệ xây ngay trên bề mặt đất hoặc treo trên cột, gắn trên tường.
12. Hộp cáp là kết cấu dạng hộp nhỏ, bằng kim loại hoặc polyme kín, chống được nước mưa, trong đó có các phiến nối dây với tổng dung lượng từ 10 đôi đến 50 đôi, dùng để nối cáp phối với cáp thuê bao. Hộp cáp được treo trên cột hoặc gắn trên tường.
13. Đường dây thuê bao viễn thông, truyền hình cáp là dây truyền dẫn tín hiệu thông tin từ hộp cáp đầu cuối, bộ chia đầu cuối đến nhà thuê bao.
14. Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006 Quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với công trình mạng ngoại vi viễn thông; được ban hành theo Quyết định số 54/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG
Điều 6. Định hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông
1. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng; với phát triển các công trình giao thông trọng điểm, vùng du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư.
2. Ưu tiên tập trung đầu tư các công trình hạ tầng viễn thông có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc phục vụ mục đích công cộng (viễn thông công cộng); đồng thời phát triển kết cấu hạ tầng viễn thông có tính bền vững lâu dài.
3. Phối kết hợp chặt chẽ khi đầu tư các công trình hạ tầng viễn thông với các công trình hạ tầng khác nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và tránh tình trạng đào bới nhiều lần.
4. Đạt được yếu tố hiệu quả kinh doanh nhưng phải bảo đảm mỹ quan đô thị, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng cùng đầu tư và chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả và đầu tư.
6. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hoá công tác đầu tư xây dựng cống, bể cáp, cột ăng ten cho các doanh nghiệp thuê để ngầm hoá cáp viễn thông, cáp truyền hình và lắp đặt trạm BTS theo quy chuẩn và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động do UBND tỉnh ban hành.
Điều 7. Quy định chung về việc sử dụng chung hạ tầng viễn thông
1. Chỉ cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông cho những doanh nghiệp có cam kết là xây dựng để phục vụ cho doanh nghiệp và đủ năng lực đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thuê dùng chung hạ tầng (đối với những doanh nghiệp vừa kinh doanh hạ tầng vừa kinh doanh dịch vụ).
2. Việc sử dụng chung hạ tầng viễn thông phải đảm bảo công bằng về lợi ích kinh tế giữa các doanh nghiệp.
3. Đối với các doanh nghiệp đã có sẵn hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh thì khuyến khích thực hiện chia sẻ hạ tầng viễn thông theo tinh thần “một đổi một”.
4. Doanh nghiệp sở hữu hạ tầng viễn thông phải có văn bản trả lời cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại, dùng chung hạ tầng viễn thông trong thời hạn 7 ngày kể từ khi doanh nghiệp sở hữu hạ tầng viễn thông nhận được nhu cầu (bằng văn bản) của doanh nghiệp thuê lại hạ tầng viễn thông.
5. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng Quy định dùng chung hạ tầng viễn thông để gây sức ép, cạnh tranh không lành mạnh, phá hoại tài sản hoặc làm gián đoạn tín hiệu thông tin của các doanh nghiệp cùng sử dụng chung hạ tầng viễn thông.
- Cáp treo chỉ được phát triển ở những vùng ngoài phạm vi thành phố Huế, trung tâm thị xã, thị trấn, nhưng phải tuân thủ các nội dung quy định kỹ thuật tại điểm 2 tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006;
- Cáp ngầm đi trong cống bể được phát triển tại khu vực thành phố Huế, trung tâm thị xã, thị trấn và tiếp tục phát triển đến các khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhưng phải tuân thủ các nội dung quy định kỹ thuật tại điểm 3 tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006;
- Cáp chôn trực tiếp chỉ được dùng ở những vị trí không thể xây dựng cống bể, không trồng được cột, nhưng phải tuân thủ các nội dung quy định kỹ thuật tại điểm 4 tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006;
- Việc treo dây thuê bao trên cột điện lực, viễn thông phải được sự đồng ý của chủ sở hữu cột và phải tuân thủ các nội dung quy định tại điểm 7 của tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006;
- Lắp đặt tủ cáp, hộp cáp đúng các nội dung quy định tại điểm 8.1 của tiêu chuẩn Ngành TCN 68-254:2006;
- Ghi thông tin quản lý tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo dây thuê bao và vị trí treo dây thuê bao đúng theo nội dung quy định tại điểm 8.2 tiêu chuẩn Ngành TCVN 68-254:2006;
- Trạm BTS xây dựng phải đúng theo Quy hoạch trạm BTS của tỉnh; phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy phạm của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông;
bảo đảm cảnh quan đô thị, bảo đảm an toàn về tài sản và tính mạng của người dân sống quanh khu vực trạm BTS.
Điều 9. Sử dụng chung nhà trạm và trụ ăngten (trạm BTS)
1. Nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng trạm BTS:
a) Việc phát triển, xây dựng mới các trạm BTS phải phù hợp với quy hoạch được duyệt; đảm bảo mỹ quan đô thị và theo các mô hình mẫu được phê duyệt.
b) Ưu tiên sử dụng các trạm BTS sử dụng công nghệ mới với ăngten được ngụy trang trong các tòa nhà cao tầng đảm bảo mỹ quan đô thị.
c) Nếu trong một khu vực đã có trạm BTS của doanh nghiệp khác và quy hoạch không phát triển thêm trạm BTS thì doanh nghiệp muốn phát triển trạm BTS phải thực hiện đàm phán với doanh nghiệp sở hữu trạm BTS đã có trước đó để thuê lại dùng chung trạm BTS.
2. Nguyên tắc sử dụng chung trạm BTS:
a) Các doanh nghiệp sở hữu các trạm BTS phải chia sẻ hạ tầng nhà trạm, trụ ăngten với các doanh nghiệp khác trên cơ sở đủ năng lực đáp ứng về hạ tầng viễn thông với tinh thần hợp tác cùng có lợi.
b) Các doanh nghiệp sở hữu nhà trạm, trụ ăngten phải công bố năng lực và mức giá cho thuê của từng vị trí tương ứng cho các doanh nghiệp khác và báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông.
c) Nếu doanh nghiệp muốn thuê lại, sử dụng chung nhà trạm và trụ ăngten tại trạm BTS của doanh nghiệp khác thì phải có văn bản thỏa thuận trước với doanh nghiệp cho thuê để triển khai thuê lại, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định liên quan.
d) Trong trường hợp thực hiện việc thuê dùng chung trạm BTS nêu tại điểm a, b,c nêu trên không thành công với lý do chính đáng thì Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, tham mưu UBND tỉnh phương án giải quyết.
Điều 10. Sử dụng chung hệ thống trụ treo cáp
1. Nguyên tắc sử dụng chung hệ thống trụ treo cáp:
a) Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng hệ thống trụ treo cáp để kéo mới cáp nổi ở khu vực thành phố Huế và thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý treo cáp lên hệ thống trụ treo cáp khi chưa được doanh nghiệp sở hữu trụ treo cáp cho phép.
c) Nếu trên một tuyến cùng tồn tại tuyến trụ treo cáp và tuyến cống, bể ngầm thì việc dùng chung hạ tầng phải được ưu tiên sử dụng tuyến cống, bể ngầm.
2. Nội dung sử dụng chung trụ treo cáp:
a) Việc sử dụng chung trụ treo cáp phải đảm bảo mỹ quan, an toàn. Cáp băng ngang đường phải đảm bảo độ cao cho phép và gắn thẻ theo quy định. Cáp treo dọc tuyến phải đảm bảo kết cấu và độ võng cho phép của các tiêu chuẩn ngành liên quan và có gắn thẻ ghi dung lượng và doanh nghiệp sở hữu.
b) Khi thi công, vận hành, bảo dưỡng cáp treo trụ phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn cho mạng lưới.
c) Việc treo dây thuê bao phải tuân thủ quy định của UBND tỉnh về việc treo dây thuê bao trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Sử dụng chung hệ thống cống, bể
1. Nguyên tắc sử dụng chung hệ thống cống, bể:
a) Các doanh nghiệp sở hữu hệ thống cống, bể phải công bố năng lực và mức giá cho thuê của từng tuyến tương ứng cho các doanh nghiệp khác và báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Doanh nghiệp chưa có hệ thống cống, bể ngầm thì phải thỏa thuận để sử dụng chung hệ thống hệ thống cống, bể ngầm của các doanh nghiệp có sẵn trên tinh thần hợp tác cùng có lợi.
c) Những khu vực chưa có hệ thống cống, bể ngầm hoặc hệ thống cống, bể ngầm không đảm bảo năng lực để dùng chung thì UBND tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hệ thống cống, bể ngầm sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê lại; doanh nghiệp đầu tư mới phải có cam kết đầu tư đủ dung lượng cho các doanh nghiệp khác thuê lại ít nhất trong chu kỳ kế hoạch 10 năm. Không khuyến khích việc đầu tư, xây dựng cho những dự án, công trình xây dựng hệ thống cống, bể ngầm dùng riêng cho từng doanh nghiệp.
2. Nội dung sử dụng chung hệ thống cống, bể:
a) Trên cơ sở các tuyến công trình cống, bể ngầm, các doanh nghiệp có nhu cầu lắp đặt mới hệ thống cáp vào hệ thống cống, bể ngầm phải gửi hồ sơ thiết kế cho doanh nghiệp sở hữu công trình ngầm để xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 7 ngày doanh nghiệp sở hữu công trình ngầm phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê.
b) Trong trường hợp thực hiện việc thuê dùng chung hạ tầng cống bể mà không thành công với lý do chính đáng thì Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét chấp thuận cấp phép xây dựng mới hệ thống cống, bể mới theo quy hoạch được duyệt đảm bảo nguyên tắc trên một tuyến đường có tối đa 02 doanh nghiệp đầu tư hệ thống hạ tầng ngầm.
c) Khi thi công, vận hành, bảo dưỡng cáp ngầm phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn ngành và an toàn cho mạng lưới.
Điều 12. Quy định về công bố thông tin
1. Công bố thông tin
a) Việc công bố thông tin phải được thực hiện minh bạch và chính xác.
b) Các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng các nội dung thông tin cần công bố về công trình viễn thông, dung lượng, mức giá cho thuê, các điều kiện kỹ thuật trong quá trình vận hành, khai thác của doanh nghiệp mình cho các doanh nghiệp khác được biết.
c) Nếu có những thay đổi về cơ sở hạ tầng viễn thông, các mức giá và các thông tin khác liên quan thì doanh nghiệp sở hữu hạ tầng viễn thông đó phải cập nhật và công bố lại mới nhất.
d) Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối tiếp nhận và xử lý ban đầu về yêu cầu được dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp; thực hiện bảo quản, lưu giữ thông tin theo quy định của pháp luật.
đ) Thông tin về cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải được báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông để được giám sát và hướng dẫn trong quá trình thực hiện nội dung của quy định này.
2. Quy tắc công bố thông tin
Khi có yêu cầu cung cấp thông tin để sử dụng chung hạ tầng viễn thông gửi cho doanh nghiệp sở hữu hạ tầng viễn thông và Sở Thông tin và Truyền thông, trong thời hạn tối đa 7 ngày làm việc Doanh nghiệp sở hữu hạ tầng viễn thông phải có trả lời bằng văn bản gửi cho các doanh nghiệp có nhu cầu dùng chung và báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông.
1. Các bên tham gia dùng chung hạ tầng viễn thông phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn của hệ thống, các tiêu chuẩn ngành và các quy định khác liên quan.
2. Doanh nghiệp nào sửa chữa, nâng cấp, lắp đặt thiết bị liên quan đến các hạ tầng đang dùng chung thì phải có thông báo bằng văn bản trước cho các doanh nghiệp là chủ sở hữu hạ tầng cho thuê trước 7 ngày. Trường hợp ứng cứu thông tin đột xuất thì thực hiện thông báo bằng điện thoại, fax nhưng sau đó phải có thông báo bằng văn bản.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 14. Nguyên tắc và phương thức phối hợp
1. Nguyên tắc phối hợp:
Công tác phối hợp giữa các cơ quan để tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về cơ sở hạ tầng viễn thông được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Nội dung phối hợp đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tham gia phối hợp;
b) Bảo đảm tính khách quan;
c) Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời gian phối hợp;
d) Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Phương thức phối hợp:
Tùy theo tính chất, nội dung của chương trình công tác phối hợp, cơ quan chủ trì quyết định việc áp dụng các phương thức sau đây:
a) Lấy ý kiến bằng văn bản;
b) Tổ chức họp;
c) Thành lập tổ công tác liên ngành.
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Quy định này; định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
b) Tham mưu xây dựng và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng tại các huyện, thị xã, thành phố.
c) Chỉ đạo việc sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông với điện lực, giao thông công chánh theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai các công trình viễn thông đồng bộ cùng với công trình giao thông, cấp nước, thoát nước, viễn thông, điện lực… và khi sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường, khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ngầm hoá cáp viễn thông, cáp truyền hình tại địa phương.
đ) Chủ trì, phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền, đưa tin về mục đích, ý nghĩa, lợi ích kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông; hướng dẫn các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tuyên truyền phổ biến, cung cấp đầy đủ thông tin về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng để người dân an tâm, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông;
e) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động với tinh thần hợp tác cùng phát triển và vì lợi ích cộng đồng; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan ban hành cơ chế, nguyên tắc kiểm soát hạ tầng viễn thông.
g) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp chỉnh trang việc treo dây thuê bao trên cột dọc theo các tuyến đường phố với yêu cầu bảo đảm mỹ quan đô thị và an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông;
h) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ lực lượng vũ trang sử dụng hạ tầng viễn thông (cống bể, đường cột) của các doanh nghiệp bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
i) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý hạ tầng viễn thông.
2. Văn phòng UBND tỉnh:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm điểm định kỳ hàng năm về công tác phối hợp;
c) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị;
d) Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì họp với các Sở, Ban, Ngành và các doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện nội dung quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động đối với các đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 cùng với các nội dung sẵn có về điện, cấp nước, thoát nước;
b) Chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức cá nhân khi lập thiết kế cơ sở các hệ thống công trình kỹ thuật xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng phải đưa nội dung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có khi lập thiết kế cơ sở các hệ thống công trình kỹ thuật xây dựng;
c) Chỉ đạo Thanh tra Xây dựng thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định về xây dựng đối với công trình viễn thông đặc biệt là trạm BTS và các tuyến cáp.
4. Sở Giao thông Vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn đưa hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động là nội dung bắt buộc phải có khi lập thiết kế cơ sở và tổ chức xây dựng cầu, đường.
5. Sở Công thương
Chỉ đạo, hướng dẫn cho Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và các đơn vị hoạt động điện lực:
a) Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật điện, đặc biệt là hệ thống cột điện trong phạm vi quyền hạn quản lý trên tinh thần hợp tác cùng phát triển và vì lợi ích cộng đồng;
b) Phối hợp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp nghiêm túc thực hiện chỉnh trang việc treo cáp thuê bao trên trụ điện dọc theo các tuyến đường đặc biệt là tại các khu đô thị.
6. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan thẩm định Phương án giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông, phát thanh truyền hình) do các cơ quan chuyên ngành hoặc các đơn vị quản lý hạ tầng xây dựng khi có yêu cầu.
b) Tổ chức hiệp thương giá đối với giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông, phát thanh truyền hình) đáp ứng yêu cầu đúng quy định hiện hành, có phạm vi ảnh hưởng trong địa phương hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh.
7. BQL Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, BQL các khu công nghiệp tỉnh
a) Tạo điều kiện thuận lợi để nhiều doanh nghiệp viễn thông tham gia đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông trong công tác kiểm tra, kiểm soát việc đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông trong các khu công nghiệp, khu kinh tế.
8. Công an tỉnh
a) Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện và chủ động điều tra xử lý kịp thời các vụ việc xâm phạm an ninh, an toàn hệ thống viễn thông trên địa bàn; hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông có phương án bảo vệ an ninh an toàn hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp;
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên lĩnh vực viễn thông.
9. Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch nhằm cung cấp dịch vụ viễn thông với chất lượng cao phuc vụ nhu cầu của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương, đảm bảo an ninh, quốc phòng;
b) Chỉ đạo phòng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm về kiến trúc đô thị đối với các công trình viễn thông, đặc biệt là các tuyến cáp treo và trạm BTS.
10. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình
Tích cực đưa tin, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, lợi ích kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và ý thức bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn.
11. Các doanh nghiệp viễn thông
a) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm phổ cập và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông và Internet;
b) Chú trọng tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư, xây dựng hạ tầng viễn thông trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm định công trình, quy hoạch, đầu tư và xây dựng cơ bản;
c) Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông;
d) Các doanh nghiệp viễn thông căn cứ quy hoạch giao thông, kế hoạch nâng cấp cầu, đường hàng năm để có kế hoạch xây dựng hạ tầng viễn thông phù hợp;
đ) Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp viễn thông khác trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là trạm BTS, cống bể cáp và trụ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo vệ cảnh quan môi trường;
e) Lập kế hoạch thi công để đẩy nhanh tiến độ ngầm hóa cáp viễn thông, cáp truyền hình; quá trình thi công phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc, xây dựng và môi trường, nhất là khu vực đô thị.
h) Quy định ghi thông tin quản lý tủ cáp, hộp cáp, bể cáp, cột treo dây thuê bao và vị trí treo dây thuê bao đúng theo nội dung quy định tại điểm 8.2 tiêu chuẩn Ngành TCVN 68-254:2006;
i) Trạm BTS xây dựng phải đúng theo Quy hoạch trạm BTS của tỉnh; phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy phạm của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông; bảo đảm cảnh quan đô thị, bảo đảm an toàn về tài sản và tính mạng của người dân sống quanh khu vực trạm BTS;
k) Các doanh nghiệp viễn thông tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ lực lượng vũ trang sử dụng hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp bảo đảm TTLL phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng khi các đơn vị (quân đội, công an, Biên phòng) có nhu cầu;
l) Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin về hạ tầng viễn thông đúng theo Quy định cập nhật, quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu của UBND tỉnh theo định kỳ, hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 16. Ngoài các nội dung quy định cụ thể tại Quyết định này, công tác quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn phải thực hiện theo đúng các quy định có liên quan khác của pháp luật hiện hành.
Các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tham gia hoạt động về lĩnh vực viễn thông, truyền hình cáp có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc Quy định này. Lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và Giám đốc các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại phải xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, khó khăn, các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế, thị xã Hương Thủy phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 2653/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Chỉ thị 02/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Chỉ thị 04/2013/CT-UBND tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 7Quyết định 38/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2020
- 9Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 2653/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 38/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 240/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2020
- 6Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 54/2006/QĐ-BBCVT Ban hành Tiêu chuẩn Ngành về Công trình ngoại vi viễn thông và Trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Chỉ thị 04/2008/CT-BTTTT về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7Chỉ thị 422/CT-TTg năm 2010 về tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 02/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 9Chỉ thị 04/2013/CT-UBND tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 26/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 26/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra