Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2010/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 27 tháng 10 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2003 và Pháp lệnh Thú y năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 21/2006/QĐ-BTS ngày 01 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc ban hành danh mục giống thủy sản phải áp dụng tiêu chuẩn ngành;
Căn cứ Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 292/TTr-SNN ngày 27/8/2010 và Báo cáo thẩm định số 160/BC-STP ngày 18/8/2010 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/2010/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy định này thống nhất quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản (kể cả giống bố mẹ).
2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất giống thủy sản: là cơ sở có hoạt động sản xuất giống thủy sản bằng phương pháp nhân tạo.
2. Cơ sở kinh doanh giống thủy sản: bao gồm các cơ sở kinh doanh, di nhập, vận chuyển, ương và thuần dưỡng giống thủy sản.
3. Cơ sở kinh doanh giống thủy sản bố mẹ: bao gồm các cơ sở mua bán, di nhập, vận chuyển, thuần dưỡng và khai thác giống thủy sản bố mẹ ngoài tự nhiên để bán lại cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản.
4. Giống thủy sản: là giống động vật thủy sản phục vụ cho nuôi thương phẩm.
5. Giống thủy sản bố mẹ: là giống động vật thủy sản bố mẹ được dùng để sản xuất giống.
6. Cơ quan quản lý chuyên ngành: là cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản tại Cà Mau là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN
Điều 3. Cơ sở sản xuất giống thủy sản
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản phải đảm bảo có đủ các điều kiện như sau:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất giống thuỷ sản phải theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Nhân viên kỹ thuật phải có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có chứng nhận tập huấn kỹ thuật do Viện, Trường cấp.
5. Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng đối với những đối tượng bắt buộc phải công bố, đồng thời phải ghi nhãn hàng hóa đúng quy định.
6. Phải có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống.
7. Chủ cơ sở phải tiêu hủy tôm giống nhiễm bệnh do virus đốm trắng, đầu vàng và các mầm bệnh nguy hiểm khác.
8. Phải có hệ thống xử lý nước thải, rác thải và thực hiện thủ tục về môi trường đúng quy định.
Điều 4. Cơ sở kinh doanh giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống thủy sản phải đảm bảo điều kiện kinh doanh và chỉ được phép hoạt động sau khi cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm tra cơ sở đủ điều kiện kinh doanh theo Điều 3 quy định này.
2. Cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản phải có nơi lưu giữ giống mới di nhập về. Phải thuần dưỡng giống từ 01 đến 02 ngày, để theo dõi tình trạng sức khỏe của giống, đảm bảo giống không nhiễm bệnh và thích ứng với môi trường trước khi xuất bán.
Điều 5. Điều kiện kinh doanh giống thủy sản bố mẹ
Tổ chức, cá nhân chỉ được kinh doanh giống thuỷ sản bố mẹ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Địa điểm kinh doanh theo quy hoạch tập trung của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giống bố mẹ do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Có địa chỉ kinh doanh, bảng hiệu rõ ràng.
4. Nhân viên kỹ thuật từ trung cấp nuôi trồng thuỷ sản trở lên hoặc có chứng nhận tập huấn (nếu là cơ sở lưu giữ, nuôi vỗ thành thục giống bố mẹ).
Điều 6. Quy định về chất lượng giống thủy sản
1. Tôm giống nuôi nước lợ:
a) Tôm sú (Penaeus monodon): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 124: 1998 Tôm biển - Tôm giống PL15 - Yêu cầu kỹ thuật; khoản 1, Điều 8, Chương II Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản. Tôm sú giống bố mẹ căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 99: 1996 Tôm biển - Tôm sú bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật.
b) Tôm chân trắng (Penaeus vannamei): căn cứ theo Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng.
2. Tôm giống nuôi nước ngọt:
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 98: 1996 Tôm càng xanh - Tôm giống - Yêu cầu kỹ thuật.
3. Cá giống nuôi nước ngọt:
a) Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 211: 2004 quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá tra.
b) Cá basa (Pangasius bocourti): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 212: 2004 quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá basa.
c) Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 134: 1998 Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật.
d) Cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 134: 1998 Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật.
e) Cá Mrigal (Cirrhinus mrigala): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 134: 1998 Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật.
f) Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 134: 1998 Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật.
g) Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 134: 1998 Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật.
h) Cá mè hoa (Aristichthys nobilis): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 134: 1998 Cá nước ngọt - Cá giống - Yêu cầu kỹ thuật.
k) Cá lóc bông (Channa micropeltes): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 207: 2004 Cá nước ngọt - Cá giống loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật.
l) Cá rô đồng (Anabas testudineus): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 207: 2004 Cá nước ngọt - Cá giống loài: lóc, lóc bông, rô đồng và sặc rằn - Yêu cầu kỹ thuật.
m) Cá chép V1 (Cyprinus carpio Spp): căn cứ theo Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 122: 1998 Cá nước ngọt - Cá chép giống V1 - Yêu cầu kỹ thuật.
4. Các giống thuỷ sản khác: theo quy định hiện hành.
Điều 7. Tổ chức kiểm tra chất lượng giống thủy sản
1. Đối với giống thủy sản nhập tỉnh:
a) Khi di nhập giống thủy sản phải có giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản; giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng; có nhãn mác rõ ràng, đúng số lượng, đúng phương tiện vận chuyển, chất lượng đảm bảo Tiêu chuẩn ngành, trình trạm kiểm tra giống thủy sản đầu mối.
b) Đối với tôm giống nuôi nước lợ, phải có thêm giấy xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc mô học âm tính đối với các bệnh virus (WSSV, YHV,…). Giấy xét nghiệm này do các tổ chức, cá nhân có đủ tư cách pháp nhân xét nghiệm bệnh tôm theo quy định cấp. Nếu không có giấy xét nghiệm, cơ quan chuyên ngành lấy mẫu ngẫu nhiên xét nghiệm, chủ của những lô giống phải lưu giữ giống chờ kết quả xét nghiệm, sau đó tiến hành xử lý theo quy định.
c) Khi kiểm tra, kiểm soát phát hiện giống thuỷ sản nhập tỉnh chưa được kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng theo quy định, thì lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời tổ chức kiểm tra lại. Riêng đối với tôm giống nuôi nước lợ phải kiểm tra lại bằng phương pháp cảm quan và phương pháp PCR hoặc mô học. Trong thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra, chủ cơ sở phải cam kết lưu giữ số lượng giống trên tại cơ sở. Nếu giống bị nhiễm bệnh hoặc sai kích cỡ thì căn cứ vào khoản 1, Điều 10 của quy định này để xử lý.
2. Đối với giống sản xuất trong tỉnh:
a) Chủ cơ sở phải thông báo trước ít nhất 02 ngày cho cơ quan kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng có trách nhiệm cử người đến cơ sở thu mẫu để kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đối với giống đảm bảo chất lượng. Giống lưu thông phải có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng, riêng tôm giống nuôi nước lợ phải có thêm giấy xét nghiệm bằng phương pháp PCR hoặc mô học âm tính đối với các bệnh virus (giấy do các tổ chức, cá nhân có đủ tư cách pháp nhân xét nghiệm bệnh tôm theo quy định cấp).
b) Trường hợp kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng phát hiện giống bị nhiễm các bệnh thông thường hoặc do virus thì áp dụng Điều 10 của quy định này để xử lý.
Điều 8. Thu phí kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng
Căn cứ vào Quyết định số 60/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thủy sản và các văn bản khác có liên quan để thu phí kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng.
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 9. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản ngoài quy hoạch
1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan kiểm tra, xử lý, đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị chức năng quản lý chặt chẽ địa bàn, kịp thời ngăn chặn những trường hợp xây dựng mới trại sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản ngoài quy hoạch.
Điều 10. Quy định về kiểm tra và xử lý giống thủy sản không đảm bảo chất lượng
1. Đối với giống thủy sản: căn cứ vào Điều 6 của quy định này để kiểm tra chất lượng giống:
a) Giống bị nhiễm bệnh thông thường vượt mức cho phép thì tiến hành lập biên bản đưa về trại xử lý tập trung hoặc cơ sở xử lý bệnh (có cam kết của chủ cơ sở). Giống chỉ được lưu thông sau khi cơ quan chức năng kiểm tra lại và xác định giống đã đảm bảo chất lượng.
b) Đối với giống sai kích cỡ (nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định) thì lập biên bản vi phạm đưa về cơ sở để thuần dưỡng nâng kích cỡ (có cam kết của chủ cơ sở). Giống chỉ được xuất bán khi đạt tiêu chuẩn.
c) Trường hợp tôm giống bị nhiễm bệnh do virus hoặc giống thuỷ sản khác nhiễm bệnh do virus mà theo quy định phải tiêu huỷ, thì lập biên bản và yêu cầu chủ cơ sở tiêu huỷ giống ngay.
d) Giống lưu giữ lại (dèo lại) để đóng thùng mới (khác với nhãn mác ban đầu) phải báo cho trạm kiểm tra chất lượng xác nhận nguồn gốc, kiểm tra lại chất lượng trước khi đóng thùng.
e) Các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh, hộ kinh doanh nếu di nhập, lưu thông giống thuỷ sản không đạt tiêu chuẩn từ lần thứ 03 trở lên, ngoài việc bị xử lý theo quy định, cơ quan chức năng sẽ thông báo hành vi vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
f) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản và có xác nhận nội dung quảng cáo của cơ quan chức năng.
2. Giống thuỷ sản bố mẹ:
Giống thuỷ sản bố mẹ nhập tỉnh, khai thác trong tỉnh khi lưu thông phải có giấy chứng nhận chất lượng hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch. Nếu phát hiện tôm giống bố mẹ bị nhiễm bệnh do virus hoặc giống thuỷ sản bố mẹ khác nhiễm bệnh do virus mà theo quy định phải tiêu huỷ, thì lập biên bản và yêu cầu chủ cơ sở tiêu huỷ giống ngay.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện những quy định của pháp luật về quản lý giống thủy sản và những quy định tại văn bản này.
2. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh giống thủy sản chịu sự kiểm tra, kiểm dịch hoặc kiểm tra chất lượng của lực lượng quản lý chuyên ngành thủy sản và các lực lượng chức năng có liên quan. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước hoặc quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- 1Chỉ thị 35/2010/CT-UBND về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 141/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực định kỳ năm 2013
- 3Quyết định 49/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã ban hành
- 4Quyết định 41/2014/QĐ-UBND về quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 499/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành định kỳ năm 2013
- 6Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Quyết định 141/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực định kỳ năm 2013
- 2Quyết định 49/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã ban hành
- 3Quyết định 499/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành định kỳ năm 2013
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Quyết định 21/2006/QĐ-BTS ban hành Danh mục giống thuỷ sản phải áp dụng tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành
- 3Luật Thủy sản 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y
- 8Quyết định 60/2008/QĐ-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 85/2008/QĐ-BNN về quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Chỉ thị 35/2010/CT-UBND về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 41/2014/QĐ-UBND về quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Quyết định 26/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- Số hiệu: 26/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Phạm Thành Tươi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2010
- Ngày hết hiệu lực: 14/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra