- 1Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 2Thông tư liên tịch 93/2001/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1Quyết định 488/QĐ-UBND năm 2016 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành đến ngày 31/12/2015 đã hết hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2007/QĐ-UBND | Tân An, ngày 28 tháng 6 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/2007/NĐ-CP NGÀY 18/5/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 93/2001/TTLT-BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại tờ trình số 352/TTr-STP ngày 22/6/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với các ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/2007/NĐ-CP NGÀY 18/5/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC, CHỨNG THỰC BẢN SAO TỪ BẢN CHÍNH, CHỨNG THỰC CHỮ KÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND tỉnh)
Ngày 18/5/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP) thay thế các quy định về chứng thực bản sao, chữ ký trong Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. Để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành kế hoạch như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Triển khai, quán triệt cho lãnh đạo các ngành, các cấp và cán bộ làm công tác chuyên môn những nội dung cơ bản của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Trong triển khai chú ý các quy định có nội dung cải cách hành chính về thủ tục và phân định thẩm quyền thực hiện.
2. Thông qua các phương tiện thông tin, các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Nghị định số 79/2007/NĐ-CP cho nhân dân biết, thực hiện và giám sát hoạt động của các cơ quan được giao thẩm quyền cấp bản sao, chứng thực.
3. Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị định số 79/20007/NĐ-CP, từng bước đưa hoạt động cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh đi vào nền nếp, ổn định.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Tổ chức hội nghị triển khai quán triệt nội dung các quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, các thành viên của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật tỉnh. Chú ý triển khai thông suốt các quy định mới của Nghị định như: về phân định thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến công tác cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; về đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời hạn giải quyết; giá trị của văn bản chứng thực; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao,… để các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ và thống nhất.
Tổ chức hội nghị chuyên đề tập huấn nghiệp vụ cấp bản sao từ sổ gốc cho đội ngũ làm công tác chuyên môn ở các Sở, Ban ngành, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và công chức làm công tác chứng thực ở cấp huyện và cấp xã.
2.Tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP cho toàn thể cán bộ và nhân dân biết, thực hiện. Giao Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh bổ sung vào kế hoạch năm 2007 nội dung tuyên truyền phổ biến Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, phân công các ngành là thành viên phối hợp thực hiện.
3. Triển khai thực hiện việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
a) Đối với việc cấp bản sao từ sổ gốc: cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính, hiện đang quản lý sổ gốc có trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc các loại giấy tờ được quy định sử dụng bằng bản sao. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc các giấy tờ hộ tịch được thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
b) Đối với việc chứng thực: cần phân định rõ thẩm quyền về chứng thực ở huyện, thị xã (cấp huyện) và xã, phường, thị trấn (cấp xã) như sau:
Phòng Tư pháp cấp huyện có thẩm quyền và trách nhiệm:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
- Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực các việc thuộc thẩm quyền cấp huyện và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
* UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm:
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt;
+ Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chứng thực các việc thuộc thẩm quyền cấp xã và đóng dấu của UBND cấp xã.
c) Công tác bảo đảm: đối với Tư pháp cấp huyện, tham mưu UBND cùng cấp lập phương án xây dựng đội ngũ dịch thuật thông qua hợp đồng cộng tác viên phiên dịch, trước mắt đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phiên dịch đối với một số ngôn ngữ nước ngoài thường dùng, từng bước mở rộng cộng tác viên theo yêu cầu phiên dịch.
Các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đều phải cập nhật vào sổ theo dõi theo mẫu thống nhất.
Đối với cấp xã và huyện ngoài việc bố trí nơi tiếp và thực hiện yêu cầu chứng thực được thuận lợi cần nghiên cứu sắp xếp đủ nhân lực làm công tác chuyên môn, bố trí nơi làm kho lưu trữ hồ sơ tài liệu chứng thực đảm bảo theo quy định về công tác lưu trữ.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện và từng bước hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại địa phương theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.
5. Về lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, lệ phí chứng thực:
Thực hiện đúng quy định tại Thông tư Liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
Đối với những nội dung công việc chưa có quy định thu lệ phí, phải chờ văn bản hướng dẫn thống nhất của các ngành Trung ương, không được tổ chức thu tuỳ tiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giao Sở Tư pháp tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cho các cấp, các ngành có liên quan trong tỉnh.
Phối hợp với lãnh đạo các cấp, các ngành có liên quan tổ chức hội nghị chuyên đề tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn ở các cơ quan, tổ chức được giao thẩm quyền thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc và cán bộ làm công tác chứng thực ở hai cấp huyện, xã.
Chỉ đạo các Phòng Công chứng trong tỉnh thực hiện đúng quy định về thẩm quyền giải quyết công việc theo Luật Công chứng và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
Tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh và các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh có thẩm quyền cấp bản chính các loại giấy tờ có trách nhiệm triển khai quy định về cấp bản sao từ sổ gốc cho các bộ phận nghiệp vụ thông suốt để thực hiện đúng Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp, các cơ quan, tổ chức thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp bản chính các loại giấy tờ, Chủ tịch UBND cấp xã chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân sự và cơ sở vật chất đảm bảo cho việc triển khai thực hiện công việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo theo đúng quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.
4. Định kỳ 6 tháng và cuối năm, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh và Chủ tịch BND các huyện, thị xã tổng hợp tình hình và thống kê số liệu về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký theo quy định của Nghị định 79/2007/NĐ-CP báo cáo UBND tỉnh (đồng gửi Sở Tư pháp).
5. Sở Tài chính cấp kinh phí đảm bảo cho việc triển khai thực hiện kế hoạch này.
Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện và tổng hợp tình hình báo cáo kết quả UBND tỉnh./.
- 1Chỉ thị 28/2007/CT-UBND về triển khai thực hiện quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký kèm theo Nghị định 79/2007/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Chỉ thị 37/2007/CT-UBND tổ chức thực hiện Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 488/QĐ-UBND năm 2016 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành đến ngày 31/12/2015 đã hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 488/QĐ-UBND năm 2016 công bố văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã ban hành đến ngày 31/12/2015 đã hết hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2Luật Công chứng 2006
- 3Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 4Nghị định 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực
- 5Thông tư liên tịch 93/2001/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí công chứng, chứng thực do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Chỉ thị 28/2007/CT-UBND về triển khai thực hiện quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký kèm theo Nghị định 79/2007/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Chỉ thị 37/2007/CT-UBND tổ chức thực hiện Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 26/2007/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 26/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/06/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/07/2007
- Ngày hết hiệu lực: 10/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực