Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2007/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2007 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau:
1. Phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường hiện có theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến.
3. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đường, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
4. Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng mía tập trung; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đường.
1. Đến năm 2010
a) Sản xuất đường:
- Sản lượng đường: 1,5 triệu tấn, trong đó, đường công nghiệp là 1,4 triệu tấn (670.000 tấn đường luyện và 730.000 tấn đường trắng), đường thủ công là 100.000 tấn (quy đường trắng).
- Tổng công suất thiết kế của các nhà máy: 105.000 tấn mía ngày, trong đó: bốn vùng trọng điểm phát triển mía đường cò tổng công suất các nhà máy là 86.000 tấn mía ngày (chiếm trên 82% công suất cả nước). Cụ thể:
+ Vùng Bắc Trung Bộ: tổng công suất nhà máy là 35.000 tấn mía ngày;
+ Vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên: tổng công suất nhà máy là 16.300 tấn mía ngày;
+ Vùng Đông Nam Bộ: tổng công suất nhà máy là 14.900 tấn mía ngày;
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: tổng công suất nhà máy là 19.800 tấn mía ngày.
b) Về sản xuất mía nguyên liệu:
- Tổng diện tích trồng mía: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là: 250.000 ha.
- Năng suất mía bình quân: 65 tấn/ha.
- Chữ đường bình quân: 11 CCS.
- Sản lượng mía: 19,5 triệu tấn.
- Bốn vùng trọng điểm phát triển mía đường có tổng diện tích trồng mía là 222.000 ha (chiếm 74,0% diện tích mía cả nước). Cụ thể:
+ Vùng Bắc Trung Bộ: tổng diện tích trồng mía là 80.000 ha;
+ Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên: tổng diện tích trồng mía là 53.000 ha;
+ Vùng Đông Nam Bộ: tổng diện tích trồng mía là 37.000 ha;
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: tổng diện tích trồng mía là 52.000 ha.
2. Định hướng phát triển đến năm 2020
Đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mức sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó: đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn.
Đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng: trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư có tưới. Đến năm 2020 tổng diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 tấn mía ngày.
1. Quy hoạch:
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc rà soát điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phát triển nguyên liệu của tỉnh; điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch vùng nguyên liệu của từng nhà máy phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến;
b) Không xây dựng mới nhà máy đường. Các nhà máy đường từng bước đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa, mở rộng công suất hiện có một cách hợp lý phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường; nâng cao hiệu suất tổng thu hồi, chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; đa dạng hóa sản phẩm như cồn, điện, phân vi sinh, bánh, kẹo,… để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
2. Xây dựng vùng nguyên liệu:
a) Thực hiện các giải pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới hóa… để tăng nhanh năng suất, chất lượng mía;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường chỉ đạo các nhà máy và các cấp phát triển vùng nguyên liệu mía theo quy hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm đủ nguyên liệu theo công suất ép của các nhà máy; nhân nhanh diện tích mía giống mới có năng suất, chữ đường cao; đẩy mạnh thâm canh, cải tiến kỹ thuật canh tác, triển khai phương pháp trồng mía có tưới ở nơi đủ điều kiện; chỉ đạo hướng dẫn nhà máy lập dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch; có chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông) vùng nguyên liệu; hỗ trợ khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung;
c) Các nhà máy, cơ sở chế biến mía đường phải có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía của đơn vị phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt; có giải pháp và chính sách cụ thể hỗ trợ người trồng mía phát triển vùng nguyên liệu tập trung, áp dụng kỹ thuật thâm canh và cơ giới hóa vào sản xuất, để nâng cao năng suất chất lượng mía và ký hợp đồng tiêu thụ mía với người trồng mía hoặc tổ chức của người trồng mía.
3. Về khoa học và công nghệ:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm triển khai và hoàn thành Đề án nhân giống mía 3 cấp "Phát triển giống mía cho vùng nguyên liệu các nhà máy đường giai đoạn 2003 – 2008"; xây dựng hệ thống viện nghiên cứu và các trung tâm giống mía đủ điều kiện trang thiết bị và năng lực cán bộ để chủ động sản xuất giống tốt, có năng suất, chữ đường cao đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đồng thời với việc nghiên cứu, chọn tạo giống, có chương trình, kế hoạch nhập khẩu giống mía có năng suất, chữ đường cao để khảo nghiệm và nhân nhanh các giống mía qua khảo nghiệm được đánh giá tốt phù hợp với Việt Nam;
b) Tăng cường công tác khuyến nông (khuyến nông nhà nước, khuyến nông của doanh nghiệp), đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương dành nguồn kinh phí ngân sách từ chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thủy sản cho việc phát triển giống mía theo dự án đã được phê duyệt và khuyến nông cây mía;
c) Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng mía;
d) Các nhà máy sớm hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các nhà máy đường theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Đến năm 2010, tất cả các nhà máy sản xuất đường đều đạt tiêu chuẩn quản lý theo ISO.
4. Về đầu tư:
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ: nhập khẩu và nhân giống mía mới; đầu tư hồ chứa nước, các công trình thủy lợi đầu mối (kênh cấp 1, 2) và giao thông trong vùng nguyên liệu tập trung. Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng ngoài nhà máy và ngoài vùng nguyên liệu;
b) Thực hiện chính sách huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng…) cho vùng nguyên liệu tập trung, tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí vận chuyển mía. Đầu tư tưới diện tích mía ở nơi có đủ điều kiện và nguồn nước, phấn đấu đến năm 2010, diện tích mía được tưới đạt trên 40%;
c) Khuyến khích các nhà máy đường hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa các khâu từ làm đất đến thu hoạch mía,… để nâng cao năng suất lao động và giải quyết tình trạng thiếu lao động.
5. Về tiêu thụ và xúc tiến thương mại:
a) Hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kế hoạch cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng để có giải pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp; Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Mía đường Việt Nam có biện pháp điều hành việc tiêu thụ đường trong nước phù hợp không để biến động giá cả;
b) Các nhà máy đường thực hiện tốt việc ký hợp đồng với người trồng mía theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường giữa các nhà máy, công ty đường.
c) Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện các nhà máy, công ty mía đường xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hóa và tăng cường xúc tiến thương mại mía đường.
6. Về tổ chức sản xuất:
a) Hoàn thành dứt điểm việc chuyển đổi sở hữu và xử lý tài chính đối với các nhà máy đường theo Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khuyến khích và tạo điều kiện thành lập hợp tác xã sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ mía của nông dân; đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác xã hiện có trong ngành mía đường;
c) Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Mía đường Việt Nam để thực hiện tốt việc phối hợp các nhà máy đường trong các lĩnh vực tiêu thụ, thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, khoa học, công nghệ và tiêu thụ mía, đường, tiến tới chủ động điều tiết, bình ổn thị trường, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng; xây dựng quỹ bảo hiểm sản xuất mía đường.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai quy hoạch; kịp thời cập nhật thông tin về thị trường, tiến bộ khoa học, công nghệ để có sự điều chỉnh quy hoạch phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh có nhà máy đường chịu trách nhiệm phê duyệt chỉ đạo triển khai quy hoạch mía đường của tỉnh phù hợp với quy hoạch này; chỉ đạo, kiểm tra việc ký và thực hiện hợp đồng giữa nhà máy và người trồng mía và thực hiện quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường giữa các nhà máy trên địa bàn; xử lý các trường hợp tranh mua, tranh bán nguyên liệu, giữ ổn định trật tự tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Chỉ thị 27/1999/CT-TTg về một số biện pháp thực hiện chương trình mía đường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1857/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS về phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 5Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 01/2020/QĐ-TTg về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Chỉ thị 27/1999/CT-TTg về một số biện pháp thực hiện chương trình mía đường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 28/2004/QĐ-TTg về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và Công ty Đường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 1857/QĐ-BNN-CBTTNS năm 2018 sửa đổi, bổ sung điều 1 Quyết định 1369/QĐ-BNN-CBTTNS về phê duyệt Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 26/2007/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/02/2007
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 105 đến số 106
- Ngày hiệu lực: 13/03/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra