Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 259/QĐ-TCT | Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2006 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, Luật ngân sách Nhà nước hiện hành;
Căn cứ Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế;
Theo đề nghị của Trưởng Ban dự toán thu thuế - Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VỀ HỆ THỐNG MẪU BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 17 tháng 03 năm 2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
I. DANH MỤC MẪU BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:
1. Mẫu biểu báo cáo thống kê thuế:
1.1. Các mẫu biểu báo cáo sửa đổi:
- Thống kê thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (TKT 3A);
- Thống kê thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TKT 8A);
1.2. Các mẫu biểu báo cáo bổ sung mới:
- Thống kê thuế thu nhập doanh nghiệp (TKT 6B);
- Thống kê miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm (TKT 6C);
- Thống kê kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế (TKT 21A);
- Thống kê kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế (TKT 21B);
- Thống kê tình hình quản lý đối tượng nộp thuế (TKT 25);
2. Mẫu biểu báo cáo kế toán thuế:
2.1. Các mẫu biểu báo cáo sửa đổi:
- Báo cáo ước thu nhanh (BC 2B), gồm:
+ Báo cáo chi tiết (BC2B-CT);
+ Báo cáo tổng hợp (BC2B-TH).
- Báo cáo tổng hợp thu nội địa (BC 3A), gồm:
+ Báo cáo chi tiết (BC3A-CT);
+ Báo cáo tổng hợp (BC3A-TH).
- Báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp (BC4), gồm:
+ Báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước (BC4A).
+ Báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (BC4B): Tách riêng số thu, nộp ngân sách về dầu thô của các doanh nghiệp trong báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (BC4B) thành một mục riêng “Thu về dầu thô”, không cộng vào tổng thu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Bảng đối chiếu số nộp kho bạc nhà nước (BC 10).
2.2. Các mẫu biểu báo cáo bổ sung mới:
- Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm (BC 3B): để tổng hợp số nộp NSNN trong năm báo cáo, bao gồm cả số nộp NSNN trong thời gian chỉnh lý quyết toán (1/1 đến 31/3 năm sau) sau khi đã khóa sổ BC3A, gồm:
+ Báo cáo chi tiết (BC3B-CT);
+ Báo cáo tổng hợp (BC3B-TH).
- Báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp khu vực NQD (BC5C).
Để thuận lợi cho công tác lập mẫu biểu báo cáo, Tổng cục Thuế hướng dẫn chi tiết về mục đích, yêu cầu, nội dung, căn cứ và phương pháp lập kèm theo từng loại mẫu biểu báo cáo thống kê thuế, kế toán thuế.
III. THỜI GIAN KHÓA SỔ KẾ TOÁN THUẾ:
Để đảm bảo chính xác trong việc tổng hợp số liệu thu ngân sách trong hệ thống thuế cũng như đối chiếu với Kho bạc Nhà nước, quy định về thời gian khóa sổ thuế và báo cáo kế toán thuế như sau:
2. Báo cáo quyết toán thu NSNN năm (BC3B-TH và BC3B-CT):
Thời gian khóa sổ của báo cáo BC3B là ngày 31/3 năm sau (đối với các khoản nộp NSNN tại KBNN địa phương) và ngày 31/5 năm sau (đối với các khoản nộp NSNN tại Sở Giao dịch KBNN);
Trong thời gian chỉnh lý quyết toán (từ 1/1 - 31/3 năm sau): nếu có phát sinh chứng từ thu vào tài khoản 742 (thu ngân sách năm trước) hoặc các chứng từ nộp vào tài khoản 741 năm trước chuyển về sau thời gian khóa sổ do thất lạc thì phản ánh vào cột “số liệu điều chỉnh” của báo cáo quyết toán năm, đồng thời cơ quan Thuế thực hiện điều chỉnh nợ thuế trên sổ nợ theo kỳ thuế kỳ thuế tương ứng với thời gian Kho bạc Nhà nước đã hạch toán thu ngân sách.
IV. KỲ BÁO CÁO, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC GỬI BÁO CÁO:
Kỳ báo cáo, thời gian lập và hình thức gửi các báo cáo thống kê thuế, kế toán thuế ở Cục Thuế, Chi cục Thuế cho cơ quan thuế cấp trên thực hiện theo Phụ lục số 01 - TKKT ban hành kèm theo Quyết định này.
1. Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các phòng, các Chi cục Thuế thực hiện Quyết định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Cục thuế tổng hợp, báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC GỬI BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ THỐNG KÊ THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 259/QĐ-TCT ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế)
STT | LOẠI BÁO CÁO | KÝ HIỆU | ĐỊNH KỲ BÁO CÁO | THỜI GIAN GỬI BÁO CÁO | QUY ĐỊNH KHÁC | ||
CHI CỤC THUẾ | CỤC THUẾ | HÌNH THỨC GỬI BÁO CÁO | GHI CHÚ | ||||
I | BÁO CÁO KẾ TOÁN |
|
|
|
|
|
|
1 | Báo cáo ước thu nhanh | BC2B | Tháng | Trước ngày 18 của tháng báo cáo | Trước ngày 20 của tháng báo cáo | - Gửi bằng đường truyền tin. - Trường hợp đường truyền tin có sự cố thì gửi Fax. Trường hợp có sự thay đổi về số liệu đã truyền, thì Cục Thuế, Chi cục Thuế phải lập và truyền báo cáo thay thế báo cáo đã gửi. | Từ ngày 20 đến ngày 31 của tháng, các địa phương có thay đổi số ước thu thì tự động truyền tin và ghi đè lên File đã gửi trước đó. |
2 | Báo cáo kế toán tổng hợp thu nội địa | BC3A | Tháng | Chậm nhất ngày 16 của tháng sau | Chậm nhất ngày 19 của tháng sau | - BC3A-TH: Gửi cả bằng văn bản và đường truyền tin. - BC3A-CT: Gửi bằng đường truyền tin. |
|
3 | Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm | BC3B | Năm | Trước ngày 10 tháng 4 năm sau | Trước ngày 15 tháng 4 năm sau | - BC3B-TH: Gửi cả bằng văn bản và đường truyền tin. - BC3B-CT: Gửi bằng đường truyền tin. | - Trường hợp không có số liệu điều chỉnh thì số liệu trên báo cáo quyết toán năm chính là số liệu trên báo cáo BC3A của tháng 12. - Trường hợp có số liệu điều chỉnh thì số liệu quyết toán năm bằng (=) số liệu trên BC3A-TH hoặc BC3A-CT của tháng 12 cộng (+) số liệu điều chỉnh. - Chi cục gửi về Cục: Trước ngày 10 tháng 4 năm sau. - Cục gửi về Tổng cục: Trước ngày 15 tháng 4 năm sau. - Trường hợp sau thời hạn gửi báo cáo nêu trên, nếu có phát sinh số liệu nộp NSNN chỉnh lý tại Sở Giao dịch KBNN, thì cơ quan Thuế phải lập báo cáo quyết toán (BC3B-TH và BC3B-CT) thay thế và gửi về Cục thuế trước ngày 10 tháng 6 năm sau (đối với Chi cục thuế), gửi về Tổng cục thuế trước ngày 15 tháng 6 năm sau (đối với Cục thuế). - Để thuận lợi cho việc hạch toán kế toán, “Báo cáo quyết toán nộp NSNN” năm 2005 vẫn sử dụng hệ thống chỉ tiêu theo “Báo cáo thu nội địa - BC3” năm 2005. |
4 | Báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước. | BC4A | Tháng | Chậm nhất ngày 16 của tháng sau | Chậm nhất ngày 19 của tháng sau | Gửi bằng đường truyền tin. |
|
5 | Báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | BC4B | Tháng | Chậm nhất ngày 16 của tháng sau | Chậm nhất ngày 19 của tháng sau | Gửi bằng đường truyền tin. |
|
6 | Báo cáo chi tiết số nộp ngân sách của các doanh nghiệp khu vực NQD. | BC5C | Tháng | Chậm nhất ngày 16 của tháng sau | Chậm nhất ngày 19 của tháng sau | Gửi bằng đường truyền tin. |
|
7 | Bảng đối chiếu số nộp Kho bạc Nhà nước. | BC10 |
| Trước ngày 10 tháng sau | Gửi bảng đối chiếu số nộp ngân sách của tháng 12 hàng năm về Tổng cục thuế trước ngày 15/1 của năm sau. |
| |
II | BÁO CÁO THỐNG KÊ |
|
|
|
|
|
|
1 | Thống kê thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. | TKT3A | Tháng | Trước ngày 20 của tháng sau tháng kê khai | Trước ngày 30 của tháng sau tháng kê khai | - TKT3A-TH: Gửi cả bằng văn bản và đường truyền tin. - TKT3A-CT: Gửi bằng đường truyền tin. |
|
2 | Thống kê thuế thu nhập doanh nghiệp. | TKT6B | Năm | Trước ngày 15/5 năm sau | Trước ngày 25/5 năm sau | - TKT6B-TH: Gửi cả bằng văn bản và đường truyền tin. - TKT6B-CT: Gửi bằng đường truyền tin. |
|
3 | Thống kê miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. | TKT6C | Năm | Trước ngày 15/5 năm sau | Trước ngày 25/5 năm sau | - TKT6C-TH: Gửi cả bằng văn bản và đường truyền tin. - TKT6C-CT: Gửi bằng đường truyền tin. |
|
4 | Thống kê thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. | TKT8A | Tháng | Trước ngày 25 tháng sau | Trước ngày 30 tháng sau | Gửi bằng đường truyền tin. |
|
5 | Thống kê kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế | TKT21A | Tháng | Trước ngày 25 tháng sau | Trước ngày 30 tháng sau | Gửi bằng đường truyền tin. |
|
6 | Thống kê kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế | TKT21B | Quý | Tổng hợp kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn gửi báo cáo tương ứng theo các mốc thời gian của các loại niên độ kế toán thuế: + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12: Chi cục gửi về Cục trước ngày 25/4, + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/4 đến 31/3: Chi cục gửi về Cục trước ngày 25/7. + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/7 đến 30/6: Chi cục gửi về Cục trước ngày 25/10, + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/10 đến 30/9: Chi cục gửi về Cục trước ngày 25/1. | Tổng hợp kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp và tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thời hạn gửi báo cáo tương ứng theo các mốc thời gian của các loại niên độ kế toán thuế: + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12: Cục gửi về Tổng cục trước ngày 30/4 năm sau. + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/4 đến 31/3: Cục gửi về Tổng cục trước ngày 30/7 năm sau. + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/7 đến 30/6: Cục gửi về Tổng cục trước ngày 30/10 năm sau. + Các đơn vị thực hiện theo niên độ kế toán từ 1/10 đến 30/9: Cục gửi về Tổng cục trước ngày 30/1 năm sau. | Gửi bằng đường truyền tin. |
|
7 | Thống kê tình hình quản lý đối tượng nộp thuế | TKT25 | Tháng | Trước ngày 10 tháng sau | Trước ngày 15 tháng sau | Gửi cả bằng văn bản và đường truyền tin. |
|
BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ
KÝ HIỆU: TKT3A-CT VÀ TKT3A-TH
(Theo biểu đính kèm)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Nhằm cung cấp số liệu về đối tượng kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và số thuế phải nộp tương ứng phục vụ cho công tác quản lý thuế của cơ quan Thuế ở các cấp.
2. Yêu cầu: Cơ quan Thuế các cấp căn cứ vào Tờ khai thuế giá trị gia tăng của từng đối tượng nộp thuế (mẫu số 01/GTGT) trên địa bàn, để tổng hợp số thuế GTGT kịp thời, đầy đủ, chính xác và gửi về cơ quan Thuế cấp trên theo đúng thời gian quy định.
II. NỘI DUNG
Báo cáo này phản ánh các chỉ tiêu giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra; thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra; giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào; thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào để xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ hay đề nghị hoàn kỳ này hoặc còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau.
Các chỉ tiêu trên báo cáo được sắp xếp theo thứ tự:
- Các chỉ tiêu hàng ngang: Phản ánh theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, loại hình doanh nghiệp hoặc theo từng đối tượng nộp thuế.
- Các chỉ tiêu hàng dọc: Phản ánh các chỉ tiêu có trên tờ khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO
1. Báo cáo thống kê chi tiết theo từng ĐTNT (TKT3A-CT):
1.1- Căn cứ lập báo cáo: Căn cứ vào tờ khai thuế giá trị gia tăng của từng đối tượng nộp thuế (mẫu số 01/GTGT) ban hành kèm theo Thông tư số 127/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 của Bộ Tài chính.
1.2- Phương pháp lập báo cáo:
* Cột A “Số thứ tự”: Phản ánh số thứ tự của đối tượng nộp thuế.
* Cột B “Cấp, chương, loại, khoản”: Phản ánh cấp, chương, loại, khoản tương ứng của đối tượng nộp thuế.
* Cột C “Mã số đối tượng nộp thuế”: Ghi đúng mã số của đối tượng nộp thuế có trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng.
* Cột D “Tên đối tượng nộp thuế”: Ghi đúng tên đối tượng nộp thuế trên Tờ khai thuế giá trị gia tăng.
* Cột 1 “Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang”: Bằng chỉ tiêu [11].
a- Hàng hóa, dịch vụ bán ra:
a1- Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra:
* Cột 2 “Tổng số giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra”: Bằng chỉ tiêu [38] hoặc bằng (=) cột 3 + cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 - cột 8.
* Giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ:
- Cột 3 “Giá trị HH-DV không chịu thuế GTGT”: Bằng chỉ tiêu [26].
- Cột 4 “Giá trị HH-DV chịu thuế suất 0%”: Bằng chỉ tiêu [29].
- Cột 5 “Giá trị HH-DV chịu thuế suất 5%”: Bằng chỉ tiêu [30].
- Cột 6 “Giá trị HH-DV chịu thuế suất 10%”: Bằng chỉ tiêu [32].
* Điều chỉnh giá trị HH-DV bán ra các kỳ trước:
- Cột 7 “Điều chỉnh tăng giá trị HH-DV bán ra”: Bằng chỉ tiêu [34].
- Cột 8 “Điều chỉnh giảm giá trị HH-DV bán ra”: Bằng chỉ tiêu [36].
a2- Thuế GTGT của HH-DV bán ra:
* Cột 9 “Tổng số thuế GTGT của HH-DV bán ra”: Bằng chỉ tiêu [39] hoặc bằng (=) cột 10 + cột 11 + cột 12 - cột 13.
* Thuế GTGT của HH-DV bán ra trong kỳ:
- Cột 10 “Thuế GTGT của HH-DV thuế suất 5%”: Bằng chỉ tiêu [31].
- Cột 11 “Thuế GTGT của HH-DV thuế suất 10%”: Bằng chỉ tiêu [33].
* Điều chỉnh thuế GTGT của HH-DV bán ra các kỳ trước:
- Cột 12 “Điều chỉnh tăng thuế GTGT của HH-DV bán ra”: Bằng chỉ tiêu [35].
- Cột 13 “Điều chỉnh giảm thuế GTGT của HH-DV bán ra”: Bằng chỉ tiêu [37].
b- Hàng hóa, dịch vụ mua vào:
b1- Giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào:
* Cột 14 “Tổng số giá trị HH-DV mua vào”: Bằng chỉ tiêu [12] + [18] - [20] hoặc bằng (=) cột 15 + cột 16 + cột 17 - cột 18.
* Giá trị HH-DV mua vào trong kỳ:
- Cột 15 “Giá trị HH-DV mua vào trong nước”: Bằng chỉ tiêu [14].
- Cột 16 “Giá trị HH-DV nhập khẩu”: Bằng chỉ tiêu [16].
* Điều chỉnh giá trị HH-DV mua vào các kỳ trước:
- Cột 17 “Điều chỉnh tăng giá trị HH-DV mua vào”: Bằng chỉ tiêu [18].
- Cột 18 “Điều chỉnh giảm giá trị HH-DV mua vào”: Bằng chỉ tiêu [20].
b2- Thuế GTGT của HH-DV mua vào trong kỳ:
* Cột 19 “Tổng số thuế GTGT của HH-DV mua vào”: Bằng chỉ tiêu [22] hoặc bằng (=) cột 20 + cột 21 + cột 22 - cột 23.
* Thuế GTGT của HH-DV mua vào trong kỳ:
- Cột 20 “Thuế GTGT của HH-DV mua vào trong nước”: Bằng chỉ tiêu [15].
- Cột 21 “Thuế GTGT của HH-DV nhập khẩu”: Bằng chỉ tiêu [17].
* Điều chỉnh thuế GTGT của HH-DV mua vào các kỳ trước:
- Cột 22 “Điều chỉnh tăng thuế GTGT của HH-DV mua vào”: Bằng chỉ tiêu [19].
- Cột 23 “Điều chỉnh giảm thuế GTGT của HH-DV mua vào”: Bằng chỉ tiêu [21].
b3- Cột 24 “Tổng số thuế GTGT của HH-DV được khấu trừ trong kỳ”: Bằng chỉ tiêu [23].
c- Cột 25 “Thuế GTGT phải nộp trong kỳ”: Bằng chỉ tiêu [40].
d- Cột 26 “Thuế GTGT đề nghị hoàn kỳ này”: Bằng chỉ tiêu [42].
e- Cột 27 “Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau”: Bằng chỉ tiêu [43].
2- Báo cáo thống kê TKT3A-TH:
2.1- Căn cứ lập báo cáo: Căn cứ vào báo cáo TKT3A-CT để lập.
2.2- Phương pháp lập báo cáo:
* Cột A “Số thứ tự”: Tương ứng số nhóm LHDN và nhóm ngành.
* Cột B “Loại hình doanh nghiệp”: Nhóm LHDN và nhóm ngành.
* Cột 1 “Số ĐTNT”: Phản ánh số đối tượng nộp thuế đã nộp tờ khai. Trong đó:
- Loại hình doanh nghiệp: Được lấy tương ứng với phần loại hình kinh tế đã được đăng ký bên TIN của đối tượng nộp thuế.
* Từ cột 2 đến cột 28 lấy tự động từ báo cáo TKT3A-CT.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
KÝ HIỆU: TKT6B-CT VÀ TKT6B-TH
(Theo biểu đính kèm)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Báo cáo thống kê thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hàng năm theo tờ khai quyết toán thuế của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá, so sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý thu, đồng thời là cơ sở để cơ quan thuế các cấp dự báo số thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm tiếp theo và xây dựng hệ thống số liệu thống kê phục vụ cho nghiên cứu và ban hành các chính sách thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Yêu cầu: Cơ quan Thuế các cấp căn cứ vào Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn, để tổng hợp số thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm kịp thời, đầy đủ chính xác và gửi về cơ quan Thuế cấp trên theo đúng thời gian quy định.
II. NỘI DUNG
Báo cáo này phản ánh số thuế TNDN phải nộp hàng năm, theo tờ khai tự quyết toán thuế TNDN của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn.
Các chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự:
- Các chỉ tiêu hàng ngang: Phản ánh tên đối tượng nộp thuế, tên ngành nghề sản xuất kinh doanh và khu vực kinh tế.
- Các chỉ tiêu hàng dọc: Kết quả sản xuất kinh doanh, thu nhập sau điều chỉnh, các khoản lỗ được trừ, thu nhập chịu thuế TNDN, thuế thu nhập phát sinh phải nộp, thuế TNDN được trừ, số thuế TNDN phải nộp.
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO
1. Báo cáo thống kê quyết toán thuế TNDN chi tiết (TKT6B-CT):
1.1- Căn cứ lập báo cáo: Căn cứ để lập báo cáo này là tờ khai tự quyết toán thuế TNDN - Mẫu số 04/TNDN theo Thông tư số 128/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 của Bộ Tài chính.
1.2- Phương pháp lập báo cáo:
* Phần I: Các chỉ tiêu chung
- Cột A “Số thứ tự”: Phản ánh số thứ tự của từng đối tượng nộp thuế.
- Cột B “CCLK”: Phản ánh cấp, chương, loại, khoản tương ứng của đối tượng nộp thuế.
- Cột C “Mã số đối tượng nộp thuế”: Ghi đúng mã số của đối tượng nộp thuế trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN, bằng chỉ tiêu [02].
- Cột D “Tên đối tượng nộp thuế”: Ghi đúng tên đối tượng nộp thuế trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN, bằng chỉ tiêu [03].
* Phần II: Kết quả kinh doanh:
- Cột 1 “Tổng doanh thu”: Bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (trừ các khoản giảm trừ doanh thu), Doanh thu hoạt động tài chính. Lấy số liệu ở mã số A1, A3, A8. Cột 1 = A1 - A3 + A8.
- Cột 2 “Tổng chi phí”: Bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ; chi phí tài chính; chi phí khác. Lấy số liệu ở mã số A9, A13, A17. Cột 2 = A9 + A13 + A17.
- Cột 3 “Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp”: Lấy số liệu ở mã số A19; (A19 = A15 + A18).
* Phần III: Thu nhập sau điều chỉnh:
- Cột 4 “Tổng số”: Lấy số liệu ở mã số B25, hoặc cột 4 = cột 5 + cột 6.
- Cột 5 “Từ hoạt động SXKD”: Lấy số liệu ở mã số B26.
- Cột 6 “Từ các khoản về đất”: Lấy số liệu ở mã số B27.
* Phần IV: Các khoản lỗ được trừ:
- Cột 7 “Tổng số”: Lấy số liệu ở mã số B28, hoặc cột 7 = cột 8 + cột 9.
- Cột 8 “Từ hoạt động SXKD”: Lấy số liệu ở mã số B29.
- Cột 9 “Các khoản về đất”: Lấy số liệu ở mã số B30.
* Phần V: Thu nhập chịu thuế TNDN:
- Cột 10 “Tổng số”: Lấy số liệu ở mã số B31, hoặc cột 10 = cột 11 + cột 12.
- Cột 11 “Thu nhập từ hoạt động SXKD”: Lấy số liệu ở mã số B32.
- Cột 12 “Thu nhập từ các khoản về đất”: Lấy số liệu ở mã số B33.
* Phần VI: Thuế thu nhập phát sinh:
- Cột 13 “Tổng số”: Bằng (=) cột 14 cộng (+) cột 15.
- Cột 14 “Thuế suất 28%”: Lấy số liệu ở mã số C1.
- Cột 15 “Thuế TNDN bổ sung”: Lấy số liệu ở mã số C3.
* Phần VII: Thuế thu nhập doanh nghiệp được trừ:
Đây là số thuế TNDN được trừ do miễn giảm, do được hưởng thuế suất ưu đãi nhưng đã nộp theo thuế suất phổ thông, số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài.
- Cột 16 “Tổng số”: Bằng (=) cột 17 cộng (+) cột 18 cộng (+) cột 19.
- Cột 17 “Được ưu đãi thuế suất”: Lấy số liệu ở mã số C4.
- Cột 18 “Được miễn giảm”: Lấy số liệu ở mã số C5.
- Cột 19 “Đã nộp ở nước ngoài”: Lấy số liệu ở mã số C6.
* Phần VIII: Số thuế TNDN phải nộp:
- Cột 20 “Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp”: Lấy số liệu ở mã số C7, hoặc cột 20 = cột 13 - cột 16.
2. Báo cáo thống kê quyết toán thuế TNDN tổng hợp (TKT6B-TH):
TKT6B-TH là báo cáo tổng hợp số liệu của tất cả đối tượng nộp thuế kê khai quyết toán thuế TNDN trên địa bàn do Cục thuế, Chi cục thuế quản lý, được phân tổ theo khu vực và ngành nghề kinh doanh. Việc phân loại đối tượng nộp thuế theo hai tiêu chí trên căn cứ các thông tin đăng ký thuế của đối tượng nộp thuế.
2.1- Căn cứ lập báo cáo: Căn cứ vào báo cáo TKT6B-CT để lập.
- Số liệu được lấy tự động từ dữ liệu trên tờ khai đã nhập vào chương trình.
- Số liệu nhập vào báo cáo này lấy từ báo cáo thống kê thuế TNDN quyết toán năm (TKT6B-CT) chi tiết đến từng đối tượng nộp thuế.
2.2- Phương pháp lập báo cáo:
- Cột A “Số thứ tự”: Thứ tự từng ngành nghề SXKD, từng khu vực kinh tế.
- Cột B “Tên ngành nghề SXKD, khu vực kinh tế”: Sắp xếp các đối tượng nộp thuế theo ngành nghề SXKD và khu vực kinh tế.
- Cột 1 “Số ĐTNT”: Thống kê số đối tượng nộp thuế tương đương với số đối tượng ở báo cáo chi tiết và chính là tổng số ĐTNT thuộc khu vực kinh tế và nhóm ngành kinh tế tương ứng có kê khai quyết toán thuế TNDN.
- Từ cột 2 đến cột 21: Tổng hợp số liệu trên từng chỉ tiêu của từng nhóm đối tượng nộp thuế tương ứng với cột 1. Quy tắc tham chiếu giữa các cột giống báo cáo TKT6B-CT.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
BÁO CÁO THỐNG KÊ MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
KÝ HIỆU: TKT6C-CT VÀ TKT6C-TH
(Theo biểu đính kèm)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Báo cáo thống kê miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tổng hợp số thu thuế TNDN được miễn, giảm hàng năm theo các phụ lục kèm tờ khai tự quyết toán thuế của các doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cơ quan thuế các cấp theo dõi quản lý thu, dự báo số thu thuế TNDN được miễn, giảm cho năm tiếp theo và xây dựng hệ thống số liệu thống kê phục vụ cho công tác nghiên cứu và ban hành các chính sách đối với thuế TNDN.
2. Yêu cầu: Cơ quan thuế các cấp căn cứ vào các phụ lục miễn, giảm thuế TNDN kèm theo tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn để tổng hợp số thuế TNDN được miễn, giảm trong năm kịp thời, đầy đủ, chính xác và phải truyền tin về Tổng cục theo đúng thời gian quy định.
II. NỘI DUNG
Báo cáo này phản ánh số thuế TNDN được miễn, giảm hàng năm, theo các phụ lục miễn, giảm thuế TNDN kèm theo tờ khai tự quyết toán thuế TNDN của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn.
Các chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự:
- Các chỉ tiêu hàng ngang: Phản ánh tên đối tượng nộp thuế, tên ngành nghề sản xuất kinh doanh và khu vực kinh tế.
- Các chỉ tiêu hàng dọc: Phản ánh số đối tượng được miễn giảm, tổng số thuế được miễn giảm theo các phụ lục.
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO
1. Báo cáo thống kê miễn, giảm thuế TNDN chi tiết (TKT6C-CT):
1.1- Căn cứ lập báo cáo: Căn cứ để lập báo cáo này là các phụ lục (từ phụ lục số 3 đến phụ lục số 14) kèm theo tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm.
1.2- Phương pháp lập báo cáo:
- Cột A “Số thứ tự”: Ghi thứ tự từng ĐTNT được miễn, giảm thuế theo các phụ lục.
- Cột B “CCLK”: Cấp, Chương, Loại, Khoản tương ứng của ĐTNT.
- Cột C “Mã số đối tượng nộp thuế”.
- Cột D “Tên đối tượng nộp thuế được miễn, giảm”.
- Cột 1 “Tổng số thuế được miễn giảm”: Theo tổng các phụ lục.
- Từ cột 2 trở đi: Là số liệu số thuế được miễn giảm cụ thể theo từng phụ lục.
2. Báo cáo thống kê miễn, giảm thuế TNDN tổng hợp (TKT6C-TH):
2.1- Căn cứ lập báo cáo: Căn cứ để lập báo cáo này là từ báo cáo thống kê miễn, giảm thuế TNDN chi tiết (báo cáo TKT6C-CT).
2.2- Phương pháp lập báo cáo:
- Cột A “Số thứ tự”: Ghi thứ tự các ngành nghề, khu vực kinh tế được miễn giảm thuế theo các phụ lục.
- Cột B “Tên ngành, nghề sản xuất kinh doanh và khu vực kinh tế”: Ghi đúng tên ngành, nghề sản xuất kinh doanh; khu vực kinh tế theo quy định.
- Cột 1 “Tổng số ĐTNT được miễn giảm”: Theo tổng các phụ lục.
- Cột 2 “Tổng số thuế được miễn giảm”: Theo tổng các phụ lục.
- Số liệu của từng phụ lục:
+ Số ĐTNT: Là tổng số đối tượng nộp thuế thuộc khu vực kinh tế và nhóm ngành kinh tế tương ứng miễn, giảm theo các phụ lục.
+ Số tiền thuế miễn, giảm: Tổng số thuế miễn, giảm tương ứng của số đối tượng nộp thuế trên.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
TỔNG CỤC THUẾ | Mẫu TKT 6C-TH |
THỐNG KÊ MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM…
Đơn vị tính: Đồng
SỐ THỨ TỰ | TÊN NGÀNH, NGHỀ SXKD KHU VỰC KINH TẾ | TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN GIẢM | TỔNG SỐ THUẾ TNDN ĐƯỢC MIỄN GIẢM | CHIA RA THEO CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN GIẢM | |||||
MIỄN GIẢM THEO PHỤ LỤC… | MIỄN GIẢM THEO PHỤ LỤC… | MIỄN GIẢM THEO PHỤ LỤC… | |||||||
SỐ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ | SỐ TIỀN MIỄN GIẢM THUẾ | SỐ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ | SỐ TIỀN MIỄN GIẢM THUẾ | SỐ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ | SỐ TIỀN MIỄN GIẢM THUẾ | ||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ngành sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ngành xây dựng |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Ngành vận tải |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Ngành kinh doanh ăn uống |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Ngành kinh doanh thương nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Ngành kinh doanh dịch vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 | Ngành khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
I | DNNN TRUNG ƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ngành sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ngành… |
|
|
|
|
|
|
|
|
II | DNNN ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ngành sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ngành… |
|
|
|
|
|
|
|
|
III | DN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ngành sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ngành… |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
IV | CÔNG TY XỔ SỐ KIẾN THIẾT |
|
|
|
|
|
|
|
|
V | DN NGOÀI QUỐC DOANH |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ngành sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ngành… |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | ………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
VI | HỘ KD CÁ THỂ NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ngành sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ngành… |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | ………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU | NGƯỜI DUYỆT BIỂU | Ngày ... tháng ... năm ... |
BÁO CÁO THỐNG KÊ THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO
KÝ HIỆU: TKT8A
(Theo biểu đính kèm)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Quản lý nguồn thu phát sinh trên địa bàn theo các nhóm đối tượng nộp thuế, theo nguồn thu nhập phát sinh.
- Phân tích biến động nguồn thu đến kỳ báo cáo và dự báo nguồn thu cho các kỳ tiếp theo phục vụ cho lập dự toán thu quý, năm.
- Xây dựng hệ thống số liệu thống kê phục vụ cho nghiên cứu và xây dựng các chính sách, biện pháp quản lý thu thuế thu nhập cá nhân.
2. Yêu cầu:
- Khi kết xuất từ tháng đến tháng, cột 2, 3, 4 được hiểu là số lượt người nộp thuế; khi kết xuất theo từng tháng, cột 2, 3, 4 được hiểu là số người nộp thuế.
- Khi kết xuất từ tháng đến tháng, cột 1, 3, 4 phải lấy bình quân.
- Báo cáo thống kê này được thống kê theo kỳ lập bộ.
- Trong phần I (Thu nhập thường xuyên): Cột 2, 3, 4 được hiểu là số người nộp thuế trong tháng.
- Trong phần II (Thu nhập không thường xuyên): Cột 2, 3 được hiểu là số lượt người nộp thuế trong tháng; cột 4 bỏ trống vì hiện nay trong mẫu tờ khai 06/TNKTX không có mục người nước ngoài do đó tạm thời đưa hết vào cột người Việt Nam.
II. NỘI DUNG
Báo cáo này phản ánh số lượng cơ quan chi trả, số người và số lượt người nộp thuế, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế thu nhập đã khấu trừ và số thuế phải nộp trên địa bàn hàng tháng.
Các chỉ tiêu được sắp xếp thứ tự theo từng nhóm cơ quan chi trả và nhóm đối tượng nộp thuế. Trong mỗi phân nhóm được chi tiết theo từng loại hình doanh nghiệp (nếu có).
* Nhóm đối tượng thu nhập thường xuyên, bao gồm:
- Cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ thuế, trong đó:
+ Cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ theo phương pháp lũy tiến từng phần.
+ Cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập chịu thuế (từ 500.000 đồng trở lên) cho các cá nhân không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động tại đơn vị (cá nhân vãng lai), gọi tắt là cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ thuế 10%.
+ Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế 25% và cấp biên lai thuế thu nhập cho cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, viết tắt là Cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ nộp thuế cho cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam.
- ĐTNT kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế.
* Nhóm đối tượng thu nhập không thường xuyên, bao gồm:
- Chuyển giao công nghệ.
- Trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mãi.
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO
1. Căn cứ lập báo cáo:
- Các tờ khai thuế thu nhập cá nhân: Mẫu số 03a, b/TNTX; 04/TNTX; 05/TNTX; 06/TNKTX ban hành kèm theo Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính.
- Các thông tin chính về ĐTNT được lấy từ hệ thống đăng ký thuế và cấp mã số thuế.
2. Phương pháp lập báo cáo:
- Chỉ tiêu số lượng cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ theo phương pháp lũy tiến từng phần bằng số lượng cơ quan chi trả nộp tờ khai 03a/TNTX, từ đó tương ứng tách ra theo I;1.1.1;1 (DNNN), I;1.1.2;1 (DN có vốn ĐTNN), I;1.1.3;1 (DN NQD), I;1.1.4;1 (các trường hợp khác).
- Chỉ tiêu số lượng cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ thuế 10% bằng số lượng cơ quan chi trả nộp tờ khai 03b/TNTX, từ đó tương tự như ở trên tách ra thành doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các trường hợp khác.
- Chỉ tiêu số lượng cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ nộp thuế cho cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam bằng số lượng cơ quan chi trả nộp tờ khai 05/TNTX, từ đó tách ra thành doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các trường hợp khác.
- Chỉ tiêu số lượng cơ quan chi trả thu nhập không thường xuyên từ chuyển giao công nghệ và trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mãi bằng tổng số lượng cơ quan chi trả nộp tờ khai 06/TNKTX. Để phân biệt chỉ tiêu trúng thưởng sổ xố và chuyển giao công nghệ từ việc xuất hiện số liệu ở cột 5 hay cột 6 của Mục B - Phần chi tiết trên tờ khai.
- Các chỉ tiêu cột của dòng cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ theo phương pháp lũy tiến từng phần được lấy tương ứng theo các chỉ tiêu 2, 3, 4, 6 trên tờ khai 3a/TNTX. Từ đó tương ứng tách ra theo doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các trường hợp khác.
- Các chỉ tiêu cột của dòng cơ quan chi trả thực hiện khấu trừ thuế 10% được tổng hợp từ chỉ tiêu A và B theo các cột 2, 6, 7 trên Mục B - Phần chi tiết của tờ khai 3b/TNTX, từ đó tương ứng tách ra theo doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn ĐTNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các trường hợp khác.
- Các chỉ tiêu cột của dòng cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ nộp thuế cho cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam được tổng hợp tương ứng từ chỉ tiêu 1, 2, 3, 5 trên tờ khai 05/TNTX (các cột chỉ tiêu người Việt Nam bỏ trống vì không nằm trong nhóm này).
- Chỉ tiêu số lượng cơ quan chi trả của dòng ĐTNT kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế bỏ trống do ĐTNT kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế. Các chỉ tiêu số người nộp thuế của dòng ĐTNT kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế bằng tổng số ĐTNT nộp tờ khai 04/TNTX sau đó tách ra theo người Việt Nam và người nước ngoài. Các chỉ tiêu cột còn lại của dòng ĐTNT kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế được tổng hợp từ các chỉ tiêu 1 và 2 trên tờ khai 04/TNTX.
- Các chỉ tiêu cột của dòng chuyển giao công nghệ được tổng hợp từ các cột 4, 5, 8 trên phần B - Chi tiết của tờ khai 06/TNKTX. Các chỉ tiêu cột của dòng trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mãi được tổng hợp từ các cột 4, 6, 8 trên Mục B - Phần chi tiết của tờ khai 06/TXKTX.
TỔNG CỤC THUẾ | Mẫu TKT 8A |
BÁO CÁO THỐNG KÊ
THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO
Tháng… năm…
Đơn vị: Đồng
Số TT | TÊN CHỈ TIÊU | SỐ LƯỢNG CƠ QUAN CHI TRẢ | SỐ LƯỢT NGƯỜI NỘP THUẾ | TỔNG THU NHẬP CHỊU THUẾ | SỐ THUẾ THU NHẬP ĐÃ KHẤU TRỪ | SỐ THUẾ PHẢI NỘP | ||||||||
TỔNG SỐ | NGƯỜI VIỆT NAM | NGƯỜI NƯỚC NGOÀI | TỔNG SỐ | NGƯỜI VIỆT NAM | NGƯỜI NƯỚC NGOÀI | TỔNG SỐ | NGƯỜI VIỆT NAM | NGƯỜI NƯỚC NGOÀI | TỔNG SỐ | NGƯỜI VIỆT NAM | NGƯỜI NƯỚC NGOÀI | |||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | CƠ QUAN CHI TRẢ THỰC HIỆN KHẤU TRỪ THUẾ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | CƠ QUAN CHI TRẢ THỰC HIỆN KHẤU TRỪ THEO PHƯƠNG PHÁP LŨY TIẾN TỪNG PHẦN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.1 | Doanh nghiệp Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.3. | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1.4 | Các trường hợp khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | CƠ QUAN CHI TRẢ THỰC HIỆN KHẤU TRỪ THUẾ 10% |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.1 | Doanh nghiệp Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.2. | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2.4 | Các trường hợp khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 | CƠ QUAN CHI TRẢ THU NHẬP KHẤU TRỪ NỘP THUẾ CHO CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI KHÔNG CƯ TRÚ TẠI VN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3.1 | Doanh nghiệp Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3.2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3.3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3.4 | Các trường hợp khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | ĐTNT KÊ KHAI TRỰC TIẾP TẠI CƠ QUAN THUẾ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | THU NHẬP KHÔNG THƯỜNG XUYÊN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Chuyển giao công nghệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Trúng thưởng xổ số, Trúng thưởng khuyến mãi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ NỘP VÀ XỬ LÝ TỜ KHAI THUẾ
KÝ HIỆU: TKT21A VÀ TKT21B
(Theo biểu đính kèm)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Đánh giá công tác quản lý ĐTNT của Văn phòng Cục thuế và của các Chi cục thuế quản lý.
- Đánh giá ý thức tự giác của các ĐTNT trong việc chấp hành các Luật Thuế, thể hiện trong vấn đề kê khai thuế, nộp tờ khai thuế cho cơ quan Thuế.
- Theo dõi kết quả xử lý của cơ quan Thuế đối với các trường hợp có sai phạm. Qua đó đánh giá chất lượng quản lý của cơ quan Thuế và mức độ tuân thủ pháp luật của các ĐTNT.
2. Yêu cầu: Thống kê kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế đối với các loại thuế có số thu lớn và tương đối ổn định. Đối với thuế GTGT chỉ thống kê kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế đối với các ĐTNT nộp tờ khai thuế theo phương pháp khấu trừ (Không kể các đối tượng thực hiện thí điểm cơ chế tự khai tự nộp thuế).
II. NỘI DUNG
- TKT 21A theo dõi kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế GTGT, thuế TTĐB và thuế thu nhập cá nhân.
- TKT 21B theo dõi kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế TNDN.
- Phản ánh tình hình chấp hành các quy định về lập, gửi tờ khai tính thuế cho cơ quan thuế và kết quả xử lý hành chính của cơ quan Thuế đối với các trường hợp chậm nộp, ấn định thuế đối với các trường hợp kê khai không đúng với thực tế kinh doanh, chi tiết đến từng loại thuế theo từng khu vực kinh tế.
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO
1. Căn cứ lập báo cáo:
- Căn cứ các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư 80/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số ĐTNT, Quyết định 1209 TCT/QĐ/TCCB ngày 29/7/2004 về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp (viết tắt là quy trình 1209) và Quyết định 1201 TCT/QĐ/TCCB ngày 26/7/2004 về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của Tổng cục Thuế (viết tắt là quy trình 1201).
- Căn cứ vào Sổ ghi nhận tờ khai thuế (Mẫu số 01/QTR, 01/HKD); Thông báo hồ sơ thuế chưa đúng thủ tục; Các tệp tờ khai theo từng loại hộ của Chi cục; Danh sách các tờ khai lỗi (Mẫu số 05/QTR); Danh sách DN chậm nộp, không nộp tờ khai thuế (mẫu số 07/QTR, 07/HKD); Danh sách ấn định thuế (Mẫu số 08/QTR, 08/HKD).
2. Phương pháp lập báo cáo:
2.1- Báo cáo TKT 21A:
a) Chỉ tiêu phản ánh theo hàng:
- Chỉ tiêu I “Tờ khai thuế GTGT”: Tổng hợp kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, số liệu dòng này là tổng của các dòng từ 1 đến 5 trong chỉ tiêu I.
+ Chỉ tiêu 1 “Doanh nghiệp nhà nước”: Kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp nhà nước.
+ Chỉ tiêu 2 “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”: Kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Chỉ tiêu 3 “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh”: Kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Chỉ tiêu 4 “Hộ cá thể”: Kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với các hộ cá thể.
+ Chỉ tiêu 5 “Các đơn vị khác”: Kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với các đơn vị khác không thuộc loại hình doanh nghiệp và hộ cá thể ở trên, ví dụ: các đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang, các đơn vị kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ hợp tác…
- Chỉ tiêu II “Tờ khai thuế Tiêu thụ đặc biệt”: Tổng hợp kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt, số liệu dòng này là tổng của các dòng từ 1 đến 5 trong chỉ tiêu II.
Cách lập các dòng trong mục II tương tự như các dòng trong mục I.
- Chỉ tiêu III “Tờ khai thuế Thu nhập cá nhân”: Tổng hợp kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế thu nhập cá nhân, số liệu dòng này là tổng của các dòng 1 và 2 trong chỉ tiêu III.
+ Chỉ tiêu 1 “Cơ quan chi trả thu nhập”: Kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng do cơ quan chi trả thu nhập kê khai và nộp hộ. Chi tiết theo 3 loại hình doanh nghiệp chi trả thu nhập là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dòng các đơn vị khác ví dụ các văn phòng đại diện, các tổ chức khác không thuộc loại hình doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu 2 “Đối tượng nộp thuế nộp trực tiếp”: Kết quả nộp, kiểm tra và xử lý tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng nộp thuế trực tiếp kê khai và nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế.
b) Chỉ tiêu phản ánh theo cột:
* Nhóm 1 “Các cột A và B”: Số thứ tự và chỉ tiêu.
- Cột A “STT”: Ghi số thứ tự.
- Cột B “Chỉ tiêu”: Tập hợp kết quả nộp và xử lý tờ khai từng loại thuế theo loại hình doanh nghiệp.
* Nhóm 2 “Kết quả nộp tờ khai”: Các cột 1 đến cột 5 thể hiện chi tiết các thông tin về nộp tờ khai của ĐTNT trong kỳ báo cáo.
- Cột 1 “Số ĐTNT phải nộp tờ khai thuế”: Tổng hợp thông tin trên mục 18 tờ khai đăng ký thuế của các đối tượng nộp thuế (mẫu số: 01-ĐK-TCT, Thông tư 80/2004/TT-BTC), căn cứ vào chỉ tiêu kê khai loại thuế phải nộp để xác định số đối tượng phải nộp tờ khai thuế theo từng sắc thuế.
- Cột 2 đến cột 4 “Số ĐTNT đã nộp tờ khai thuế”:
+ Cột 2 “Tổng số”: Cột 2 = cột 3 + cột 4. Số liệu được lấy từ sổ nhận hồ sơ thuế (sổ nhận tờ khai thuế) mẫu 01/QTR và mẫu 01/HKD mở riêng cho từng loại thuế theo từng loại hình doanh nghiệp.
+ Cột 3 “Đúng hạn”: Tập hợp số tờ khai thuế nộp đúng hạn. Lấy từ sổ nhận hồ sơ thuế (sổ nhận tờ khai thuế) mẫu số 01/QTR quy trình 1209 và mẫu 01/HKD quy trình 1201, căn cứ ngày nhận tờ khai mà phòng Hành chính ghi đếm số ĐTNT nộp tờ khai thuế đúng hạn để lấy số liệu, tổng hợp theo từng loại thuế.
+ Cột 4 “Nộp chậm”: Tập hợp số tờ khai thuế nộp không đúng hạn, nộp sau thời hạn quy định. Đếm số đối tượng nộp tờ khai muộn theo từng sắc thuế trên mẫu 07/QTR và mẫu 07/HKD.
- Cột 5 “Số ĐTNT không nộp tờ khai thuế”: Cột 5 = Cột 1 - Cột 2.
* Nhóm 3, Kết quả kiểm tra tờ khai: Các cột 6 đến cột 8 thể hiện kết quả kiểm tra tờ khai của cơ quan thuế đối với các tờ khai đã nộp trong kỳ nộp tờ khai. Ví dụ: kết quả kiểm tra tờ khai thuế tháng 5 của cơ quan thuế đối với các tờ khai đã nộp trong tháng 5.
- Cột 6 “Số tờ khai hợp lệ”: Số tờ khai thuế đã nộp đúng mẫu, kê khai đầy đủ và đúng các chỉ tiêu, có xác nhận của doanh nghiệp.
- Cột 7 “Số tờ khai không hợp lệ”: Số tờ khai đã nộp nhưng chưa đúng mẫu tờ khai theo quy định của các luật thuế, chưa kê khai đầy đủ chỉ tiêu, chưa có xác nhận của doanh nghiệp. Đếm số tờ khai được cơ quan thuế kiểm tra đánh dấu không hợp lệ và ra thông báo hồ sơ thuế chưa đúng thủ tục theo 03/QTR quy trình 1209.
- Cột 8 “Số tờ khai lỗi số học”: Là số các tờ khai kê khai sai, các chỉ tiêu tính trên tờ khai không đúng, sai số do làm tròn, các chỉ tiêu trên tờ khai không khớp với các chỉ tiêu trong phụ lục gửi kèm. Đếm số tờ khai lỗi số học trên mẫu số 05/QTR quy trình 1209 và tệp tờ khai lỗi của chi cục.
* Nhóm 4 “Kết quả xử lý tờ khai”: Các cột 9 đến cột 12 thể hiện kết quả xử lý tờ khai của cơ quan thuế đối với các trường hợp nộp chậm tờ khai, không nộp tờ khai, không điều chỉnh tờ khai, vi phạm kê khai trong kỳ nộp tờ khai và của các kỳ nộp tờ khai trước. Ví dụ: kết quả xử lý tờ khai của cơ quan thuế thực hiện trong tháng 5 không phân biệt kết quả đó xử lý cho tờ khai tháng nào.
- Phạt vi phạm hành chính:
+ Cột 9 “Số đối tượng nộp thuế bị phạt”: Số ĐTNT bị cơ quan thuế ra quyết định phạt do nộp chậm tờ khai hoặc không nộp tờ khai thuế. Đếm số đối tượng bị phạt theo các quyết định trên mẫu 07/QTR quy trình 1209 và 07/HKD quy trình 1201.
+ Cột 10 “Số tiền phạt” (đơn vị: đồng): Cộng số tiền phạt trên các quyết định phạt đối với các đối tượng chậm nộp tờ khai, không nộp tờ khai. Cộng số tiền bị phạt trên mẫu số 07/QTR quy trình 1209 và 07/HKD quy trình 1201.
- Ấn định thuế:
+ Cột 11 “Số đối tượng bị ấn định thuế: Số đối tượng sau khi bị cơ quan thuế ra quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với hành vi không nộp tờ khai thuế, không sửa lỗi tờ khai, nhưng vẫn không nộp tờ khai thuế, hoặc tờ khai thay thế cho tờ khai lỗi. Đếm số đối tượng bị ấn định thuế lập trên mẫu 08/QTR quy trình 1209 và 08/HKD quy trình 1201.
+ Cột 12 “Số tiền ấn định thuế”: Là số tiền thuế mà cơ quan thuế ấn định đối với các đối tượng ở cột 11 mẫu này. Cộng số tiền ấn định thuế trên mẫu 08/QTR quy trình 1209 và 08/HKD quy trình 1201.
* Riêng đối với tờ khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (TNC): Thống kê kết quả nộp và xử lý tờ khai thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao phản ánh vào mẫu TKT 21A chỉ lập các cột 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10.
2.2- Báo cáo TKT 21B:
- Các cột A, B…, 11: Căn cứ lập tương tự như TKT 21A.
- Chỉ lập cho tờ khai thuế TNDN và tờ khai tự quyết toán thuế TNDN (không kể tờ khai điều chỉnh).
TỔNG CỤC THUẾ | Mẫu TKT 21A |
THỐNG KÊ KẾT QUẢ NỘP VÀ XỬ LÝ TỜ KHAI THUẾ
Tháng… năm…
STT | CHỈ TIÊU | KẾT QUẢ NỘP TỜ KHAI | KẾT QUẢ KIỂM TRA TỜ KHAI | KẾT QUẢ XỬ LÝ TỜ KHAI | |||||||||
SỐ ĐTNT PHẢI NỘP TỜ KHAI THUẾ | SỐ ĐTNT ĐÃ NỘP TỜ KHAI THUẾ | SỐ ĐTNT KHÔNG NỘP TỜ KHAI THUẾ | SỐ TỜ KHAI HỢP LỆ | SỐ TỜ KHAI KHÔNG HỢP LỆ | SỐ TỜ KHAI LỖI SỐ HỌC | PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH | ẤN ĐỊNH THUẾ | ||||||
TỔNG SỐ | TRONG ĐÓ | SỐ ĐTNT BỊ PHẠT | SỐ TIỀN PHẠT (Đồng) | SỐ ĐTNT BỊ ẤN ĐỊNH | SỐ THUẾ ẤN ĐỊNH (Đồng) | ||||||||
ĐÚNG HẠN | NỘP CHẬM | ||||||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
I | TỜ KHAI THUẾ GTGT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Doanh nghiệp Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hộ cá thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Các đơn vị khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | TỜ KHAI THUẾ TTĐB |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Doanh nghiệp Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hộ cá thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Các đơn vị khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | TỜ KHAI THUẾ TNCN | x |
|
|
| x |
|
|
|
|
| x | x |
1 | CƠ QUAN CHI TRẢ THU NHẬP | x |
|
|
| x |
|
|
|
|
| x | x |
1.1 | Doanh nghiệp Nhà nước | x |
|
|
| x |
|
|
|
|
| x | x |
1.2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | x |
|
|
| x |
|
|
|
|
| x | x |
1.3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh | x |
|
|
| x |
|
|
|
|
| x | x |
1.4 | Khác | x |
|
|
| x |
|
|
|
|
| x | x |
2 | SỐ ĐTNT NỘP TRỰC TIẾP | x |
|
|
| x |
|
|
|
|
| x | x |
TỔNG CỤC THUẾ | Mẫu TKT 21B |
THỐNG KÊ KẾT QUẢ NỘP VÀ XỬ LÝ TỜ KHAI THUẾ
Quý… năm…
STT | CHỈ TIÊU | KẾT QUẢ NỘP TỜ KHAI | KẾT QUẢ KIỂM TRA TỜ KHAI | KẾT QUẢ XỬ LÝ TỜ KHAI | |||||||||
SỐ ĐTNT PHẢI NỘP TỜ KHAI THUẾ | SỐ ĐTNT ĐÃ NỘP TỜ KHAI THUẾ | SỐ ĐTNT KHÔNG NỘP TỜ KHAI THUẾ | SỐ TỜ KHAI HỢP LỆ | SỐ TỜ KHAI KHÔNG HỢP LỆ | SỐ TỜ KHAI LỖI SỐ HỌC | PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH | ẤN ĐỊNH THUẾ | ||||||
TỔNG SỐ | TRONG ĐÓ | SỐ ĐTNT BỊ PHẠT | SỐ TIỀN PHẠT (Đồng) | SỐ ĐTNT BỊ ẤN ĐỊNH | SỐ THUẾ ẤN ĐỊNH (Đồng) | ||||||||
ĐÚNG HẠN | NỘP CHẬM | ||||||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
I | TỜ KHAI THUẾ TNDN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Doanh nghiệp Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hộ cá thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Các đơn vị khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | TỜ KHAI TỰ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Doanh nghiệp Nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Doanh nghiệp ngoài quốc doanh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hộ cá thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Các đơn vị khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
KÝ HIỆU: TKT25
(Theo biểu đính kèm)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Phân tích, theo dõi tình hình biến động số ĐTNT: Bỏ trốn, mất tích, giải thể…
- Phục vụ cho công tác lập dự toán thu hàng năm; Thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của ĐTNT.
2. Yêu cầu: Cơ quan thuế các cấp căn cứ vào hồ sơ, tờ khai đăng ký thuế của các đối tượng nộp thuế trên địa bàn… để tổng hợp số ĐTNT phát sinh tăng giảm trong kỳ được kịp thời, đầy đủ, chính xác và phải truyền tin về Tổng cục theo đúng thời gian quy định.
II. NỘI DUNG
Phản ánh số ĐTNT quản lý tăng, giảm trong kỳ theo loại hình kinh tế, khu vực kinh tế.
III. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO
1. Căn cứ lập báo cáo:
Căn cứ để lập báo cáo này là: Hồ sơ đăng ký thuế; các tờ khai đăng ký thuế; thông báo đóng MST; Hồ sơ đề nghị khôi phục MST…
2. Phương pháp lập báo cáo:
2.1- Các chỉ tiêu phản ánh theo cột:
a. Cột B “Chỉ tiêu”: Phản ánh theo loại hình kinh tế và khu vực kinh tế.
b. Số ĐTNT quản lý đầu kỳ: Bao gồm 4 cột là cột 1, 2, 3, 4.
- Cột 1 “Tổng số ĐTNT cơ quan thuế đang quản lý tại thời điểm đầu kỳ lập báo cáo”: Cột 1 = cột 2 + cột 3 + cột 4.
- Cột 2 “Số ĐTNT đang hoạt động”: Là số đối tượng phân theo loại hình kinh tế đã được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc giấy thông báo MST đang hoạt động tại thời điểm đầu kỳ lập báo cáo.
- Cột 3 “Số ĐTNT tạm nghỉ kinh doanh”: Là số các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký tạm ngừng hoạt động tại Cục thuế và các hộ cá thể đăng ký tạm ngừng hoạt động tại Chi cục tại thời điểm đầu kỳ lập báo cáo.
- Cột 4 “Số ĐTNT ngừng hoạt động đã đóng mã số thuế và ngừng hoạt động chưa đóng mã số thuế”: Là số đối tượng ngừng hoạt động và đóng MST và các đối tượng ngừng hoạt động nhưng chưa có đầy đủ thủ tục để thực hiện đóng MST như còn nợ thuế, bỏ trốn,…
c. Số ĐTNT tăng trong kỳ: Là số đối tượng nộp thuế được cấp MST mới do thành lập mới, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển địa điểm và những đối tượng khác (là những đối tượng tăng không do các lý do trên). Gồm 5 cột: cột 5, 6, 7, 8, 9.
- Cột 5 “Tổng số ĐTNT tăng trong kỳ”: Cột 5 = cột 6 + cột 7 + cột 8 + cột 9.
- Cột 6 “Thành lập mới”: Là số ĐTNT tiến hành đăng ký MST và được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
Tất cả các chỉ tiêu hàng ngang I, II và III được lấy theo chỉ tiêu số 13 - Loại hình kinh tế, trên các tờ khai 01-ĐK-TCT, 02-ĐK-TCT.
Đối với chỉ tiêu III/6 - hộ cá thể: Tổng hợp theo chỉ tiêu số 13 - tình trạng đăng ký thuế trên tờ khai dành cho cá nhân sản xuất kinh doanh 03-ĐK-TCT, 03.1-ĐK-TCT.
Chỉ tiêu V - Cá nhân thu nhập cao: Lấy theo chỉ tiêu số 10 - tình trạng đăng ký thuế trên tờ khai số 05 ĐK-TCT.
- Cột 7 “Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển địa điểm”.
+ Đối với các đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ do tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp: Chỉ tổng hợp đối với loại hình kinh tế là doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu hàng ngang của cột 7 lấy theo chỉ tiêu số 13 “loại hình kinh tế” của tờ khai số 01-ĐK-TCT, 02-ĐK-TCT.
+ Đối với các đối tượng tăng trong kỳ do chuyển địa điểm kinh doanh, ĐTNT phải khai báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý ngay sau khi làm thủ tục kê khai điều chỉnh đăng ký kinh doanh. Có 2 trường hợp chuyển địa điểm KD:
· Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh trong cùng địa bàn tỉnh: Căn cứ vào chỉ tiêu 13 của tờ khai 03-ĐK-TCT và 03.1-ĐK-TCT, chỉ tiêu 10 của tờ khai 05-ĐK-TCT và tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST và mẫu số 09-MST.
· Trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh giữa các tỉnh: Căn cứ vào chỉ tiêu 13 của tờ khai 03-ĐK-TCT và 03.1-ĐK-TCT, chỉ tiêu 10 của tờ khai 05-ĐK-TCT, tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu số 09-MST.
- Cột 8 “Tái hoạt động”: Là số đối tượng đã đăng ký tạm ngừng hoạt động nay xin tái hoạt động trở lại.
+ Các loại hình doanh nghiệp đã đăng ký ngừng hoạt động nhưng chưa đóng MST trong hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế nay lại đăng ký tiếp tục hoạt động.
+ Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đã ngừng hoạt động (kể cả đóng MST hay chưa đóng MST) hoạt động trở lại thì được cơ quan thuế khôi phục MST cũ.
- Cột 9 “Khác”: Là số đối tượng nộp thuế tăng trong kỳ do những lý do khác ngoài những lý do đã nêu trên.
Các chỉ tiêu hàng: Tổng hợp căn cứ vào mẫu 07-MST (Hồ sơ đề nghị cấp MST); chỉ tiêu số 13 - loại hình doanh nghiệp”; chỉ tiêu số 21 - tình trạng đăng ký thuế, trên tờ khai ĐKT số 01-ĐK-TCT, 02-ĐK-TCT; chỉ tiêu 13 - tình trạng đăng ký thuế, trên tờ khai ĐKT số 03-ĐK-TCT, 03.1-ĐK-TCT.
Chỉ tiêu V - Cá nhân có thu nhập cao: Căn cứ vào chỉ tiêu số 10 - tình trạng đăng ký thuế, trên tờ khai số 05-ĐK-TCT.
d. Số ĐTNT giảm trong kỳ: Là số các đối tượng ngừng hoạt động đã đóng MST, ngừng hoạt động chưa đủ điều kiện đóng MST trong kỳ với các lý do: Giải thể, phá sản; bỏ trốn, mất tích; chuyển địa điểm và các lý do khác ngoài những lý do trên. Gồm 5 cột: cột 10, 11, 12, 13, 14.
- Cột 10 “Tổng số ĐTNT giảm trong kỳ”: Cột 10 = cột 11 + cột 12 + cột 13 + cột 14.
- Cột 11 “Giải thể, phá sản”: Là số đối tượng gửi hồ sơ xin đóng MST với lý do giải thể (để thành lập doanh nghiệp mới như các doanh nghiệp bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập) và lý do phá sản trên biểu tổng hợp hàng tháng của cơ quan thuế.
- Cột 12 “Bỏ trốn, mất tích”: Là số đối tượng ngừng hoạt động nhưng không gửi thông báo và hồ sơ xin đóng MST đến cơ quan thuế. Những đối tượng này được phát hiện thông qua công tác xác minh, kiểm tra về sự tồn tại doanh nghiệp của cơ quan thuế, các cơ quan, ban ngành liên quan: Sở Kế hoạch đầu tư, Cục thống kê…
- Cột 13 “Chuyển địa điểm”: Là số đối tượng chuyển từ địa điểm kinh doanh này đến địa điểm kinh doanh khác có thể trong tỉnh hoặc khác tỉnh.
- Cột 14 “Khác”: Là số đối tượng ngừng hoạt động với các lý do khác ngoài những lý do trên: Doanh nghiệp chuyển một phần vốn nước ngoài, bán doanh nghiệp, các trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp chủ quản; Các doanh nghiệp, hộ cá thể nghỉ kinh doanh không có lý do… đều phải làm thủ tục đóng MST với cơ quan thuế.
e. Số ĐTNT đang quản lý cuối kỳ: Là số đối tượng đang hoạt động, tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động đã đóng MST, ngừng hoạt động chưa đủ điều kiện đóng MST; đối tượng chuyển địa điểm và các đối tượng khác. Gồm 4 cột: cột 15, 16, 17, 18.
- Cột 15 “Tổng số ĐTNT giảm trong kỳ”: Cột 15 = cột 16 + cột 17 + cột 18 hoặc Cột 15 = cột 1 + cột 5 - cột 10.
- Cột 16 “Số ĐTNT đang hoạt động”.
- Cột 17 “Số ĐTNT tạm nghỉ kinh doanh”.
- Cột 18 “Số ĐTNT ngừng hoạt động đã đóng mã số thuế và ngừng hoạt động chưa đóng mã số thuế”.
Căn cứ tổng hợp số liệu từ cột 16 đến cột 18 tương tự như tổng hợp số liệu từ cột 2 đến cột 4 tại thời điểm cuối kỳ.
2.2- Các chỉ tiêu phản ánh theo hàng:
a. Tổng số: Là tổng của các chỉ tiêu từ I đến V.
b. Chỉ tiêu I - Khu vực Nhà nước: Tổng các chỉ tiêu từ hàng 1, 2, 3, 4, 5.
* Chỉ tiêu 1 “DNNN trung ương”: Là tổng các chỉ tiêu 1.1; 1.2; 1.3.
- Chỉ tiêu 1.1 “Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp”.
- Chỉ tiêu 1.2 “Công ty cổ phần nhà nước”: Là công ty cổ phần được thành lập mới hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong đó nhà nước là cổ đông có cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Cụ thể:
+ Cổ phần chi phối là cổ phần Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần của doanh nghiệp và cổ phần nhà nước ít nhất phải gấp 2 lần số cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp.
+ Cổ phần đặc biệt là cổ phần mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu 1.3 “Công ty TNHH Nhà nước”: Gồm công ty TNHH Nhà nước 01 thành viên và công ty TNHH Nhà nước 02 thành viên.
+ Công ty TNHH Nhà nước 01 thành viên: Là công ty TNHH có vốn nhà nước được thành lập mới hoặc được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
+ Công ty TNHH nhà nước 02 thành viên: Có 3 loại:
· Công ty TNHH có 02 thành viên trở lên nhưng các thành viên đều là Nhà nước và có 100% vốn tham gia là vốn nhà nước.
· Công ty TNHH có 02 thành viên trở lên mà Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội nắm giữ vốn góp chi phối trên 50% vốn nhà nước trở lên trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu.
· Công ty TNHH có 02 thành viên trở lên mà Nhà nước và tổ chức chính trị, chính trị - xã hội nắm giữ vốn góp từ 50% vốn nhà nước trở xuống trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu.
* Chỉ tiêu 2 “DNNN địa phương”: Tổng các chỉ tiêu 2.1; 2.2; 2.3.
* Chỉ tiêu 3 “Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang”.
* Chỉ tiêu 4 “Tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị”.
* Chỉ tiêu 5 “Khác”.
Cơ sở lập các chỉ tiêu từ hàng 1, 2, 3, 4, 5: Là chỉ tiêu số 13 của tờ khai ĐKT mẫu số 01-ĐKT-TCT, 02-ĐKT-TCT.
c. Chỉ tiêu II - Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN: Tổng các chỉ tiêu từ hàng 1, 2, 3, 4:
- Chỉ tiêu 1 “DN 100% vốn nước ngoài”.
- Chỉ tiêu 2 “DN liên doanh với nước ngoài”.
- Chỉ tiêu 3 “Công ty nước ngoài không theo Luật ĐTNN tại VN".
- Chỉ tiêu 4 “Khác”: Bao gồm Hợp đồng hợp tác kinh doanh; các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nhà thầu, nhà thầu phụ.
Cơ sở lập các chỉ tiêu từ hàng 1, 2, 3, 4: Là chỉ tiêu số 13 của tờ khai ĐKT mẫu số 01-ĐKT-TCT, 02-ĐKT-TCT.
d. Chỉ tiêu III - Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Tổng các chỉ tiêu từ hàng 1, 2, 3, 4, 5, 6:
- Chỉ tiêu 1 “Công ty cổ phần”.
- Chỉ tiêu 2 “Công ty TNHH”.
- Chỉ tiêu 3 “Doanh nghiệp tư nhân”.
- Chỉ tiêu 4 “Công ty hợp doanh”.
- Chỉ tiêu 5 “Hợp tác xã”.
- Chỉ tiêu 6 “Hộ cá thể”: Bao gồm hộ kê khai và hộ khoán.
+ Chỉ tiêu 6.1 “Hộ kê khai”.
+ Chỉ tiêu 6.2 “Hộ khoán”.
+ Chỉ tiêu 6.3 “Hộ có thu nhập thấp”: Bao gồm các hộ chỉ nộp thuế Môn bài.
Cơ sở lập các chỉ tiêu từ hàng 1, 2, 3, 4, 5: Là chỉ tiêu số 13 của tờ khai ĐKT mẫu số 01-ĐKT-TCT, 02-ĐKT-TCT.
Cơ sở lập các chỉ tiêu 6, gồm 6.1 và 6.2: Là thông tin dựa trên phần dành cho cơ quan thuế ghi (phương pháp tính thuế) trên mẫu tờ khai ĐKT mẫu số 03-ĐK-TCT, 03.1-ĐK-TCT (loại hình kinh tế và phần khu vực kinh tế).
đ. Chỉ tiêu IV - khác: Tổng hợp thông tin các đối tượng được liệt kê vào dạng “Khác” trên các tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT, 02-ĐK-TCT.
e. Chỉ tiêu V - Cá nhân có thu nhập cao: Tổng hợp thông tin dựa trên chỉ tiêu “nộp trực tiếp tại cơ quan thuế” phần đăng ký phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân tờ khai số 05-ĐK-TCT.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Quyết định 255TCT/QĐ/KH năm 2001 ban hành hệ thống mẫu biểu báo cáo thống kê thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 2Quyết định 1492/QĐ-TCT năm 2012 về Chế độ Thống kê thuế nội địa do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 269/QĐ-TCT năm 2024 về chế độ Báo cáo thu nội địa do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 218/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn số 1701/TCT-DTTT hướng dẫn thực hiện Quyết định 259/QĐ-TCT do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Quyết định 1544/QĐ-BTC năm 2014 áp dụng thí điểm Chế độ kế toán thuế nội địa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 259/QĐ-TCT năm 2006 sửa đổi chế độ báo cáo thống kê thuế và kế toán thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 259/QĐ-TCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/03/2006
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Nguyễn Đình Vu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra