Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 218/2003/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2003 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ vào Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm của ngành thuế;
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý thu thuế; đề xuất, tham gia việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thuế;
3. Lập dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;
4. Tổ chức thực hiện các luật, pháp lệnh thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác về thuế, dự toán thu thuế hàng năm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành thuế sau khi được phê duyệt;
5. Hướng dẫn nghiệp vụ về kê khai thuế, tính thuế, phát hành thông báo thuế, lệnh thu thuế, thủ tục thu, nộp thuế, các nghiệp vụ khác có liên quan và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành;
6. Tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân nộp thuế;
7. Trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc miễn, giảm, hoàn thuế, truy thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế; quyết định việc ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế;
8. Được quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm cung cấp tài liệu hoặc không phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế theo quy định của pháp luật;
9. Được quyền ấn định thuế theo quy định của các luật thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật về thuế; được quyền thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế;
10. Soạn thảo, đàm phán các Điều ước quốc tế, các hiệp định song phương hoặc đa phương về thuế theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và tổ chức thực hiện các Điều ước, các Hiệp định, các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế theo quy định của pháp luật;
11. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với tổ chức và cá nhân nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế; xử lý vi phạm hành chính về thuế, quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo quy định của pháp luật;
12. Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định;
13. Quản lý hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định;
14. Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuế; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống ngành thuế;
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong hệ thống tổ chức ngành thuế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuế theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế khoán kinh phí do Thủ tướng Chính phủ quy định;
17. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho tổ chức và cá nhân thực hiện chính sách, pháp luật về thuế;
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
a) Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng:
3. Ban Quản lý thuế doanh nghiệp nhà nước;
4. Ban Quản lý thuế doanh nghiệp đầu tư nước ngoài;
5. Ban Quản lý thuế doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp khác;
6. Ban Quản lý thuế thu nhập cá nhân;
7. Ban Quản lý thuế tài sản và Thu khác;
9. Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ đối tượng nộp thuế;
14. Đại diện Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh.
b) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
1. Trung tâm Tin học và Thống kê;
2. Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thuế;
3. Tạp chí Thuế.
Các đơn vị sự nghiệp khác thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo quy định của pháp luật.
d) Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế huyện) trực thuộc Cục Thuế tỉnh.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính được thành lập Chi cục Thuế ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, khu kinh tế trực thuộc Cục Thuế tỉnh.
Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu hình quốc huy.
Cục Thuế tỉnh, Chi cục Thuế huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng.
3. Công chức thuế được cấp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Lãnh đạo Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và các Phó tổng cục trưởng; số lượng Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thuế.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về lĩnh vực công tác được phân công.
1. Cơ quan thuế ở địa phương có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế và tình hình thực hiện dự toán thu thuế; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan khác trong việc quản lý thu thuế, cung cấp thông tin, số liệu có liên quan đến việc quản lý ngân sách ở địa phương.
2. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, kiểm tra và tạo điều kiện cho cơ quan thuế trên địa bàn thực thi chính sách, pháp luật về thuế; chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện tốt việc quản lý thu thuế trên địa bàn.
3. Cơ quan thuế ở địa phương có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức, cá nhân cộng tác với cơ quan thuế trên địa bàn trong việc thực thi pháp luật thuế, góp ý phê bình, xây dựng ngành thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đối với việc làm sai trái của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý, theo quy định của pháp luật.
Biên chế của Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong tổng số biên chế của Bộ Tài chính.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 4Nghị định 77/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Quyết định 189/2003/QĐ-BTC về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 188/2003/QĐ-BTC quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Ban và Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế do Bộ Tài chính ban hành
Quyết định 218/2003/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 218/2003/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2003
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 174
- Ngày hiệu lực: 14/11/2003
- Ngày hết hiệu lực: 06/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra