Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2580/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về giống cây trồng và canh tác;

Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT ngày 09/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2901/SNN&PTNT-TT&BVTV ngày 21/7/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Thanh Hóa năm 2022.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng toàn tỉnh năm 2022; tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy định tại Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định này để ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên phạm vi toàn huyện năm 2022; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện năm 2022; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) về kết quả thực hiện năm 2022 và lập Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2023 trước ngày 20 tháng 12 năm 2022.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/cáo);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/cáo)
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể;
- Báo Thanh Hóa, Đài PT&TH tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 26/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển Kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022; Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT ngày 09/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022 như sau:

I. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NĂM 2021

1. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tiếp tục được các địa phương quan tâm chỉ đạo. Năm 2021, toàn tỉnh thực hiện chuyển đổi 2.174,7 ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang trồng cây khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (chi tiết tại biểu số 1 phụ lục I kèm theo).

- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm: Diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm là 1.445,1 ha; trong đó, chuyển sang trồng ngô 434 ha, rau 419,7 ha, cây thức ăn chăn nuôi 90 ha, cây trồng khác 502 ha. Nhiều mô hình trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa đạt hiệu quả cao như mô hình chuyển từ trồng lúa sang trồng màu (2 vụ ớt - 1 vụ ngô đường) tại huyện Hậu Lộc cho thu nhập 170 triệu đồng/ha/năm, gấp trên 3 lần trồng lúa. Mô hình trồng dưa lê tại huyện Như Thanh cho thu nhập 160 triệu đồng/ha/năm, gấp 4 lần trồng lúa. Mô hình trồng rau tại huyện Nông Cống cho thu nhập cao gấp 6 lần trồng lúa.

- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm: Diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm là 191 ha; trong đó chủ yếu là cây ăn quả 128 ha và các cây trồng khác 63 ha. Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả tại huyện Triệu Sơn cho lợi nhuận 100 - 200 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 - 10 lần trồng lúa; mô hình trồng cây cảnh tại Triệu Sơn cho lợi nhuận 200 - 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 15 - 20 lần trồng lúa; mô hình trồng cây hoa đào cảnh tại huyện Như Thanh cho lợi nhuận 160 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 8 - 10 lần trồng lúa; mô hình trồng đào cảnh tại huyện Quảng Xương cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm, gấp hơn 5 lần trồng lúa.

- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: Diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 539 ha, trong đó chủ yếu là trồng lúa kết hợp nuôi cá với diện tích 498 ha. Hiệu quả mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá tại huyện Hoằng Hóa cho doanh thu 100 - 200 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận cao gấp 3,5 lần trồng lúa.

2. Kết quả chuyển đổi cơ cấu một số cây trồng khác

2.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía:

Toàn tỉnh năm 2021 chuyển đổi 1.818,1 ha đất trồng mía sang trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn chủ yếu được thực hiện trên diện tích mía đồi có độ dốc cao; trong đó: chuyển sang trồng cây keo 798,5 ha, cây sả 223,3 ha, sắn 282,6 ha, ngô 110 ha, rau 97,7 ha, cây ăn quả 84,2 ha, cây thức ăn chăn nuôi 50,7 ha và diện tích còn lại chuyển trồng cây hàng năm khác. Về hiệu quả chuyển trồng mía sang cây lâm nghiệp giải quyết việc thiếu hụt lao động và đảm bảo nguồn thu nhập bình quân hàng năm tương đương hoặc cao hơn so với lợi nhuận trồng mía; chuyển sang cây ăn quả, rau, cây thức ăn chăn nuôi lợi nhuận tăng 2-3 lần (chi tiết tại biểu số 2, phụ lục I kèm theo).

2.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su:

Năm 2021, toàn tỉnh chuyển đổi 423,5 ha cây cao su kém hiệu quả sang trồng cây khác, gồm: Chuyển sang trồng cây thức ăn chăn nuôi 135 ha, cây gai xanh 92,5 ha, cây lâm nghiệp 99 ha, cây ăn quả 97 ha. Mô hình chuyển đổi từ đất trồng cây cao su sang cây keo lai cho thấy: Trồng keo lai sau 6 - 8 năm có thể thu được 150 - 200 m3 gỗ/ha, nhiều nơi có thể hơn 250 m3/ha, với thu nhập từ 150 - 250 triệu đồng/ha với mức đầu tư chỉ từ 25 đến 30 triệu đồng/ha; mô hình chuyển đổi từ đất trồng cao su sang trồng cây gai xanh nguyên liệu sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận từ 40 - 80 triệu đồng/ha/năm…Với tình hình giá mủ cao su xuống thấp như những năm gần đây, cây cao su hông được đầu tư chăm sóc, nên cây sinh trưởng phát triển kém thì việc chuyển đổi từ đất trồng cây cao su sang các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn là nhu cầu tất yếu (chi tiết tại biểu số 3, phụ lục I kèm theo).

3. Đánh giá một số kết quả nổi bật và tồn tại hạn chế trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

3.1. Đánh giá kết quả nổi bật:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và lợi nhuận trên một đơn vị đất sản xuất nông nghiệp. Điển hình như các mô hình chuyển đổi trên đất trồng lúa, lợi nhuận gấp trên 2 lần so với trồng lúa, có mô hình gấp trên 5 lần trồng lúa; chuyển đổi đất trồng mía, sắn, cao su lợi nhận tăng thêm 3 - 5 lần so với trồng mía, sắn, cao su.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với liên kết bao tiêu sản phẩm nông sản, hình thành các chuỗi giá trị góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Điển hình các chuỗi sản xuất như: Ớt xuất khẩu, ngô đường, ngô làm thức ăn chăn nuôi, cây dược liệu,…

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần đa dạng hóa sản phẩm trồng trọt, dần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương, trong nước và xuất khẩu.

3.2. Một số tồn tại, hạn chế trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

- Một số mô hình chuyển đổi chưa bền vững, có trường hợp sau khi chuyển trồng cây khác nhưng giá nông sản giảm thấp và khó tiêu thụ.

- Thị trường nông sản chưa ổn định, giá cả bấp bênh, phần lớn người dân tự tìm kiếm đầu ra cho nông sản và có lúc có nơi còn gặp rủi ro về giá cả và tiêu thụ đã ảnh hưởng đến tâm lý chuyển đổi cây trồng, đầu tư sản xuất dẫn đến chưa hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hóa với quy mô lớn trên đất chuyển đổi.

- Tiềm năng về diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng là rất lớn nhưng nhiều diện tích khó chuyển đổi sang cây trồng khác do: Điều kiện vị trí địa lý xa, khó vận chuyển đến nơi tiêu thụ, hạ tầng phục vụ sản xuất khó khăn nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất.

II. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂU TRỒNG NĂM 2022

1. Quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu, đối tượng cây trồng

1.1. Quan điểm:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và định hướng phát triển sản xuất trồng trọt của tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần tăng thu nhập cho người dân ở nông thôn, tạo điều kiện cho bà con tận dụng tối đa lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển kinh tế, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu,...

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hình thức chuyển đổi linh hoạt, chỉ chuyển đổi trồng cây khác khi xác định có hiệu quả cao hơn.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm khai thác hiệu quả tối đa đất sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống Nhân dân.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với việc tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, bảo quản, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm.

1.2. Nguyên tắc:

- Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi xác định có hiệu quả, ưu tiên sản xuất nông sản có giá trị cao, có thị trường tiêu thụ, sản xuất theo hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, mía, cao su,… phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đúng trình tự, thủ tục, quy định hiện hành, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch đến các hộ dân để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

1.3. Yêu cầu:

- Việc lựa chọn cây trồng chuyển đổi phải phù hợp với nhu cầu thị trường, tiềm năng lợi thế của địa phương về nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn nước, ... trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản phẩm. Tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải thực hiện theo đúng quy định tại tại khoản 1, Điều 13 của Nghị định Số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

1.4. Đối tượng cây trồng chuyển đổi:

Diện tích các loại cây trồng thuộc phạm vi của Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng gồm: Đất trồng lúa, đất trồng mía nguyên liệu, đất trồng cao su.

2. Mục tiêu, giải pháp

2.1. Mục tiêu:

- Chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp diện tích 3.133,3 ha, trong đó: Chuyển sang trồng cây hàng năm 1.908,1 ha, cây lâu năm 560,4 ha (theo quy định Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT: diện tích cây lâu năm = 280,2 ha x 2 = 560,4 ha), trồng lúa kết hợp thủy sản 664,8 ha (chi tiết tại biểu số 4, phụ lục II kèm theo).

- Chuyển đổi diện tích 442,46 ha (chuyển đổi đất trồng mía nguyên liệu trong quy hoạch) đất trồng mía năng suất, hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, trong đó: Chuyển trồng cây ăn quả 129,46 ha, cây gai xanh 140 ha, cây thức ăn chăn nuôi 60 ha, ngô 40 ha, rau 5 ha, cây lâm nghiệp 18 ha, cây trồng khác 50 ha (chi tiết tại biểu số 5, phụ lục II kèm theo).

- Chuyển đổi diện tích 371 ha cao su năng suất, hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng khác để có hiệu quả cao hơn, trong đó: Chuyển sang trồng 93 ha cây thức ăn chăn nuôi, 80 ha cây gai xanh, 66,6 ha cây ăn quả, 103 ha cây lâm nghiệp, 28,4 ha cây trồng khác (chi tiết tại biểu số 6, phụ lục II kèm theo).

2.2. Các giải pháp chủ yếu:

2.2.1. Thông tin tuyên truyền

Tăng cường truyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để có hiệu quả cao hơn đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đến mọi tầng lớp Nhân dân; tuyên truyền phổ biến các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả cao để nhân rộng trên địa bàn.

2.2.2. Xây dựng kế hoạch và tăng cường quản lý nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, các địa phương căn cứ tình hình thực tế xây dựng kế hoạch, mục tiêu, giải pháp cụ thể cho từng địa phương đảm bảo đúng quan điểm, yêu cầu, nguyên tắc.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn, đảm bảo thực hiện chuyển đổi đúng theo quy hoạch, kế hoạch và đúng quy định.

2.2.3. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp

Ưu tiên thu hút và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước như trồng hoa, trồng rau trong nhà lưới (cà chua, dưa leo, rau, ớt..); lúa gạo chất lượng cao, mía, ngô, thức ăn gia súc; sản xuất cây giống, con giống, phân bón, chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp. Đặc biệt quan tâm ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kết với nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

2.2.4. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại

Lồng ghép các chương trình, dự án để tổ chức chiến lược quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của Thanh Hóa; giới thiệu sản phẩm trên website, phương tiện truyền thông, du lịch, sự kiện văn hóa. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, diễn đàn chuyên ngành nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của địa phương; tăng cường nắm bắt thông tin, phân tích thị trường; đẩy mạnh quan hệ, giao dịch với đối tác để lựa chọn sản phẩm đưa vào sản xuất vừa phát huy được lợi thế cho năng suất, chất lượng vừa có thị trường tiêu thụ ổn định.

2.2.5. Cơ chế chính sách

Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018 ngày 17/4/2018 của Chính phủ; chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 theo Nghị quyết 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 của HĐND tỉnh; chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh làm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2023 theo Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của HĐND tỉnh; chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh;...

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn và định hướng lựa chọn cây trồng, loại thủy sản phù hợp vào sản xuất; đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh theo quy định.

3.2. Các sở, ban ngành cấp tỉnh có liên quan

Theo chức năng nhiệm vụ được giao tham gia triển hai thực hiện các nội dung của Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, mía, cao su góp phần thực hiện phương án đạt kết quả cao.

3.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ vào Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên phạm vi toàn tỉnh; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía, cao su. Báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, mía, cao su theo đúng quy định.

3.4. Ủy ban nhân dân cấp xã

Căn cứ nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn theo Mẫu số 03.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ. Triển khai thực hiện thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo đúng quy định. Thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện với UBND huyện đảm bảo thời gian quy định.

3.5. Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội nghề nghiệp, các cơ quan thông tin, truyền thông

Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc triển hai thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, mía, cao su.

Báo Thanh Hoá, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các cấp tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ đảng viên và Nhân dân trong tỉnh; thông tin, tuyên truyền các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao để nhân rộng mô hình./.

 

PHỤ LỤC I:

KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 26/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Biểu 1: Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2021

TT

Đơn vị

Diện tích (ha)

Tổng

Trên đất 2 vụ lúa

Trên đất 1 vụ lúa

Toàn tỉnh

2.174,7

1.649,4

525,3

1

TX Sầm Sơn

12

10

2

2

Thọ Xuân

94,4

62,4

32

3

Nông Cống

120

120

 

4

Triệu Sơn

411,4

270,3

141,1

5

Quảng Xương

77

57

20

6

Nga Sơn

58,2

39,1

19,1

7

Yên Định

298,8

298,8

 

8

Thiệu Hoá

138,6

138,6

 

9

Hoằng Hoá

282,8

263

19,8

10

Hậu Lộc

189,3

95,3

94

11

Nghi Sơn

124,7

99,7

25

12

Vĩnh Lộc

5,6

5,6

 

13

Thạch Thành

85,7

 

85,7

14

Cẩm Thuỷ

50

16

34

15

Ngọc Lặc

25,1

1,3

23,8

16

Như Xuân

106

106

 

17

Như Thanh

30,2

16,9

13,3

18

Thường Xuân

64,9

49,4

15,5

 

Biểu 2: Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía năm 2021

TT

Đơn vị

Tổng diện tích (ha)

Diện tích cây trồng trên đất trồng mía chuyển đổi (ha)

Sắn

Keo

Ngô

Rau

Gai xanh

Cây ăn quả

cây Sả

Cây thức ăn chăn nuôi

Chè xanh

Cây hàng năm khác

Toàn tỉnh

1.818,1

282,6

798,5

110,0

97,7

20,0

84,2

223,3

50,7

11,0

140,1

1

Thọ Xuân

151,0

 

37,3

62,5

51,2

 

 

 

 

 

 

2

Vĩnh Lộc

69,7

 

39,0

20,0

 

 

 

 

10,7

 

 

3

Thạch Thành

461,9

16,0

 

27,5

40,2

20,0

68,9

223,3

40,0

 

26,0

4

Ngọc Lặc

36,6

15,0

 

 

6,3

 

15,3

 

 

 

 

5

Như Xuân

297,0

 

286,0

 

 

 

 

 

 

11,0

 

6

Thường Xuân

311,5

 

311,5

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Bá Thước

490,4

251,6

124,7

 

 

 

 

 

 

 

114,1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 3: Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su năm 2021

TT

Đơn vị

Tổng

Cây ăn quả

Cây thức ăn chăn nuôi

Cây gai xanh

Cây Lâm nghiệp

Toàn tỉnh

423,5

97

135

92,5

99

1

Thọ xuân

60

20

20

20

 

2

Nông Cống

16

6

10

 

 

3

Triệu Sơn

10

5

5

 

 

4

Vĩnh Lộc

5

 

 

 

5

5

Thạch Thành

100

20

30

20

30

6

Cẩm Thuỷ

60

10

10

30

10

7

Ngọc Lặc

54

10

20

10

14

8

Lang Chánh

26

6

10

 

10

9

Như Xuân

60

10

20

10

20

10

Như Thanh

32,5

10

10

2,5

10

 

PHỤ LỤC II:

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 26/7/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Biểu 4: Kế hoạch diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 lúa

1 lúa

Tổng (I II III)

3.133,3 (1)

2.069,5

783,6

I

Cây hàng năm

1.908,1

1.544,6

363,5

1

Ngô

444,6

416,5

28,1

2

Ớt

176,0

126,0

50,0

3

Rau màu

486,0

447,4

38,6

4

Cây thức ăn chăn nuôi

279,5

229,5

50,0

5

Mía

47,2

35,9

11,3

6

Dược liệu

39,0

39,0

0,0

7

Hoa cây cảnh

60,0

60,0

0,0

8

Thuốc Lào

287,0

114,0

173,0

9

Cây hàng năm khác

88,8

76,3

12,5

II

Cây lâu năm

280,2

147,3

132,9

1

Cây ăn quả

188,7

137,8

50,9

2

Cây lâu năm khác

91,5

9,5

82,0

III

Lúa - Thủy sản

664,8

377,6

287,2

1

Lúa - cá

662,8

376,1

286,7

2

Lúa - tôm

1,5

1,5

0,0

3

Lúa - ốc

0,5

0,0

0,5

(1): Theo quy định tại Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT ngày 09/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được tính như sau:

- Tổng số = Cây hàng năm Cây lâu năm x 2 (lần) (để quy ra diện tích gieo trồng) Trồng lúa kết hợp NTTS.

- Cây hàng năm: Tính theo diện tích gieo trồng;

- Trồng lúa kết hợp NTTS: Tính theo diện tích gieo trồng;

- Cây lâu năm: Tính theo diện tích canh tác.

Trong đó:

1  Huyện Nông Cống

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

195,0

115,0

80,0

I

Cây hàng năm

135,0

85,0

50,0

1

Ngô

10,0

10,0

 

2

Rau màu

20,0

20,0

 

3

Cây thức ăn chăn nuôi

85,0

35,0

50,0

4

Cây hàng năm khác

20,0

20,0

 

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

60,0

30,0

30,0

 

Lúa - cá

60,0

30,0

30,0

2  TP Thanh Hóa

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

40,0

30,0

0,0

I

Cây hàng năm

20,0

20,0

0,0

 

Rau màu

20,0

20,0

 

II

Cây lâu năm

10,0

10,0

0,0

 

Cây ăn quả

10,0

10,0

 

III

Lúa - Thủy sản

0,0

0,0

0,0

3  Thọ Xuân

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

110,0

70,0

20,0

I

Cây hàng năm

60,0

60,0

0,0

1

Ngô

45,0

45,0

 

2

Ớt

15,0

15,0

 

II

Cây lâu năm

20,0

10,0

10,0

 

Cây ăn quả

20,0

10

10,0

III

Lúa - Thủy sản

10,0

0,0

10,0

 

Lúa - cá

10,0

 

10,0

4  Hậu Lộc

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

210,0

120,0

70,0

I

Cây hàng năm

150,0

100,0

50,0

1

Ngô

40,0

40,0

 

2

Ớt

50,0

 

50,0

3

Rau màu

40,0

40,0

 

4

Cây hàng năm khác

20,0

20,0

 

II

Cây lâu năm

20,0

10,0

10,0

 

Cây ăn quả

20,0

10,0

10,0

III

Lúa - Thủy sản

20,0

10,0

10,0

 

Lúa - cá

20,0

10,0

10,0

5  Yên Định

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

270,0

250,0

0,0

I

Cây hàng năm

210,0

210,0

0,0

1

Ớt

50,0

50,0

 

2

Ngô

100,0

100,0

 

3

Rau màu

30,0

30,0

 

4

Cây thức ăn chăn nuôi

30,0

30,0

 

II

Cây lâu năm

20,0

20,0

0,0

 

Cây ăn quả

20,0

20,0

 

III

Lúa - Thủy sản

20,0

20,0

0,0

 

Lúa - cá

20,0

20,0

 

6  Hoằng Hóa

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

454,0

217,0

205,0

I

Cây hàng năm

247,0

74,0

173,0

 

Thuốc Lào

247,0

74,0

173,0

II

Cây lâu năm

32,0

0,0

32,0

III

Lúa - Thủy sản

143,0

143,0

0,0

 

Lúa - cá

143,0

143,0

0,0

7  Bá Thước

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

76,2

25,0

41,0

I

Cây hàng năm

50,0

20,6

29,4

1

Ngô

18,1

 

18,1

2

Rau màu

15,7

15,7

 

3

Mía

16,2

4,9

11,3

II

Cây lâu năm

10,2

0,3

9,9

 

Cây ăn quả

10,2

0,3

9,9

III

Lúa - Thủy sản

5,8

4,1

1,7

 

Lúa - cá

5,8

4,1

1,7

8  Thạch Thành

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

50,0

50,0

0,0

I

Cây hàng năm

50,0

50,0

0,0

1

Ngô

20,0

20,0

 

2

Mía

30,0

30,0

 

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

0,0

0,0

0,0

9  Vĩnh Lộc

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

110,0

100,0

0,0

I

Cây hàng năm

80,0

80,0

0,0

1

Ớt

60,0

60,0

 

2

Rau màu

20,0

20,0

 

II

Cây lâu năm

10,0

10,0

0,0

 

Cây ăn quả

10,0

10,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

10,0

10,0

0,0

 

Lúa - cá

10,0

10,0

 

10  Triệu Sơn

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

664,0

549,0

62,0

I

Cây hàng năm

466,0

466,0

0,0

1

Rau màu

233,0

233,0

 

2

Cây thức ăn chăn nuôi

137,0

137,0

 

3

Dược liệu

39,0

39,0

 

4

Hoa cây cảnh

57,0

57,0

 

II

Cây lâu năm

53,0

53,0

0,0

 

Cây ăn quả

53,0

53,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

92,0

30,0

62,0

 

Lúa - cá

92,0

30,0

62,0

11  Quảng Xương

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

56,0

55,0

0,0

I

Cây hàng năm

51,0

51,0

0,0

1

Ngô

5,0

5,0

 

2

Rau màu

5,0

5,0

 

3

Hoa cây cảnh

1,0

1,0

 

4

Thuốc Lào

40,0

40,0

 

II

Cây lâu năm

1,0

1,0

0,0

 

Cây ăn quả

1,0

1,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

3,0

3,0

0,0

 

Lúa - cá

3,0

3,0

 

12  Như Thanh

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

69,0

49,0

4,0

I

Cây hàng năm

35,0

32,5

2,5

1

Ngô

4,5

4,5

 

2

Ớt

1,0

1,0

 

3

Rau màu

3,2

3,2

 

4

Cây thức ăn chăn nuôi

4,5

4,5

 

5

Mía

1,0

1,0

 

6

Hoa cây cảnh

2,0

2,0

 

7

Cây hàng năm khác

18,8

16,3

2,5

II

Cây lâu năm

16,0

15,0

1,0

1

Cây ăn quả

9,5

8,5

1

2

Cây lâu năm khác

6,5

6,5

 

III

Lúa - Thủy sản

2,0

1,5

0,5

1

Lúa - tôm

1,5

1,5

 

2

Lúa - ốc

0,5

 

0,5

13  Thiệu Hóa

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

100,0

90,0

0,0

I

Cây hàng năm

30,0

30,0

0,0

II

Cây lâu năm

10,0

10,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

50,0

50,0

0,0

 

Lúa - cá

50,0

50,0

 

14  Nga Sơn

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

74,6

66,0

8,6

I

Cây hàng năm

8,6

0,0

8,6

 

Rau màu

8,6

0,0

8,6

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

66,0

66,0

0,0

 

Lúa - cá

66,0

66,0

0,0

15  Như Xuân

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

150,0

150,0

0,0

I

Cây hàng năm

150,0

150,0

0,0

1

Ngô

100,0

100,0

 

2

Rau màu

30,0

30,0

 

3

Cây thức ăn chăn nuôi

20,0

20,0

 

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

0,0

0,0

0,0

16  Ngọc Lặc

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

55,0

10,0

25,0

I

Cây hàng năm

15,0

5,0

10,0

1

Rau màu

2,0

2,0

 

2

Cây thức ăn chăn nuôi

3,0

3,0

 

3

Cây hàng năm khác

10,0

 

10,0

II

Cây lâu năm

20,0

5,0

15,0

 

Cây ăn quả

20,0

5,0

15,0

III

Lúa - Thủy sản

0,0

0,0

0,0

17  Nghi Sơn

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

40,0

10,0

30,0

I

Cây hàng năm

10,0

10,0

0,0

1

Ngô

0,0

 

 

2

Cây hàng năm khác

10,0

10,0

 

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

30,0

0,0

30,0

 

Lúa - cá

30,0

 

30,0

18  Cẩm Thủy

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

105,0

60,0

40,0

I

Cây hàng năm

90,0

60,0

30,0

1

Ngô

40,0

40,0

 

2

Rau màu

50,0

20,0

30,0

II

Cây lâu năm

5,0

0,0

5,0

 

Cây ăn quả

5,0

 

5,0

III

Lúa - Thủy sản

5,0

0,0

5,0

 

Lúa - cá

5,0

 

5,0

19  Lang Chánh

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

15,0

5,0

10,0

I

Cây hàng năm

15,0

5,0

10,0

1

Ngô

12,0

2,0

10,0

2

Rau màu

3,0

3,0

 

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

 Lúa - Thủy sản

0,0

0,0

0,0

20  Thường Xuân

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

36,0

33,0

0,0

I

Cây hàng năm

30,0

30,0

0,0

1

Ngô

20,0

20,0

 

2

Cây hàng năm khác

10,0

10,0

 

II

Cây lâu năm

3,0

3,0

0,0

 

Bưởi

3,0

3,0

 

III

 Lúa - Thủy sản

0,0

0,0

0,0

21  Sầm Sơn

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

12,0

12,0

0,0

I

Cây hàng năm

2,0

2,0

0,0

 

Rau màu

2,0

2,0

 

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

10,0

10,0

0,0

 

Lúa - cá  

10,0

10,0

 

23  Quan Hóa

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

1 vụ lúa

Tổng (I II III)

141,5

3,5

138,0

I

Cây hàng năm

3,5

3,5

 

 

Rau

3,5

3,5

 

II

Cây lâu năm

0,0

0,0

0,0

III

Lúa - Thủy sản

138,0

0,0

138,0

 

Lúa - cá

138,0

 

138

22  Hà Trung

TT

Cây trồng

Diện tích cây trồng trên đất lúa chuyển đổi (ha)

Tổng

2 vụ lúa

Lúa nương

Tổng (I II III)

100,0

0,0

50

I

Cây hàng năm

0,0

0,0

0,0

II

Cây lâu năm

50,0

0,0

50,0

III

Lúa - Thủy sản

0,0

0,0

0,0

 

Biểu 5. Kế hoạch diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía năm 2022

(Chuyển đổi đất trồng mía nguyên liệu trong quy hoạch)

TT

Đơn vị

Cộng

Cây ăn quả

Cây thức ăn chăn nuôi

Ngô

Rau

Cây Lâm nghiệp

Gai xanh

Cây hàng năm khác

Toàn tỉnh

442,46

129,46

60

40

5

18

140

50

1

Thọ xuân

33

20

 

10

3

 

 

 

2

Nông Cống

60

30

30

 

 

 

 

 

3

Cẩm Thủy

130

10

10

10

 

 

100

 

4

Ngọc Lặc

100

50

20

20

 

 

10

 

5

Lang Chánh

22

12

 

 

 

 

10

 

6

Thường Xuân

5,46

5,46

 

 

 

 

0

 

7

Bá Thước

92

2

 

 

2

18

20

50

 

Biểu 6: Kế hoạch diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng cao su năm 2022

TT

Đơn vị

Tổng

Cây ăn quả

Cây thức ăn chăn nuôi

Cây Gai xanh

Cây Lâm nghiệp

Cây khác

Toàn tỉnh

371

66,6

93

80

103

28,4

1

Thọ xuân

60

20

20

20

 

 

2

Nông Cống

16

6

10

 

 

 

3

Thạch Thành

55

4,6

 

 

47

3,4

4

Cẩm Thuỷ

60

10

10

30

10

 

5

Ngọc Lặc

54

10

20

10

14

 

6

Lang Chánh

26

6

 

10

10

 

7

Như Xuân

60

10

20

10

20

 

8

Như Thanh

40

 

13

 

2

25

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2580/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Thanh Hóa năm 2022

  • Số hiệu: 2580/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Lê Đức Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản