Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/2019/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2019 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TRỒNG TRỌT VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CANH TÁC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
1. Nghị định này quy định chi tiết khoản 2 Điều 12, khoản 8 Điều 15, khoản 3 Điều 16, khoản 3 Điều 17, khoản 4 Điều 21, khoản 3 Điều 22, khoản 7 Điều 24, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 28, khoản 5 Điều 29, khoản 2 Điều 56, khoản 3 Điều 57 của Luật Trồng trọt.
2. Nội dung về canh tác hữu cơ quy định tại khoản 5 Điều 69 của Luật Trồng trọt được thực hiện theo Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.
Điều 2. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này
1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận, trả kết quả của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax):
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành.
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính hoặc bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Cách thức trả kết quả: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
6. Trong Nghị định này có nội dung quy định khác với quy định nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì thực hiện theo quy định đó.
7. Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt được công chứng hoặc bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật.
8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ đã nộp.
Điều 3. Bảo tồn nguồn gen giống cây trồng và Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu
1. Điều tra, thu thập nguồn gen giống cây trồng:
a) Cục Trồng trọt căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế đặt hàng cho tổ chức, cá nhân có năng lực và điều kiện phù hợp điều tra, thu thập định kỳ nguồn gen giống cây trồng.
b) Nguồn gen giống cây trồng được thu thập dưới dạng hạt giống, cây giống, hom giống, củ giống hoặc vật liệu di truyền của giống cây trồng phụ thuộc vào từng loài cây trồng.
c) Kết quả điều tra, thu thập phải được tư liệu hóa mô tả rõ các thông tin có liên quan đến việc điều tra, thu thập như địa điểm, thời gian, loại mẫu vật, số lượng, hình thức thu thập.
2. Lưu giữ và xây dựng ngân hàng gen giống cây trồng:
a) Nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ tại Trung tâm tài nguyên thực vật và các đơn vị mạng lưới của hệ thống bảo tồn tài nguyên thực vật trong cả nước theo đặt hàng của Cục Trồng trọt.
b) Tùy thuộc vào nguồn lực và điều kiện thực tế, việc lưu giữ có thể thực hiện theo một trong hai hoặc cả hai hình thức:
Lưu giữ chuyển chỗ (lưu giữ ex-situ) là lưu giữ ngoài phạm vi phát sinh của giống cây trồng trong điều kiện lạnh (trong kho lạnh, trong nitơ lạnh hoặc các hình thức bảo quản phù hợp khác khi có các công nghệ mới); hoặc trong ống nghiệm (lưu giữ in-vitro); hoặc vật liệu di truyền hoặc lưu giữ trên đồng ruộng;
Lưu giữ tại chỗ (lưu giữ in-situ) là lưu giữ ngay trong phạm vi phát sinh của giống cây trồng.
3. Đánh giá nguồn gen giống cây trồng:
a) Đánh giá nguồn gen giống cây trồng bao gồm các hoạt động giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị sử dụng của nguồn gen giống cây trồng.
b) Căn cứ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin về nguồn gen giống cây trồng Cục Trồng trọt đặt hàng cho tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện giải mã gen, đánh giá chỉ tiêu nông học, sinh học và giá trị của nguồn gen giống cây trồng.
4. Thiết lập, bảo quản và chia sẻ dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng:
a) Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này và tổ chức, cá nhân có liên quan (người cung cấp thông tin) thiết lập phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng nguồn gen giống cây trồng.
b) Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ dưới các hình thức phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu dạng văn bản hoặc số hóa (bao gồm số liệu cơ bản về nguồn gen và các thông tin liên quan đến nguồn gen).
c) Dữ liệu về nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ tại Trung tâm tài nguyên thực vật.
d) Chia sẻ về dữ liệu nguồn gen giống cây trồng quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:
a) Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 01.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành.
c) Kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng.
d) Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn.
đ) Bản công bố các thông tin về giống cây trồng do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng biên soạn theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 03.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:
a) Văn bản đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 04.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Kết quả khảo nghiệm có kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 của Luật Trồng trọt thực hiện trong vòng một năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:
a) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 05.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Giống cây trồng được phép lưu hành, kể từ ngày ký Quyết định công nhận lưu hành.
b) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 06.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: Trong thời hạn 06 tháng trước khi Quyết định công nhận lưu hành hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp Quyết định gia hạn công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 07.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không nộp hồ sơ đăng ký gia hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này.
5. Đình chỉ hiệu lực Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
Khi tiếp nhận thông tin về giống cây trồng quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
6. Phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
Giống cây trồng sau khi khắc phục được các vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Trồng trọt và được tổ chức khảo nghiệm xác nhận, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Cục Trồng trọt phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và thông báo việc phục hồi Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không phục hồi hiệu lực phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại điểm a, d, đ khoản 7 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng theo Mẫu số 08.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
b) Trường hợp tiếp nhận thông tin quy định tại điểm b khoản 7 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm tra thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng khi có đủ bằng chứng vi phạm; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
1. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
a) Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Mẫu số 01.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản mô tả đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng theo Mẫu số 02.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Biên bản nộp mẫu lưu.
d) Trường hợp cấp lại phải có văn bản đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 04.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 03.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 05.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin vi phạm quy định tại khoản 7 Điều 15 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định thông tin và ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng theo Mẫu số 06.ĐC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng
1. Hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng:
a) Bản tự công bố lưu hành giống cây trồng theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Quy trình canh tác của giống do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.
c) Bản công bố các thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục tự công bố lưu hành giống cây trồng:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng, Cục Trồng trọt đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Tổ chức, cá nhân được sản xuất, kinh doanh giống cây trồng sau khi thông tin được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:
a) Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 01.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm.
c) Tài liệu chứng minh địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị thực hiện khảo nghiệm theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng.
2. Hồ sơ cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 02.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức khảo nghiệm trong Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng:
b) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 04.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và đăng tải Quyết định, các tài liệu kèm theo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Chi phí thẩm định thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Trồng trọt, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng theo Mẫu số 05.KN Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi có đủ bằng chứng; đăng tải Quyết định trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.
Điều 8. Quy định chi tiết điều kiện về sản xuất, buôn bán giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật Trồng trọt và một số quy định chi tiết sau đây:
1. Trước khi buôn bán giống cây trồng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng phải có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ chất lượng lô giống, nhãn phù hợp quy định tại
Đối với giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải có thêm thông tin về nguồn vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây.
1. Hồ sơ cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 01.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng theo Mẫu số 02.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 03.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng:
a) Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng gửi hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đề nghị công nhận.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Hội đồng tối thiểu 05 thành viên là đại diện các nhà khoa học, cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng tại địa điểm có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
c) Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 04.CĐD, Mẫu số 05.CĐD Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đình chỉ Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng
a) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra tình hình khai thác, sử dụng và bảo vệ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
b) Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng không đảm bảo chất lượng theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đoàn kiểm tra lập biên bản kết quả kiểm tra.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định đình chỉ Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
4. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng
a) Khi cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng khôi phục được chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định. Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng. Trường hợp không phục hồi Quyết định phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn tối đa 01 năm, kể từ thời điểm ban hành Quyết định đình chỉ, tổ chức, cá nhân không phục hồi được chất lượng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đã cấp.
Điều 10. Ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng
1. Ghi nhãn giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và nội dung ghi nhãn như sau:
a) Tên giống cây trồng.
b) Cấp giống theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
c) Đặc tính của giống bao gồm: Chỉ tiêu bắt buộc gồm chỉ tiêu nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở về giá trị canh tác, giá trị sử dụng; chỉ tiêu chất lượng vật liệu nhân giống theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở phù hợp quy định tại Điều 25 của Luật Trồng trọt. Trường hợp sử dụng tiêu chuẩn cơ sở khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phải có đủ thông tin về các chỉ tiêu quy định tại Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; chỉ tiêu tự nguyện khác về giống cây trồng (nếu có).
d) Hướng dẫn bảo quản và sử dụng: Ghi rõ điều kiện bảo quản; phạm vi sử dụng của giống về thời vụ, vùng địa lý, tóm tắt quy trình trồng và chăm sóc (khi có yêu cầu đặc biệt) phù hợp với thông tin trong hồ sơ cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
đ) Thông tin cảnh báo an toàn (nếu có).
e) Định lượng giống cây trồng (khối lượng giống hoặc số lượng cây, bầu, hom giống).
g) Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng; ngày sản xuất cây ghép là ngày ghép; ngày sản xuất cành giống, hom giống là ngày cắt cành giống, hom giống; ngày sản xuất hạt giống, củ giống là ngày thu hoạch; ngày sản xuất của cây giống nhân theo phương pháp nuôi cấy mô là ngày chuyển từ ống nghiệm ra vườn ươm.
h) Tên và địa chỉ của tổ chức sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng.
i) Mã số lưu hành giống cây trồng đối với giống cây trồng được cấp quyết định lưu hành, gia hạn quyết định lưu hành.
k) Xuất xứ giống cây trồng: Ghi cụm từ “sản xuất tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất với giống cây trồng nhập khẩu.
l) Mã hiệu lô giống phù hợp với hồ sơ truy xuất nguồn gốc giống cây trồng, mã hiệu lô giống thực hiện theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
m) Thông tin về cây trồng biến đổi gen đối với vật liệu nhân giống của giống cây trồng biến đổi gen.
2. Quảng cáo giống cây trồng:
a) Giống cây trồng có Quyết định công nhận lưu hành, Quyết định công nhận lưu hành đặc cách, giống cây trồng tự công bố lưu hành tại Việt Nam được quảng cáo theo quy định của pháp luật quảng cáo.
b) Nội dung quảng cáo giống cây trồng phải theo đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành, Quyết định công nhận lưu hành đặc cách, bản công bố các thông tin về giống cây trồng tự công bố lưu hành.
3. Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu với mục đích triển lãm, hội chợ thì thực hiện quảng cáo theo nội dung Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Trồng trọt
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị cấp phép xuất khẩu theo Mẫu số 01.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Bản sao thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt đối với trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, hợp tác quốc tế.
đ) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
2. Trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Trồng trọt
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giống cây trồng biến đổi gen sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
Chương III
Điều 13. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:
a) Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
c) Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
2. Lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn theo Mẫu số 03.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.
c) Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
d) Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trong trên đất trồng lúa có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi và báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi theo quy định.
5. Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định tại Điều này được thống kê là đất trồng lúa.
Điều 14. Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước
Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước có tác động đến tầng đất mặt thì phải bóc riêng tầng đất mặt đó để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
2. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách từ 20 đến 25 cen-ti-mét tính từ mặt đất.
3. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước phải xây dựng phương án sử dụng tầng đất mặt theo Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này. Phương án sử dụng tầng đất mặt là thành phần hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang xây dựng công trình có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bóc tách, sử dụng tầng đất mặt.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2020.
2. Nghị định này bãi bỏ các quy định tại các văn bản sau đây:
a) Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
b) Khoản 1, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
c) Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
d) Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
1. Nhãn giống cây trồng, bao bì gắn nhãn đúng quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 đã được sản xuất, in ấn trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Các cơ sở khảo nghiệm đã được chỉ định trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.
3. Giống cây trồng đã có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhưng không có Quyết định công nhận giống cây trồng mới, được tiếp tục sản xuất kinh doanh đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
4. Trường hợp giống cây trồng đăng ký bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành tiêu chí bình tuyển để công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
5. Đối với giống cây trồng đã có Quyết định công nhận sản xuất thử trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải bổ sung kết quả khảo nghiệm có kiểm soát và kết quả khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định để công nhận lưu hành.
6. Việc công nhận giống cây dược liệu được quy định tại Điều 4 Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu thực hiện theo quy định của Luật Trồng trọt, Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG CẤM XUẤT KHẨU
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
I. NGUỒN GEN GIỐNG CÂY LƯƠNG THỰC
- Nguồn gen các giống lúa: Nếp Cẩm, nếp cái Hoa vàng, nếp Tú Lệ, lúa Tám, Dự hương, Nàng thơm Chợ đào.
- Dòng bố, mẹ của các tổ hợp lúa lai.
- Dòng bố, mẹ của các tổ hợp ngô lai.
II. NGUỒN GEN GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ (TRỪ HẠT TRONG QUẢ XUẤT KHẨU)
1. Nguồn gen giống chè: Các giống chè Shan bản địa.
2. Nguồn gen giống cam: Cam Bù, cam Bố Hạ, cam Xã Đoài, cam Đường Canh.
3. Nguồn gen giống bưởi: Bưởi Năm roi, Thanh Trà, Phúc Trạch, Đoan Hùng, Phú Diễn, Da xanh.
4. Nguồn gen giống nhãn: Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn tiêu Da bò, nhãn Xuồng cơm vàng.
5. Nguồn gen giống vải thiều: Vải thiều Thanh Hà, vải thiều Hùng Long.
6. Nguồn gen giống xoài: Xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu.
7. Nguồn gen giống mơ: Mơ Hương Tích.
8. Nguồn gen giống thanh long: Các giống thanh long bản địa.
9. Nguồn gen giống sầu riêng: Sầu riêng Chín hóa, sầu riêng Ri-6.
10. Sâm Ngọc Linh.
CÁC BIỂU MẪU VỀ CÔNG NHẬN LƯU HÀNH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TT | TÊN BIỂU MẪU | KÝ HIỆU |
1 | Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng | Mẫu số 01.CN |
2 | Bản công bố các thông tin về giống cây trồng | Mẫu số 02.CN |
3 | Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng | Mẫu số 03.CN |
4 | Văn bản đề nghị gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng | Mẫu số 04.CN |
5 | Quyết định về việc công nhận lưu hành giống cây trồng | Mẫu số 05.CN |
6 | Quyết định về việc cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng | Mẫu số 06.CN |
7 | Quyết định về việc gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng | Mẫu số 07.CN |
8 | Quyết định về việc hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng | Mẫu số 08.CN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN LƯU HÀNH GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………...
- Điện thoại: ……………………………………. Fax: …………… E-mail: ……………………………….
2. Tên giống cây trồng đề nghị cấp Quyết định công nhận lưu hành:
3. Bảo hộ giống cây trồng mới:
Có □
Không □
4. Vùng sinh thái đề nghị công nhận lưu hành:
5. Nguồn gốc giống:
Giống nhập nội □
Giống chọn tạo trong nước □
6. Phương pháp chọn tạo:
- Công thức lai (tên, nguồn gốc dòng/giống bố mẹ kể cả dòng phục hồi, dòng duy trì, ...):
- Xử lý đột biến (ghi tên giống, nguồn gốc giống dùng để xử lý đột biến):
- Phương pháp khác:
7. Phương pháp nhân giống (hữu tính/vô tính)
8. Vị trí hành chính và địa lý (thôn, xã, huyện, tỉnh, tọa độ địa lý) lưu giữ mẫu giống cây trồng (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự lưu mẫu):
9. Văn bản kèm theo (nếu có):
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các văn bản gửi kèm trong hồ sơ./.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. | …, ngày … tháng … năm … |
BẢN CÔNG BỐ CÁC THÔNG TIN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG
Tên tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký công nhận lưu hành/tự công bố lưu hành: ……………….. …………………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ………………………….. Fax: …………………… E-mail: ……………………………………
Công bố các thông tin về giống cây trồng cụ thể như sau:
1. Tên giống cây trồng: ……………………………………………………………………………………..
2. Thông tin về giống cây trồng (nêu rõ thông tin về các chỉ tiêu quy định tại
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin nêu trên./.
…, ngày … tháng … năm … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN LƯU HÀNH GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị: ............................................................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Điện thoại: ……………………..; Fax: ……………………; E-mail: …………………………………..
2. Tên giống cây trồng đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành: ...
3. Mã số lưu hành của giống cây trồng: ………………………………………………………………..
4. Số quyết định công nhận lưu hành đã cấp: ……… ngày ... tháng ... năm … (kèm theo bản photo Quyết định nếu có)
5. Lý do đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng:
…………………………………………………………………………………………………………………
6. Văn bản kèm theo (đối với trường hợp cấp lại do thay đổi thông tin ghi trong Quyết định)
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin và văn bản kèm theo trong hồ sơ./.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN LƯU HÀNH GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị: ...........................................................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Điện thoại: ……………………….. Fax: ……………………… E-mail: …………………………………
2. Tên giống cây trồng đề nghị gia hạn lưu hành: ……………………………………………………...
3. Mã số lưu hành của giống cây trồng (nếu có): ………………………………………………………
4. Số quyết định công nhận lưu hành/Số quyết định công nhận giống cây trồng mới đã cấp: …….. ngày ... tháng ... năm ... (kèm bản photo Quyết định)
5. Văn bản kèm theo
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin và văn bản gửi kèm trong hồ sơ./.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc công nhận lưu hành giống cây trồng
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm ... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ đề nghị của (tổ chức, cá nhân) ... tại văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng;
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận lưu hành giống cây trồng
Mã số lưu hành: …………………………………………………………………………………………….;
Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành: ……………………………………………………………………..;
Phạm vi lưu hành: ………………………………………………………………………………………….;
Thời gian lưu hành: …………… năm kể từ ngày ký Quyết định.
Thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 2.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Điều 2. Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được công nhận lưu hành và các đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến giống cây trồng được công nhận lưu hành nêu trên để áp dụng vào sản xuất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được công nhận lưu hành, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày...tháng...năm...của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Cục trưởng Cục Trồng trọt về việc công nhận lưu hành giống cây trồng;
Căn cứ đề nghị của (tổ chức, cá nhân) ... tại văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng;
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp lại Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: …………………………………….;
Mã số lưu hành: …………………………………………………………………………………………….;
Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành: ……………………………………………………………………..;
Phạm vi lưu hành: ............................................................................................................................;
Thời gian lưu hành: Từ ngày...tháng ... năm...đến ngày...tháng...năm...
Thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Điều 2. Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp lại Quyết định công nhận lưu hành và các đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến giống cây trồng được công nhận lưu hành nêu trên để áp dụng vào sản xuất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được cấp lại Quyết định công nhận lưu hành, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày...tháng...năm...của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Cục trưởng Cục Trồng trọt về việc công nhận lưu hành giống cây trồng;
Căn cứ đề nghị của (tổ chức, cá nhân) ... tại văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng;
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Gia hạn Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: …………………………………...;
Mã số lưu hành: …………………………………………………………………………………………….;
Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành: ……………………………………………………………………..;
Phạm vi lưu hành: ............................................................................................................................;
Thời gian lưu hành: Từ ngày...tháng...năm...đến ngày...tháng...năm...
Thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Điều 2. Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được gia hạn Quyết định công nhận lưu hành và các đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến giống cây trồng được công nhận lưu hành nêu trên để áp dụng vào sản xuất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức, cá nhân có giống cây trồng được gia hạn Quyết định lưu hành, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày...tháng...năm...của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Cục trưởng Cục Trồng trọt về việc công nhận lưu hành giống cây trồng;
Căn cứ kết quả xác minh và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng: ……………………………………;
Mã số lưu hành: …………………………………………………………………………………………….;
Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành: ……………………………………………………………………..;
Phạm vi lưu hành: ………………………………………………………………………………………….;
Thời gian hủy bỏ Quyết định kể từ ngày ... tháng ... năm ...;
Lý do hủy bỏ: ………………………………………………………………………………………………..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức, cá nhân có giống cây trồng bị hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
CÁC BIỂU MẪU VỀ CÔNG NHẬN LƯU HÀNH ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TT | Tên biểu mẫu | Ký hiệu |
1 | Văn bản đề nghị công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng | Mẫu số 01.ĐC |
2 | Bản mô tả đặc tính của giống cây trồng và hiện trạng sử dụng giống cây trồng | Mẫu số 02.ĐC |
3 | Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng | Mẫu số 03.ĐC |
4 | Quyết định về việc công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng | Mẫu số 04.ĐC |
5 | Quyết định về việc cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng | Mẫu số 05.ĐC |
6 | Quyết định về việc hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng | Mẫu số 06.ĐC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN LƯU HÀNH ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên cơ quan đề nghị:
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: ………………….. Fax: ………………….. E-mail: .........................................................
2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận lưu hành đặc cách: ………………………………………
3. Nguồn gốc của giống: …………………………………………………………………………………..
4. Tổ chức, cá nhân lưu mẫu giống cây trồng: ………………………………………………………….
5. Vị trí hành chính và địa lý (thôn, xã, huyện, tỉnh, tọa độ địa lý) lưu giữ mẫu giống cây trồng (trường hợp tổ chức, cá nhân tự lưu mẫu): …………………………………………………………………………………………………………………
6. Văn bản gửi kèm (nếu có): ……………………………………………………………………………...
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin và văn bản gửi kèm trong hồ sơ./.
CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ |
TÊN CƠ QUAN/ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. | …, ngày … tháng … năm … |
BẢN MÔ TẢ ĐẶC TÍNH CỦA GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG
Tên cơ quan/đơn vị: …………………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………. Fax: …………….. E-mail: ……………………………………………
Mô tả đặc tính của giống cây trồng và hiện trạng sử dụng giống cây trồng cụ thể như sau:
1. Thông tin về giống cây trồng
- Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:
………………………………………………………………………………………………………………….
- Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): …………………………………………………………………
- Tên cơ quan tác giả, tác giả (nếu có): …………………………………………………………………..
2. Đặc điểm thực vật học chủ yếu: Mô tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả...)
- Thân: ..................................................................................................................................
- Lá: ......................................................................................................................................
- Rễ: .....................................................................................................................................
- Củ: .....................................................................................................................................
- Hoa: ...................................................................................................................................
- Quả: ...................................................................................................................................
- Hạt: ....................................................................................................................................
3. Giá trị sử dụng
□ Làm lương thực, thực phẩm
□ Làm dược liệu
□ Thức ăn chăn nuôi
□ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
□ Cải tạo môi trường
□ Các giá trị khác (ghi rõ)
4. Kỹ thuật gieo trồng
- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...) ……………………………………………….
- Thời vụ trồng: .....................................................................................................................
- Mật độ, lượng giống/ha: ......................................................................................................
- Sâu bệnh hại chính: .............................................................................................................
5. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)
6. Hiện trạng sử dụng
- Diện tích sản xuất trong 03 năm gần nhất: …………………………………………………………….
- Quy mô, địa điểm sản xuất ……………………………………………………………………………….
- Một số đặc điểm nổi trội của giống (năng suất, chất lượng, tính chống chịu....): ………………… ………………………………………………………………………………………………………………….
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin về đặc tính của giống và hiện trạng sử dụng giống cây trồng nêu trên./.
…, ngày … tháng … năm … |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN LƯU HÀNH ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên cơ quan đề nghị: .........................................................................................................
- Địa chỉ: ...............................................................................................................................
- Điện thoại: …………………………; Fax: ………………………; E-mail: …………………………….
2. Tên giống cây trồng đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách: ………………... ………………………………………………………………………………………………………………….
3. Mã số lưu hành của giống cây trồng: ………………………………………………………………….
4. Số quyết định công nhận lưu hành đặc cách đã cấp: ... ngày ... tháng ... năm ... (kèm theo bản photo Quyết định nếu có)
5. Lý do đề nghị cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: ………………
………………………………………………………………………………………………………………….
6. Văn bản kèm theo (đối với trường hợp cấp lại do thay đổi thông tin ghi trong Quyết định)
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin và văn bản kèm theo trong hồ sơ./.
CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày...tháng...năm...của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ đề nghị của ... tại văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: ……………………………………………..;
Mã số lưu hành đặc cách: ………………………………………………………………………………...;
Tổ chức đăng ký lưu hành đặc cách: …………………………………………………………………….;
Thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Điều 2. Tổ chức có giống cây trồng được công nhận lưu hành đặc cách và các đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến giống cây trồng được công nhận lưu hành nêu trên để áp dụng vào sản xuất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức có giống cây trồng được công nhận lưu hành đặc cách, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-BNN-TCCB ngày...tháng...năm...của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Cục trưởng Cục Trồng trọt về việc công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
Căn cứ đề nghị của ……. tại văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... về việc cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp lại Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: ………………………..;
Mã số lưu hành đặc cách: …………………………………………………………………………………;
Tổ chức đăng ký lưu hành đặc cách: ............................................................................................;
Thông tin về giống cây trồng theo Mẫu số 02.CN Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Điều 2. Tổ chức có giống cây trồng được cấp lại công nhận lưu hành đặc cách và các đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, phổ biến giống cây trồng trên để áp dụng vào sản xuất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức, có giống cây trồng được cấp lại công nhận lưu hành đặc cách, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-BNN-TCCB ngày …. tháng .... năm …. của... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Cục trưởng Cục Trồng trọt về việc công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng;
Căn cứ kết quả xác minh và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng: .......................................................................................................................................................;
Mã số lưu hành đặc cách: …………………………………………………………………………………;
Tổ chức đăng ký lưu hành đặc cách: …………………………………………………………………….;
Thời gian hủy bỏ Quyết định kể từ ngày ... tháng ... năm ...;
Lý do hủy bỏ: ………………………………………………………………………………………………..;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức có giống cây trồng bị hủy bỏ quyết định lưu hành đặc cách, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… | …, ngày … tháng … năm … |
BẢN TỰ CÔNG BỐ LƯU HÀNH GIỐNG CÂY TRỒNG
Tên tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng: ………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………. Fax: ……………… E-mail: ………………………………………………..
1. Tên giống cây trồng tự công bố lưu hành: ..........................................................................
2. Phạm vi lưu hành của giống cây trồng: ...............................................................................
3. Thời gian bắt đầu lưu hành giống cây trồng: .......................................................................
4. Văn bản kèm theo hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng gồm:
- Kết quả giá trị canh tác, giá trị sử dụng đạt tiêu chuẩn quốc gia đối với loài cây trồng tự công bố lưu hành; trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
- Quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân tự công bố lưu hành giống cây trồng biên soạn.
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong các văn bản kèm theo hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng./.
…, ngày … tháng … năm … |
CÁC BIỂU MẪU VỀ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TT | Tên biểu mẫu | Ký hiệu |
1 | Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng | Mẫu số 01.KN |
2 | Văn bản đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng | Mẫu số 02.KN |
3 | Quyết định về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm | Mẫu số 03.KN |
4 | Quyết định về việc cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm | Mẫu số 04.KN |
5 | Quyết định về việc hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm | Mẫu số 05.KN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên tổ chức đề nghị: …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………………. Fax: …………………. E-mail: ………………………………….
2. Loài cây trồng đề nghị được tiến hành khảo nghiệm:
3. Nội dung khảo nghiệm
- Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định: □
- Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng diện hẹp trên đồng ruộng: □
- Khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng diện rộng trên đồng ruộng: □
- Khảo nghiệm có kiểm soát: □
4. Vùng khảo nghiệm:
5. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:
a) Đất đai
- Địa điểm …………………………………………………………………………………………………….
- Diện tích (ha) ……………………………………………………………………………………………….
- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê...) …………………………………………………………
- Địa hình: (dốc, đồi núi, đồng bằng, ven biển...) ……………………………………………………….
- Loại đất, thành phần cơ giới: (đất ruộng, đất bãi, đất đồi) ……………………………………………
- Tưới tiêu: (tự chảy, bằng máy) …………………………………………………………………………..
b) Nhà lưới
- Địa điểm …………………………………………………………………………………………………….
- Diện tích (ha) ……………………………………………………………………………………………….
c) Nhà kính
- Địa điểm …………………………………………………………………………………………………….
- Diện tích (ha) ……………………………………………………………………………………………….
d) Trang thiết bị
- Thiết bị chung: ……………………………………………………………………………………………...
- Thiết bị chuyên ngành: ……………………………………………………………………………………
đ) Nhân viên kỹ thuật
TT | Trình độ chuyên môn | Số lượng | Thời gian, công tác chuyên môn |
1 | Tiến sỹ | ||
2 | Thạc sỹ | ||
3 | Kỹ sư | ||
4 | Cán bộ kỹ thuật (Trung cấp) | ||
5 | Công nhân kỹ thuật | ||
Tổng số |
6. Văn bản gửi kèm hồ sơ gồm:
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin nêu trên và thông tin trong các văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng./.
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Tên tổ chức đề nghị: …………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………… Fax: ……………………… E-mail: …………………………..
2. Số Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng đã cấp: ... ngày ... tháng ... năm ... (kèm theo bản photo Quyết định nếu có): …………………………………………………….
3. Lý do đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng: …………… ………………………………………………………………………………………………………………….
4. Văn bản kèm theo (đối với trường hợp cấp lại do thay đổi thông tin ghi trong Quyết định) gồm:
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin nêu trên và thông tin trong các văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng./.
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số …/QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm ... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ đề nghị của tổ chức, cá nhân tại văn bản số ….. ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận tổ chức ……………………………… đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng.
Loài cây trồng khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………….
Nội dung khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………………..
Vùng khảo nghiệm: .........................................................................................................................
Điều 2. Tổ chức khảo nghiệm có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện khảo nghiệm theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức khảo nghiệm, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc cấp lại Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm ... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ đề nghị của tổ chức, cá nhân tại văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cấp lại Quyết định công nhận tổ chức ……………………………. đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng.
Loài cây trồng khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………….
Nội dung khảo nghiệm: ……………………………………………………………………………………..
Vùng khảo nghiệm: ………………………………………………………………………………………….
Điều 2. Tổ chức khảo nghiệm có tên tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện khảo nghiệm theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức khảo nghiệm, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
Về việc hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm ... của ... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Cục trưởng Cục Trồng trọt về việc công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
Căn cứ kết quả xác minh và đề nghị của ...,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng đối với …………………………………………………………………………………………………………………
Lý do hủy bỏ: ………………………………………………………………………………………………..
Thời gian hủy bỏ: kể từ ngày ... tháng ... năm ...
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng các đơn vị thuộc Cục; tổ chức khảo nghiệm, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
CÁC BIỂU MẪU VỀ CÂY ĐẦU DÒNG, VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TT | Tên biểu mẫu | Ký hiệu |
1 | Văn bản đề nghị cấp quyết định công nhận cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. | Mẫu số 01.CĐD |
2 | Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. | Mẫu số 02.CĐD |
3 | Báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. | Mẫu số 03.CĐD |
4 | Quyết định về việc công nhận cây đầu dòng. | Mẫu số 04.CĐD |
5 | Quyết định về việc công nhận vườn cây đầu dòng. | Mẫu số 05.CĐD |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố...
1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………..
2. Địa chỉ: …………………………….. Điện thoại/Fax/E-mail ……………………………………………
3. Tên giống: ………………………………………………………………………………………………..
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn…………….. xã………………… huyện ………………… tỉnh/thành phố: ………………………
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng: ………………………………………………………………………………………………….
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác): ………………………………………………………………………………………………….
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng): ……………………………………………………………………………
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu): ……………………………………
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng): ………………………………………………………………….
- Diện tích vườn (m2): ………………………………………………………………………………………
- Khoảng cách trồng (m x m): ……………………………………………………………………………..
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định, công nhận theo đúng quy định./.
…, ngày … tháng … năm … |
* Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kết quả bình tuyển cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Tên tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định cây đầu dòng: ………………………….
2. Địa chỉ: ……………….. Điện thoại/Fax/E-mail …………………………………………………………
3. Tên giống, loài cây trồng: ………………………………………………………………………………..
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng:
Thôn……………….. xã…………. huyện…………… tỉnh/thành phố:…………………………………..
Tọa độ địa lý: …………………………………………………………………………………………………
Họ tên chủ hộ có cây đầu dòng: …………………………………………………………………………..
5. Thời gian, chỉ tiêu và phương pháp bình tuyển, tên tiêu chuẩn chất lượng cây đầu dòng (kèm bản photocopy Quyết định công bố đối với tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chí bình tuyển).
6. Kết quả bình tuyển:
a) Thông tin sơ bộ về quần thể bình tuyển:
- Năm trồng: ………………………………………………………………………………………………….
- Nguồn gốc xuất xứ: ………………………………………………………………………………………..
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây chiết cành,....): .............................................
- Quy mô diện tích, số lượng cây trong quần thể thực hiện bình tuyển: .......................................
- Quy trình kỹ thuật chăm sóc đang áp dụng: …………………………………………………………...
b) Thông tin chi tiết cây đầu dòng bình tuyển (đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể, so sánh với tiêu chuẩn chất lượng cây đâu dòng)
- Tính đúng giống.
- Tình hình sinh trưởng.
- Tình hình sâu bệnh hại.
- Năng suất.
- Chất lượng.
- Chỉ tiêu khác.
- Đề xuất số lượng vật liệu nhân giống khai thác tối đa/năm sau khi được công nhận cây đầu dòng.
- Không nhiễm bệnh Greening, Tristeza (đối với cây có múi)
…, ngày … tháng … năm … |
* Cá nhân phải có bản photocopy chứng minh nhân dân/hoặc hộ chiếu/hoặc thẻ căn cước công dân gửi kèm theo đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Tên tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp Quyết định vườn cây đầu dòng: ………………………………………………………………………………………………………………….
2. Địa chỉ: ………………….. Điện thoại/Fax/E-mail ……………………………………………………….
3. Tên giống, loài cây trồng: ………………………………………………………………………………..
4. Vị trí hành chính và địa lý của vườn cây đầu dòng:
Thôn …………. xã ………………… huyện …………………………. tỉnh/thành phố: …………………
Tọa độ địa lý: …………………………………………………………………………………………………
Họ tên chủ hộ có vườn cây đầu dòng: ……………………………………………………………………
5. Thời gian, chỉ tiêu và phương pháp thiết lập, tên tiêu chuẩn chất lượng vườn cây đầu dòng (kèm bản photocopy Quyết định công bố đối với tiêu chuẩn cơ sở).
6. Thông tin về vườn cây đầu dòng (đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể, so sánh với tiêu chuẩn chất lượng vườn cây đầu dòng)
- Năm trồng: ………………………………………………………………………………………………….
- Nguồn gốc xuất xứ: ……………………………………………………………………………………….
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây chiết cành,....): ………………………………..
- Mật độ, khoảng cách trồng: ………………………………………………………………………………
- Quy mô diện tích, số lượng cây: …………………………………………………………………………
- Quy trình kỹ thuật chăm sóc đang áp dụng: ……………………………………………………………
- Tính đúng giống: …………………………………………………………………………………………...
- Tình hình sinh trưởng: …………………………………………………………………………………….
- Tình hình sâu bệnh hại: …………………………………………………………………………………..
- Năng suất, chất lượng và chỉ tiêu khác (nếu có): ……………………………………………………..
- Đề xuất số lượng vật liệu nhân giống khai thác tối đa/năm sau khi được công nhận vườn cây đầu dòng.
- Không nhiễm bệnh Greening, Tristeza (đối với vườn cây đầu dòng cây có múi).
…, ngày … tháng … năm … |
* Cá nhân phải có bản photocopy chứng minh nhân dân/hoặc hộ chiếu/hoặc thẻ căn cước công dân gửi kèm theo đơn
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ THÀNH PHỐ… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-…..(1) - (2)… | …, ngày … tháng … năm … |
Về việc công nhận cây đầu dòng
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ ………………………………………………………(3)…………………………………………….;
Căn cứ ………………………………………………………(4)…………………………………………….;
Căn cứ Biên bản họp ngày ... tháng ... năm 20... của Hội đồng thẩm định cây đầu dòng;
Xét đề nghị của ...(5),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận cây đầu dòng ... (6) (trường hợp có nhiều cây đầu dòng được công nhận: ... (7).
Mã hiệu cây đầu dòng: ... (8);
Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng: ………………………………………………….
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng
Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 33 Luật Trồng trọt và các quy định pháp lý khác có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan; tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận cây đầu dòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| GIÁM ĐỐC |
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan thực hiện công nhận cây đầu dòng.
(3) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(4) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(5) Chức vụ của lãnh đạo cơ quan thực hiện công nhận cây đầu dòng.
(6) Ghi rõ tên của loài, giống cây đầu dòng được công nhận (ví dụ: xoài cát Hòa Lộc).
(7) Danh sách cây đầu dòng được công nhận.
(8) Ghi mã hiệu cây đầu dòng như tại Giấy công nhận.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ THÀNH PHỐ… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…….. |
|
GIẤY CÔNG NHẬN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ...)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ………… công nhận:
Mã hiệu nguồn giống | Cây thứ 1: ……………………………………... Cây thứ 2: …………………………………….. Cây thứ 3: …………………………………….. |
Loài cây | 1. Tên khoa học: …………………………….. 2. Tên Việt Nam: …………………………….. 3. Tên xuất xứ (nếu có): ……………………. |
Địa chỉ nguồn giống | Thôn (Ấp/bản) ……………………………….. xã...huyện...tỉnh/thành phố: ……………….. |
Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có) | Thôn (Ấp/bản) ………………………………… xã...huyện...tỉnh/thành phố: ………………… |
Tuổi cây (năm) | Cây thứ 1: …………………………………….. Cây thứ 2: …………………………………….. Cây thứ 3: …………………………………….. |
Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/đơn vị tính/số lượng) | Năm........: Năm…….: Năm…….: |
…, ngày … tháng … năm … |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ -… (1)-(2)…. | …, ngày … tháng … năm … |
Về việc công nhận vườn cây đầu dòng
GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ ……………………………………………………… (3) …………………………………………….;
Căn cứ ……………………………………………………… (4) …………………………………………….;
Căn cứ Biên bản họp ngày ... tháng ... năm 20... của Hội đồng thẩm định vườn cây đầu dòng;
Xét đề nghị của ....................................................................................................................... (5),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận vườn cây đầu dòng ................. (6) (trường hợp có nhiều vườn cây đầu dòng được công nhận: ................................................................. (7).
Mã hiệu vườn cây đầu dòng: .................................................................................................... (8);
Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng: …
Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng
Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 33 Luật Trồng trọt và các quy định pháp lý khác có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan; tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| GIÁM ĐỐC |
Ghi chú:
(1) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định.
(2) Chữ viết tắt tên cơ quan thực hiện công nhận vườn cây đầu dòng.
(3) Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(4) Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung quyết định.
(5) Chức vụ của lãnh đạo cơ quan thực hiện công nhận vườn cây đầu dòng.
(6) Ghi rõ tên của loài, giống cây đầu dòng được công nhận (ví dụ: xoài cát Hòa Lộc).
(7) Danh sách vườn cây đầu dòng được công nhận.
(8) Ghi mã hiệu vườn cây đầu dòng như tại Giấy công nhận.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/ THÀNH PHỐ… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……... |
|
GIẤY CÔNG NHẬN VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ...)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố...công nhận:
Mã hiệu nguồn giống | |
Loài cây | 1. Tên khoa học: .............................................. 2. Tên Việt Nam: ………………………………… 3. Tên xuất xứ (nếu có): ………………………… |
Địa chỉ nguồn giống | Thôn (Ấp/bản) ………………………………….. xã...huyện...tỉnh/thành phố:…………. |
Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống kèm số ĐT/Fax/E-mail (nếu có) | Thôn (Ấp/bản) …………………………………… xã...huyện...tỉnh/thành phố: …………… |
Thời gian trồng | tháng……… năm……… |
Diện tích vườn (m2) | |
Số lượng cây (cây) | |
Tổng mức vật liệu nhân giống tối đa cho phép khai thác/năm (loại vật liệu/đơn vị tính/số lượng) | Năm….: Năm….: Năm….: |
…, ngày … tháng … năm … |
GHI MÃ HIỆU LÔ/NGUỒN GIỐNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
I. ĐỐI VỚI NHÓM CÂY HÀNG NĂM
Mã hiệu lô giống gồm 4 thành phần theo trình tự sau: mã tỉnh, mã vụ và năm sản xuất hoặc nhập khẩu, mã cấp giống, mã lô giống.
Cách đặt mã của các thành phần như sau:
1. Mã tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: (theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, ban hành kèm Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan).
2. Mã cấp giống: giống siêu nguyên chủng là SNC, giống nguyên chủng là NC, giống xác nhận là XN, giống bố của hạt lai là B, giống mẹ của hạt lai là M, hạt lai là F1.
3. Mã vụ và năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu:
- Vụ sản xuất: ĐX là vụ Đông Xuân, X là vụ Xuân, M là vụ Mùa, HT là vụ Hè Thu, TĐ là vụ Thu Đông, giống nhập khẩu là NK.
- Năm sản xuất hoặc năm nhập khẩu gồm 2 chữ số cuối cùng của năm.
4. Mã lô giống: gồm 3 chữ số theo số thứ tự của lô ruộng giống được sản xuất hoặc số thứ tự của lô giống nhập khẩu trong năm. Trường hợp lô giống có khối lượng vượt quá quy định thì phải chia thành các lô nhỏ và mỗi lô nhỏ sẽ được đặt thêm một chữ số theo thứ tự: 1, 2, 3 ...
Các thành phần của mã hiệu lô giống được viết liền nhau và giữa các thành phần được cách nhau bằng dấu chấm (.).
Ví dụ 1: Mã hiệu lô giống sản xuất trong nước
Lô giống có mã hiệu là 01.NC.M05.001.1 được sản xuất tại Công ty A được hiểu như sau:
01 là Hà Nội
NC là cấp nguyên chủng
M05 là sản xuất vụ mùa năm 2005
001 là số thứ tự của lô giống được sản xuất tại Công ty A
1 là số thứ tự của lô nhỏ thứ nhất được tách ra từ lô giống 001
Ví dụ 2: Mã hiệu lô giống nhập khẩu
Lô giống nhập khẩu của Công ty A có mã hiệu là 01.F1.NK05.003.1 được hiểu như sau:
01 là Hà Nội
F1 là cấp giống F1
NK05 là lô giống nhập khẩu năm 2005
003 là số thứ tự lô giống nhập khẩu của Công ty A
1 là số thứ tự của lô nhỏ thứ nhất được tách ra từ lô giống 003
Cách in mã lô giống trên bao bì như sau:
Mã lô giống được in đầy đủ hoặc viết tắt (MLG)
Ví dụ 3: Cách in mã lô giống
Lô giống có mã lô giống là 001.1 được sản xuất tại Công ty A sẽ được in trên bao bì như sau:
MLG: 001.1
II. ĐỐI VỚI CÂY LÂU NĂM
1. Quy định cách lập mã hiệu nguồn giống
Mã hiệu gồm 4 thành phần, cách nhau bởi dấu chấm (.):
- Đầu tiên là các chữ cái viết tắt của loại hình nguồn giống: C (cây đầu dòng), V (vườn cây đầu dòng).
- Tiếp theo là tên đầy đủ của loài, dòng, giống bằng tiếng Việt (viết chữ in hoa, không dấu).
- Tiếp theo là mã số tỉnh, huyện, xã nơi nguồn giống được công nhận (theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, trong đó mã tỉnh: 02 số, mã huyện: 03 số, mã xã: 05 số); các mã số này được cách nhau bởi dấu chấm (.).
- 02 số tiếp theo là 2 số cuối thời gian (năm) nguồn giống được công nhận.
- 02 số cuối cùng biểu thị số thứ tự của nguồn giống được công nhận.
2. Ví dụ
Cây vải đầu dòng Hùng Long tại xã Hùng Long, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ là nguồn giống thứ 8 trên địa bàn, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 2006, sẽ được cấp mã hiệu như sau:
C.VAI HUNG LONG.25.230.08029.06.08
CÁC BIỂU MẪU VỀ XUẤT KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TT | Tên biểu mẫu | Ký hiệu |
1 | Văn bản đề nghị cấp phép xuất khẩu giống cây trồng | Mẫu số 01.XK |
2 | Tờ khai kỹ thuật | Mẫu số 02.XK |
3 | Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng | Mẫu số 03.XK |
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. | …, ngày … tháng … năm … |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP XUẤT KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống: ………………………………………………….
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại …………………………. Fax ………………………. Email …………………………………
- Thông tin về giống xuất khẩu:
TT | Tên giống | Tên khoa học | Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...) | Đơn vị Tính | Số lượng xuất | Nơi nhập |
Tổng |
- Lần xuất khẩu: □ Lần đầu □ Lần thứ ……..
- Mục đích xuất khẩu:
□ Nghiên cứu
□ Khảo nghiệm
□ Quảng cáo
□ Triển lãm
□ Trao đổi quốc tế không vì mục đích thương mại
□ Mục đích khác: …………………………………………………………………………………
- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập danh sách kèm theo):
- Cửa khẩu xuất: …………………………………………………………………………………
- Thời hạn xuất khẩu …………………………………………………………………………….
Đề nghị Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và giải quyết./.
….., ngày … tháng … năm … |
(Kèm theo Đơn đề nghị xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...)
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân
- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị xuất khẩu giống: ………………………………………………….
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại/Fax/Email: ……………………………………………………………………………………..
2. Thông tin về giống
- Tên giống:
+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa: ………………………………………………………………
+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ……………………………………………………………….
- Đặc điểm thực vật học chủ yếu:
+ □ Cây trồng lâu năm
+ □ Cây trồng hàng năm
+ Mô tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả...); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì:
- Bộ phận sử dụng:
□ Thân □ Lá □ Rễ □ Củ □ Hoa □ Quả □ Hạt
- Giá trị sử dụng:
□ Làm lương thực, thực phẩm
□ Làm dược liệu
□ Thức ăn chăn nuôi
□ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
□ Cải tạo môi trường
□ Các giá trị khác (ghi rõ):
3. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng xuất khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có).
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.
…, ngày … tháng … năm … |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GPX/NK-TT-… | Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
GIẤY PHÉP XUẤT/NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BNN-TCCB ngày ... tháng ... năm .... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu giống cây trồng số ... ngày ... tháng ... năm ... của ………………………………………………………………………………………………..
Cục Trồng trọt đồng ý để ... xuất/nhập khẩu giống cây trồng như sau:
TT | Tên giống | Tên khoa học | Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...) | Đơn vị tính | Số lượng nhập/xuất | Nơi xuất/ nhập |
1 | ||||||
2 | ||||||
... | ||||||
Tổng |
Mục đích xuất/nhập khẩu: ………………………………………………………………………………….
Địa điểm xuất/nhập khẩu: ………………………………………………………………………………….
Ghi chú: ………………………………………………………………………………………………………
- Việc xuất/nhập khẩu giống trên, ………………….. phải thực hiện đúng Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật và các quy định pháp lý có liên quan khác của Nhà nước Việt Nam.
- …………………………… có trách nhiệm báo cáo kết quả xuất/nhập khẩu và sử dụng giống trên về Cục Trồng trọt (Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Điện thoại: 0243.8234651 Fax: 0243.7344.967).
* Giấy phép chỉ có giá trị đối với lô hàng đề nghị cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn 12 tháng.
CỤC TRƯỞNG |
CÁC BIỂU MẪU VỀ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TT | Tên biểu mẫu | Ký hiệu |
1 | Văn bản đề nghị nhập khẩu giống cây trồng | Mẫu số 01.NK |
2 | Tờ khai kỹ thuật | Mẫu số 02.NK |
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu giống: …………………………………………………
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại/Fax/Email: ……………………………………………………………………………………...
- Thông tin về giống nhập khẩu:
TT | Tên giống | Tên khoa học | Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép...) | Đơn vị tính | Số lượng nhập | Nơi xuất |
Tổng |
- Lần nhập khẩu:
□ Lần đầu
□ Lần thứ ...
- Mục đích nhập khẩu:
□ Nghiên cứu
□ Khảo nghiệm
□ Quảng cáo
□ Triển lãm
□ Trao đổi quốc tế
□ Mục đích khác: …………………………………………………………………………………………….
- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập danh sách kèm theo):
- Cửa khẩu nhập: ……………………………………………………………………………………………
- Thời hạn nhập khẩu ……………………………………………………………………………………….
- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan:
□ Tờ khai kỹ thuật
□ Giấy chứng nhận ĐKKD
□ Giấy tờ khác
- Chúng tôi xin cam kết:
+ Giống cây trồng đề nghị nhập khẩu trên không thuộc nhóm cây có chứa chất ma túy; không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống về Cục Trồng trọt.
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.
…, ngày … tháng … năm … |
(Kèm theo Đơn đề nghị nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...)
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân
- Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu: ………………………………………………………..
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại, Fax, Email: ……………………………………………………………………………………
2. Thông tin về giống cây trồng
- Tên giống:
+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về: ...
+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ): ……………………………………………………………….
- Đặc điểm thực vật học chủ yếu:
+ □ Cây trồng lâu năm
+ □ Cây trồng hàng năm
+ Mô tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả...); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì:
- Bộ phận sử dụng:
□ Thân □ Lá □ Rễ □ Củ □ Hoa □ Quả □ Hạt
- Giá trị sử dụng:
□ Làm lương thực, thực phẩm
□ Làm dược liệu
□ Thức ăn chăn nuôi
□ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
□ Cải tạo môi trường
□ Các giá trị khác (ghi rõ):
3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu)
- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...): ………………………………………………
- Thời vụ trồng: ………………………………………………………………………………………………
- Mật độ, lượng giống/ha: ………………………………………………………………………………….
- Sâu bệnh hại chính: ………………………………………………………………………………………
4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có).
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.
…, ngày … tháng … năm … |
CÁC BIỂU MẪU VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
TT | Tên biểu mẫu | Ký hiệu |
1 | Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc giai đoạn... | Mẫu số 01.CĐ |
2 | Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (tỉnh/huyện) giai đoạn... | Mẫu số 02.CĐ |
3 | Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa | Mẫu số 03.CĐ |
4 | Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa | Mẫu số 04.CĐ |
5 | Thông báo về việc không tiếp nhận Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa | Mẫu số 05.CĐ |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày … tháng … năm … |
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN ……….
Căn cứ Nghị định số .../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa toàn quốc giai đoạn ………………. như sau:
Đơn vị: ha
TT | Vùng/Tỉnh, thành phố | Tổng số | Trong đó chia theo các năm | ||||||||||||||
Năm …… | Năm …… | Năm ...... | |||||||||||||||
Tổng số | Cây hàng năm | Cây lâu năm | Trồng lúa kết hợp NTTS | Tổng số | Cây hàng năm | Cây lâu năm | Trồng lúa kết hợp NTTS | Tổng số | Cây hàng năm | Cây lâu năm | Trồng lúa kết hợp NTTS | Tổng số | Cây hàng năm | Cây lâu năm | Trồng lúa kết hợp NTTS | ||
Tổng số | |||||||||||||||||
I | Vùng ……… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh. Thành phố…… |
Ghi chú: Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần), (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa).
Cây HN: Cây hàng năm, trồng lúa kết hợp NTTS: tính theo diện tích gieo trồng; Cây LN: Cây lâu năm*: tính theo diện tích canh tác.
| BỘ TRƯỞNG |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…, ngày … tháng … năm … |
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA (TỈNH/HUYỆN) GIAI ĐOẠN ……
Căn cứ quy định tại Nghị định số …/2019/NĐ-CP ngày ... tháng … năm ... của Chính phủ.
Căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của ………………………………
Ủy ban nhân dân ………… thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa giai đoạn …….. như sau:
TT | Huyện (hoặc xã) | Tổng số | Trong đó chia theo các năm | ||||||||||||||
Năm ….. | Năm ….. | Năm ….. | |||||||||||||||
Tổng số | 3 vụ lúa | 2 vụ lúa | 1 vụ lúa | Tổng số | 3 vụ lúa | 2 vụ lúa | 1 vụ lúa | Tổng số | 3 vụ lúa | 2 vụ lúa | 1 vụ lúa | Tổng số | 3 vụ lúa | 2 vụ lúa | 1 vụ lúa | ||
Tổng số | |||||||||||||||||
| Trồng cây hàng năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….. | |||||||||||||||||
| Trồng cây lâu năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…….. | |||||||||||||||||
Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản | |||||||||||||||||
…….. | |||||||||||||||||
Trong đó | |||||||||||||||||
1 | Huyện/xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | Trồng cây hàng năm | ||||||||||||||||
…….. | |||||||||||||||||
b | Trồng cây lâu năm | ||||||||||||||||
…….. | |||||||||||||||||
c | Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản | ||||||||||||||||
Ghi chú: Tổng số = Cây hàng năm + Cây lâu năm x 2 (lần); (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa)
Cây HN: Cây hàng năm, Trồng lúa kết hợp NTTS: tính theo diện tích gieo trồng; cây LN: Cây lâu năm*: tính theo diện tích canh tác.
| CHỦ TỊCH UBND……. |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…, ngày … tháng … năm … |
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
Căn cứ quy định tại Nghị định số .../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ.
Căn cứ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của huyện ………
Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………. thông báo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa như sau:
STT | Loại cây trồng/ thủy sản chuyển đổi | Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha) | Thời gian chuyển đổi | Khu vực, cánh đồng/Ấp, thôn, bản, buôn | ||||
Tổng diện tích gieo trồng | 3 vụ lúa | 2 vụ lúa | 1 vụ lúa | …… | ||||
I | Trồng cây hàng năm |
|
|
|
|
|
|
|
| …… |
|
|
|
|
|
|
|
II | Trồng cây lâu năm |
|
|
|
|
|
|
|
| …… |
|
|
|
|
|
|
|
III | Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản |
|
|
|
|
|
|
|
| ……… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| CHỦ TỊCH UBND……. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…, ngày … tháng … năm …
BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn): ……………………
1. Tên tổ chức hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình: .......................................
2. Chức vụ người đại diện tổ chức: ………………………………………………………………………
3. Số CMND/Thẻ căn cước …………….. Ngày cấp: …………. Nơi cấp ……………………………..
Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (tổ chức) …….. Ngày cấp: .... Nơi cấp ………………………………
4. Địa chỉ: ………………………………….. Số điện thoại: ………………………………………………
5. Diện tích chuyển đổi ... (m2, ha), thuộc thửa đất số ..., tờ bản đồ số ….. khu vực, cánh đồng ………………………………………………………………………………………………………………….
6. Mục đích
a) Trồng cây hàng năm:
- Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: tên cây trồng ……….., vụ ………………………………………….
- Chuyển đổi từ đất 2 - 3 vụ lúa/năm: tên cây trồng ……….., vụ ………………………………………
- Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng …………………………………………………………..
b) Trồng cây lâu năm:
- Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: tên cây trồng ………….., năm ……………………………………...
- Chuyển đổi từ đất 2 - 3 vụ lúa/năm: tên cây trồng …………, năm …………………………………..
- Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng ………….., năm ......................................................
c) Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:
- Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Loại thủy sản ………, năm ………………………………………
- Chuyển đổi từ đất 2 - 3 vụ lúa/năm: Loại thủy sản …….., năm ………………………………………
7. Cam kết thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi của địa phương; trường hợp làm hư hỏng hệ thống giao thông thủy lợi, giao thông nội đồng sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời và bồi thường nếu ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
UBND CẤP XÃ TIẾP NHẬN | NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | …, ngày … tháng … năm … |
Về việc không tiếp nhận Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
Căn cứ quy định tại Nghị định số .../2019/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………. thông báo:
Không tiếp nhận đơn đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa của ……………….. (họ, tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức);
Địa chỉ …………………………………………………………………………………………………………
Lý do không tiếp nhận: ……………………………………………………………………………………..
Yêu cầu ông/bà/tổ chức ………………. thực hiện Thông báo này và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ |
(Kèm theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
CHỦ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…, ngày … tháng … năm … |
PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG TẦNG ĐẤT MẶT CỦA ĐẤT ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước: ………………………………………………………………………………………………………….
2. Mục đích của việc chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước: ……………………………………..
3. Diện tích đề nghị chuyển đổi: ……………… ha
4. Diện tích xây dựng công trình phải bóc tách hoặc chôn lấp tầng đất mặt: ……… ha
5. Lượng đất mặt phải bóc tách: …… m3
6. Phương án sử dụng đất mặt:
a) Sử dụng trong khuôn viên dự án: .... m3
b) Sử dụng ngoài khuôn viên dự án: .... m3
- Địa điểm sử dụng: …………………………………………………………………………………………
Cam kết thực hiện đúng phương án sử dụng tầng đất mặt trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước.
CHỦ ĐẦU TƯ |
- 1Quyết định 95/2007/QĐ-BNN Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng
- 3Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 01/2019/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 3001/BNN-TCLN năm 2019 về tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Công văn 2377/BNN-TT năm 2024 tổng kết, đánh giá thi hành Luật Trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 95/2007/QĐ-BNN Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 4Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- 5Nghị định 130/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón, Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- 6Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BNNPTNT năm 2023 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng
- 4Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 5Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 6Nghị định 65/2017/NĐ-CP chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu
- 7Luật Trồng trọt 2018
- 8Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- 9Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
- 10Thông tư 01/2019/TT-BNNPTNT về Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Công văn 3001/BNN-TCLN năm 2019 về tăng cường biện pháp nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Công văn 2377/BNN-TT năm 2024 tổng kết, đánh giá thi hành Luật Trồng trọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác
- Số hiệu: 94/2019/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/12/2019
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 991 đến số 992
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra