- 1Quyết định 30/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 1071/TTg-TCCV về việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tổ chức việc rà soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2568/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 20 tháng 8 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 129/TTr-STP ngày 12 tháng 8 năm 2009 và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp.
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện
Đề án 30 của Ủy ban nhân dân thành phố thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố những thủ tục hành chính nêu tại
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở, Thủ trưởng Ban, ngành thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Công bố kèm theo Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính |
I. LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP | |
1 | Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch có yếu tố nước ngoài |
2 | Đăng ký việc xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài |
3 | Đăng ký việc xác định lại giới tính có yếu tố nước ngoài |
4 | Điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác có yếu tố nước ngoài |
5 | Đăng ký Khai sinh có yếu tố nước ngoài |
6 | Đăng ký lại Khai sinh có yếu tố nước ngoài |
7 | Cấp lại bản chính Giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài |
8 | Đăng ký Khai tử có yếu tố nước ngoài |
9 | Đăng ký lại việc tử có yếu tố nước ngoài |
10 | Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài |
11 | Đăng ký lại việc Kết hôn có yếu tố nước ngoài |
12 | Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài (ghi chú kết hôn) |
13 | Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam |
14 | Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam |
15 | Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch trong nước |
16 | Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài |
17 | Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài |
18 | Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài |
19 | Đăng ký việc thay đổi, chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài |
20 | Ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi |
21 | Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đã được tiến hành ở nước ngoài |
22 | Nhập quốc tịch Việt Nam |
23 | Trở lại quốc tịch Việt Nam |
24 | Thôi quốc tịch Việt Nam |
25 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn |
26 | Thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn |
27 | Gia hạn hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn |
28 | Chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn |
II. LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP | |
1 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh (sau đây gọi tắc là Công ty luật nước ngoài) |
2 | Đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài |
3 | Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài |
4 | Đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài |
5 | Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài |
6 | Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật |
7 | Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật |
8 | Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật |
9 | Cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật |
10 | Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (đối với Văn phòng do 1 công chứng viên thành lập) |
11 | Thành lập Văn phòng công chứng (Văn phòng do 1 công chứng viên thành lập) |
12 | Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (đối với Văn phòng do 2 công chứng viên trở lên thành lập) |
13 | Thành lập Văn phòng công chứng (Văn phòng do 2 công chứng viên trở lên thành lập) |
14 | Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng |
15 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
16 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư |
17 | Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động |
18 | Đăng ký hành nghề Luật sư với tư cách cá nhân |
19 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư |
20 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của công ty luật nước ngoài |
21 | Thành lập Đoàn luật sư |
22 | Phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư |
23 | Phê chuẩn kết quả Đại hội Đoàn luật sư |
24 | Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn luật sư |
25 | Thành lập Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư |
26 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài |
27 | Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài |
28 | Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là Công ty luật) |
29 | Chuyển đổi Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển đổi Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sang Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên |
30 | Bổ nhiệm Giám định viên tư pháp |
31 | Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh Công ty luật nước ngoài do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác |
32 | Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật nước ngoài |
III. LĨNH VỰC CÔNG TÁC NUÔI CON NUÔI | |
1 | Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (không đích danh) |
2 | Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (xin đích danh) |
3 | Công nhận việc nuôi con nuôi đã được tiến hành ở nước ngoài (ghi vào Sổ hộ tịch) |
4 | Đăng ký lại việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam |
IV. LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ | |
1 | Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật |
2 | Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng |
3 | Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia đại diện ngoài tố tụng |
4 | Kiến nghị về việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý |
5 | Chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý khác |
6 | Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức hòa giải |
7 | Ký Hợp đồng cộng tác giữa Giám đốc Trung tâm với cộng tác viên |
8 | Thay đổi, bổ sung Hợp đồng cộng tác giữa Trung tâm với cộng tác viên |
9 | Chấm dứt Hợp đồng cộng tác giữa Trung tâm với cộng tác viên |
10 | Khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý |
11 | Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý |
12 | Thay thế trợ giúp viên pháp lý/Luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng |
13 | Thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng |
14 | Đề nghị tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý |
15 | Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý |
16 | Thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý |
17 | Cấp lại Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý |
V. LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO | |
1 | Tiếp công dân |
2 | Xử lý Đơn |
3 | Giải quyết khiếu nại lần đầu |
4 | Giải quyết khiếu nại lần hai |
5 | Giải quyết tố cáo |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
1. Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, ghi vào Sổ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (theo mẫu quy định);
+ Giấy khai sinh;
+ Các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (mẫu STP/HT-2006-TĐCC.1)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
- Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
2. Đăng ký việc xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, ghi vào Sổ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (theo mẫu quy định);
+ Giấy khai sinh;
+ Các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (mẫu STP/HT-2006-TĐCC.1)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
- Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
3. Đăng ký việc xác định lại giới tính có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch .
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân, ghi vào Sổ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc ủy quyền cho người thứ ba nộp hồ sơ
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (theo mẫu quy định);
+ Giấy khai sinh;
+ Các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính (mẫu STP/HT-2006-TĐCC.1)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.
- Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
4. Điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính Giấy khai sinh và giấy tờ cần điều chỉnh.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân).
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân; ghi vào Sổ Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Các giấy tờ cần điều chỉnh;
+ Giấy khai sinh (nếu có);
+ Những giấy tờ có liên quan đến việc điều chỉnh.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi chú việc điều chỉnh vào Sổ đăng ký hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
- Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch.
5. Đăng ký Khai sinh có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Hộ khẩu hoặc Hộ chiếu và Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn) để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, ghi vào Sổ đăng ký khai sinh; yêu cầu người nhận ký tên vào bản chính Giấy khai sinh; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định;
+ Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có Giấy thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật nước đó.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 2,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
6. Đăng ký lại Khai sinh có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, ghi vào Sổ Đăng ký khai sinh; yêu cầu người nhận ký tên vào bản chính Giấy khai sinh; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc có thể ủy quyền cho người thứ ba nộp hồ sơ
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký lại việc sinh (theo mẫu quy định). Trong trường hợp việc sinh trước đây đăng ký tại UBND cấp xã, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi đã đăng ký việc sinh; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký lại việc sinh (mẫu STP/HT-2006-KS.2).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam, nhưng bản chính giấy tờ hộ tịch và sổ đăng ký hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
7. Cấp lại bản chính Giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, ghi chú vào Sổ Đăng ký khai sinh, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai (theo mẫu quy định);
+ Giấy khai sinh cũ (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai cấp lại bản chính Giấy khai sinh (mẫu STP/HT-2006-KS.3).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
8. Đăng ký Khai tử có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau để đối chiếu:
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký.
+ Hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Giấy hay Sổ chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, ghi vào Sổ đăng ký khai tử; yêu cầu người nhận ký tên vào bản chính Giấy chứng tử; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 2,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng tử
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy báo tử (mẫu TP/HT/2009-GBT)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 250/QĐ-STP ngày 29/6/2009 của Sở Tư pháp về việc bổ sung Quyết định số 05/QĐ-STP ngày 11/01/2007 của Sở Tư pháp về việc ban hành danh mục và biểu mẫu hồ sơ hành chính trong công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
9. Đăng ký lại việc tử có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, ghi vào Sổ Đăng ký khai tử; yêu cầu người nhận ký tên vào bản chính Giấy chứng tử; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc có thể ủy quyền cho người thứ ba nộp hồ sơ
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký lại việc tử (theo mẫu quy định). Trong trường hợp việc tử trước đây đăng ký tại UBND cấp xã, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi đã đăng ký việc tử; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng tử
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký lại việc tử (mẫu STP/HT-2006-KT).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam, nhưng bản chính giấy tờ hộ tịch và sổ đăng ký hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
10. Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ, cả 2 bên phải có mặt (trừ trường hợp ủy quyền hợp pháp) và phải xuất trình các loại giấy tờ sau để đối chiếu: Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân và Hộ chiếu. Trong trường hợp một bên do ốm đau bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt để trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có Giấy ủy quyền cho người kia nộp thay hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do vắng mặt, Giấy ủy quyền phải được chứng thực hợp lệ.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn ngày phỏng vấn, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nộp hồ sơ nộp tiền.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Phỏng vấn
+ Trường hợp phỏng vấn “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp phỏng vấn “Không đạt” thì hẹn ngày phỏng vấn lại.
- Bước 4: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ và Phiếu thu tiền lệ phí, trường hợp mất thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu và Phiếu thu tiền lệ phí, ghi vào Sổ Đăng ký kết hôn; yêu cầu hai bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ Đăng ký kết hôn; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
+ Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng. Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng Giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó, 01 bản chính và 01 bản sao có chứng thực;
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, 01 bản chính và 01 bản sao có chứng thực;
+ Giấy chứng minh nhân dân, bản sao có công chứng hoặc chứng thực (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
+ Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn, bản sao có công chứng hoặc chứng thực (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
Ngoài các giấy tờ nêu trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó, 01 bản chính và 01 bản sao có chứng thực.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 29 ngày làm việc kể từ ngày phỏng vấn đạt (trong đó Sở Tư pháp 22 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày). Đối với hồ sơ cần xác minh tối đa cũng không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày phỏng vấn đạt (không tính thời hạn phỏng vấn lại do không đạt)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
h) Lệ phí: 1.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký kết hôn (mẫu TP/HTNNg-2003-KH.1).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điệu kiện sau đây:
+ Nam từ 21 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, l ừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
+ Người đang có vợ hoặc có chồng.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Giữa những người cùng giới tính.
- Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ.
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12/02/2003 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
11. Đăng ký lại việc Kết hôn có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ hai bên phải có mặt và xuất trình Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, ghi vào Sổ Đăng ký kết hôn; yêu cầu Hai bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ Đăng ký kết hôn; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký lại việc kết hôn (theo mẫu quy định). Trong trường hợp việc kết hôn trước đây đăng ký tại UBND cấp xã, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi đã đăng ký việc kết hôn; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
h) Lệ phí: 1.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký lại việc kết hôn (mẫu STP/HT-2006-KH.2).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam, nhưng bản chính giấy tờ hộ tịch và sổ đăng ký hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/06/2000.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
12. Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài (ghi chú kết hôn)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn, Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn ngày phỏng vấn.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Phỏng vấn
+ Trường hợp phỏng vấn “Đạt” thì hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp phỏng vấn “Không đạt” thì hẹn ngày phỏng vấn lại.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; ghi chú vào Sổ Đăng ký kết hôn; yêu cầu đương sự ký tên vào Giấy xác nhận và Sổ Đăng ký kết hôn; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính hoặc bản sao Giấy đăng ký kết hôn đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không tính thời hạn phỏng vấn lại do không đạt)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/06/2000.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
13. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân và Hộ khẩu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ, Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người đến nộp hồ sơ nộp tiền; hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu quy định);
+ Giấy chứng minh nhân dân, bản sao photo;
+ Hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ chứng minh nơi thường trú của đương sự, bản sao photo;
+ Giấy ủy quyền (trường hợp đương sự không đích thân nộp hồ sơ mà ủy quyền cho người khác nộp thay). Giấy ủy quyền phải được UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chứng nhận. Nếu người ủy quyền là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, văn bản ủy quyền phải có chứng nhận của Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp cần tra cứu thì thời hạn tối đa cũng không quá 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp
h) Lệ phí: 100.000 đồng/lần cấp/người
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (mẫu số 02/TP-LLTP).
- Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, dùng cho trường hợp ủy quyền (mẫu số 02/TP-LLTP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Quyết định số 94/2004/QĐ-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
14. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ chiếu và Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Hộ chiếu, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu quy định);
+ Hộ chiếu, Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam, bản sao photo;
+ Giấy ủy quyền (trường hợp đương sự không đích thân nộp hồ sơ mà ủy quyền cho người khác nộp thay). Giấy ủy quyền phải được UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chứng nhận. Nếu người ủy quyền là người nước ngoài đã rời Việt Nam thì văn bản ủy quyền phải có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp cần tra cứu thì thời hạn tối đa cũng không quá 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu lý lịch tư pháp
h) Lệ phí: 100.000 đồng/lần cấp/người
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (mẫu số 02/TP-LLTP);
- Đơn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, dùng cho trường hợp ủy quyền (mẫu số 02/TP-LLTP).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 94/2004/QĐ-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08/02/1999 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an về cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
15. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch trong nước
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người yêu cầu phải xuất trình Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là Người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền (hoặc là cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết) thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao:
+ Đối với hồ sơ nhận trực tiếp:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
* Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
+ Đối với hồ sơ nhận qua đường Bưu điện:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.
* Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ. Người yêu cầu cấp bản sao gửi hồ sơ qua đường Bưu điện thì phải trả tiền lệ phí cấp bản sao và cước phí Bưu điện.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) hoặc nhận qua đường Bưu điện theo địa chỉ người nộp ghi trong hồ sơ.
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông qua hệ thống Bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Chứng thư hộ tịch cần trích lục (nếu có), trường hợp không có thì nộp Tờ khai hoặc Đơn yêu cầu trích lục;
+ Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, bản sao photo.
Trong trường hợp gửi qua đường Bưu điện thì người yêu cầu phải gửi đầy đủ các giấy tờ theo quy định (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp nhận qua Bưu điện thì chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu (theo dấu ngày đến của Bưu điện).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao các giấy tờ hộ tịch
h) Lệ phí: 5.000 đồng/bản
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai trích lục khai sinh, (mẫu STP/TKTLKS-01);
- Tờ khai trích lục kết hôn (mẫu STP/TKTLKH-02);
- Tờ khai trích lục khai tử (mẫu STP/TKTLKT-03).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
- Quyết định số 05/QĐ-STP ngày 11/01/2007 của Sở Tư pháp về việc ban hành danh mục và biểu mẫu hồ sơ hành chính trong công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
16. Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người yêu cầu phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu.
Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền (hoặc là cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết) thì phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh là người có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao:
+ Đối với hồ sơ nhận trực tiếp:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
* Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
+ Đối với trường hợp hồ sơ gửi qua đường Bưu điện:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trình ký.
* Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ. Người yêu cầu cấp bản sao gửi hồ sơ qua đường Bưu điện phải trả tiền lệ phí cấp bản sao và cước phí Bưu điện.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) hoặc nhận qua đường Bưu điện theo địa chỉ người nộp ghi trong hồ sơ.
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông qua hệ thống Bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Chứng thư hộ tịch cần trích lục (nếu có), trường hợp không có thì nộp Tờ khai hoặc Đơn yêu cầu trích lục.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp nhận qua Bưu điện thì chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu (theo dấu ngày đến của Bưu điện)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao các giấy tờ hộ tịch
h) Lệ phí: 5.000 đồng/bản
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai trích lục khai sinh, (mẫu STP/TKTLKS-01);
- Tờ khai trích lục kết hôn (mẫu STP/TKTLKH-02);
- Tờ khai trích lục khai tử (mẫu STP/TKTLKT-03).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
- Quyết định số 05/QĐ-STP ngày 11/01/2007 của Sở Tư pháp về việc ban hành danh mục và biểu mẫu hồ sơ hành chính trong công tác hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
17. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, ghi vào Sổ Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);
+ Giấy chứng minh nhân dân, bản sao photo (đối với công dân Việt Nam ở trong nước),
Hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con;
+ Giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp xin nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ, bản sao photo;
+ Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha, mẹ, con.
+ Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha, mẹ, con, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 31 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 24 ngày, UBND thành phố 07 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 1.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin nhận cha, mẹ, con (mẫu TP/HTNNg-2003-CMC.1a).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau chỉ được tiến hành, nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yều cầu, tự nguyện và không có tranh chấp.
- Trong trường hợp con chưa thành niên thì mẹ hoặc cha làm thủ tục nhận cha hoặc mẹ cho con. Nếu con chưa thành niên nhưng đã từ đủ chín tuổi trở lên thì việc xin nhận cha hoặc mẹ cho con còn phải có sự đồng ý của bản thân người con đó.
- Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha người đó. Nếu người được nhận là con chưa thành niên nhưng đã từ đủ chín tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của bản thân người đó.
- Con đã thành niên xin nhận cha, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12/02/2003 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
18. Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ hai bên phải có mặt và xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, ghi vào Sổ Đăng ký giám hộ, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy cử giám hộ (theo mẫu quy định), Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ;
+ Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập Danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ, 03 bản chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy cử người giám hộ (STP/HT-2006-GH.1).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
+ Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005.
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
19. Đăng ký việc thay đổi, chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu và các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức hoặc Giấy chứng minh nhân dân (nếu là cá nhân) hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu, ghi chú vào Sổ Đăng ký giám hộ, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai (theo mẫu quy định);
+ Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây;
+ Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.
+ Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định trên.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký chấm dứt việc giám hộ (mẫu STP/HT-2006-GH.4).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
+ Người giám hộ không còn đủ các điều kiện sau đây thì được thay đổi:
* Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
* Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
* Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
+ Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động.
+ Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ.
+ Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
- Việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Người được giám hộ chết.
+ Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
+ Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005.
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
20. Ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; ghi chú vào Sổ Đăng ký khai sinh, Sổ Đăng ký kết hôn, Sổ Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, Sổ Đăng ký việc nuôi con nuôi; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi chú
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận, Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
21. Công nhận việc nhận cha, mẹ, con đã được tiến hành ở nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; ghi chú vào Sổ Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi chú.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
22. Nhập quốc tịch Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Hộ chiếu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
+ Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, bản sao photo;
+ Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt;
+ Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 115 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không kể thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài). Trong đó Sở Tư pháp 45 ngày; VP. UBND thành phố 10 ngày; Bộ Tư pháp, VP. Chính phủ, VP. Chủ tịch nước: 60 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho cá nhân, (mẫu TP/QT-1999-A.1a);
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho gia đình, (mẫu TP/QT-1999-A.1b);
- Bản khai lý lịch, (mẫu TP/QT-1999-A.2).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
+ Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
+ Đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
+ Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những trường hợp được pháp luật quy định, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quốc tịch ngày 13/11/2008.
- Thông tư liên tịch số 08/TTLT/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 hướng dẫn mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
- Quyết định số 60/1999/QĐ-TP-QT ngày 07/4/1999 của Bộ Tư pháp về việc ban hành mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam.
23. Trở lại quốc tịch Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Hộ chiếu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
+ Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, bản sao photo;
+ Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 85 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không kể thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài). Trong đó
Sở Tư pháp 30 ngày, VP. UBND thành phố 05 ngày, Bộ Tư pháp, VP. Chính phủ, VP. Chủ tịch nước: 50 ngày
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam dùng cho cá nhân (mẫu TP/QT-1999-B.1a);
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam dùng cho gia đình (mẫu TP/QT-1999-B.1b);
- Bản khai lý lịch, (mẫu TP/QT-1999-B.2).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Xin hồi hương về Việt Nam;
+ Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
+ Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 05 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quốc tịch ngày 13/11/2008.
- Thông tư liên tịch số 08/TTLT/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao hướng dẫn mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
- Quyết định số 60/1999/QĐ-TP-QT ngày 07/4/1999 của Bộ Tư pháp về việc ban hành mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam.
24. Thôi quốc tịch Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Hộ chiếu, viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (theo mẫu quy định);
+ Bản khai lý lịch (theo mẫu quy định);
+ Bản sao photo một trong các giấy sau đây để chứng minh có quốc tịch Việt Nam:
* Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
* Giấy chứng minh nhân dân;
* Hộ chiếu Việt Nam;
* Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục Thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra Quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
+ Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ sau đây:
* Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
* Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;
* Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 05 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra Quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 85 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trong đó Sở Tư pháp 40 ngày; VP.UBND thành phố 05 ngày; Bộ Tư pháp, VP. Chính phủ, VP. Chủ tịch nước: 40 ngày.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam dùng cho cá nhân, (mẫu TP/QT-1999-C.1a).
- Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam dùng cho gia đình, (mẫu TP/QT-1999-C.1b).
- Bản khai lý lịch, (mẫu TP/QT-1999-C.2).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành Bản án, Quyết định của Tòa án Việt Nam;
- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quốc tịch ngày 13/11/2008.
- Thông tư liên tịch số 08/TTLT/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao hướng dẫn mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí giải quyết việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam.
- Quyết định số 60/1999/QĐ-TP-QT ngày 07/4/1999 của Bộ Tư pháp về việc ban hành mẫu giấy tờ về quốc tịch Việt Nam.
25. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hỗ trợ kết hôn
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản về việc đăng ký hoạt động;
+ Quyết định thành lập Trung tâm của Tổ chức chủ quản, bản sao photo;
+ Lý lịch cá nhân, Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu Trung tâm;
+ Giấy tờ chứng minh về địa điểm đặt trụ sở của Trung tâm;
+ Dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động hỗ trợ việc kết hôn theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi là tổ chức chủ quản) có đủ các điều kiện sau đây được thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn:
+ Có chương trình, kế hoạch hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ việc kết hôn.
+ Có địa điểm, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm.
+ Có nhân lực bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm.
- Người dự kiến đứng đầu Trung tâm hỗ trợ kết hôn phải là người có đạo đức tốt, có tâm huyết hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, không có tiền án.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
26. Thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị thay đổi, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung và lý do thay đổi;
+ Giấy đăng ký hoạt động;
+ Nếu thay đổi người đứng đầu Trung tâm thì kèm theo văn bản đề nghị thay đổi còn phải có Lý lịch cá nhân (theo mẫu quy định) và Phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến thay thế.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với thay đổi về tên gọi, địa điểm đặt trụ sở)
- 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với thay đổi người đứng đầu trung tâm hoặc nội dung hoạt động).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi nội dung thay đổi vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng dấu xác nhận
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
27. Gia hạn hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị gia hạn;
+ Giấy đăng ký hoạt động;
+ Báo cáo về tình hình hoạt động của Trung tâm trong thời gian đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động (có xác nhận của Tổ chức chủ quản).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi nội dung việc gia hạn vào Giấy đăng ký hoạt động và đóng dấu xác nhận
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Trung tâm hỗ trợ kết hôn phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật.
- Chậm nhất 03 tháng trước khi Giấy đăng ký hoạt động hết hạn, nếu có yêu cầu gia hạn hoạt động thì Tổ chức chủ quản phải có văn bản đề nghị gia hạn gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động của Trung tâm.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
28. Chấm dứt hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính các giấy tờ có liên quan để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần:
+ Văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động;
+ Báo cáo về việc giải quyết xong mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động;
+ Giấy đăng ký hoạt động.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Phải thanh toán xong các khoản nợ và các công việc khác liên quan đến Trung tâm.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
II. LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP
1. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh (sau đây gọi tắt là Công ty luật nước ngoài)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy phép thành lập Công ty luật nước ngoài, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 300.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC ngày 16/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thành lập, đăng ký, hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký hoạt động, trong đó ghi rõ địa điểm dự định đặt trụ sở của Trung tâm Trọng tài;
+ Giấy phép thành lập Trung tâm Trọng tài, bản sao photo;
+ Danh sách Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.
3. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ).
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký hoạt động, trong đó ghi rõ địa điểm dự định đặt trụ sở của Chi nhánh;
+ Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài, bản sao có công chứng hoặc chứng thực;
+ Quyết định của Trung tâm Trọng tài về việc cử Trưởng Chi nhánh;
+ Danh sách trọng tài viên của Chi nhánh.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.
4. Đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài, trong đó ghi rõ nội dung cần thay đổi;
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi, bản sao có công chứng hoặc chứng thực;
+ Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài (để điều chỉnh);
+ Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại.
5. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài, trong đó ghi rõ nội dung cần thay đổi;
+ Văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi, bản sao photo;
+ Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài.
+ Các giấy tờ có liên quan đến nội dung thay đổi.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 20.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký hoạt động;
+ Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
+ Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản ban hành;
+ Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm;
+ Giấy tờ xác nhận về trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc một tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề
với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
- Có trụ sở làm việc của Trung tâm.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ quy định về tư vấn pháp luật.
7. Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh;
+ Quyết định của Trung tâm về việc thành lập Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Trưởng Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật;
+ Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản ban hành;
+ Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Chi nhánh Trung tâm (nếu có);
+ Giấy tờ xác nhận về trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Chi nhánh phải có ít nhất một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Chi nhánh. Trung tâm tư vấn pháp luật cử một tư vấn viên pháp luật hoặc một luật sư làm Trưởng Chi nhánh.
- Có Bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ quy định về tư vấn pháp luật.
8. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh Trung tâm tư vấn pháp luật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ, ghi số điện thoại của cơ quan nhận hồ sơ và tổ chức nộp hồ sơ để khi có kết quả sẽ thông báo bằng điện thoại.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Thông báo thay đổi bằng văn bản của cơ quan chủ quản.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Ghi vào Sổ theo dõi về nội dung thay đổi đăng
ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ quy định về tư vấn pháp luật.
9. Cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
+ Bằng cử nhân luật, bản sao photo;
+ Sơ yếu lý lịch;
+ Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có Bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ quy định về tư vấn pháp luật.
10. Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (đối với Văn phòng do 1 công chứng viên thành lập)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (theo mẫu quy định);
+ Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 100.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (mẫu TP-CC-04)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
- Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Phù hợp với đề án phê duyệt về phát triển tổ chức hành nghề công chứng của UBND thành phố Cần Thơ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Công chứng ngày 29/11/2006.
- Quyết định số 01/2008/QĐ-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ Tư pháp về việc ban hành một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng.
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
11. Thành lập Văn phòng công chứng (Văn phòng do 1 công chứng viên thành lập)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận
hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
+ Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Quyết định bổ nhiệm công chứng viên, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 10 ngày, VP. UBND thành phố 20 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (mẫu TP-CC-02).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn phòng công chứng phải có trụ sở riêng với địa chỉ cụ thể và bảo đảm về diện tích làm việc cho công chứng viên, nhân viên, tiếp người yêu cầu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp trụ sở là nhà thuê, mượn thì ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này trong hồ sơ làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải kèm theo bản sao Hợp đồng thuê, mượn nhà có thời gian tối thiểu là ba năm kể từ ngày làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Công chứng ngày 29/11/2006.
- Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Công chứng.
- Quyết định số 01/2008/QĐ-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ Tư pháp về việc ban hành một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
12. Đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (đối với Văn phòng do 2 công chứng viên trở lên thành lập)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (theo mẫu quy định);
+ Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 200.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng (mẫu TP-CC-05)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh;
- Tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Phù hợp với đề án phê duyệt về phát triển tổ chức hành nghề công chứng của UBND thành phố Cần Thơ
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Công chứng ngày 29/11/2006.
- Quyết định số 01/2008/QĐ-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ Tư pháp về việc ban hành một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng.
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
13. Thành lập Văn phòng công chứng (Văn phòng do 2 công chứng viên trở lên thành lập)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng;
+ Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Quyết định bổ nhiệm công chứng viên, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 10 ngày, VP. UBND thành phố 20 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 200.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (mẫu TP-CC-03).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn phòng công chứng phải có trụ sở riêng với địa chỉ cụ thể và bảo đảm về diện tích làm việc cho công chứng viên, nhân viên, tiếp người yêu cầu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp trụ sở là nhà thuê, mượn thì ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này trong hồ sơ làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải kèm theo bản sao Hợp đồng thuê, mượn nhà có thời gian tối thiểu là ba năm kể từ ngày làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Công chứng ngày 29/11/2006.
- Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Công chứng.
- Quyết định số 01/2008/QĐ-BTP ngày 20/02/2008 của Bộ Tư pháp về việc ban hành một số mẫu giấy tờ dùng trong hoạt động công chứng.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
14. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
+ Văn bản của Văn phòng công chứng về nội dung cần thay đổi;
+ Các giấy tờ có liên quan đến nội dung thay đổi;
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 20.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Công chứng ngày 29/11/2006.
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
15. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định);
+ Dự thảo Điều lệ của Công ty luật;
+ Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của luật sư thành lập, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Công ty luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 200.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu TP-LS-03).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề Luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
- Tên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
16. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định);
+ Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao photo
+ Thẻ luật sư của luật sư thành lập Văn phòng luật sư, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng luật sư.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 100.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mẫu TP-LS-03).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề Luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
- Tên của Văn phòng luật sư không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
17. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư khi thay đổi nội dung đăng ký hoạt động
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
+ Đơn yêu cầu trong đó nêu rõ nội dung cần thay đổi;
+ Các giấy tờ có liên quan đến nội dung thay đổi.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 20.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
18. Đăng ký hành nghề Luật sư với tư cách cá nhân
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư (theo mẫu quy định);
+ Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về địa điểm giao dịch.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 30.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy đề nghị đăng ký hành nghề Luật sư với tư cách cá nhân (mẫu TP-LS-06)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
19. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh (theo mẫu quy định);
+ Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập chi nhánh, bản sao photo;
+ Quyết định thành lập chi nhánh;
+ Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư của Trưởng chi nhánh, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 20.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (mẫu TP-LS-05)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư hoạt động phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động;
- Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
20. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh công ty luật nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy phép thành lập chi nhánh công ty luật nước ngoài, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 20.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
21. Thành lập Đoàn luật sư
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị thành lập Đoàn luật sư;
+ Dự thảo điều lệ Đoàn luật sư;
+ Dự thảo báo cáo và phương hướng hoạt động của Đoàn Luật sư;
+ Đề án tổ chức đại hội thành lập đoàn Luật sư;
+ Danh sách thành viên Đoàn luật sư kèm theo Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 34 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 15 ngày, VP. UBND thành phố thẩm định hồ sơ và có Công văn gửi Bộ Tư pháp 05 ngày, Bộ Tư pháp có ý kiến 07 ngày, VP. UBND thành phố hoàn tất hồ sơ 07 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tôn chỉ hoạt động không trái Hiến pháp, pháp luật;
- Có từ 03 người sáng lập có Chứng chỉ hành nghề Luật sư trở lên;
- Có phương án về cơ cấu tổ chức, Điều lệ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
22. Phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt Điều lệ;
+ Điều lệ và biên bản thông qua Điều lệ;
+ Nghị quyết Đại hội;
+ Văn bản nhất trí của Liên đoàn luật sư Việt Nam về nội dung Điều lệ.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 20 ngày, VP. UBND thành phố 10 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có nội dung không trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật;
- Có nội dung phù hợp với quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;
- Quy trình, thủ tục thông qua Điều lệ bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
23. Phê chuẩn kết quả Đại hội Đoàn luật sư
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận
hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Báo cáo kết quả Đại hội;
+ Biên bản bầu cử;
+ Danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
+ Nghị quyết Đại hội.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 10 ngày, VP. UBND thành phố 05 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Quy trình, thủ tục bầu cử bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư;
- Chức danh lãnh đạo được bầu đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
24. Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ Đoàn luật sư
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ;
+ Phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng - kỷ luật Đoàn luật sư nhiệm kỳ mới.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 07 ngày, Sở Nội vụ 07 ngày, VP. UBND thành phố 06 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
25. Thành lập Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ, ghi số điện thoại của cơ quan nhận hồ sơ và tổ chức nộp hồ sơ để khi có kết quả sẽ thông báo bằng điện thoại.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Thông báo bằng văn bản về địa chỉ của văn phòng giao dịch.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được bổ sung địa chỉ của Văn phòng giao dịch.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
26. Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu
lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy phép thành lập chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 300.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Quyết định số 75/2004/QĐ-BTC ngày 16/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép thành lập, đăng ký, hành nghề đối với tổ chức luật sư nước ngoài và luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
27. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ, ghi số điện thoại của cơ quan nhận hồ sơ và tổ chức nộp hồ sơ để khi có kết quả sẽ thông báo bằng điện thoại.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài;
+ Văn bản chấp thuận của Bộ tư pháp, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
28. Cấp Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật hợp danh hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là Công ty luật)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu
lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu quy định);
+ Dự thảo Điều lệ của Công ty luật;
+ Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư của luật sư thành lập hoặc luật sư tham gia thành lập, bản sao photo;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Công ty luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 200.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Công ty Luật hợp danh, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (mẫu TP-LS-04).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề Luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
- Tên của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty luật hợp danh” hoặc “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư số 02/2007/TT-BTP ngày 25/4/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
29. Chuyển đổi Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển đổi Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sang Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị chuyển đổi (trong đó nêu rõ mục đích và lý do chuyển đổi);
+ Dự thảo Điều lệ của Công ty luật mới;
+ Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu của Công ty luật mới;
+ Giấy đăng ký hoạt động đã được cấp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: 200.000 đồng/Giấy
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư.
- Quyết định số 40/2007/QĐ-UB ngày 10/12/2007 của UBND thành phố Cần Thơ về lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
30. Bổ nhiệm Giám định viên tư pháp
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 4: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ; trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Công văn đề nghị của cơ quan chuyên môn về việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
+ Lý lịch trích ngang có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan công tác của người được đề nghị giám định viên tư pháp;
+ Bằng tốt nghiệp đại học thuộc lĩnh vực chuyên môn, bản sao có công chứng;
+ Hai ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm của người được đề nghị bổ nhiệm (để cấp Thẻ giám định viên).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (trong đó Sở Tư pháp 07 ngày, UBND thành phố 15 ngày)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có trình độ đại học trở lên và qua thực tế chuyên môn theo ngành đã học từ năm năm trở lên.
- Có phẩm chất đạo đức tốt; có hành vi dân sự đầy đủ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Giám định tư pháp ngày 29/5/2004.
- Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Giám định tư pháp.
31. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Chi nhánh Công ty luật nước ngoài do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ, ghi số điện thoại của cơ quan nhận hồ sơ và tổ chức nộp hồ sơ để khi có kết quả sẽ thông báo bằng điện thoại.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
32. Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động do thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Công ty luật nước ngoài
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ, ghi số điện thoại của cơ quan nhận hồ sơ và tổ chức nộp hồ sơ để khi có kết quả sẽ thông báo bằng điện thoại.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật nước ngoài;
+ Văn bản chấp thuận của Bộ tư pháp, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quy định cụ thể
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Luật sư ngày 29/6/2006.
III. LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI
1. Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (không đích danh)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Công văn thông báo cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có mặt để nộp lệ phí và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi.
- Bước 4: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ và Phiếu thu tiền lệ phí, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Hộ chiếu; viết Phiếu thu tiền
lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền; vào Sổ Đăng ký việc nhận nuôi con nuôi; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy khai sinh của trẻ em, bản sao có chứng thực;
+ Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (theo mẫu quy định);
Những người sau đây có quyền ký Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi:
* Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em còn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em có cha, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho con làm con nuôi;
* Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;
* Đối với trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy tờ quy định trên).
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên về tình trạng sức khỏe của trẻ em, bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
+ 02 ảnh màu của trẻ em chụp toàn thân cỡ 9 x 12 cm hoặc 10 x 15 cm;
+ Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định như trên còn phải có: Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và các giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
* Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận, bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
* Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em;
* Đối với trẻ em có cha, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;
+ Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy nêu trên, còn phải có bản sao có chứng thực, Hộ khẩu hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em;
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 64 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không tính thời gian chờ người xin con nuôi sang Việt Nam để ký bản cam kết, đóng lệ phí), trong đó Sở Tư pháp 57 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi dùng cho trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng, (mẫu TP/HTNNg-2003-CN.2).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
- Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.
- Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi bao gồm:
+ Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam.
+ Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ.
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12/02/2003 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
2. Nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (xin đích danh)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Sở Tư pháp có Công văn thông báo cho người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có mặt để nộp lệ phí, công chức viết Phiếu thu lệ phí; yêu cầu người nhận nộp tiền và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi.
- Bước 4: Sở Tư pháp có Tờ trình (kèm hồ sơ) trình UBND thành phố và nhận lại kết quả giải quyết của UBND thành phố.
- Bước 5: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ và Phiếu thu tiền lệ phí, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Hộ chiếu, Phiếu thu tiền lệ phí; vào Sổ Đăng ký việc nhận nuôi con nuôi; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Giấy khai sinh của trẻ em, bản sao có chứng thực;
+ Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (theo mẫu quy định);
Những người sau đây có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi:
* Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em còn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em có cha, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho con làm con nuôi;
* Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;
* Đối với trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy tờ quy định trên).
+ Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên về tình trạng sức khỏe của trẻ em, bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
+ 02 ảnh màu của trẻ em chụp toàn thân cỡ 9 x 12 cm hoặc 10 x 15 cm;
+ Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định như trên còn phải có: Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và các giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
* Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận, bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
* Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em;
* Đối với trẻ em có cha, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;
+ Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy nêu trên, còn phải có bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em;
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 64 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không tính thời gian chờ người xin con nuôi sang Việt Nam để ký bản cam kết, đóng lệ phí), trong đó Sở Tư pháp 57 ngày, VP. UBND thành phố 07 ngày
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu Đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi dùng cho trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng, (mẫu TP/HTNNg-2003-CN.2);
- Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi dùng cho trường hợp trẻ em đang sống tại gia đình (mẫu TP/HTNNg-2003-CN.2.a).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
- Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ, chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.
- Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi bao gồm:
+ Trẻ em đang sống ở các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam.
+ Trẻ em đang sống tại gia đình, nếu thuộc trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ.
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12/02/2003 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài.
- Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
3. Công nhận việc nuôi con nuôi đã được tiến hành ở nước ngoài (ghi vào Sổ hộ tịch)
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; ghi chú vào Sổ Đăng ký việc nuôi con nuôi; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi chú
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận
h) Lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
4. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ hai bên phải có mặt và xuất trình Hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chếu.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; ghi vào Sổ Đăng ký nuôi con nuôi; viết Phiếu thu lệ phí, yêu cầu người nhận nộp tiền; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
+ Sáng thứ bảy: Từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (theo mẫu quy định). Trong trường hợp việc nhận nuôi con nuôi trước đây đăng ký tại UBND phường, xã, thị trấn thì phải có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi đã đăng ký việc nhận nuôi con nuôi; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/trường hợp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (mẫu STP/HT-2006-CN.5).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam, nhưng bản chính giấy tờ hộ tịch và sổ đăng ký hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09/6/2000.
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29/3/2006 của Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch.
- Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND thành phố Cần Thơ quy định về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch.
IV. LĨNH VỰC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, vào Sổ Tư vấn pháp luật; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (mẫu theo quy định);
+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Đối với vụ việc đơn giản người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tư vấn ngay;
- Đối với vụ việc phức tạp hoặc hồ sơ yêu cầu tư vấn gửi qua đường Bưu điện thì tư vấn bằng văn bản không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hoặc ngày nhận đủ giấy tờ bổ sung.
- Đối với vụ việc cần điều tra, xác minh thì thời hạn trả lời tư vấn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (mẫu số 02-TP-TGPL)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
2. Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, vào Sổ Thụ lý bào chữa; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu quy định);
+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý (mẫu số 02 – TP – TGPL)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ ban quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 03/2007QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia đại diện ngoài tố tụng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, vào Sổ Thụ lý bào chữa; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu quy định);
+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm.
- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý (mẫu số 02 TP-TGPL)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
4. Kiến nghị về việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân, vào Sổ Thụ lý bào chữa; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu quy định);
+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản kiến nghị
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm.
- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý (mẫu số 02 - TP - TGPL)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.
- Thông tư 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
5. Chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý khác
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu quy định);
+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Phiếu chuyển;
- Thông báo chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý (mẫu số 02 – TP - TGPL);
- Phiếu chuyển (mẫu số 13 – TP-TGPL);
- Thông báo chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý (mẫu số 14 – TP-TGPL)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Thông tư 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
6. Thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức hòa giải
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu quy định);
+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản hòa giải
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý (mẫu số 02 TP-TGPL);
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
7. Ký Hợp đồng cộng tác giữa Giám đốc Trung tâm với cộng tác viên
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Quyết định công nhận và cấp Thẻ cộng tác viên, bản sao photo;
+ Thẻ cộng tác viên, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
8. Thay đổi, bổ sung Hợp đồng cộng tác giữa Trung tâm với cộng tác viên
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Hợp đồng cộng tác;
+ Hợp đồng cộng tác trước đây.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp ký Hợp đồng mới), 07 ngày làm việc (đối với trường hợp không đồng ý thay đổi, bổ sung Hợp đồng)
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng hoặc Văn bản trả lời
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
9. Chấm dứt Hợp đồng cộng tác giữa Trung tâm với cộng tác viên
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý
(số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng cộng tác;
+ Thẻ cộng tác viên.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật trợ giúp pháp lý
- Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quy chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
10. Khiếu nại về từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; không thực hiện trợ giúp pháp lý; thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý
(số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý
(số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận
hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; vào Sổ Tư vấn pháp luật; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại của người được trợ giúp pháp lý;
+ Giấy tờ tài liệu chứng minh về việc Trung tâm từ chối hoặc không thực hiện hoặc thay đổi nguời thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
11. Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý
(số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; vào Sổ Thụ lý bào chữa; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (theo mẫu quy định);
+ Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Khi phát hiện có căn cứ để từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trợ giúp pháp lý.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo về việc từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý (mẫu số 02 – TP – TGPL)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 03/2007QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
12. Thay thế Trợ giúp viên pháp lý/luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp
lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; vào Sổ Thụ lý bào chữa; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng;
+ Giấy tờ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao photo;
+ Giấy tờ, tài liêu liên quan làm căn cứ để yêu cầu thay đổi người tham gia tố tụng;
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định hành chính;
- Thông báo.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ ban quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 03/2007QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
13. Thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý
(số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; vào Sổ Thụ lý bào chữa; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị thay đổi người tham gia đại diện ngoài tố tụng;
+ Giấy tờ chứng minh cần thiết phải thay đổi người đại diện ngoài tố tụng (nếu có);
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định hành chính;
- Thông báo.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị trợ giúp pháp lý; (mẫu số 02 TP-TGPL);
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ ban quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTP ngày 23/9/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
14. Đề nghị tham gia làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý
(số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (số 1A, đường Trần Khánh Dư, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị làm cộng tác viên (theo mẫu quy định);
+ Bản sao photo một trong các giấy tờ sau:
* Bằng cử nhân luật hoặc bằng đại học khác, Giấy xác nhận của cơ quan nơi làm việc về lĩnh vực công tác có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân;
* Đối với người đề nghị làm cộng tác viên ở vùng sâu, vùng xa thì phải có Bằng trung cấp luật hoặc giấy tờ xác nhận thời gian công tác pháp luật của cơ quan, tổ chức nơi người đó đã hoặc đang công tác hoặc Giấy xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn hoặc cán bộ tư pháp xã về việc có hiểu biết pháp luật, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đề nghị cộng tác làm việc;
+ 02 ảnh cỡ 2cm x 3cm.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Trợ giúp pháp lý
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính và Thẻ cộng tác viên hoặc Văn bản từ chối
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đề nghị làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý (mẫu 01-TP-TGPL-QCCTV)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ ban quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Trợ giúp viên pháp lý và cộng tác viên trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 05/2008/QĐ-BTP ngày 13/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy Chế cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.
15. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính các giấy tờ có liên quan để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức;
yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (theo mẫu quy định);
+ Danh sách luật sư, tư vấn viên pháp luật;
+ Giấy đăng ký hoạt động, bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (mẫu TP-TGPL-3A)
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
16. Thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính các giấy tờ có liên quan để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy giới thiệu của tổ chức.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy giới thiệu của tổ chức;
yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần:
+ Đơn đề nghị thay đổi (theo mẫu quy định);
+ Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý đã cấp, bản chính;
+ Các giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy đăng ký
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn thay đổi nội dung tham gia trợ giúp pháp lý (mẫu TP-TGPL-3B).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu trong lĩnh vực trợ giúp pháplý.
17. Cấp lại Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Khi đến nộp hồ sơ người nộp phải xuất trình bản chính các giấy tờ có liên quan để đối chiếu.
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Người đến nhận kết quả phải mang theo Phiếu nhận hồ sơ, trường hợp mất Phiếu nhận hồ sơ thì phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.
+ Công chức trả kết quả kiểm tra Phiếu nhận hồ sơ hoặc Giấy chứng minh nhân dân; yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào Sổ theo dõi trả kết quả; trao kết quả cho người nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại Thẻ cộng tác viên;
+ Giấy cam kết của người đề nghị cấp lại Thẻ về việc bị mất Thẻ cộng tác viên;
+ Thẻ đã bị hư hỏng hoặc hết thời hạn;
+ 02 ảnh cỡ 2 x 3cm.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thẻ
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006.
- Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý.
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
V. LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. Tiếp công dân:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
+ Địa điểm: Bộ phận Tiếp dân của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
+ Đề nghị công dân xuất trình giấy tờ tùy thân. Nếu công dân không trực tiếp đến thì có thể ủy quyền cho người đại diện hợp pháp; người này phải có Giấy ủy quyền, có xác nhận của UBND phường, xã, thị trấn nơi người ủy quyền cư trú.
- Bước 2: Quá trình làm việc
+ Yêu cầu công dân trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.
+ Trường hợp có nhiều người khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.
+ Cán bộ tiếp dân lắng nghe, ghi chép vào Sổ Tiếp công dân đầy đủ nội dung do công dân trình bày.
+ Công chức tiếp công dân tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh do công dân cung cấp và viết Phiếu nhận hồ sơ các tài liệu đã tiếp nhận cho công dân.
+ Xử lý khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân:
* Trong trường hợp công dân đến khiếu nại trực tiếp mà vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại viết thành Đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Nếu vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
* Đối với tố cáo thì người tiếp công dân phải ghi rõ nội dung tố cáo, tiếp nhận tài liệu liên quan, phân loại đơn và xử lý theo thủ tục xử lý đơn thư.
- Bước 3: Kết thúc tiếp công dân, người tiếp công dân phải thông báo cho công dân biết cơ quan có thẩm quyền giải quyết để họ liên hệ sau này.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7giờ 00 phút đến 10giờ 30 phút
Chiều từ 13giờ 00 phút đến 16giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông qua hệ thống Bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại, Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo có xác nhận hoặc điểm chỉ của công dân (theo mẫu quy định);
+ Các tài liệu, giấy tờ do người khiếu nại, tố cáo cung cấp;
+ Giấy ủy quyền (nếu có) (theo mẫu quy định).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Cho đến khi kết thúc việc tiếp công dân
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thụ lý Đơn, Phiếu hướng dẫn
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);
- Đơn tố cáo (mẫu số 46);
- Giấy ủy quyền (mẫu số 41);
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân có quyền:
+ Từ chối không tiếp những trường hợp đã được kiểm tra xem xét, xác minh đã có Quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự.
+ Từ chối không tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm Quy chế, Nội quy nơi tiếp công dân.
+ Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo, lý do và những yêu cầu giải quyết, cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.
Trường hợp công dân trình bày bằng miệng các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, nếu thấy cần thiết thì yêu cầu viết thành văn bản và ký tên xác nhận.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Xử lý Đơn
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp dân của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).
Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
+ Trường hợp khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thì viết Phiếu hướng dẫn người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo đúng địa chỉ ghi trong hồ sơ
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7giờ 00 phút đến 10giờ 30 phút
Chiều từ 13giờ 00 phút đến 16giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông qua hệ thống Bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại (theo mẫu quy định);
+ Đơn tố cáo (theo mẫu quy định);
+ Các tài liệu khác chứng minh có liên quan đến việc khiếu nại (nếu có), bản sao photo;
+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp người khiếu nại không tự mình khiếu nại mà khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp) (theo mẫu quy định), bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thụ lý Đơn
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);
- Đơn tố cáo (mẫu số 46);
- Giấy ủy quyền (mẫu số 41);
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
+ Người đại diện không hợp pháp;
+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải Quyết khiếu nại lần hai;
+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có Bản án, Quyết định của Tòa án.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Giải quyết khiếu nại lần đầu
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp dân của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc gửi qua đường Bưu điện. Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Đối với Đơn nhận trực tiếp:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, người khiếu nại sẽ nhận được văn bản của Sở Tư pháp về việc thụ lý hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
+ Đối với Đơn nhận qua đường Bưu điện:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận giải quyết.
* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ hoặc hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông qua hệ thống Bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại (theo mẫu quy định);
+ Quyết định hành chính bị khiếu nại, bản sao photo;
+ Giấy ủy quyền (nếu có) (theo mẫu quy định), bản sao photo;
+ Các tài liệu có liên quan (nếu có), bản sao photo.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
- Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết lần đầu không quá 45 ngày, những vụ phức tạp kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);
- Giấy ủy quyền (mẫu số 41).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
+ Người đại diện không hợp pháp;
+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải Quyết khiếu nại lần hai;
+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có Bản án, Quyết định của Tòa án.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP, ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Giải quyết khiếu nại lần hai
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp dân của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc gửi qua đường Bưu điện. Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Đối với Đơn nhận trực tiếp:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, người khiếu nại sẽ nhận được văn bản của Sở Tư pháp về việc thụ lý hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
+ Đối với Đơn nhận qua đường Bưu điện:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận giải quyết.
* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông qua hệ thống Bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại (theo mẫu quy định);
+ Quyết định hành chính bị khiếu nại (nếu có), bản sao photo;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, bản sao photo;
+ Biên bản triển khai Quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản sao photo;
+ Giấy ủy quyền (nếu có) (theo mẫu quy định), bản sao photo;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có), bản sao photo.
- Số lượng, hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết.
- Trường hợp vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn khiếu nại (mẫu số 32);
- Giấy ủy quyền (mẫu số 41).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
+ Người đại diện không hợp pháp;
+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết;
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải Quyết khiếu nại lần hai;
+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có Bản án, Quyết định của Tòa án.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Tổng Thanh tra về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
5. Giải quyết tố cáo
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp dân của Sở Tư pháp (số 296, đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) hoặc gửi qua đường Bưu điện. Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Đối với Đơn nhận trực tiếp:
* Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết Phiếu nhận hồ sơ hẹn trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, người khiếu nại sẽ nhận được văn bản của Sở Tư pháp về việc thụ lý hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.
* Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
+ Đối với Đơn nhận qua đường Bưu điện:
* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận giải quyết.
* Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ hoặc không đúng thẩm quyền giải quyết thì có Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 3: Nhận kết quả qua đường Bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: (ngày lễ nghỉ)
+ Từ thứ hai đến thứ sáu: Sáng từ 7 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút, Chiều từ 13 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước;
- Thông qua hệ thống Bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ
+ Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi lời tố cáo (theo mẫu quy định);
+ Các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung tố cáo, bản sao photo.
- Số lượng, hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: Không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả giải quyết tố cáo
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đính kèm
- Đơn tố cáo (mẫu số 46).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo, phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ tên địa chỉ người tố cáo có chữ ký của người tố cáo.
- Không xem xét giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ chữ ký trực tiếp mà sao chép chữ ký hoặc có những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/01/1998.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15/6/2004.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 12/12/2005.
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- 1Quyết định 1725/QĐ-UBND năm 2010 công bố sửa đổi Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 1182/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 1631/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 2165/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang
- 6Quyết định 1350/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 444/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre
- 1Quyết định 1725/QĐ-UBND năm 2010 công bố sửa đổi Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 2768/QĐ-UBND năm 2009 công bố bổ sung bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Quyết định 30/QĐ-TTg năm 2007 Phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 07/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 1071/TTg-TCCV về việc công bố bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tổ chức việc rà soát thủ tục hành chính tại bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1182/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 1631/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 2165/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang
- 9Quyết định 1350/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre
- 10Quyết định 444/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre
Quyết định 2568/QĐ-UBND năm 2009 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 2568/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/08/2009
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực