Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2553/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 19 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2016-2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững, thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2041/TTr-SLĐTBXH ngày 14/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH;
- VPQGGN (Bộ LĐ-TB&XH);
- TT/Tỉnh ủy; TT/HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- CN Ngân hàng CSXH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PVP, CV;
- Lưu: VT, VXT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2016-2020.
(Kèm theo Quyết định số 2553 ngày 19/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

1. Căn cứ pháp lý:

- Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc Hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;

- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Chỉ thị số 07/CT-BTV ngày 22/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016-2020.

2. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở tỉnh Quảng Trị:

a) Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Quảng Trị (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của Chính phủ áp dụng giai đoạn 2016-2020), tại thời điểm đầu năm 2016, tổng số hộ dân cư trên địa bàn tỉnh là 159.320 hộ (trong đó có 16.149 hộ đồng bào dân tộc thiểu số), toàn tỉnh có 35.899 hộ nghèo và cận nghèo; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 22,53% so với tổng số hộ dân cư, cụ thể như sau:

- Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh: 24.579 hộ (tỷ lệ hộ nghèo là 15,43 % so với tổng số hộ dân cư), trong đó: số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số: 11.138 hộ (chiếm tỷ lệ 45.32% so với tổng số hộ nghèo); số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội: 3.077 hộ (chiếm tỷ lệ 12,52% so với tổng số hộ nghèo). Khu vực thành thị có 3.081 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 6,76% so với tổng số hộ dân cư khu vực thành thị); Khu vực nông thôn có 21.498 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 18,90% so với tổng số hộ dân cư khu vực nông thôn).

- Tổng số hộ cận nghèo toàn tỉnh: 11.319 hộ (tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,10% so với tổng số hộ dân cư), trong đó: Khu vực thành thị có 2.854 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 6,26% so với tổng số hộ dân cư khu vực thành thị); Khu vực nông thôn có 8.465 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 7,44% so với tổng số hộ dân cư khu vực nông thôn).

- Toàn tỉnh có 11 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; 28 xã đặc biệt khó khăn và 26 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tổng số hộ nghèo ở vùng khó khăn dân tộc, miền núi và bãi ngang ven biển là 8.114 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 33% so với tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.

b) Phân tích sự thiếu hụt chỉ số về thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều:

Qua điều tra, phân tích cho thấy: số lượng, tỷ lệ hộ nghèo bị thiếu hụt các chỉ số các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều như sau:

Bảng 1: Sự thiếu hụt tiêu chí về thu nhập của hộ nghèo:

Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (Hộ)

Hộ nghèo có mức thu nhập trên chuẩn nghèo, nhưng thiếu hụt 03 chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

Hộ nghèo có mức thu nhập dưới chuẩn nghèo

Số hộ nghèo có mức thu nhập trên chuẩn nghèo, nhưng thiếu hụt 03 chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (hộ)

Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo (%)

Số hộ nghèo có mức thu nhập dưới chuẩn nghèo (hộ)

Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo (%)

24.579

9.103

37%

15.476

63%

Bảng 2: Sự thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản:

TT

Chỉ số về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo

Hộ nghèo đã tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản

Hộ nghèo đang thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Số hộ nghèo đã tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (hộ)

Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo (%)

Số hộ nghèo đang thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (hộ)

Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo (%)

1

Chỉ số về Tiếp cận dịch vụ Y tế

23.238

94,54

1.341

5,46

2

Chỉ số về Bảo hiểm y tế

17.353

70,60

7.226

29,40

3

Chỉ số về Giáo dục trình độ người lớn

18.353

74,67

6.226

25,33

4

Chỉ số về Tình trạng đi học của trẻ em

22.617

92,02

1.962

7,98

5

Chỉ số về Chất lượng nhà ở

14.515

59,05

10.064

40,95

6

Chỉ số về Diện tích nhà ở

12.546

51,04

12.033

48,96

7

Chỉ số về Nguồn nước sinh hoạt

15.970

64,97

8.609

35,03

8

Chỉ số về Nhà tiêu hợp vệ sinh

8.587

34,94

15.992

65,06

9

Chi số về Sử dụng dịch vụ viễn thông

15.222

61,93

9.357

38,07

10

Chỉ số về Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

19.940

81,13

4.639

18,87

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung: Cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các vùng nghèo; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin); tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu:

a) Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 1,5-2,0%/năm (riêng huyện nghèo Đakrông giảm bình quân trên 4%/năm).

b) Tập trung nguồn lực, phấn đấu đến năm 2020 giải quyết một cách cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại huyện nghèo Đakrông, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học.

c) Nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu như sau;

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế và tiếp cận được các dịch vụ y tế theo quy định.

- 100% lượt học sinh, sinh viên con em hộ nghèo, cận nghèo được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định; 85% (20.892/24.579) hộ nghèo có người từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở và đi học; 100% (24.579/24.579) hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.

- Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo nhằm đạt 81,5% (20.042/24.579) hộ nghèo có nhà ở đảm bảo về chất lượng và 73,5% (18.073/24.579) hộ nghèo được đảm bảo về diện tích nhà ở.

- 90% (22.121/24.579) hộ nghèo được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% (14.747/24.579) hộ nghèo có nhà tiêu hợp vệ sinh.

- 90% (22.121/24.579) hộ nghèo được sử dụng dịch vụ viễn thông; 95% (23.350/24.579) hộ nghèo có tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

d) Thực hiện kịp thời và hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo bền vững đặc thù, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu như sau:

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có đủ điều kiện theo quy định được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

- 750 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất.

- 1.150 lao động nghèo, cận nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn; tỷ lệ lao động học nghề có việc làm mới, hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao đạt trên 75%;

- 8.000 lượt hộ nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí.

- 6.000 hộ nghèo ở vùng xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ hưởng thụ về văn hóa và thông tin.

- 675 lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn hỗ trợ được đào tạo để tham gia xuất khẩu lao động.

- 400 hộ nghèo ở vùng xã (ngoài Chương trình 135 và huyện nghèo Đakrông) được hỗ trợ phát triển sản xuất, tham gia mô hình nhân rộng giảm nghèo bền vững.

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước.

- 100% cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, bản, khu phố và cán bộ đoàn thể được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực để tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:

1. Đối tượng: người/hộ nghèo, người/hộ cận nghèo, người/hộ mới thoát nghèo, người/hộ dân tộc thiểu số và người dân, cộng đồng trên địa bàn tỉnh; trong đó, ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.

2. Phạm vi: Kế hoạch thực hiện trên phạm vi địa bàn tỉnh; trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư tại các địa bàn trọng điểm sau:

- Huyện Đakrông (huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ).

- Xã nghèo (bao gồm: xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; xã biên giới; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển).

- Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

3. Thời gian thực hiện Kế hoạch: Từ năm 2016 đến cuối năm 2020.

IV. CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG:

1. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững:

1.1. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo:

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ mua bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ làm nông-lâm-ngư nghiệp có thu nhập trung bình; tiếp tục triển khai chính sách của tỉnh về hỗ trợ người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo.

- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã, thôn, bản; tăng cường đầu tư toàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã; đào tạo đội ngũ y, bác sỹ về làm việc ở trạm y tế cơ sở. Đồng thời, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các đơn vị y tế cơ sở và đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho người nghèo.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến có trên 976.500 lượt người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tạo điều kiện hỗ trợ để tăng thêm 1.341 hộ nghèo được tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh khi đau ốm; hỗ trợ để tăng thêm 7.226 hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo khoảng 719.252 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 634.252 triệu đồng; ngân sách địa phương (chủ yếu thông qua chi hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh): 60.000 triệu đồng; vốn huy động khác: 25.0000 triệu đồng.

1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo:

- Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo, cận nghèo ở các cấp, bậc học theo quy định; tiếp tục thực hiện tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên thuộc hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Ưu tiên đầu tư để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và phát triển Quỹ khuyến học, duy trì hỗ trợ học bổng thường xuyên đối với học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến có 199.848 lượt học sinh, sinh viên con em hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định; tạo điều kiện hỗ trợ để tăng thêm 2.539 hộ nghèo có người từ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi tốt nghiệp trung học cơ sở và đi học và để tăng thêm 1.962 hộ nghèo có trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo là 239.267 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 216.567 triệu đồng; ngân sách địa phương: 1.000 triệu đồng; vốn huy động khác: 21.700 triệu đồng.

1.3. Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt” (theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt); Đề án “Hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh” (theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo).

- Vận động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ, dột nát để cải thiện về nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật, nhằm hỗ trợ cho hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn để yên tâm lao động sản xuất, từng bước nâng cao mức sống và vươn lên thoát nghèo.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến hỗ trợ về nhà ở cho 5.527 hộ nghèo (trong đó hỗ trợ cho 2.808 hộ nghèo về nhà ở phòng, tránh bão lụt). Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo là 189.843 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 36.078 triệu đồng; vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: 126.576 triệu đồng; vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ: 27.189 triệu đồng. Vốn vay ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 116.897 triệu đồng.

1.4. Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thông tin cho người nghèo:

- Tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người nghèo để nắm bắt thông tin được nhiều hơn, nhất là trong các thông tin hữu ích cho phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sinh hoạt của gia đình.

- Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để giúp người nghèo, nhất là người nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận các chính sách giảm nghèo; phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, nêu gương thoát nghèo và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với bản sắc và văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến hỗ trợ 6.000 lượt hộ nghèo được hưởng thụ văn hóa, thông tin. Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ về văn hóa, thông tin cho người nghèo là 13.000 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 7.750 triệu đồng; ngân sách địa phương: 250 triệu đồng; vốn huy động khác: 5.000 triệu đồng.

1.5. Chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo:

- Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện nghèo, các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (theo Quyết định s32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ), nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Khảo sát nhu cầu của người nghèo, vùng nghèo về trợ giúp pháp lý để xây dựng kế hoạch trợ giúp pháp lý; tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho trợ giúp viên, cộng tác viên và thành viên các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; kiện toàn, củng cố và tăng cường hoạt động của các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động và cung cấp thông tin pháp lý cho người nghèo; hoạt động trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo. Bên cạnh đó, cần chú trọng các hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động hướng về cơ sở cho các đối tượng là trẻ em, người khuyết tật tại các xã nghèo.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến trợ giúp pháp lý miễn phí cho 8.000 lượt người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo là 2.600 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1.750 triệu đồng; ngân sách địa phương: 250 triệu đồng; vốn huy động khác: 600 triệu đồng.

1.6. Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo:

- Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học tập, học nghề và đi xuất khẩu Iao động để tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức đoàn thể. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay. Phối kết hợp giữa việc cung cấp tín dụng ưu đãi với khuyến nông- lâm- ngư, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đào tạo nghề để vốn vay của hộ nghèo được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Đồng thời giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay, xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài, không có điều kiện trả nợ.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến có 177.965 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (bình quân hàng năm có 35.593 lượt hộ vay vốn). Kế hoạch bổ sung nguồn vốn là 1.325.200 triệu đồng, trong đó: Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương bổ sung: 1.280.000 triệu đồng; ngân sách tỉnh bổ sung: 45.200 triệu đồng.

1.7. Chính sách khuyến nông- lâm- ngư nghiệp và hỗ trợ chuyển giao khoa học- kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất cho nhóm hộ (hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khác có uy tín):

- Hỗ trợ nhóm hộ (trong đó, có 80% là hộ nghèo, cận nghèo và 20% là hộ khác có uy tín đang sinh sống trên cùng địa bàn, có kinh nghiệm trong sản xuất, có khả năng hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo trong nhóm vươn lên thoát nghèo) về kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch, bố trí sản xuất hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tổ chức sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Để việc hỗ trợ có hiệu quả nên xây dựng các nhóm cùng sở thích/tổ hợp tác trong sản xuất và kinh doanh để hình thành vùng hàng hóa tập trung.

- Tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở để tăng cường hướng dẫn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo về kiến thức và kỹ năng ra các quyết định sản xuất, kinh doanh, xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường, điều kiện tự nhiên và lợi thế của địa phương; hướng dẫn tập huấn hình thành nhóm “Tiết kiệm tín dụng cộng đồng tự quản”; trang bị kiến thức và kỹ năng về khuyến nông- lâm- ngư thông qua áp dụng phương pháp có sự tham gia của người dân, hội nghị đầu bờ, tập huấn trên cơ sở mô hình thực tế. Gắn kết chặt chẽ khuyến cáo tiến bộ kỹ thuật với giới thiệu phương pháp tổ chức sản xuất, bảo quản chế biến, hạch toán kinh tế và tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật, thị trường cho nông dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến có 750 hộ (trong đó có 600 hộ nghèo, hộ cận nghèo và 150 hộ khác có uy tín) được hỗ trợ khuyến nông- lâm- ngư và hỗ trợ chuyển giao khoa học- kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất. Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách khuyên nông- lâm- ngư nghiệp và hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất cho nhóm hộ là 10.000 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 2.500 triệu đồng; ngân sách địa phương: 500 triệu đồng; vốn huy động khác: 7.000 triệu đồng.

1.8. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2011- 2020”, trong đó ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo thông qua các khóa đào tạo nghề ngắn hạn để họ tự tạo việc làm, hoặc tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững.

- Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và cung cấp tín dụng ưu đãi, được trợ giúp giới thiệu việc làm miễn phí. Tích cực triển khai các giải pháp tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, đưa lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong nước.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho 1.150 lao động nghèo và cận nghèo; phấn đấu tỷ lệ trên 75% lao động sau học nghề có việc làm mới, hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao hơn. Kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo là 2.670 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1.920 triệu đồng; ngân sách địa phương: 250 triệu đồng; vốn huy động khác: 500 triệu đồng.

1.9. Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo:

- Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo quy định, bảo đảm 100% hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện dùng cho sinh hoạt hàng tháng đầy đủ và kịp thời, qua đó góp phần giảm bớt khó khăn của hộ nghèo.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến có 99.673 lượt hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện. Kế hoạch kinh phí Trung ương hỗ trợ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo là 55.020 triệu đồng.

1.10. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn:

- Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo quy định, bảo đảm 100% người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn được hưởng đầy đủ và kịp thời về chính sách hỗ trợ trực tiếp.

- Trong 5 năm (2016-2020), dự kiến hỗ trợ 65.675 lượt người nghèo ở vùng khó khăn được hưởng hỗ trợ trực tiếp. Kế hoạch kinh phí Trung ương hỗ trợ thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn là 30.269 triệu đồng.

2. Các dự án giảm nghèo bền vững đặc thù:

2.1. Dự án 1: Chương trình 30a và hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.

a) Tiểu Dự án 1.1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại huyện nghèo Đakrông:

- Mục đích dự án: Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh tại huyện nghèo Đakrông.

- Đối tượng của dự án: Huyện nghèo theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- Nội dung hoạt động của dự án, gồm: Hoàn thiện đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã; Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã (gồm: trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, bản); Công trình y tế đạt chuẩn; Công trình giáo dục đạt chuẩn; Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; Cải tạo và xây dựng mới các công trình thủy lợi; Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi; Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Dự kiến kế hoạch nguồn vốn thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại huyện nghèo Đakrông là 345.000 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 321.000 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 24.000 triệu đồng.

b) Tiểu Dự án 1.2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển:

- Mục đích dự án: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.

- Đối tượng của dự án: Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Nội dung hoạt động của dự án, gồm: Hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh và dân sinh; Công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; Công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao; Trạm y tế xã đạt chuẩn; Trường, lớp học đạt chuẩn; Đầu tư bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản; Các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi; Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Dự kiến kế hoạch nguồn vốn thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển là 88.824 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 76.824 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 12.000 triệu đồng

c) Tiểu Dự án 1.3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo Đakrông và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển:

- Mục đích dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn; Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn; Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng của dự án: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn; Tổ chức và cá nhân có liên quan; Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

- Nội dung hoạt động của dự án, gồm:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; Hỗ trợ tạo đất sản xuất (gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang); Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo và quy định của pháp luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp, mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng, ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư; Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng.

- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Dự kiến kế hoạch nguồn vốn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn huyện nghèo Đakrông và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển là 72.350 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 58.000 triệu đồng; ngân sách địa phương: 2.850 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 11.500 triệu đồng.

d) Tiểu Dự án 1.4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài:

- Mục đích dự án: Tăng số lượng, chất lượng lao động tại huyện nghèo Đakrông, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng của dự án: Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số; lao động cư trú dài hạn trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; ưu tiên đối tượng lao động là thanh niên chưa có việc làm, đặc biệt là thanh niên thuộc hộ dân tộc thiểu số nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Nội dung hoạt động của dự án, gồm: Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo; hỗ trợ tiền đi lại, cung cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe; làm hộ chiếu, Visa và lý lịch tư pháp để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tuyên truyền viên cơ sở; Hỗ trợ hoạt động tư vấn người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tư vấn, giới thiệu việc làm sau khi người lao động về nước tại cơ sở.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Dự kiến kế hoạch vốn thực hiện dự án hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động là 8.100 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 3.000 triệu đồng; ngân sách địa phương: 1.000 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 4.100 triệu đồng.

2.2. Dự án 2: Chương trình 135.

a) Tiểu Dự án 2.1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, bản đặc biệt khó khăn:

- Mục đích dự án: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Đối tượng của dự án: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Nội dung hoạt động chủ yếu, gồm: Công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; Các công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn, bản; Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; Trạm y tế xã đạt chuẩn; Trường, lớp học đạt chuẩn; Cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ; Công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; Các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi; Duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

- Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Dự kiến kế hoạch nguồn vốn thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn; các thôn, bản đặc biệt khó khăn là 306.430 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 247.100 triệu đồng; ngân sách địa phương: 1.330 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 58.000 triệu đồng.

b) Tiểu Dự án 2.2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; thôn, bản đặc biệt khó khăn ở vùng dân tộc và miền núi.

- Mục đích dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn; Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn; Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng của dự án: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; Nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn; Tổ chức và cá nhân có liên quan; Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,...thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

- Nội dung hoạt động của dự án, gồm:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; Hỗ trợ tạo đất sản xuất (gồm: khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang); Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo và quy định của phát luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng; ưu tiên nhân rộng các mô hình giảm nghèo liên quan đến sinh kế phù hợp với từng vùng, nhóm dân cư; Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản để tăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng.

- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Dự kiến kế hoạch nguồn vốn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn ở vùng dân tộc và miền núi là 83.115 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 72.750 triệu đồng; ngân sách địa phương: 365 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 10.000 triệu đồng.

c) Tiểu Dự án 2.3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở tại các xã đặc biệt khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Mục đích dự án: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, qua đó cán bộ cơ sở có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng của dự án: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Nội dung hoạt động của dự án, gồm: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn, bản đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, các vấn đề liên quan khác trong giảm nghèo; Nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn để đảm bảo tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng với các hoạt động giảm nghèo.

- Phân công thực hiện: Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Dự kiến kế hoạch vốn thực hiện dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi là 15.865 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 15.525 triệu đồng; ngân sách địa phương: 80 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 260 triệu đồng.

2.3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

- Mục đích dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn; Hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn; Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường.

- Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; Nhóm hộ, cộng đồng dân cư; Tổ chức và cá nhân có liên quan; Tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia dự án.

- Nội dung hoạt động của dự án, gồm:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu giảm nghèo và quy định của pháp luật.

+ Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, mô hình liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, cộng đồng với doanh nghiệp; Xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm công thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn, bản; mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

- Phân công thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp chỉ đạo hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo.

- Dự kiến kế hoạch vốn thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững; đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 là 10.860 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 10.000 triệu đồng; ngân sách địa phương: 60 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 800 triệu đồng.

2.4. Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin:

- Mục đích dự án: Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở, tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

- Đối tượng của dự án: Người dân, cộng đồng dân cư; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung hoạt động dự án, gồm:

+ Truyền thông về giảm nghèo: Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo; Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo ở địa phương; Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở; Phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo.

+ Giảm nghèo về thông tin: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở, ưu tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản; Hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thông tin thiết yếu khác; Hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; Trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; Xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời; Xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở.

- Phân công thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất; trong đó: Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông về giảm nghèo.

- Dự kiến kế hoạch nguồn vốn thực hiện dự án truyền thông và thông tin về giảm nghèo là 2.500 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1.500 triệu đồng; ngân sách địa phương: 250 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 750 triệu đồng.

2.5. Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

- Mục đích dự án: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp từ tỉnh đến huyện, xã. Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý công tác giảm nghèo bền vững.

- Đối tượng của dự án:

+ Đối với hoạt động nâng cao năng lực: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp (cán bộ thôn, bản, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), ưu tiên nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;

+ Đối với công tác giám sát, đánh giá: Cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;

+ Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung hoạt động dự án, gồm:

+ Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo;

+ Xây dựng hệ thống các biểu mẫu báo cáo giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo; Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất; Tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và tổ chức điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

- Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.

- Dự kiến kế hoạch vốn thực hiện dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo bền vững là 20.000 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương hỗ trợ: 6.500 tỷ đồng; ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện): 12.500 triệu đồng; nguồn vốn huy động khác: 1.000 triệu đồng.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

1. Tổng nguồn kinh phí: Dự kiến tổng kinh phí của Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020 là 3.622.065 triệu đồng. Trong đó:

a) Kinh phí để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững là 2.587.121 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 986.106 triệu đồng;

- Vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội: 1.325.200 triệu đồng (trong đó: Vốn từ Ngân hàng chính sách Trung ương bổ sung: 1.280.000 triệu đồng; Ngân sách tỉnh bổ sung nguồn vốn vay: 45.200 triệu đồng).

- Ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh): 62.250 triệu đồng (trong đó: ngân sách tỉnh chi qua Quỹ khám chữa bệnh người nghèo: 60.000 triệu đồng).

- Vốn huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: 186.376 triệu đồng;

- Vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ: 27.189 triệu đồng.

b) Kinh phí để thực hiện các dự án giảm nghèo bền vững đặc thù là 953.044 triệu đồng (vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 740.254 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 212.790 triệu đồng). Trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 812.199 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 18.435 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh: 6.435 triệu đồng; ngân sách cấp huyện: 12.000 triệu đồng);

- Vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: 122.410 triệu đồng.

c) Kinh phí tham gia thực hiện các hoạt động giảm nghèo bền vững là 81.900 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh) chi cho các hoạt động giảm nghèo 4.900 triệu đồng;

- Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh: 77.000 triệu đồng.

2. Kinh phí phân theo cơ cấu nguồn:

Tổng kinh phí trong giai đoạn 2016- 2020 là 3.622.065 triệu đồng. Nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ; ngân sách địa phương (được bố trí tùy theo khả năng ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định hiện hành); nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội; nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; nguồn vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ; nguồn từ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh như sau:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo đặc thù: 1.798.305 triệu đồng.

- Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi: 1.325.200 triệu đồng (trong đó: vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương bổ sung: 1.280.000 triệu đồng; ngân sách tỉnh bổ sung nguồn vốn vay: 45.200 triệu đồng).

- Ngân sách địa phương: 85.585 triệu đồng (trong đó, ngân sách tỉnh: 73.585 triệu đồng; ngân sách cấp huyện: 12.000 triệu đồng).

- Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân: 308.786 triệu đồng.

- Nguồn vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ: 27.189 triệu đồng.

- Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh: 77.000 triệu đồng.

3. Kinh phí phân theo hàng năm:

Tổng kinh phí giai đoạn 2016- 2020 là 3.622.065 triệu đồng. Trong đó: năm 2016: 720.786 triệu đồng; năm 2017: 711.526 triệu đồng; năm 2018: 725.127 triệu đồng; năm 2019: 732.044 triệu đồng; năm 2020: 732.582 triệu đồng.

VI. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

- Xác định mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là tiêu chí thi đua, phấn đấu của cả hệ thống chính trị và chính bản thân người nghèo. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, tăng cường sự tham gia của người dân để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

- Hàng năm, chính quyền cấp huyện, cấp xã phải đăng ký phấn đấu mục tiêu giảm nghèo; đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo quy định, nhằm làm căn cứ xây dựng kế hoạch cụ thể ở từng địa phương để tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp giảm nghèo một cách đồng bộ, có hiệu quả.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp giữa cơ quan thường trực Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững và các đoàn thể nhân dân các cấp (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) trong việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

- Các xã, phường, thị trấn chủ động phát động phong trào “Xóm/tổ dân cư không có hộ nghèo”; tùy theo điều kiện cụ thể để xây dựng, phát động phong trào vận động cán bộ, đảng viên và hộ dân có điều kiện nhận hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo. Chính quyền địa phương các cấp quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hộ nghèo, chú trọng kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhằm hạn chế tái nghèo phát sinh từ các nguyên nhân rủi ro.

- Huy động sự tham gia vào công tác giảm nghèo của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức từ thiện dưới nhiều hình thức phù hợp. Phân công các ban ngành, đoàn thể thực hiện giúp đỡ, đỡ đầu với xã nghèo, tạo dựng và duy trì phong trào giảm nghèo trong toàn tỉnh. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác giảm nghèo bền vững ở từng địa phương. Tăng cường sự tham gia của người dân vào mọi hoạt động giảm nghèo, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã; quản lý nguồn lực; giám sát và đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững:

- Các ngành, các cấp ở địa phương cần đẩy mạnh, đa dạng hóa về hình thức và nội dung trong công tác thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo bền vững, nhằm nâng cao nhận thức cho người nghèo hiểu được trách nhiệm của mình để tự lực vượt khó, vươn lên thoát nghèo.

- Thực hiện chính sách khen thưởng thôn, xã thoát nghèo bền vững theo quy định. Kịp thời nêu gương, động viên và khen thưởng những hộ nghèo điển hình trong việc thoát nghèo bền vững, đồng thời phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo.

3. Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo:

Để tạo điều kiện hộ nghèo, hộ cận nghèo tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo và hạn chế tình trạng tái nghèo. Các ngành, các cấp cân tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như:

- Tập trung phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận và tham gia; hỗ trợ các hoạt động chuyển giao kỹ thuật để hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng thời hỗ trợ bảo quản, quảng bá, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động theo quy định.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh để nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn.

4. Nhóm giải pháp nâng cao tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo:

Các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững, nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao khả năng tiếp cận các chỉ số dịch vụ xã hội cơ bản về: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận dịch vụ thông tin như:

- Hỗ trợ tiếp cận về Y tế: Thực hiện tốt việc cấp thẻ và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, đặc biệt ở tuyến y tế cấp xã, nhằm tạo điều kiện để người dân nói chung và người nghèo, cận nghèo nói riêng được tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh. Quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo.

- Hỗ trợ tiếp cận về Giáo dục: Thực hiện tốt chính sách ưu đãi về giáo dục đối với các học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định. Khuyến khích động viên, người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số tích cực đến trường học tập, nâng cao trình độ văn hóa. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Hỗ trợ tiếp cận về Nhà ở: Triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo; tập trung huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm để hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở cho hộ nghèo đảm bảo mức tối thiểu về diện tích, chất lượng nhà ở theo quy định.

- Hỗ trợ tiếp cận về Nước sạch và vệ sinh: Quan tâm đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nước sinh hoạt phân tán để đảm bảo nguồn nước sạch cho hộ nghèo; vận động nhân dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân về cách ăn, ở hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường để bảo đảm giữ gìn sức khỏe.

- Hỗ trợ tiếp cận về Thông tin: Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, cải tạo các trạm truyền thanh cơ sở, phát triển mạng viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm tạo điều kiện để người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ thông tin, sử dụng các thiết bị viễn thông, phát thanh truyền hình, giúp họ hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận với các chính sách trợ giúp của nhà nước để vươn lên thoát nghèo.

5. Nhóm giải pháp giảm nghèo theo phân loại nhóm hộ nghèo:

Chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã cần tiến hành rà soát, phân loại từng nhóm hộ nghèo theo nguyên nhân (như: nhóm hộ nghèo bảo trợ xã hội, không có khả năng lao động; nhóm hộ nghèo có khả năng lao động nhưng thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm; nhóm hộ nghèo có khả năng lao động nhưng lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội) để theo dõi, quản lý và đề ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm hộ nghèo như:

- Đối với nhóm hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội: Thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội (như: trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp bảo hiểm y tế, hỗ trợ về nhà ở, nước sinh hoạt,...) và vận động cộng đồng khu dân cư, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn giúp đỡ để đảm bảo đạt mức sống tối thiểu so với cộng đồng dân cư.

- Đối với nhóm hộ nghèo có nhân lực, có nhu cầu lao động nhưng do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu việc làm: Đây là nhóm hộ có khả năng thoát nghèo cao nhưng do điều kiện hoàn cảnh khó khăn trước mắt. Do đó, đối với nhóm hộ này cần tập trung mạnh thực hiện hỗ trợ bằng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội gắn với tập huấn khuyến nông- lâm- ngư, lựa chọn mô hình phát triển sản xuất phù hợp điều kiện kinh tế, trình độ, năng lực của hộ nghèo theo hướng sản xuất hàng hóa có thị trường tiêu thụ để sử dụng đồng vốn có hiệu quả; hỗ trợ tư liệu sản xuất, tạo việc làm để tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

- Đối với nhóm hộ nghèo do thiếu đất sản xuất: Thực hiện hỗ trợ khai hoang, phục hóa đất sản xuất, đất rừng, kết hợp với tổ chức hỗ trợ phát triển chăn nuôi, dạy nghề, tạo việc làm trong các doanh nghiệp hoặc tham gia xuất khẩu lao động.

- Đối với nhóm hộ nghèo ỷ lại, chây lười lao động, không biết tổ chức cuộc sống, sa vào các tệ nạn, nghiện ngập, ỷ lại, trông chờ: Chính quyền và các hội, đoàn thể cần tăng cường tổ chức các đợt tuyên truyền, giáo dục đối với nhóm hộ này; phân công cán bộ, đảng viên có uy tín cùng phối hợp với bà con, dòng tộc để trực tiếp giúp đỡ, vận động nhằm thay đổi nhận thức và khuyến khích tích cực tham gia lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình chính mình.

6. Đa dạng hóa huy động nguồn vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững:

- Đa dạng hóa các nguồn vốn để triển khai thực hiện Kế hoạch, gồm: ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện, xã); vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; vốn huy động từ cộng đồng dân cư (bao gồm cả tiền, hiện vật và ngày công lao động); Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh. Bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn vốn để thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo đặc thù.

- Lồng ghép nguồn vốn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình 30a tại huyện Đakrông, tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia trong công tác giảm nghèo bền vững. Tiếp tục huy động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh để thực hiện giúp đỡ về phát triển sản xuất và đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Ngoài việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài, việc khai thác và phát huy tối đa nguồn vốn nội lực tại cộng đồng cũng là giải pháp quan trọng. Thực hiện giải pháp này bằng cách tuyên truyền vận động các hộ dân cư trong thôn, bản và trên địa bàn góp vốn xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình, mô hình cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau (người có vốn góp vốn, người nghèo góp sức lao động).

7. Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững:

- Kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững các cấp (trong đó tập trung kiện toàn ở cấp huyện, xã). Ban chỉ đạo ở mỗi cấp đều phải ban hành Quy chế hoạt động và được bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động. Ban chỉ đạo các cấp tổ chức phân công các thành viên theo dõi, giám sát về công tác giảm nghèo bền vững ở từng địa bàn.

- Bố trí công chức văn hóa - xã hội chuyên trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã làm Thường trực Ban giảm nghèo ở cấp xã. Tiếp tục thực hiện bố trí, tăng cường cán bộ làm công tác giảm nghèo bền vững tại các xã đặc biệt khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp; đồng thời, bố trí hợp lý, sử dụng ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã để triển khai thực thi các chính sách, dự án giảm nghèo một cách có hiệu quả.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong việc thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo ở địa phương các cấp.

8. Kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo bền vững:

- Các ngành, các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá, thống kê, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo quy định. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan, đơn vị như: Hội đồng nhân dân, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở các cấp. Đưa nội dung giám sát các hoạt động giảm nghèo vào chương trình công tác hàng năm của các cơ quan, đơn vị.

- Chính quyền các cấp thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra để hạn chế và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, chính quyền cấp xã cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nắm bắt thông tin, tình hình lao động sản xuất và đời sống đối với nhóm các hộ mới thoát nghèo là rất quan trọng để tư vấn, hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần khi hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, bệnh tật hiểm nghèo, qua đó nhằm giảm thiểu tình trạng tái nghèo.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Các Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng lĩnh vực được phân công, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cả giai đoạn và từng năm để triển khai thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo bền vững đặc thù do Sở, ban ngành, địa phương mình quản lý, cụ thể như sau:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững tỉnh, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo.

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 1 và Dự án 5 và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương để kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững hàng năm và tổng kết 5 năm để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan để tổng hợp nhu cầu, cân đối nguồn vốn, đề xuất trình UBND tỉnh bố trí vốn để thực hiện Kế hoạch trong cả giai đoạn và hàng năm. Lồng ghép nguồn vốn, kêu gọi các nguồn vốn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện các chính sách, dự án.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn và bố trí ngân sách thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo bền vững đặc thù theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành; Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện công tác giảm nghèo bền vững theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí địa phương để thực hiện Chương trình phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách tỉnh hàng năm.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

4. Ban Dân tộc tỉnh:

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 2 và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Y tế, thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận của người dân và người nghèo, cận nghèo về dịch vụ khám, chữa bệnh; giải pháp tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế; giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Giáo dục, thông qua việc tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học; tăng tỷ lệ biết chữ của người lớn, vận động thực hiện phổ cập trung học cơ sở cho người từ 15 đến dưới 30 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

7. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo; Chính sách hỗ trợ nhà ở đối người có thu nhập thấp, người nghèo ở đô thị và đối tượng khác theo quy định.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Nhà ở cho hộ nghèo, thông qua việc hỗ trợ cho hộ nghèo để có nhà ở, đảm bảo về diện tích và chất lượng.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thông tin cho người nghèo.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

9. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 4 và báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về Thông tin, thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận về thông tin cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách hỗ trợ khuyến nông- lâm- ngư nghiệp và hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kiến thức vào sản xuất cho nhóm hộ.

- Chủ trì theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện Dự án 3 và báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất theo quy định.

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh về giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về nước sạch và vệ sinh, thông qua việc tăng tỷ lệ người dân, nhất là hộ nghèo về sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, nhà tiêu hợp vệ sinh, ưu tiên ở khu vực nông thôn miền núi, vùng khó khăn.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan để đề xuất các giải pháp thực hiện hỗ trợ đất sản xuất đối với hộ nghèo; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất, bảo vệ tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản nhằm hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nghèo đói.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

12. Sở Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

13. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các chính sách thu hút cán bộ, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác ở xã đặc biệt khó khăn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cơ sở ở huyện nghèo Đakrông và các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

14. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

15. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quân dân y kết hợp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới; tăng cường cán bộ cho các xã biên giới; giúp dân xây dựng nếp sống mới, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn các xã biên giới.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.

16. Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:

- Phối hợp các ngành, các cấp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương về công tác giảm nghèo bền vững.

- Phát hiện và phổ biến, tuyên truyền về những mô hình giảm nghèo bền vững có hiệu quả ở địa phương, qua đó tạo sự đồng thuận và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương.

17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của địa phương phù hợp với kế hoạch này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Chỉ đạo tổ chức điều tra, rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo quy định trên địa bàn. Đánh giá đúng thực trạng nghèo của địa phương, phân tích rõ nguyên nhân nghèo để có giải pháp phù hợp. Hàng năm, bố trí ngân sách địa phương để đảm bảo việc thực hiện việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn đạt kết quả tốt.

- Huy động các nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của các Sở, ban ngành liên quan.

- Hàng năm, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; khen thưởng kịp thời đối với các tập thể, cá nhân tích cực tham gia thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; biểu dương và khen thưởng đối với hộ thoát nghèo bền vững theo quy định.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:

+ Xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch cụ thể hàng năm; đề ra mục tiêu, nhóm giải pháp giảm nghèo cụ thể cho từng địa bàn, từng nhóm hộ nghèo, từng nguyên nhân nghèo.

+ Tổ chức điều tra, rà soát đánh giá thực trạng nghèo, phân loại đối tượng, nguyên nhân nghèo trên địa bàn xã, thôn; quản lý, theo dõi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch hộ thoát nghèo cụ thể cho cả giai đoạn và từng năm, đề ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ Phát động phong trào cộng đồng dân cư “Xóm/tổ/khu dân cư không có hộ nghèo”. Vận động cộng đồng dân cư tích cực tham gia mô hình “hộ giúp hộ”, “nhóm hộ giúp hộ nghèo” và các phong trào giảm nghèo ở địa phương. Phân công cán bộ, đảng viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo để tư vấn, giúp đỡ về mọi mặt, đến từng hộ nghèo để khảo sát, tìm hiểu kỹ về gia cảnh, động viên, thuyết phục để họ nỗ lực phấn đấu vượt khó, vươn lên thoát nghèo.

+ Hàng năm, tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo và khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương; tổ chức xét duyệt để biểu dương và khen thưởng đối với hộ thoát nghèo hàng năm theo quy định hiện hành.

18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp tỉnh (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn Quảng Trị):

- Phối hợp, hướng dẫn các cấp hội, đoàn thể cấp dưới, đặc biệt tổ chức hội, đoàn thể cấp cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên, toàn dân tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Quỹ “Vì người nghèo” ở các cấp trong tỉnh; Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”...

- Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất. Các đoàn thể nhân dân tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đạt được, tích cực giúp đỡ các hội viên, đoàn viên thuộc hộ nghèo của tổ chức mình trong việc tiếp cận, thụ hưởng các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “đỡ đầu hộ nghèo” để trực tiếp hỗ trợ các hội viên, đoàn viên vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững.

VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

Căn cứ Kế hoạch này yêu cầu các Sở, ban ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo nhiệm vụ được phân công, định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6), cả năm (trước ngày 20 tháng 12) báo cáo về UBND tỉnh về kết quả thực hiện (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính phủ.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, Hội, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.

 

Biểu 01

KẾT QUẢ TỔNG TRA XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TỈNH QUẢNG TRỊ THEO CHUẨN TIẾP CẬN ĐA CHIỀU, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (THỜI ĐIỂM: 01/01/2016)

TT

Tên địa phương

Tổng số hộ dân cư

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Số hộ

Trong đó: hộ dân tộc thiểu số

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Số hộ cận nghèo

Tỷ lệ hộ cận nghèo (%)

A

B

1

2

3

4 = 3/1*100

5

6=5/1*100

 

Tỉnh Quảng Trị

159.320

16.149

24.579

15,43

11.319

7,10

1

Huyện Hướng Hóa

19.353

8.108

6.695

34,59

1.022

5,28

2

Huyện Đakrông

8.737

6.601

4.941

56,55

618

7,07

3

Huyện Cam Lộ

12.056

73

1.324

10,98

628

5,21

4

Huyện Gio Linh

19.289

607

2.260

11,72

1.606

8,33

5

Huyện Vĩnh Linh

25.434

758

2.561

10,07

1.371

5,39

6

Huyện Triệu Phong

23.492

0

2.993

12,74

2.319

9,87

7

Huyện Hải Lăng

23.751

0

2.470

10,40

1.782

7,50

8

Thị xã Quảng Trị

5.882

1

268

4,56

282

4,79

9

Thành phố Đông Hà

21.317

1

1.064

5,00

1.691

7,93

10

Huyện Đảo Cồn cỏ

9

0

3

33,33

0

0

 

Biểu 2

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

TT

NỘI DUNG

Đơn vị tính

KH năm 2016

KH năm 2017

KH năm 2018

KH năm 2019

KH năm 2020

Tổng cộng giai đoạn 2016-2020

I

HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

 

 

 

 

 

 

 

1

Số hộ nghèo đầu năm

Hộ

24.579

22.241

19.926

17.616

15.311

13.011
(cuối năm 2020)

 

- Tỷ lệ hộ nghèo đầu năm

%

15,43

13,93

12,43

10,93

9,43

7,93
(cuối năm 2020)

 

- Kế hoạch giảm hộ nghèo

Hộ

2.338

2.315

2.310

2.305

2.300

11.568

 

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm

%

1,5

1,5

1,5

1,5

1,5

7,5

2

Số hộ cận nghèo đầu năm

Hộ

11.319

10.538

9.779

9.026

8.281

7.547
(cuối năm 2020)

 

- Tỷ lệ hộ cận nghèo đầu năm

%

7,10

6,60

6,10

5,60

5,10

4,60
(cuối năm 2020)

 

- Kế hoạch giảm hộ cận nghèo

Hộ

781

759

753

745

733

3.772

 

- Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm

%

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

2,5

II

CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

 

 

 

 

 

 

 

1

Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và người dân ở vùng đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổng số lượt người được hỗ trợ mua thẻ BHYT

Lượt người

210.241

202.704

195.323

187.822

180.411

976.500

1.2

Tổng kinh phí thực hiện

Triệu đồng

151.651

148.710

143.870

139.949

135.072

719.252

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ mua thẻ BHYT

Triệu đồng

136.651

131.710

126.870

121.949

117.072

634.252

 

- Ngân sách địa phương (Ngân sách tỉnh chỉ thông qua Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh)

Triệu đồng

10.000

12.000

12.000

13.000

13.000

60.000

 

- Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

25.000

1.3

Các đối tượng được cấp thẻ BHYT như sau;

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người nghèo của tỉnh được cấp thẻ BHYT miễn phí

Lượt người

86.027

77.844

69.741

61656

53589

348.856

 

Kinh phí (653.400đ/thẻ/năm)

Triệu đồng

56.210

50.863

45.569

40.286

35.015

227.942

 

- Số người dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT miễn phí

Lượt người

60.318

60.524

60.758

60.987

61.126

303.713

 

Kinh phí (653.400đ/thẻ/năm)

Triệu đồng

39.412

39.546

39.699

39.849

39.940

198.446

 

- Số người dân sinh sống vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT miễn phí

Lượt người

44.111

44.328

44.592

44.736

44.984

222.751

 

Kinh phí (653.400đ/thẻ/năm)

Triệu đóng

28.822

28.964

29.136

29.231

29.393

145.546

 

- Số người cận nghèo mới thoát nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT miễn phí (theo QĐ 705/QĐ- TTg)

Lượt người

16.113

16.250

16.387

16.496

16.587

81.833

 

Kinh phí (635.400đ/thẻ/năm)

Triệu đồng

10.528

10.618

10.707

10.778

10.838

53.470

 

- Số người cận nghèo được hỗ trợ 70% phí mua thẻ BHYT (theo QĐ 797/QĐ-TTg)

Lượt người

3.672

3.758

3.845

3.947

4.125

19.347

 

Kinh phí (457.380đ/thẻ/năm)

Triệu đồng

1.679

1.719

1.759

1.805

1.887

8.849

2

Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, cận nghèo

 

 

 

 

 

 

 

2.1

- Tổng số học sinh được hỗ trợ

Lượt học sinh

49.232

44.553

39.942

35.348

30.773

199.848

2.2

- Tổng kinh phí thực hiện

Triệu đồng

58.895

53.361

47.889

42.332

36.790

239.267

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

54.695

48.961

43.289

37.632

31.990

216.567

 

- Ngàn sách địa phương

Triệu đồng

200

200

200

200

200

1.000

 

- Kinh phí huy động khác (như: Quỹ Khuyến học các cấp,...)

Triệu đồng

4.000

4.200

4.400

4.500

4.600

21.700

2.3

Nội dung chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, cận nghèo, bao gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số học sinh nghèo, cận nghèo được hỗ trợ miễn giảm học phí

Lượt học sinh

49.232

44.553

39.942

35.348

30.773

199.848

 

+ Số học sinh nghèo (giảm 100% học phí)

Lượt học sinh

32.253

28.746

25.274

21.809

18.351

126.432

 

+ Số học sinh cận nghèo (giảm 50% học phí)

Lượt h/sinh

16.979

15.807

14.669

13.539

12.422

73.415

 

Kinh phí miễn giảm học phí (630.000đ/hs/năm)

Triệu đồng

25.668

23.089

20.543

18.004

15.474

102.778

 

- Số học sinh nghèo được hỗ trợ chi phí học tập

Lượt học sinh

32.253

28.746

25.274

21.809

18.351

126.432

 

Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập (900.000đ/h s/năm)

Triệu đồng

29.028

25.871

22.746

19.628

16.516

113.789

3

Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

3.1

- Số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở

Hộ

3.079

544

680

680

544

5.527

 

Trong đó: số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở phòng tránh bão lụt

Hộ

2.808

-

-

-

-

-

3.2

- Tổng kinh phí thực hiện

Triệu đồng

82.173

23.927

29.908

29.908

23.927

189.843

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Kinh phí Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

36.078

-

-

-

-

36.078

 

+ Huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp

Triệu đồng

43.376

18.489

23.111

23.111

18.489

126.576

 

+ Huy động từ cộng đồng, dòng họ

Triệu đồng

2.719

5.438

6.797

6.797

5.438

27.189

4

Chính sách hỗ trợ về văn hóa, thông tin cho người nghèo

 

 

 

 

 

 

 

4.1

- Số lượt hộ nghèo được hỗ trợ

Hộ

1.000

1.100

1.200

1.300

1.400

6.000

4.2

- Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

2.000

2.300

2.600

2.900

3.200

13.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

1.550

1.550

1.550

1.550

1.550

7.750

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

50

50

50

50

50

250

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

400

700

1.000

1.300

1.600

5.000

5

Chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo

 

 

 

 

 

 

 

5.1

- Số lượt người nghèo được hỗ trợ

Lượt hộ

1.600

1.600

1.600

1.600

1.600

8.000

5.2

- Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

520

520

520

520

520

2.600

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

350

350

350

350

350

1.750

 

+ Ngán sách địa phương

Triệu đồng

50

50

50

50

50

250

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

120

120

120

120

120

600

6

Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo

 

 

 

 

 

 

 

6.1

- Huy động bổ sung nguồn vốn, trong đó:

Triệu đồng

228.800

258.800

268.800

278.800

290.000

1.325.200

 

+ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương bổ sung

Triệu đồng

220.000

250.000

260.000

270.000

280.000

1.280.000

 

+ Ngân sách tỉnh bổ sung

Triệu đồng

8.800

8.800

8.800

8.800

10.000

45.200

6.2

- Cho vay mới trong kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số hộ

Lượt hộ

35.215

35.500

35.650

35.750

35.850

177.965

 

+ Kinh phí

Triệu đồng

725.000

785.000

815.500

865.150

900.00

4.090.650

6.3

- Doanh số thu nợ

Triệu đồng

496.200

526.200

546.700

586.350

610.000

2.765.450

6.4

- Dư nợ

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số hộ

Lượt hộ

70.815

70.215

70.020

69.825

69.521

69.217

 

+ Kinh phí

Triệu đồng

2.161.059

2.419.859

2.688.659

2.967.459

3.257.459

3.256.259

7

Chính sách khuyến nông- lâm- ngư và hỗ trợ chuyển giao KHKT vào sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

7.1

- Số hộ nghèo được hỗ trợ

Hộ

150

150

150

150

150

750

7.2

- Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

500

500

500

500

500

2.500

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

100

100

100

100

100

500

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

7.000

8

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo

 

 

 

 

 

 

 

8.1

- Số lao động nghèo, cận nghèo

Lao động

250

250

250

200

200

1.150

8.2

- Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

550

550

550

510

510

2.670

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

400

400

400

360

360

1.920

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

50

50

50

50

50

250

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

100

100

100

100

100

500

9

Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

9.1

- Số hộ nghèo được hỗ trợ

Lượt hộ

24.579

22.241

19.926

17.616

15.311

99.673

9.2

- Kinh phí thực hiện

Triệu đồng

13.568

12.277

10.999

9.724

8.452

55.020

 

Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

13.568

12.277

10.999

9.724

8.452

55.020

10

Chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân nghèo ở vùng khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

10.1

- Số hộ nghèo được hỗ trợ

Lượt hộ

14.135

13.635

13.135

12.635

12.135

65.675

10.2

- Tổng số nhân khẩu nghèo được hỗ trợ

Lượt người

65.614

62.721

60.421

58.121

55.821

302.105

10.3

- Kinh phí hỗ trợ

Triệu đồng

6.561

6.272

6.042

5.812

5.582

30.269

 

Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

6.561

6.272

6.042

5.812

5.582

30.269

IV

CÁC DỰ ÁN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẶC THÙ

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án 1: Chương trình 30a và hỗ trợ đầu tư CSHT các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển.

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tiểu Dự án 1.1: Hỗ trợ đầu tư CSHT tại huyện nghèo Đakrông (theo NQ 30a)

Triệu đồng

56.800

63.000

68.900

75.300

81.000

345.000

 

Trong đó:

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

- Ngàn sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

52.800

58.000

63.900

70.300

76.000

321.000

 

- Nguồn vốn huy động khác

Triệu đồng

4.000

5.000

5.000

5.000

5.000

24.000

1.2

Tiểu Dự án 1.2: Hỗ trợ đầu tư CSHT tại các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển

Triệu đồng

15.044

18.145

18.345

18.545

18.745

88.824

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

13.044

15.945

15.945

15.945

15.945

76.824

 

- Nguồn vốn huy động khác

Triệu đồng

2.000

2.200

2.400

2.600

2.800

12.000

1.3

Tiểu Dự án 1.3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại huyện Đakrông; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1

- Số hộ được hỗ trợ sản xuất

Hộ

1.150

1.150

1.150

1.150

1.150

5.750

1.3.2

- Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

14.470

14.470

14.470

14.470

14.470

72.350

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

11.600

11.600

11.600

11.600

11.600

58.000

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

570

570

570

570

570

2.850

 

+ Nguồn vốn huy động khác

Triệu đồng

2.300

2.300

2.300

2.300

2.300

11.500

1.3.3

Địa bàn được hỗ trợ như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tại huyện nghèo Đakrông:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hộ được hỗ trợ sản xuất

Hộ

800

800

800

800

800

4.000

 

- Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Triệu đồng

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

50.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

8.000

8.000

8.000

8.000

8.000

40.000

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

400

400

400

400

400

2.000

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

1.600

1.600

1.600

1.600

1.600

8.000

 

* Tại các xã ĐBKK bãi ngang ven biển:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số hộ được hỗ trợ sản xuất

Hộ

350

350

350

350

350

1.750

 

- Kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

3.600

3.600

3.600

3.600

3.600

18.000

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

170

170

170

170

170

850

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

700

700

700

700

700

3.500

1.4

Tiểu dự án 1.4: Hỗ trợ cho lao động nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

1.4.1

- Số lao động được hỗ trợ

Lao động

135

135

135

135

135

675

1.4.2

- Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

1.620

1.620

1.620

1.620

1.620

8.100

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

600

600

600

600

600

3.000

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

200

200

200

200

200

1.000

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

820

820

820

820

820

4.100

2

Dự án 2: Phát triển kinh tế- xã hội các xã, thôn/bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (Chương trình 135)

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tiểu dự án 2.1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã đặc biệt khó khăn;thôn/bản đặc biệt khó khăn.

 

 

 

 

 

 

 

2.1.1

- Số xã đặc biệt khó khăn

28

28

28

28

28

-

2.1.2

- Số thôn/bản đặc biệt khó khăn

Thôn/bản

26

26

26

26

26

-

2.1.3

- Kinh phí đầu tư CSHT và duy tu bảo dưỡng

Triệu đồng

43.766

63.166

65.166

67.166

67.166

306.430

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

35.500

52.900

52.900

52.900

52.900

247.100

 

+ Ngân sách địa phương (kinh phí quản lý 0,05% KP TW)

Triệu đồng

266

266

266

266

266

1.330

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

8.000

10.000

12.000

14.000

14.000

58.000

2.2

Tiểu dự án 2.2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã, thôn/bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

 

 

 

 

 

 

 

2.2.1

- Số xã được hỗ trợ phát triển sản xuất

28

28

28

28

28

-

2.2.2

- Số thôn, bản được hỗ trợ phát triển sản xuất

Thôn, bản

26

26

26

26

26

-

 

- Số hộ được hỗ trợ sản xuất

Hộ

815

815

815

815

815

4.075

2.2.3

- Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

16.623

16.623

16.623

16.623

16.623

83.115

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

14.550

14.550

14.550

14.550

14.550

72.750

 

+ Ngân sách địa phương (kinh phí quản lý 0.05% KP TW)

Triệu đồng

73

73

73

73

73

365

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

2.3

Tiểu dự án 2.3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số cán bộ được đào tạo, tập huấn

Lượt người

782

782

782

782

782

3.909

 

- Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

3.173

3.173

3.173

3.173

3.173

15.865

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

3.105

3.105

3.105

3.105

3.105

15.525

 

+ Ngân sách địa phương (kinh phí quản lý 0,05% KP TW)

Triệu đồng

16

16

16

16

16

80

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

52

52

52

52

52

260

3

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại các xã ngoài CT 30a và CT 135.

 

 

 

 

 

 

 

3.1

- Số mô hình giảm nghèo bền vững

Mô hình

04

04

04

04

04

20

3.2

- Số hộ nghèo tham gia mô hình

Hộ

80

80

80

80

80

400

3.3

- Kinh phí thực hiện:

Triệu đồng

2.172

2.172

2.172

2.172

2.172

10.860

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

12

12

12

12

12

60

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

160

160

160

160

160

800

4

Dự án 4: Truyền thông và thông tin về giảm nghèo

 

 

 

 

 

 

 

4.1

- Số lượt người truyền thông và hỗ trợ giảm nghèo về thông tin

Lượt người

1.410

1.410

1.410

1.410

1.410

7.050

4.2

- Kinh phí thực hiện truyền thông và thông tin về giảm nghèo

Triệu đồng

500

500

500

500

500

2.500

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

300

300

300

300

300

1.500

 

+ Ngân sách địa phương

Triệu đồng

50

50

50

50

50

250

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

150

150

150

150

150

750

5

Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

 

 

 

 

 

 

 

5.1

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo các cấp

Lượt người

846

846

846

846

846

4.230

5.2

- Kinh phí nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện công tác giảm nghèo bền vững

Tr.đ

3.600

3.600

4.600

3.600

4.600

20.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

1.300

1.300

1.300

1.300

1.300

6.500

 

+ Ngân sách địa phương (NS tỉnh, huyện)

Triệu đồng

2.100

2.100

3.100

2.100

3.100

12.500

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

200

200

200

200

200

1.000

5.3

Kinh phí phân theo hoạt động:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Kinh phí nâng cao năng lực cán bộ giảm nghèo:

Triệu đồng

600

600

600

600

600

3.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

400

400

400

400

400

1.500

 

+ Ngân sách địa phương (NS tỉnh)

Triệu đồng

100

100

100

100

100

500

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

100

100

100

100

100

500

 

- Kinh phí giám sát, đánh giá:

Triệu đồng

3.000

3.000

4.000

3.000

4.000

17.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ

Triệu đồng

900

900

900

900

900

4.500

 

+ Ngân sách địa phương (trong đó: NS cấp huyện chi tra, rà soát hộ nghèo hàng năm)

Triệu đồng

2.000

2.000

3.000

2.000

3.000

12.000

 

+ Kinh phí huy động khác

Triệu đồng

100

100

100

100

100

500

V

CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NGHÈO KHÁC

Triệu đồng

 

 

 

 

 

 

1

Kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo cấp tỉnh

Triệu đồng

100

100

100

100

100

500

 

Trong đó: Ngân sách địa phương (NS tỉnh)

Triệu đồng

100

100

100

100

100

500

2

Kinh phí cho cán bộ tăng cường làm công tác giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn

Triệu đồng

800

840

880

920

960

4.400

 

Trong đó: Ngân sách địa phương (NS tỉnh)

Triệu đồng

800

840

880

920

960

4.400

3

Quỹ “Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh

Triệu đồng

15.400

15.400

15.400

15.400

15.400

77.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2553/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 2553/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Nguyễn Đức Chính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/10/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản