Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2543/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ, CÁCH THỨC LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHUNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định 2898/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định Bộ tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực địa phương và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực địa phương và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

QUY ĐỊNH

BỘ TIÊU CHÍ, CÁCH THỨC LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHUNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đặc sản: Đặc sản là những sản vật quý riêng có ở mỗi địa phương.(1)

2. Nghề truyền thống: Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.(2)

3. Ngành nghề nông thôn: Các ngành nghề tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nông thôn. Các ngành nghề nông thôn bao gồm: (1) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; (2) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; (3) Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; (4) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; (5) Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; (6) Sản xuất muối; (7) Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.(2)

4. Sản phẩm chủ lực theo quy định này là các sản phẩm hàng hóa bao gồm nông sản, đặc sản của địa phương, các sản phẩm làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (không bao gồm các sản phẩm của các ngành công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn), có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm năng thị trường tương đối lớn, đem lại hiệu quả kinh tế đối với người sản xuất và đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm nội địa và phát triển kinh tế của tỉnh hoặc các địa phương trong tỉnh.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực

1. Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Tiêu chí phải bảo đảm tính định lượng: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực có thể xây dựng dưới dạng định tính hoặc định lượng. Tuy nhiên, để bảo đảm rõ ràng, minh bạch thì các tiêu chí cần được lượng hóa. Những tiêu chí không thể lượng hóa được như chỉ tiêu đánh giá độ mạnh của thương hiệu, biểu trưng văn hóa địa phương… thì cần có tiêu chí trung gian khác để làm cơ sở đánh giá.

b) Tiêu chí phải bảo đảm tính khách quan, khoa học: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực được xây dựng dựa trên các số liệu, dữ kiện khách quan, không áp đặt theo cảm tính hay ý chí chủ quan. Đồng thời phải phù hợp với các yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội.

c) Tiêu chí phải bảo đảm tính đặc trưng của địa phương: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực phải thể hiện được những đặc trưng của từng vùng, miền. Đây là cơ sở phân biệt một hàng hóa của địa phương này với hàng hóa của địa phương khác.

d) Tiêu chí phải bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện: Xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực không nên sử dụng các mô hình toán phức tạp, làm cho việc áp dụng tiêu chí vào thực tế gặp khó khăn phức tạp.

đ) Tiêu chí phải bảo đảm tính công khai: Tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực của địa phương cần được xây dựng và góp ý công khai, công bố rộng rãi cho mọi đối tượng có liên quan đều biết.

2. Nguyên tắc lựa chọn sản phẩm chủ lực

a) Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí và đạt số điểm từ 65 điểm trở lên theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm cấp huyện tại quy định tại Điều 4 Quy định này được công nhận là sản phẩm chủ lực cấp huyện;

b) Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí và đạt số điểm từ 80 điểm trở lên theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm cấp huyện quy định tại Điều 4 Quy định này được chọn là sản phẩm chủ lực cấp huyện đăng ký xét công nhận là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh;

c) Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí và đạt số điểm từ 65 điểm trở lên theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm cấp tỉnh quy định tại Điều 6 Quy định này được công nhận là sản phẩm chủ lực cấp tỉnh;

d) Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí và đạt số điểm từ 80 điểm trở lên theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm cấp tỉnh quy định tại Điều 6 Quy định này được chọn đăng ký công nhận là sản phẩm chủ lực định hướng cấp Quốc gia.

đ) Tùy theo thời điểm và điều kiện cụ thể hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể xem xét mức điểm phù hợp (nhưng không thấp hơn 50 điểm) theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm cấp tỉnh tại Quy định này để lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm chủ lực định hướng cấp Quốc gia.

e) Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được công nhận là sản phẩm chủ lực cấp huyện được xem như là sản phẩm chủ lực địa phương.

Chương II

BỘ TIÊU CHÍ, CÁCH THỨC LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP HUYỆN

Điều 4. Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện

1. Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm. Bao gồm: Quy mô vùng nguyên liệu; Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo…); Định hướng vùng nguyên liệu (Tối đa 10 điểm).

2. Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm. Bao gồm: Quy mô sản xuất sản phẩm; Giá trị sản xuất của sản phẩm; Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP; Số doanh nghiệp/cơ sở có tham gia vào một số khâu của chuỗi giá trị (Tối đa 20 điểm).

3. Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Bao gồm: Thiết bị, công nghệ; Trình độ nhân lực công nghệ; Ứng dụng công nghệ thông tin (Tối đa 12 điểm).

4. Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bao gồm: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp. (Tối đa 18 điểm).

5. Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ. Bao gồm: Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước; Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; Khả năng xuất khẩu; Khả năng cạnh tranh trên thị trường. (Tối đa 15 điểm).

6. Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Bao gồm: Nộp ngân sách; Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện; Bảo vệ môi trường; Các hình thức được vinh danh. (Tối đa 25 điểm).

(Phụ lục 1: Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện kèm theo)

Điều 5. Cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện

1. Thẩm quyền lựa chọn sản phẩm chủ lực: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức Tổ tư vấn để đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố Huế xem xét quyết định công nhận sản phẩm chủ lực cấp huyện.

2. Trình tự đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện

a) Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn (Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…) tập hợp các đề xuất sản phẩm chủ lực cấp huyện (theo Biểu mẫu 1, Phụ lục 1) trên cơ sở đề xuất của UBND cấp xã/phường/thị trấn và thành lập Tổ tư vấn tổ chức đánh giá để lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện theo Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện tại Quy định này (theo Biểu mẫu 2, Phụ lục 1). Tổ tư vấn gồm có từ 5 đến 7 thành viên do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Tổ trưởng, các thành viên là lãnh đạo các phòng chuyên môn liên quan.

b) Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực cấp huyện (theo Biểu mẫu 3, Phụ lục 1) và đề xuất danh mục lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (theo Biểu mẫu 4, Phụ lục 1) gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp.

Điều 6. Rà soát, cập nhật bổ sung danh mục sản phẩm chủ lực cấp huyện hàng năm

Tùy tình hình thực tiễn tại địa phương, hàng năm Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát để bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục sản phẩm chủ lực cấp huyện và danh mục sản phẩm chủ lực cấp huyện đề nghị xét bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh gửi Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp (Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh). Kinh phí tổ chức thực hiện do ngân sách Ủy ban nhân dân huyện cân đối hằng năm theo quy định.

Chương III

BỘ TIÊU CHÍ, CÁCH THỨC LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH

Điều 7. Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh

1. Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm. Bao gồm: Quy mô vùng nguyên liệu; Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo,…); Định hướng vùng nguyên liệu. (Tối đa 10 điểm).

2. Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm. Bao gồm: Quy mô sản xuất sản phẩm; Giá trị sản xuất của sản phẩm; Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP; Doanh nghiệp/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị. (Tối đa 20 điểm).

3. Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. Bao gồm: Thiết bị, công nghệ; Trình độ nhân lực công nghệ; Ứng dụng công nghệ thông tin (Tối đa 12 điểm).

4. Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bao gồm: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp (Tối đa 18 điểm).

5. Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ. Bao gồm: Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước; Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm; Khả năng xuất khẩu; Khả năng cạnh tranh trên thị trường (Tối đa 15 điểm).

6. Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Bao gồm: Nộp ngân sách; Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển; Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện; Bảo vệ môi trường; Các hình thức được vinh danh. (Tối đa 25 điểm).

(Phụ lục 2: Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh kèm theo)

Điều 8. Cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh

1. Thẩm quyền, tổ chức lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh: Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh (Sở Khoa học và Công nghệ) đánh giá lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh theo Bộ tiêu chí, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định công nhận.

2. Trình tự đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh

a) Bước 1: Rà soát và tổng hợp danh mục sản phẩm

Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh tổng hợp danh mục sản phẩm trên cơ sở đề xuất của cấp huyện theo địa phương và theo nhóm ngành (Biểu mẫu 1 và Biểu mẫu 2 - Phụ lục 2).

b) Bước 2. Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh tổ chức họp đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (theo Biểu mẫu 3, Phụ lục 2); tổng hợp đánh giá lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (theo Biểu mẫu 4, Phụ lục 2) và Danh mục đề xuất công nhận sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (theo Biểu mẫu 5, Phụ lục 2) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế (theo Biểu mẫu 6, Phụ lục 2).

Điều 9. Rà soát, cập nhật danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh

1. Tùy theo tình hình thực tiễn hàng năm, trên cơ sở đề nghị của các địa phương (nếu có), Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các địa phương để rà soát, đề nghị Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tổ chức cuộc họp đánh giá, xem xét bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

2. Cuối năm 2025, Cơ quan thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh tổ chức họp đánh giá kết quả phát triển của các sản phẩm chủ lực trong danh mục đã được công nhận để đề xuất kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh phát triển đối với các sản phẩm phù hợp, có khả năng phát triển trong giai đoạn tiếp theo hoặc đưa ra khỏi danh mục các sản phẩm chưa phù hợp để tập trung nguồn lực cho các sản phẩm có tiềm năng khác báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

Chương IV

QUY ĐỊNH KHUNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH GẮN VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ

Để tập trung hỗ trợ cho các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, cấp huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định khung giải pháp ưu tiên hỗ trợ cho các sản phẩm chủ lực địa phương phát triển gắn với chuỗi giá trị. Các ngành, các cấp theo chức năng nhiệm vụ dựa trên các nhóm giải pháp để tập trung lồng ghép nguồn lực và tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả, các nhóm giải pháp sau:

Điều 10. Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu

1. Hỗ trợ về đảm bảo nguồn giống, chất lượng nguồn giống, ưu tiên một số dự án như, tuyển chọn, phục tráng giống, bảo tồn nguồn gen, xây dựng mô hình nhân giống…

2. Hỗ trợ chứng nhận sản xuất đạt chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, Organic…; hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất tăng thâm canh,…

3. Hỗ trợ thuê đất mở rộng diện tích sản xuất nguyên liệu; ưu tiên quy hoạch sử dụng đất phát triển vùng nguyên liệu,…

4. Hỗ trợ xây dựng các mô hình thâm canh, ứng dụng công nghệ cao,…

5. Các hỗ trợ khác theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Điều 11. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ

1. Hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để cải tiến quy trình công nghệ sản xuất. Ưu tiên việc áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chủ lực trên địa bàn.

2. Hỗ trợ áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, sáng kiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong trồng trọt, chăn nuôi; các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, bảo quản nông sản, đặc sản,...

3. Hỗ trợ các nội dung về khuyến công trong cải tiến công nghệ sản xuất các sản phẩm chủ lực.

4. Các hỗ trợ khác theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Điều 12. Hỗ trợ phát triển thương hiệu và cải thiện khả năng thương mại hóa sản phẩm

1. Hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các đặc sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc thù của địa phương,…

2. Hỗ trợ xây dựng kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ thương hiệu sản phẩm;

3. Hỗ trợ chuẩn hóa hệ thống quy cách nhãn mác, bộ nhận diện nhãn chung cho các sản phẩm đặc sản của Huế;

4. Hỗ trợ thiết kế nhãn hiệu, nhận diện thương hiệu (nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm chủ lực);

5. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm,…;

6. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

7. Các hỗ trợ khác theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Điều 13. Hỗ trợ phát triển thị trường và khuyến công, khuyến nông

1. Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ cơ sở; hỗ trợ lập và triển khai kế hoạch tiếp thị - kinh doanh, xây dựng và quản lý hệ thống phân phối.

2. Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, phát triển kênh phân phối, đào tạo huấn luyện về năng lực quản trị thương hiệu đặc sản, kỹ năng kết nối kinh doanh, kỹ năng bán hàng,…

3. Hỗ trợ và triển khai các biện pháp truyền thông quảng bá, phát triển sản phẩm, lập kế hoạch tiếp thị, bán hàng; lập kế hoạch và triển khai truyền thông cho dự án và các thương hiệu sản phẩm được chọn. Hỗ trợ tổ chức triển lãm giới thiệu đặc sản Huế ra nước ngoài; hỗ trợ tham gia chương trình quảng bá xúc tiến du lịch, hội chợ du lịch ở trong và ngoài nước, các chương trình, hoạt động kết nối kinh doanh với hệ thống phân phối trong và ngoài nước.

4. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực ra nước ngoài.

5. Hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

6. Các hỗ trợ khác theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ (Cơ quan Thường trực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ):

a) Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức, khảo sát, đánh giá và xét chọn sản phẩm chủ lực, báo cáo Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, công nhận sản phẩm đạt tiêu chí về sản phẩm chủ lực cấp tỉnh;

b) Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện lựa chọn sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan nhằm tăng cường hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực;

d) Phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; triển khai áp dụng kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực trên thị trường trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và cải thiện khả năng thương mại hóa của các sản phẩm chủ lực;

đ) Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí khi cần thiết.

2. Trách nhiệm của Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành nghiên cứu đề xuất các chính sách về khuyến công, thương mại; phân tích tìm hiểu các thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chủ lực;

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành hỗ trợ quảng bá, phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm chủ lực;

c) Tổ chức quản lý việc sử dụng có hiệu quả con dấu nhận diện hàng thủ công mỹ nghệ Huế và con dấu nhận diện đặc sản Huế.

3. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường: Kiểm soát chặt chẽ thị trường, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chủ lực.

4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế rà soát, bổ sung, xây dựng mới các kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

b) Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện lựa chọn sản phẩm chủ lực của địa phương gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

5. Trách nhiệm của Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan để hướng dẫn, thẩm định kế hoạch kinh phí hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực, lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan liên quan huy động, lồng ghép nguồn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch phát triển sản phẩm chủ lực được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp các giải pháp kỹ thuật khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường, tư vấn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh các dây chuyền máy móc, thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường nhằm giúp doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn cho phép về môi trường; Hướng dẫn các thủ tục đăng ký và chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực.

8. Sở Du lịch: Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế trong việc lựa chọn, quảng bá sản phẩm chủ lực gắn với phát triển du lịch và dịch vụ trên địa bàn.

9. Các sở, ban, ngành khác:

a) Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong tổ chức thực hiện Quy định này; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực của ngành mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Quy định có hiệu quả.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế trong việc lựa chọn sản phẩm chủ lực gắn theo chức năng quản lý của mình.

10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế:

a) Căn cứ quy định tại Chương II về Bộ tiêu chí và cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện của Quy định này, tổ chức thực hiện rà soát, lựa chọn sản phẩm chủ lực của địa phương và đề xuất danh mục lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh.

b) Tăng cường phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác chỉ đạo phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương; có chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kịp thời và hiệu quả.

c) Xây dựng kế hoạch hoặc đề án triển khai và phê duyệt sản phẩm chủ lực cấp huyện cho giai đoạn 2021-2025.

d) Hằng năm bố trí, sử dụng nguồn kinh phí khoa học và công nghệ của huyện, thị xã, thành phố Huế để tổ chức triển khai, thực hiện việc lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp huyện.

11. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

a) Thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Nhà nước; đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên.

b) Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực.

Điều 15. Sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh quy định

Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này nếu gặp vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân liên quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

BỘ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Tổng điểm của các tiêu chí

Ghi chú

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

10

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 5 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 2 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm.

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

20

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 250 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 50 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

** Diện tích trồng lúa, ngô bình quân của mỗi huyện là 931 ha; Diện tích trồng cây có múi/rau đậu các loại bình quân của mỗi huyện là 165/670 ha;

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 200.000 con đối với gia cầm; 20.000 con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

** Số lượng gà/vịt bình quân của mỗi huyện là 220/83 nghìn con; Số lượng trâu/bò/heo bình quân của mỗi huyện là 2490/3730/22850 con;

 

- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 200 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

** Sản lượng thủy hải sản bình quân và thấp nhất của các huyện ven biển là 7470/2023 tấn;

 

- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 5 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

b)

Đối với các nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn (được tính 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 10 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 5 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc là sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến 2 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, từ 2 đến 4 cơ sở được tính 3 điểm, trên 4 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia vào chuỗi không có điểm

5

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

12

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 1.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 1.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 1.000USD không có điểm.

2

 

 

b)

Có từ 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm; từ các nước còn lại 1 điểm.

2

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung trong nước được tính 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

1

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên >10% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 5% đến dưới 10% được 2 điểm; từ 5% trở xuống được 1 điểm.

3

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến 20% được 2 điểm; từ 10% trở xuống được 1 điểm, 0% là không điểm.

3

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số:

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

18

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP...) cho tối thiểu 10% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 20% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 10% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

 

b)

Đối với nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 10% tổng sản lượng, dịch vụ (được 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

6

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm

2

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không có điểm

2

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không có điểm

2

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

6

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất/văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

15

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 20% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 10% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không đạt không có điểm.

2

 

 

2.

Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu của chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 10% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được tính 1 điểm); cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 5% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

25

 

1

Nộp ngân sách

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 100 triệu đồng/năm/cơ sở/địa bàn được tính 1 điểm, cứ thêm 100 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 3 điểm

3

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 200 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 05 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 05 lao động cho SX chế biến) được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

5

 

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 3 triệu đồng/người/tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

100

 

 

Biểu mẫu 1 - Phụ lục 1

UBND………. (tên huyện/thị xã/thành phố)…………..

BẢNG ĐỀ XUẤT SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP HUYỆN

(Được ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tên sản phẩm: …………………………….

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

Ghi chú
(ghi số liệu của sản phẩm)

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

10

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 5 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 2 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm.

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

20

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 250 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 50 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 200.000 con đối với gia cầm; 20.000 con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 200 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 5 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

b)

Đối với các nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn (được tính 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 10 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 5 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến 2 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, từ 2 đến 4 cơ sở được tính 3 điểm, trên 4 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia vào chuỗi không có điểm

5

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

12

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 1.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 1.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 1.000 USD không

2

 

 

b)

Có từ 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm, từ các nước còn lại 1 điểm.

2

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình trong nước được tính 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

1

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên >10% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 5% đến dưới 10% được 2 điểm; từ 5% trở xuống được 1 điểm.

3

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến 20% được 2 điểm; từ 10% trở xuống được 1 điểm, tỷ lệ 0% là không điểm.

3

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số:

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

18

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào.,không có điểm.

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, VietGap,...) cho tối thiểu 10% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 20% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 10% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

 

b)

Đối với nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 10% tổng sản lượng, dịch vụ (được 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

 

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm;

2

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không có điểm

2

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không có điểm

2

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

 

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất/văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

15

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 20% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 10% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không đạt không có điểm.

2

 

 

2.

Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu của chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 10% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được tính 1 điểm); cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 5% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

4.

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không có điểm.

2

 

 

VI.

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

25

 

 

1.

Nộp ngân sách

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 100 triệu đồng/năm/cơ sở/địa bàn được tính 1 điểm, cứ thêm 100 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 3 điểm

3

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 200 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 05 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 05 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

5

 

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 3 triệu đồng/người/tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm

3

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

Biểu mẫu 2 - Phụ lục 1

BẢNG ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC ... (tên huyện/thị xã/thành phố)....

(Được ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1

Sản phẩm ….

Ghi chú

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 5 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 2 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu

 

 

 

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 250 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 50 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 200.000 con đối với gia cầm; 20.000 con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 200 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 5 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn (được tính 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 10 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 5 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến 2 doanh nghiệp/ HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, từ 2 đến 4 cơ sở được tính 3 điểm, trên 4 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia vào chuỗi không có điểm

5

 

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 1.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 1.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 1.000 USD không có điểm.

2

 

 

 

 

 

b)

Có từ 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm, từ các nước còn lại 1 điểm.

2

 

 

 

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình trong nước được tính 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

1

 

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên >10% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 5% đến dưới 10% được 2 điểm; từ 5% trở xuống được 1 điểm.

3

 

 

 

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến 20% được 2 điểm; từ 10% trở xuống được 1 điểm, tỷ lệ 0% là không điểm.

3

 

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

 

 

 

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không ứng dụng không có điểm

1

 

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP...) cho tối thiểu 10% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 20% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 10% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 10% tổng sản lượng, dịch vụ (được 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc

 

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm có gan mã số, mã vạch được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không có điểm

2

 

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không có điểm

2

 

 

 

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, …)

 

 

 

 

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất /văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước

 

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 20% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 10% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không có không tính điểm.

2

 

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu của chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 10% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được tính 1 điểm); cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 5% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

 

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 100 triệu đồng/năm/cơ sở/địa bàn được tính 1 điểm, cứ thêm 100 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 3 điểm

3

 

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 200 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 05 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 05 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

5

 

 

 

 

 

 

-Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 2 triệu đồng/người/ tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 3 - Phụ lục 1

UBND (tên huyện/thị xã/thành phố)

DANH MỤC SẢN PHẨM CHỦ LỰC (tên huyện/thị xã/thành phố)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1 (…..)

Sản phẩm 2 (……)

Điểm đánh giá trung bình

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá trung bình

Chi tiết của sản phẩm

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 5 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 2 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm.

 

 

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

 

 

 

 

1

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 250 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 50 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 200.000 con đối với gia cầm; 20.000 con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 200 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 5 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng họp giao ban Hệ thống thông tin báo cáo và tiến độ thực hiện đề án phân cấp giải quyết TTHC 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn (được tính 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

1

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 10 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 5 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc Sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc là sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến 2 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, từ 2 đến 4 cơ sở được tính 3 điểm, trên 4 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia vào chuỗi không có điểm

5

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 1.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 1.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 1.000USD không có điểm.

2

 

 

 

 

b)

Có từ 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm; từ các nước còn lại 1 điểm.

2

 

 

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung trong nước được tính 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

1

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên >10% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 5% đến dưới 10% được 2 điểm; từ 5% trở xuống được 1 điểm.

3

 

 

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến 20% được 2 điểm; từ 10% trở xuống được 1 điểm, tỷ lệ 0% là không điểm.

3

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

 

 

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP...) cho tối thiểu 10% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 20% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 10% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 10% tổng sản lượng, dịch vụ (được 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không tính điểm

2

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không tính điểm

2

 

 

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

 

 

 

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất /văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 20% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 10% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không đạt không có điểm.

2

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu của chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 10% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được tính 1 điểm); cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 5% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

 

 

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 100 triệu đồng/năm/cơ sở/địa bàn được tính 1 điểm, cứ thêm 100 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 3 điểm

3

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 200 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 05 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 05 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

5

 

 

 

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 3 triệu đồng/người/tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 4 - Phụ lục 1

UBND (tên huyện/thị xã/thành phố)

DANH MỤC ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1 (….)

Sản phẩm 2 (….)

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 5 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 2 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không

 

 

 

 

 

2

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

 

 

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 250 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 50 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 200.000 con đối với gia cầm; 20.000 con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 200 tấn được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 5 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn (được tính 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 10 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 5 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến 2 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, từ 2 đến 4 cơ sở được tính 3 điểm, trên 4 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia vào chuỗi không có điểm

5

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 1.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 1.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 1.000 USD, không có điểm.

2

 

 

 

 

b)

Có từ 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm; từ các nước còn lại 1 điểm.

2

 

 

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung trong nước được tính 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

1

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên >10% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 5% đến dưới 10% được 2 điểm; từ 5% trở xuống được 1 điểm.

3

 

 

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến 20% được 2 điểm; từ 10% trở xuống được 1 điểm, tỷ lệ 0% là không điểm.

3

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

 

 

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, VietGap,...) cho tối thiểu 10% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 20% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 10% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công thận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 10% tổng sản lượng, dịch vụ (được 2 điểm), cứ tăng 20% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không tính điểm

2

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không tính điểm

2

 

 

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

 

 

 

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất /văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 20% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 10% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm: không đạt không có điểm.

2

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu của chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 10% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được tính 1 điểm); cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 5% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

 

 

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 100 triệu đồng/năm/cơ sở/địa bàn được tính 1 điểm, cứ thêm 100 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 3 điểm

3

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 200 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 05 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 05 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

5

 

 

 

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 3 triệu đồng/người/tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

BỘ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Tổng điểm của các tiêu chí

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

10

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 10 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 10 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm.

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

20

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 500 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 100 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 0,5 triệu con đối với gia cầm; 0,2 triệu con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 500 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

b)

Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh (được 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 20 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 10 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến dưới 5 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, trên 5 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi không có điểm

5

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

12

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 5.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 3.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 5.000 USD không có điểm.

2

 

b)

Có trên 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm, các nước còn lại được 1 điểm.

2

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung thế giới được tính 2 điểm, cao hơn tối đa 20% được 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

2

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên >15% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến dưới 15% được 2 điểm; từ trên 5%; đến dưới 10% được 1 điểm; từ 5% trở xuống được 0 điểm.

3

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 2 điểm; từ trên 10% đến 20% được 1 điểm; từ 10% trở xuống 0 điểm.

2

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

18

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm;

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, VietGap,...) cho tối thiểu 20% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 10% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 20% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

b)

Đối với nhóm thảo dược, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 20% tổng sản lượng (được 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm;

2

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không tính điểm

2

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không tính điểm

2

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất /văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

15

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 50% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không đạt không có điểm.

2

 

2.

Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 20% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được 1 điểm); cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 10% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

25

1

Nộp ngân sách

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 250 triệu đồng/năm/cơ sở được tính 2 điểm, cứ thêm 150 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

5

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 500 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 20 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 20 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 4 triệu đồng/người/ tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm..

2

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

TỔNG CỘNG

100

100

 

Biểu mẫu 1 - Phụ lục 2

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BCĐ CHƯƠNG TRÌNH PTTSTT

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÔNG NHẬN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH THEO ĐỊA PHƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1

Sản phẩm 2

Ghi chú

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 10 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 10 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm.

 

 

 

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 500 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 100 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 0,5 triệu con đối với gia cầm; 0,2 triệu con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 500 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh (được 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 20 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 10 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến dưới 5 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, trên 5 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi không có điểm

5

 

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 5.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 3.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 5.000 USD không có điểm.

2

 

 

 

 

 

b)

Có trên 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm, các nước còn lại được 1 điểm.

2

 

 

 

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung thế giới được tính 2 điểm, cao hơn tối đa 20% được 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

2

 

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên >15% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến dưới 15% được 2 điểm; từ trên 5%; đến dưới 10% được 1 điểm; từ 5% trở xuống được 0 điểm.

3

 

 

 

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 2 điểm; từ trên 10% đến 20% được 1 điểm; từ 10% trở xuống 0 điểm.

2

 

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

 

 

 

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm. ;

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, VietGap,...) cho tối thiểu 20% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 10% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 20% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm thảo dược, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 20% tổng sản lượng (được 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm;

2

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không tính điểm

2

 

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không tính điểm

2

 

 

 

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

 

 

 

 

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất /văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 50% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không đạt không có điểm.

2

 

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 20% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được 1 điểm); cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 10% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

 

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 250 triệu đồng/năm/cơ sở được tính 2 điểm, cứ thêm 150 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

5

 

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 500 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 20 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 20 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 4 triệu đồng/người/ tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 2-Phụ lục 2

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BCĐ CHƯƠNG TRÌNH PTTSTT

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÔNG NHẬN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH THEO NHÓM NGÀNH... (tên nhóm ngành sản phẩm)...

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1 (.....)

Sản phẩm 2 (…..)

(tên địa phương)

(tên địa phương)

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá của huyện

Chi tiết của sản phẩm

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 10 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 10 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm.

 

 

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

 

 

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 500 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 100 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 0,5 triệu con đối với gia cầm; 0,2 triệu con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 500 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh (được 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 20 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 10 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến dưới 5 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, trên 5 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi không có điểm

5

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 5.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 3.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 5.000 USD không có điểm.

2

 

 

 

 

b)

Có trên 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm, các nước còn lại được 1 điểm.

2

 

 

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung thế giới được tính 2 điểm, cao hơn tối đa 20% được 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

2

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên >15% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến dưới 15% được 2 điểm; từ trên 5%; đến dưới 10% được 1 điểm; từ 5% trở xuống được 0 điểm.

3

 

 

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 2 điểm; từ trên 10% đến 20% được 1 điểm; từ 10% trở xuống 0 điểm.

2

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

 

 

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, VietGap,...) cho tối thiểu 20% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 10% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 20% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm thảo dược, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 20% tổng sản lượng (được 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm;

2

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không tính điểm

2

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không tính điểm

2

 

 

 

 

3

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

 

 

 

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất /văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 50% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không đạt không có điểm.

2

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 20% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được 1 điểm); cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 10% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

 

 

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 250 triệu đồng/năm/cơ sở được tính 2 điểm, cứ thêm 150 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

5

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 500 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 20 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 20 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 5 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 4 triệu đồng/người/ tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 3- Phụ lục 2

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BCĐ CHƯƠNG TRÌNH PTTSTT

 

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH THEO NHÓM NGÀNH
... (tên nhóm ngành)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1 (…)

Sản phẩm 2 (…)

...(tên địa phương)...

...(tên địa phương)...

Điểm đánh giá của cấp huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá của TV BCĐ

Điểm đánh giá của cấp huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá của TV BCĐ

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

 

 

Có vùng nguyên liệu đến 10 ha được tính 1 điểm, cứ tăng lên 10 ha được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm, không có vùng nguyên liệu không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở chủ động trong phát triển vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu bảo đảm được tính 2 điểm, thiếu 1 trong 2 yếu tố trừ 1 điểm, thiếu cả 2 yếu tố không có điểm

 

 

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

 

 

Vùng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch được tính 2 điểm, không phù hợp không có điểm

 

 

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản xuất sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm trồng trọt: đạt diện tích 500 ha đối với cây lương thực; đạt diện tích 100 ha đối với các loại cây thực phẩm, cây có múi (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với sản phẩm chăn nuôi: tổng đàn 0,5 triệu con đối với gia cầm; 0,2 triệu con đối với gia súc (được tính 2 điểm), cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: sản lượng đạt 500 tấn (được tính 2 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản chế biến, lấy tổng vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ đồng làm chuẩn được tính 2 điểm, cứ tăng 20% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng (giá trị) chiếm 20% tỷ trọng của các sản phẩm cùng nhóm ngành trên địa bàn tỉnh (được 2 điểm), cứ tăng thêm 5% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản xuất SPCL (được biểu thị bằng giá trị do sản phẩm đó tạo ra). GTSX của sản phẩm đạt 20 tỷ đồng/năm trở lên được tính 5 điểm, cứ tăng thêm 10 tỷ đồng/năm thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được hình thành từ ý tưởng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc sản phẩm OCOP được tính 2 điểm.

 

 

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi giá trị:

 

 

 

 

 

 

 

 

Có sự tham gia của từ 1 đến dưới 5 doanh nghiệp/HTX/cơ sở SXKD có đăng ký hoạt động (gọi tắt là cơ sở) được 2 điểm, trên 5 cơ sở được tính 5 điểm, không có cơ sở tham gia một số khâu trong chuỗi không có điểm

5

 

 

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

 

 

 

 

 

 

 

a)

Giá trị trang thiết bị, dây chuyền công nghệ từ 5.000 USD được tính 1 điểm, cứ tăng 3.000 USD thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm, nhỏ hơn 5.000 USD không có điểm.

2

 

 

 

 

 

 

b)

Có trên 50% thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm có xuất xứ từ các nước G7, Hàn Quốc được 2 điểm, các nước còn lại được 1 điểm.

2

 

 

 

 

 

 

c)

Chi phí tiêu hao nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn hoặc ước bằng mức trung bình chung thế giới được tính 2 điểm, cao hơn tối đa 20% được 1 điểm, cao hơn trên 20% không có điểm.

2

 

 

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

 

 

 

 

 

 

 

a)

Tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên >15% trong tổng số được 3 điểm; từ trên 10% đến dưới 15% được 2 điểm; từ trên 5%; đến dưới 10% được 1 điểm; từ 5% trở xuống được 0 điểm.

3

 

 

 

 

 

 

b)

Tỷ lệ công nhân (có 5 năm kinh nghiệm trở lên) trên 20% trong tổng số được 2 điểm; từ trên 10% đến 20% được 1 điểm; từ 10% trở xuống 0 điểm.

2

 

 

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

 

 

 

 

 

 

 

 

Có sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số phục vụ sản xuất và quản lý được tính 1 điểm, không có không tính điểm

1

 

 

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

 

 

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap, hữu cơ, quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho gia súc, gia cầm theo VietGAHP) cho tối thiểu 20% diện tích (được 2 điểm), cứ tăng thêm 10% diện tích áp dụng theo quy trình trên được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm chăn nuôi: Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAHP, VietGap,...) cho tối thiểu 20% tổng đàn (được 2 điểm), cứ tăng 10% tổng đàn theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm thủy sản: Áp dụng các quy phạm sản xuất, khai thác tốt, thân thiện với môi trường được công nhận cho ít nhất 20% tổng sản lượng (được tính 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm nông nghiệp chế biến: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận (HACCP, GMP, ISO,...) được tính 6 điểm; không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm thảo dược, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

Áp dụng quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến được công nhận cho tối thiểu 20% tổng sản lượng (được 2 điểm), cứ tăng 10% sản lượng theo quy trình trên thì cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm; không áp dụng quy trình nào, không có điểm.

 

 

 

 

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm có gắn mã số, mã vạch được tính 2 điểm;

2

 

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được công bố hợp chuẩn hoặc hợp quy được tính 2 điểm, không công bố không tính điểm

2

 

 

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc được tính 2 điểm, không áp dụng không tính điểm

2

 

 

 

 

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

 

 

 

 

 

 

 

a)

Đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hoặc được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho 1 sản phẩm được sản xuất /văn bằng bảo hộ (hoặc Giấy chứng nhận chuyển giao, chuyển nhượng) được 2 điểm, có thêm 1 VBHH (hoặc GCN)/ 1 sản phẩm được sản xuất được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm

4

 

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm có mẫu mã, kiểu dáng đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng được tính 2 điểm

2

 

 

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

 

 

 

 

 

 

 

a)

Sản phẩm được tiêu thụ được ở thị trường ngoại tỉnh chiếm tỷ trọng từ 50% tổng sản lượng/năm trở lên được tính 3 điểm, không tiêu thụ được ngoại tỉnh không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm được tiêu thụ trong hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% tổng sản lượng trở lên, được 2 điểm; không đạt không có điểm.

2

 

 

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị sản phẩm tham gia một số khâu trong chuỗi liên kết (thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm) chiếm tỷ lệ 20% trong tổng giá trị sản phẩm đó (được 1 điểm); cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu được tính 2 điểm. Sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đạt 10% tổng sản lượng/năm được tính 3 điểm, cứ tăng 10% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

5

 

 

 

 

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm có tính độc đáo, riêng có của địa phương tạo được lợi thế cạnh tranh riêng được tính 2 điểm, không có không tính điểm.

2

 

 

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

 

 

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

 

Nộp ngân sách đạt 250 triệu đồng/năm/cơ sở được tính 2 điểm, cứ thêm 150 triệu đồng/năm được cộng thêm 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm

5

 

 

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

 

 

 

 

 

 

 

a)

Sử dụng 100% nguyên liệu, vật liệu chính đầu vào là nguyên liệu, vật liệu được sản xuất, khai thác trong tỉnh (được tính 2 điểm); nếu sử dụng nguyên liệu sản xuất ở trong và ngoài tỉnh được 1 điểm, sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu không có điểm.

2

 

 

 

 

 

 

b)

Sản phẩm sau sản xuất, sau thu hoạch được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến với sản lượng đạt 500 tấn/năm trở lên (được 1 điểm), cứ tăng 50% được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

3

 

 

 

 

 

 

c)

Sản phẩm có tính truyền thống, gắn với phát triển dịch vụ du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm ứng dụng công nghệ cao gắn với các tuyến điểm du lịch được 1 điểm; không đạt không có điểm.

1

 

 

 

 

 

 

 

- Sản phẩm truyền thống gắn với du lịch sinh thái, mang bản sắc đặc trưng của địa phương được 1 điểm; không đạt không có điểm

1

 

 

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho tối thiểu 20 lao động địa phương được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 20 lao động được cộng 1 điểm; nhưng tối đa không quá 3 điểm; không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

 

- Thu nhập bình quân cho người lao động tối thiểu đạt 4 triệu đồng/người/ tháng được tính 1 điểm; cứ tăng thêm 1 triệu đồng/người/tháng được cộng thêm 1 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm, không đạt mức tối thiểu không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

 

- Đóng 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được 2 điểm; không đạt không có điểm

2

 

 

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở sản xuất thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường (được tính 2 điểm); Không thực hiện đúng hoặc không đầy đủ không có điểm.

2

 

 

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản phẩm được tặng Cúp, Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm tiêu biểu cấp Quốc gia (được tính 3 điểm); sản phẩm được tặng Cúp, sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh (được tính 2 điểm); sản phẩm tiêu biểu cấp huyện, thị xã, thành phố; các sản phẩm của các đơn vị được chứng nhận doanh nghiệp thân thiện với môi trường hoặc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái (được tính 1 điểm); chưa được xét tặng không có điểm.

3

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 4-Phụ lục 2

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BCĐ CHƯƠNG TRÌNH PTTSTT

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC THEO NHÓM NGÀNH ... (tên nhóm ngành sản phẩm)...

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1 (…..)

Sản phẩm 2 (…..)

...(tên địa phương)...

...(tên địa phương)...

Điểm đánh giá của cấp huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá trung bình của các TV BCĐ

Điểm đánh giá của cấp huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá trung bình của các TV BCĐ

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

10

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản phẩm

20

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu của chuỗi giá trị:

5

 

 

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

12

 

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

6

 

 

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

5

 

 

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

1

 

 

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

18

 

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm thảo dược, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

2

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm:

6

 

 

 

 

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

6

 

 

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

15

 

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

5

 

 

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

3

 

 

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

5

 

 

 

 

 

 

4

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

2

 

 

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

25

 

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

5

 

 

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

7

 

 

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

8

 

 

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

2

 

 

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

3

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 5 - Phụ lục 2

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BCĐ CHƯƠNG TRÌNH PTTSTT

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT CÔNG NHẬN SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Tiêu chí

Điểm tối đa

Sản phẩm 1 (……)

Sản phẩm 2 (……)

...(tên địa phương)...

..(tên địa phương)..

Điểm đánh giá của cấp huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá trung bình của các TV BCĐ

Điểm đánh giá của cấp huyện

Chi tiết của sản phẩm

Điểm đánh giá trung bình của các TV BCĐ

I.

Tiêu chí 1: Tiêu chí về vùng nguyên liệu, nguồn cung ứng đầu vào của sản phẩm

10

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô vùng nguyên liệu:

6

 

 

 

 

 

 

2.

Tính chất vùng nguyên liệu (tính chủ động, chất lượng nguyên liệu đảm bảo...):

2

 

 

 

 

 

 

3.

Định hướng vùng nguyên liệu:

2

 

 

 

 

 

 

II.

Tiêu chí 2: Tiêu chí về sản phẩm

20

 

 

 

 

 

 

1.

Quy mô sản xuất sản phẩm:

5

 

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với các nhóm thảo dược, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

2.

Giá trị sản xuất của sản phẩm

8

 

 

 

 

 

 

3.

Sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc sản phẩm OCOP

2

 

 

 

 

 

 

4.

Số DN/cơ sở tham gia một số khâu của chuỗi giá trị:

5

 

 

 

 

 

 

III.

Tiêu chí 3: Tiêu chí về sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất

12

 

 

 

 

 

 

1.

Thiết bị, công nghệ:

6

 

 

 

 

 

 

2.

Trình độ nhân lực công nghệ:

5

 

 

 

 

 

 

3.

Ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chuyển đổi số:

1

 

 

 

 

 

 

IV.

Tiêu chí 4: Tiêu chí về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

18

 

 

 

 

 

 

1.

Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

6

 

 

 

 

 

 

a)

Đối với nhóm thực phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đối với nhóm thảo dược, dược liệu, thủ công mỹ nghệ, trang trí, dịch vụ du lịch.

 

 

 

 

 

 

 

2.

Gắn mã số, mã vạch; công bố hợp chuẩn, hợp quy; Áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của sản phẩm;

6

 

 

 

 

 

 

3.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng mới), mẫu mã, kiểu dáng đẹp

6

 

 

 

 

 

 

V.

Tiêu chí 5: Tiêu chí về thị trường tiêu thụ

15

 

 

 

 

 

 

1.

Sản phẩm được tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước:

5

 

 

 

 

 

 

2.

Tham gia một số khâu của chuỗi liên kết giá trị sản phẩm:

3

 

 

 

 

 

 

3.

Khả năng xuất khẩu:

5

 

 

 

 

 

 

4.

Khả năng cạnh tranh trên thị trường:

2

 

 

 

 

 

 

VI

Tiêu chí 6: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

25

 

 

 

 

 

 

1

Nộp ngân sách

5

 

 

 

 

 

 

2

Khả năng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển:

7

 

 

 

 

 

 

3.

Tạo công ăn việc làm cho người lao động và các khoản đóng góp xã hội, từ thiện:

8

 

 

 

 

 

 

4.

Bảo vệ môi trường

2

 

 

 

 

 

 

5.

Các hình thức được vinh danh:

3

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

100

 

 

 

 

 

 

 

Biểu mẫu 6 - Phụ lục 2

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày     tháng      năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế năm .... và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định 2898/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm 2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Quy định Bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực địa phương và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 tại Tờ trình số /TTr-SKHCN ngày .. tháng.. năm …,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục sản phẩm chủ lực tỉnh Thừa Thiên Huế năm .... và giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TVTU; TT HĐND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ CT PTTSTT tỉnh;
- Thường trực HĐND, Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy Huế (để biết và chỉ đạo thực hiện);
- Báo TTH, Cổng TTĐT, TTTHHC, Đài PTTH tỉnh;
- VP: Lãnh đạo VP và các CV;
- Lưu: VT, XT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 

DANH MỤC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM ... VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-UBND ngày      tháng      năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

A. DANH MỤC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM ...

STT

Tên sản phẩm

Tên thương hiệu

Vùng sản xuất (địa phương liên quan)

Đã đăng ký/nộp đơn đăng ký SHCN

Văn bằng bảo hộ SHCN

Nhóm sản phẩm/dịch vụ (theo Bảng phân loại Nice)

Tóm tắt các đặc trưng của sản phẩm

Ghi chú

(Ví dụ)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Bưởi thanh trà

Huế

P Thủy Biều (Tp Huế)

NHTT

81860

31

147ha/140 ha cho trái

KLVN - TOP 50 đặc sản trái cây VN

 

 

 

Xã Phong Thu (H Phong Điền)

 

 

 

125ha/49 ha cho trái

 

 

 

 

TX Hương Trà

 

 

 

 

 

 

 

 

TX Hương Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Nước mắm

Bà Giang

Quảng Điền

NH

238457

29

10.000l/năm

 

 

 

Bà Gái

 

NH

238458

29

 

 

 

 

Phong Hải

Phong Điền

NHTT

143154

29

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

3

Tôm chua

Huế

Tp Huế

NHTT

167610, 173949

29

1 tấn/năm

KLVN - TOP 5 đặc sản mắm VN

 

 

Tấn Lộc

 

NH

39883

29

 

 

 

 

Tín Cường

Quảng Điền

 

179290, 216611

29

 

 

 

 

 

 

 

 

B. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM ...

1. Sản phẩm (1)...:

1.1. Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu (nếu có);

1.2. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ (nếu có);

1.3. Hỗ trợ phát triển thương hiệu và cải thiện khả năng thương mại hóa sản phẩm (nếu có)

1.4. Hỗ trợ phát triển thị trường và khuyến công (nếu có);

……………

2. Sản phẩm (2)...:

2.1. Hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu (nếu có);

2.2. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ (nếu có);

2.3. Hỗ trợ phát triển thương hiệu và cải thiện khả năng thương mại hóa sản phẩm (nếu có);

2.4. Hỗ trợ phát triển thị trường và khuyến công (nếu có);

…………………..

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan:

2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:

3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực:

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 



(1) Đại từ điển tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin - 1/1999.

(2) Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2543/QĐ-UBND năm 2021 quy định về Bộ tiêu chí, cách thức lựa chọn sản phẩm chủ lực địa phương và khung giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  • Số hiệu: 2543/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/10/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/10/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản