Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2540/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 06 tháng 8 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy đinh chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch tại Tờ trình số 755/TTr-SDL ngày 27 tháng 6 năm 2019 và Công văn số 899/SDL-QLLH ngày 19 tháng 7 năm 2019 về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Sở Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TÀU BIỂN QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2540/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Quy chế này quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế đến Khánh Hòa theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
1. Các sở, ban, ngành tỉnh Khánh Hòa; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý hoạt động du lịch tàu biển quốc tế đến Khánh Hòa.
2. Doanh nghiệp cảng (chủ cảng và đơn vị được giao khai thác cảng); doanh nghiệp lữ hành quốc tế; đại lý tàu biển và các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức đón, phục vụ chương trình du lịch của khách du lịch bằng tàu biển quốc tế.
NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG THỨC, TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP
1. Công tác phối hợp nhằm thực hiện chủ động, đồng bộ, hiệu quả chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị liên quan. Qua đó, đảm bảo an toàn và giải quyết nhanh các thủ tục liên quan đến các chuyến tàu biển quốc tế và hỗ trợ du khách tàu biển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác phối hợp nhằm kịp thời kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để các hành vi vi phạm có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực; đồng thời thực hiện việc giảm tối đa số lần thanh kiểm tra doanh nghiệp, không gây phiền hà, sách nhiễu.
3. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan liên quan. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng hợp báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
1. Công tác phối hợp thường xuyên: Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cử cán bộ, phòng ban làm đầu mối triển khai công tác phối hợp thường xuyên nhằm trao đổi thông tin, kiểm tra xử lý sai phạm. Kịp thời tham mưu, báo cáo lãnh đạo cơ quan, đơn vị các vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền trách nhiệm để chỉ đạo theo quy định.
Sở Du lịch là cơ quan đầu mối, chủ trì điều phối hoạt động phối hợp thường xuyên nhằm đảm bảo yêu cầu, mục tiêu của Quy chế phối hợp này.
2. Công tác phối hợp đột xuất: Khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm hoặc theo yêu cầu thực tế của địa phương tại các thời điểm nhất định, đơn vị quản lý chuyên ngành chủ trì làm Trưởng đoàn và các thành viên là cơ quan phối hợp thực hiện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành.
Quá trình kiểm tra, các hành vi vi phạm do bất kỳ thành viên nào trong đoàn kiểm tra phát hiện ra đều có giá trị như nhau, giao cho Trưởng đoàn kiểm tra hoặc thành viên có thẩm quyền trong đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trách nhiệm chung của các cơ quan trong công tác phối hợp
1. Sở Du lịch là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì mối liên hệ với các cơ quan phối hợp, đôn đốc việc thực hiện phối hợp đã được phân công đối với mỗi cơ quan liên quan; thông báo cho cơ quan phối hợp về tình hình công việc của cán bộ, phòng ban được cử tham gia.
2. Các cơ quan phối hợp: Các cơ quan được giao trách nhiệm tại Chương III và Chương IV của Quy chế này và các Sở: Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch phối hợp quản lý thường xuyên và tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất theo lĩnh vực chuyên ngành phụ trách.
Thực hiện kịp thời việc cung cấp thông tin, tài liệu và đảm bảo các thiết bị, vật chất cần thiết theo đề nghị của cơ quan chủ trì và các cơ quan, đơn vị phối hợp khác nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ công việc.
TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP QUẢN LÝ TRONG KHU VỰC CẢNG BIỂN VÀ VÙNG BIỂN KHÁNH HÒA
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện quản lý chuyên ngành tại khu vực cảng; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các sự cố, tình huống nguy hiểm không may xảy ra với tàu và khách du lịch trong suốt thời gian đến và rời khỏi vùng biển Khánh Hòa.
Điều 7. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang
- Chủ trì quản lý hoạt động của các cảng biển theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm tổ chức việc cấp phép cho tàu du lịch biển quốc tế ra, vào cảng; phối hợp với các cơ quan liên quan tại cảng đảm bảo việc thực hiện thủ tục cấp phép theo quản lý chuyên ngành được nhanh chóng, thuận tiện, công khai minh bạch; giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến các thủ tục cấp phép và vi phạm quy định về quản lý, khai thác cảng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải thực hiện lập và công bố: Danh sách cảng được phép hoạt động đón tàu du lịch biển quốc tế; thông tin dữ liệu về tàu du lịch biển quốc tế, thuyền viên, khách du lịch... để các cơ quan, đơn vị liên quan tra cứu, làm cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Chủ trì đôn đốc, đánh giá kết quả về công tác phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong khu vực cảng theo mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Quy chế này. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp, xem xét chỉ đạo thực hiện.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho tàu khách du lịch trong suốt thời gian tàu đến và rời khỏi vùng biển Khánh Hòa.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng như: Hải quan, Kiểm dịch y tế, Cảng vụ Hàng hải để thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh cho tàu và hành khách đến, rời cảng đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chặt chẽ.
Phối hợp với lực lượng công an trao đổi, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác xuất nhập cảnh, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch trên khu vực biên giới biển; chịu trách nhiệm quản lý và công bố dữ liệu về khách du lịch làm thủ tục xuất nhập cảnh; trao đổi thông tin cơ quan, đơn vị liên quan về số liệu khách du lịch xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua các cửa khẩu cảng, phục vụ cho công tác thống kê du lịch và quản lý khách du lịch; tham mưu đề xuất các chính sách, giải pháp quản lý nhà nước về du lịch và bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự biên giới quốc gia đối với hoạt động du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành cấp phép đi bờ của thuyền viên, giấy phép xuống tàu, cấp giấy phép cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống tàu thuyền nước ngoài, người nước ngoài xuống tàu thuyền Việt Nam neo đậu tại cảng; người điều khiển phương tiện Việt Nam, phương tiện nước ngoài cập mạn tàu thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài nghỉ qua đêm trên bờ hoặc xuống các tàu thuyền khác đang neo đậu tại cảng.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong quản lý hoạt động của người và phương tiện ra vào cảng; phối hợp với Sở Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh để xét duyệt và chỉ cho phép các công ty lữ hành quốc tế đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 của Quy chế này, được vào cảng đón, tổ chức chương trình du lịch cho khách du lịch đã làm thủ tục xuất nhập cảnh lên bờ tham quan du lịch.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành qua các cửa khẩu cảng và hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch thuộc khu vực cửa khẩu cảng, khu vực biên giới biển, trên các đảo; tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch; đồng thời phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý khách du lịch và doanh nghiệp du lịch vi phạm quy định về xuất, nhập, quá cảnh, vi phạm an ninh quốc gia và các hành vi vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển, khu vực cửa khẩu cảng và trên các đảo theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của Hải quan tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh giải quyết thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh chóng, thuận tiện; tạo điều kiện cho khách du lịch mang theo hàng hóa, hành lý nhanh chóng hoàn thành thủ tục xuất nhập cảnh lên bờ tham quan du lịch.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách tại khu vực Vùng 4 quản lý.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch tại khu vực cảng thuộc địa bàn quản lý.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ cảng hoặc đơn vị được giao khai thác cảng
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, khai thác cảng theo quy định. Trong đó, lưu ý phương án bảo vệ, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách và hành lý trong khu vực cảng.
- Chủ trì, phối hợp với đại lý tàu biển, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hải quan tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị chức năng liên quan để bố trí nơi làm việc thuận tiện cho các đơn vị và sắp xếp vị trí đón trả khách du lịch.
- Chịu trách nhiệm đầu tư đảm bảo hạ tầng phục vụ khách du lịch đến từ các chuyến tàu biển quốc tế như: Nơi đậu xe đón khách, khu dịch vụ thương mại (theo yêu cầu thực tế); khu vệ sinh đạt chuẩn...
Điều 13. Trách nhiệm của đại lý tàu biển
- Chịu trách nhiệm làm thủ tục cho tàu biển quốc tế đến, rời cảng biển. Thông báo đến các cơ quan chức năng về kế hoạch tàu đến và rời cảng và thông tin liên quan đến khách du lịch trên các chuyến tàu biển quốc tế. Cụ thể như sau:
+ Chậm nhất đến ngày 15 tháng 12 hàng năm thực hiện thông báo bằng văn bản kế hoạch đón tàu của năm kế tiếp đến Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Du lịch, Công ty Cảng những thông tin liên quan gồm: Tên và quốc tịch tàu; tên và địa chỉ chủ tàu; trọng tải tàu; mớn nước, chiều cao, chiều dài, chiều rộng của tàu; cảng đến; thời gian dự kiến đến cảng và rời cảng.
+ Chậm nhất 08 giờ trước khi tàu biển đến cảng (trường hợp tàu di chuyển giữa các cảng biển Việt Nam hoặc khu vực hàng hải không quá 20 hải lý thì chậm nhất 02 giờ) phải thực hiện thông báo xác nhận kế hoạch tàu đến cảng cho Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Du lịch, Công ty Cảng.
+ Chậm nhất 02 giờ trước khi tàu biển rời cảng, phải thực hiện thông báo tàu biển rời cảng.
- Chịu trách nhiệm hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh; phối hợp với cơ quan chức năng quản lý và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến khách du lịch tàu biển trong suốt thời gian lên bờ tham quan, du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với công ty lữ hành thực hiện cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình du lịch, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch.
Điều 14. Trách nhiệm của các công ty lữ hành tham gia phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế
- Chậm nhất 01 giờ trước khi tàu đến cảng, thực hiện thông báo cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng, Sở Du lịch, Công an tỉnh, chính quyền địa phương và Công ty Cảng các thông tin cần thiết để làm cơ sở xem xét chấp thuận vào khu vực cảng đón, phục vụ chương trình du lịch cho khách du lịch tàu biển, thông tin gồm: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và người đại diện pháp lý công ty; hợp đồng lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện khách du lịch; chương trình du lịch; danh sách khách du lịch; danh sách xe đón phục vụ khách du lịch; danh sách hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
- Chấp hành nghiêm các quy định, việc bố trí sắp xếp của các cơ quan chức năng trong khu vực cảng; phối hợp với Đồn biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan, Đại lý hàng hải, Công ty Cảng để tổ chức chu đáo, thuận tiện các thủ tục cho khách du lịch nhanh chóng lên bờ tham quan, du lịch.
TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Du lịch
Chủ trì triển khai các giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế đến Khánh Hòa. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, dịch vụ du lịch đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế đến Khánh Hòa.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện vận chuyển phục vụ khách du lịch lưu thông thuận tiện trong quá trình tham quan theo chương trình du lịch. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch đối với các tổ chức, cá nhân, phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
Chỉ đạo thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện kiểm tra khu vực ngoài các cảng biển đón khách du lịch tàu biển nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông; xử lý nghiêm các phương tiện tham gia tổ chức chương trình du lịch chui, lừa gạt khách du lịch không đi theo các chương trình du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện bảo vệ, giữ gìn; đảm bảo an ninh trật tự tại các di tích, thắng cảnh do Sở quản lý. Tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ khách tham quan, đồng thời hướng dẫn khách chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các nội quy, quy định tại điểm tham quan.
Chịu trách nhiệm quản lý, chấp hành nghiêm túc quy định về hướng dẫn viên tại điểm; đảm bảo số lượng hướng dẫn viên tại điểm để thực hiện thuyết minh, giới thiệu, đồng thời soạn thảo và phát hành thông tin giới thiệu di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam, thắng cảnh và nội dung thuyết minh để các doanh nghiệp du lịch làm cơ sở thuyết minh cho khách.
Điều 18. Trách nhiệm của Công an tỉnh Khánh Hòa
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch khách đến; đảm bảo an toàn cho khách du lịch; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch khách đến; đảm bảo an toàn cho khách du lịch; giải quyết triệt để tình trạng ăn xin, bán hàng rong, cò mồi đu bám, chèo kéo khách tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn.
Chủ trì phối hợp với Sở Du lịch, Công an tỉnh và các ngành chức năng thực hiện quản lý, cho phép tham gia đón khách đối với các khu, điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Chịu trách nhiệm đảm bảo hạ tầng giao thông, nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông; tổ chức lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để đảm bảo môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh.
Điều 20. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt đông kinh doanh lữ hành quốc tế. Do đặc thù số lượng khách tàu biển quốc tế đến cùng một lúc với số lượng đông nên để đảm bảo chất lượng chương trình du lịch và tổ chức phục vụ khách, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế cần thực hiện tốt một số quy định sau:
- Đảm bảo số lượng và chất lượng hướng dẫn viên du lịch; có nội dung thuyết minh lịch trình, các điểm tham quan trong chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
- Sử dụng phương tiện vận tải khách du lịch phải đáp ứng điều kiện về quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải.
- Sử dụng dịch vụ tại các cơ sở đã được cơ quan nhà nước chấp thuận; ưu tiên sử dụng các dịch vụ đã được công nhận là cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Chịu trách nhiệm quản lý khách theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch, từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh; có biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn cho khách trong quá trình tham quan du lịch, kịp thời thông báo và phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết, khắc phục hậu quả các rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch; chịu trách nhiệm đảm bảo nhân lực, cơ sở vật chất để tiếp nhận kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch.
Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện hoạt động của khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch do mình quản lý; đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch (theo quy định tại Chương III của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tham gia dịch vụ phục vụ khách du lịch tàu biển.
Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành chuẩn bị tốt các dịch vụ, điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm phục vụ du khách. Tăng cường lực lượng bảo vệ tại chỗ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách. Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối.
1. Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan báo cáo Sở Du lịch các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Sở Du lịch là cơ quan chủ trì hàng năm tổ chức với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá tình hình thực hiện Quy chế này, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai Quy chế này. Sở Du lịch là cơ quan thường trực, theo dõi việc triển khai, thực hiện và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Quy chế.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Quy chế, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Sở Du lịch nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 60/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế phối hợp quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- 2Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2019 quy định về phạm vi, tuyến đường và thời gian hoạt động đối với xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện phục vụ chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- 3Quyết định 20/2019/QĐ-UBND quy định về tổ chức, quản lý phương tiện hoạt động phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 1714/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế xét chọn cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Quyết định 1526/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 6Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách và xóa bỏ tình trạng xe dù, bến cóc trên địa bàn thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 1307/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong quản lý khách du lịch tham quan, lưu trú tại khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2021 cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 10Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
- 11Kế hoạch 790/KH-UBND về kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị, tổ chức hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
- 12Kế hoạch 9694/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- 4Quyết định 60/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế phối hợp quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch đường biển quốc tế tại cảng biển khu vực Đà Nẵng
- 5Luật Doanh nghiệp 2014
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị định 71/2015/NĐ-CP về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam
- 8Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- 9Luật Du lịch 2017
- 10Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
- 11Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch
- 12Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL về hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 13Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2019 quy định về phạm vi, tuyến đường và thời gian hoạt động đối với xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện phục vụ chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
- 14Quyết định 20/2019/QĐ-UBND quy định về tổ chức, quản lý phương tiện hoạt động phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 15Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
- 16Quyết định 1714/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế xét chọn cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 17Quyết định 1526/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 18Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 19Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách và xóa bỏ tình trạng xe dù, bến cóc trên địa bàn thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- 20Quyết định 1307/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong quản lý khách du lịch tham quan, lưu trú tại khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 21Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2021 cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 22Quyết định 2699/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành phục vụ khách du lịch quốc tế trên các chuyến bay nhập cảnh, xuất cảnh qua cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
- 23Kế hoạch 790/KH-UBND về kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của các đơn vị, tổ chức hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
- 24Kế hoạch 9694/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành phục vụ khách du lịch tàu biển quốc tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 2540/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Đắc Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra