Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2521/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO CHUNG NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ NGHỀ THỪA PHÁT LẠI
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 2229/QĐ-BTP ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Học viện Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Học viện Tư pháp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH
KHUNG ĐÀO TẠO CHUNG NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ NGHỀ THỪA PHÁT LẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2521/QĐ-BTP ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
- Tên chương trình: Chương trình khung đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại
- Thời gian đào tạo: 09 tháng (27 tín chỉ)
- Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ
- Phương thức đào tạo: Đào tạo tập trung hoặc từ xa theo phương thức trực tuyến
- Văn bằng tốt nghiệp: Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, đào tạo nghề thừa phát lại (Chứng chỉ này có giá trị pháp lý như chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự, chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề thừa phát lại)
- Đơn vị đào tạo: Học viện Tư pháp
1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại trang bị cho người học đạo đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng, có đạo đức, kỹ năng hành nghề cơ bản; tạo nguồn bổ nhiệm Chấp hành viên, Thừa phát lại, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tư pháp, bổ trợ tư pháp phục vụ cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2. Đối tượng đào tạo
Đối tượng đào tạo: là những người có trình độ cử nhân luật trở lên
3. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hoặc thi tuyển
4. Chuẩn đầu ra
Người tốt nghiệp Chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại phải đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp sau đây:
4.1. Về kiến thức
- Hiểu được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Chấp hành viên, Thừa phát lại trong hoạt động nghề nghiệp.
- Vận dụng được quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức Chấp hành viên, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại.
- Vận dụng được kiến thức pháp lý trong các lĩnh vực hành nghề của Chấp hành viên, Thừa phát lại.
4.2. Về kỹ năng
- Thực hiện được kỹ năng nghề nghiệp của Chấp hành viên, Thừa phát lại trong việc tống đạt, thông báo văn bản, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án; kỹ năng nghề nghiệp của Thừa phát lại trong việc lập vi bằng.
- Thực hiện được kỹ năng hành nghề đặc thù của Chấp hành viên, Thừa phát lại trong việc trực tiếp tổ chức thi hành án đối với một số vụ việc cụ thể, kỹ năng đặc thù của Thừa phát lại trong việc tiếp xúc, trao đổi với người yêu cầu và tạo lập chứng cứ.
4.3. Về thái độ
- Trung thành với Tổ quốc, có ý thức tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
- Có phẩm chất đạo đức và văn hóa ứng xử phù hợp với các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên, Thừa phát lại.
- Thích nghi cơ bản với môi trường hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, cải cách tư pháp và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Hình thành ý thức học tập suốt đời để phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp Chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Chấp hành viên tại các cơ quan thi hành án dân sự;
- Chuyên viên tổ chức thi hành án tại các cơ quan thi hành án dân sự;
- Thừa phát lại tại các Văn phòng Thừa phát lại;
- Thư ký nghiệp vụ tại các Văn phòng Thừa phát lại;
- Luật gia tại Hội luật gia, Chi hội luật gia thực hiện việc đại diện cho đương sự trong các vụ việc dân sự, quá trình thi hành án dân sự.
6. Phương pháp giảng dạy
Chương trình áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp thuyết trình mở được áp dụng trong bài giảng lý thuyết kỹ năng; phương pháp giảng dạy theo tình huống, hồ sơ thực tế; phương pháp đóng vai, làm việc nhóm; phương pháp giảng dạy trải nghiệm và các phương pháp giảng dạy hiện đại khác.
7. Đánh giá kết quả học tập
Chương trình đào tạo sử dụng các hình thức đánh giá kết quả học tập của học viên như sau:
- Đối với tất cả các học phần trừ học phần thực tập, việc đánh giá kết quả học tập của học viên dựa trên: điểm chuyên cần, điểm thường xuyên được đánh giá bằng đa dạng các hình thức như bài tập cá nhân, bài tập nhóm, viết tiểu luận, viết báo cáo thu hoạch, bài kiểm tra; điểm thi kết thúc học phần được đánh giá theo hình thức viết tự luận, trắc nghiệm, tiểu luận.
- Đối với học phần thực tập, kết quả học tập dựa trên hình thức viết thu hoạch, báo cáo, chấm báo cáo hoặc bảo vệ trước hội đồng.
8. Giảng viên
Chương trình được giảng dạy bởi giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng là các Chấp hành viên, Thừa phát lại, chuyên gia pháp luật có kinh nghiệm, uy tín nghề nghiệp và các đối tượng khác.
9. Nội dung Chương trình đào tạo
9.1. Tóm tắt nội dung Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại bao gồm: giới thiệu tổng quan chương trình đào tạo; các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn và kiến tập, thực tập; thi kết thúc học phần.
Tổng số tín chỉ phải tích lũy: | 27 tín chỉ |
Trong đó: |
|
I. HỌC PHẦN BẮT BUỘC | 25 tín chỉ |
A. Những vấn đề chung về nghề và đạo đức nghề nghiệp: | 02 tín chỉ |
Bao gồm kiến thức về cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại; nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên, Thừa phát lại; các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Chấp hành viên, Thừa phát lại. |
|
B. Kỹ năng cơ bản: | 19 tín chỉ |
Bao gồm: Kỹ năng chung (02 tín chỉ); kỹ năng tống đạt, thông báo và xác minh điều kiện thi hành án (03 tín chỉ); kỹ năng chung về thi hành án dân sự (04 tín chỉ); kỹ năng áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án (05 tín chỉ); kỹ năng lập vi bằng (05 tín chỉ). |
|
C. Kiến thức thực hành nghề: | 04 tín chỉ |
II. HỌC PHẦN TỰ CHỌN |
|
Bao gồm các kỹ năng đặc thù của Chấp hành viên, Thừa phát lại. Học viên được lựa chọn 01 trong số 03 học phần tự chọn sau: Kỹ năng tổ chức thi hành một số vụ việc cụ thể; Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tạo lập, củng cố chứng cứ; Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tiếp xúc, trao đổi, đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu. | 02 tín chỉ |
9.2. Nội dung chương trình khung
9.2.1. Đơn vị đo khối lượng kiến thức
Chương trình đào tạo áp dụng theo tín chỉ. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 tiết thực hành, thảo luận hoặc 45 tiết thực tập, làm tiểu luận, viết báo cáo.
9.2.2. Khung Chương trình đào tạo:
Mã học phần | Tên bài học | Số tín chỉ | Số giờ tín chỉ | ||||
Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | Thực tập | |||||
I. HỌC PHẦN BẮT BUỘC | |||||||
VĐC | 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỀ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP | 02 | 20 | 20 |
| ||
| Bài 1: Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên |
|
|
|
| ||
Bài 2: Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Chấp hành viên |
|
|
|
| |||
Bài 3: Tổng quan chung về nghề Thừa phát lại |
|
|
|
| |||
Bài 4: Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Thừa phát lại |
|
|
|
| |||
Bài 5: Mối quan hệ của cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại và Chấp hành viên, Thừa phát lại với cá nhân, tổ chức hữu quan |
|
|
|
| |||
Bài 6: Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án dân sự và hoạt động của Thừa phát lại |
|
|
|
| |||
Bài 7: Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
| 2. KỸ NĂNG CƠ BẢN | ||||||
CB1 | 2.1. Kỹ năng chung | 02 | 25 | 10 |
| ||
| Bài 1: Phương pháp suy luận luật học |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng tra cứu, viện dẫn, sử dụng nguồn pháp luật |
|
|
|
| |||
Bài 4: Kỹ năng điều hành cuộc họp |
|
|
|
| |||
Bài 5: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hành nghề của Chấp hành viên, Thừa phát lại |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
CB2 | 2.2. Kỹ năng tống đạt, thông báo và xác minh điều kiện thi hành án | 03 | 25 | 40 |
| ||
| Bài 1: Những vấn đề chung về tống đạt và xác minh điều kiện thi hành án |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng tống đạt văn bản của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và thông báo về thi hành án |
|
|
|
| |||
Bài 4: Kỹ năng tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài |
|
|
|
| |||
Bài 5: Kỹ năng xác minh điều kiện thi hành án |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
CB3 | 2.3. Kỹ năng chung về thi hành án dân sự | 04 | 35 | 50 |
| ||
| Bài 1: Quy trình thi hành án dân sự |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng nhận bản án, quyết định, tiếp nhận yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng thuyết phục tự nguyện thi hành án và ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự |
|
|
|
| |||
Bài 4: Kỹ năng ủy thác thi hành án và ủy thác xử lý tài sản |
|
|
|
| |||
Bài 5: Kỹ năng xác định việc chưa có điều kiện thi hành án, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, đình chỉ và chấm dứt việc thi hành án |
|
|
|
| |||
Bài 6: Kỹ năng chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án |
|
|
|
| |||
Bài 7: Kỹ năng thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án |
|
|
|
| |||
Bài 8: Kỹ năng thu phí thi hành án dân sự |
|
|
|
| |||
Bài 9: Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong thi hành án dân sự |
|
|
|
| |||
Bài 10: Kỹ năng lập hồ sơ đề nghị xét miễn giảm nghĩa vụ thi hành án, thống kê thi hành án và kết thúc việc thi hành án |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
CB4 | 2.4. Kỹ năng áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án | 05 | 40 | 70 |
| ||
| Bài 1: Kỹ năng áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng chung về cưỡng chế thi hành án |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá và trừ vào thu nhập của người phải thi hành án |
|
|
|
| |||
Bài 4: Kỹ năng cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ |
|
|
|
| |||
Bài 5: Kỹ năng cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án và buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định |
|
|
|
| |||
Bài 6: Kỹ năng cưỡng chế buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
CB5 | 2.5. Kỹ năng lập vi bằng | 05 | 45 | 60 |
| ||
| Bài 1: Những vấn đề chung về vi bằng và lập vi bằng |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giấy tờ |
|
|
|
| |||
Bài 4: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận nội dung trên internet và các thiết bị điện tử |
|
|
|
| |||
Bài 5: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận sự kiện lấy mẫu về tình trạng ô nhiễm môi trường và bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng |
|
|
|
| |||
Bài 6: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận sự kiện cuộc họp, buổi làm việc |
|
|
|
| |||
Bài 7: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc thu giữ tài sản |
|
|
|
| |||
Bài 8: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể |
|
|
|
| |||
Bài 9: Kỹ năng lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi khác |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
TT | 3. KIẾN TẬP VÀ THỰC TẬP | 04 |
|
| 180 | ||
| Kiến tập |
|
|
|
| ||
Thực tập tại cơ quan thi hành án dân sự |
|
|
|
| |||
Thực tập tại Văn phòng Thừa phát lại |
|
|
|
| |||
Thực tập tại chỗ |
|
|
|
| |||
II. HỌC PHẦN TỰ CHỌN | |||||||
TC1 | Học phần tự chọn 1: Kỹ năng tổ chức thi hành một số vụ việc cụ thể | 02 | 20 | 20 |
| ||
| Bài 1: Kỹ năng thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự |
|
|
|
| |||
Bài 4: Kỹ năng theo dõi và thi hành bản án, quyết định hành chính của Tòa án |
|
|
|
| |||
Bài 5: Kỹ năng thi hành bản án, quyết định lao động |
|
|
|
| |||
Bài 6: Kỹ năng thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại |
|
|
|
| |||
Bài 7: Kỹ năng thi hành bản án, quyết định hôn nhân gia đình và thừa kế |
|
|
|
| |||
Bài 8: Kỹ năng thi hành bản án, quyết định liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
TC2 | Học phần tự chọn 2: Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tạo lập, củng cố chứng cứ | 02 | 20 | 20 |
| ||
| Bài 1: Kỹ năng tạo lập, củng cố chứng cứ trong các vụ việc dân sự |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng tạo lập, củng cố chứng cứ trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng tạo lập, củng cố chứng cứ trong các vụ việc về kinh doanh, thương mại |
|
|
|
| |||
Bài 4: Kỹ năng tạo lập, củng cố chứng cứ trong các vụ việc về lao động |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
TC3 | Học phần tự chọn 3: Kỹ năng của Thừa phát lại trong việc tiếp xúc, trao đổi, đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu | 02 | 15 | 30 |
| ||
| Bài 1: Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với người yêu cầu khi lập vi bằng |
|
|
|
| ||
Bài 2: Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với người yêu cầu khi thi hành bản án, quyết định của Tòa án |
|
|
|
| |||
Bài 3: Kỹ năng đàm phán, ký kết, soạn thảo hợp đồng dịch vụ khi lập vi bằng và thi hành bản án, quyết định của Tòa án |
|
|
|
| |||
| Thi kết thúc học phần |
|
|
|
| ||
Các học phần tự chọn khác do cơ sở đào tạo quyết định phù hợp với mục tiêu, chuẩn đầu ra của Chương trình, nhu cầu người học và quy định pháp luật | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Công văn 4967/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 2Công văn 3492/VKSTC-V10 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 về Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 1Quyết định 23/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Hiến pháp 2013
- 3Công văn 4967/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn 3492/VKSTC-V10 năm 2014 hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 về Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành
- 6Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 7Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Quyết định 2521/QĐ-BTP năm 2022 về Chương trình khung đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 2521/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/12/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Đặng Hoàng Oanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra