- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 1Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 602/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành theo thời điểm hệ thống hóa kỳ đầu, đến 31/12/2013
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2011/QĐ-UBND | Yên Bái, ngày 22 tháng 8 năm 2011 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Di sản văn hoá;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 1076/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin phê duyệt tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 93/TTr-VHTTDL ngày 19 tháng 7 năm 2011 về việc đề nghị ban hành Quyết định Ban hành Quy chế Bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích đã được xếp hạng các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày kí ban hành.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI CÁC DI TÍCH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 25 /2011/QĐ- UBND ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái )
Điều 1. Mục đích của hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
1. Bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh (gọi tắt là di tích) trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
2. Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và các giá trị chân xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích.
3. Bảo đảm sự hài hòa giữa di tích với môi trường cảnh quan xung quanh.
Quy chế này quy định về các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi đối với đối với các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo tồn di tích là những hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó;
2. Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích;
3. Tu bổ di tích là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích;
4. Gia cố, gia cường di tích là biện pháp xử lý các cấu kiện của di tích nhằm giữ ổn định về mặt cấu trúc và tăng cường khả năng chịu lực của các cấu kiện này;
5. Tôn tạo di tích là những hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích và cảnh quan lịch sử - văn hóa của di tích;
6. Phục hồi di tích là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó;
7. Tu sửa cấp thiết di tích là hoạt động sửa chữa nhỏ nhằm gia cố, gia cường các bộ phận di tích để kịp thời ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ trước khi tiến hành công tác tu bổ toàn diện.
1. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học;
2. Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc;
3. Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ;
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
Điều 5. Nguyên tắc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
1. Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong trường hợp cần thiết và phải lập thành Dự án (trường hợp tu sửa cấp thiết di tích thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Quy chế này). Dự án và thiết kế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích hoặc báo cáo tu sửa cấp thiết di tích phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm tính nguyên gốc, tính chính xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích.
3. Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác.
4. Việc thay thế kỹ thuật, chất liệu cũ bằng kỹ thuật hay chất liệu mới phải được thí nghiệm trước để bảo đảm kết quả chính xác khi áp dụng vào di tích.
5. Chỉ thay thế một bộ phận cũ bằng một bộ phận mới của di tích khi có đủ những chứng cứ khoa học chuẩn xác và phải có sự phân biệt rõ ràng giữa bộ phận mới thay thế với những bộ phận gốc.
6. Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và khách tham quan.
LẬP DỰ ÁN BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH
Điều 6. Điều kiện lập dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
1. Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải do tổ chức có chuyên môn nghiệp vụ về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Nghị định 12); Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình (gọi tắt là Nghị định 83); Quyết định số 22/2011/QĐ- UBND ngày 01/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định một số nội dung quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái (gọi tắt là Quyết định 22).
2. Việc phân loại dự án thực hiện theo Nghị định 12, Nghị định 83 và Quyết định 22.
LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH
1. Đối với các di tích trước khi tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi phải có hồ sơ thiết kế kỹ thuật bảo quản, tu bổ và phục hồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các thiết kế cho quá trình bảo quản, tu bổ và phục hồi phải do các tổ chức pháp nhân có chuyên môn thực hiện, đảm bảo đúng theo Nghị định 12, Nghị định 83 và Quyết định 22.
Điều 8. Nội dung hồ sơ thiết kế
Nội dung hồ sơ thiết kế phải tuân thủ nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại Nghị định 12, Nghị định 83 và Quyết định 22; ngoài ra còn phải thực hiện các nội dung sau đây:
1. Ảnh chụp (ảnh màu hoặc ảnh đen trắng cỡ từ 9 x 12cm trở lên) và ghi hình hiện trạng di tích trước khi thực hiện bảo quản, tu bổ và phục hồi:
a) Ảnh và ghi hình tổng thể;
b) Ảnh và ghi hình mặt đứng công trình;
c) Ảnh và ghi hình nội thất, ngoại thất các công trình;
d) Ảnh và ghi hình chi tiết các cấu kiện, bộ phận công trình.
2. Bản thuyết minh giải pháp bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích:
a) Phương án bảo quản;
b) Phương án tu bổ;
c) Phương án phục hồi;
d) Phương án tổng hợp.
3. Bản vẽ kỹ thuật hiện trạng di tích (được ghi chú, ký hiệu, đánh dấu đầy đủ thể hiện hiện trạng của di tích một cách chính xác và dễ hiểu):
a) Mặt bằng tổng thể bao gồm:
- Mặt bằng tổng thể hiện trạng;
- Mặt bằng tổng thể dấu vết các công trình đã mất.
b) Mặt bằng mái;
c) Mặt bằng các công trình bao gồm:
- Mặt bằng toàn bộ các công trình;
- Mặt bằng các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi;
d) Mặt đứng toàn bộ các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi;
đ) Mặt cắt dọc, cắt ngang các công trình sẽ được thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi;
e) Bản vẽ các chi tiết bảo quản, tu bổ và phục hồi.
4. Bản vẽ kỹ thuật phương án bảo quản, tu bổ và phục hồi:
a) Mặt bằng tổng thể;
b) Mặt bằng các công trình;
c) Mặt đứng các công trình;
d) Mặt cắt các công trình;
đ) Mặt bằng mái;
e) Các chi tiết sẽ được bảo quản, tu bổ và phục hồi.
5. Dự toán, tổng dự toán.
Áp dụng định mức dự toán trùng tu, tôn tạo di tích do Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành và các quy định khác của Nhà nước có liên quan tại thời điểm trình bản dự toán và tổng dự toán.
Điều 9. Tu sửa cấp thiết di tích
1. Là di tích có nguy cơ bị huỷ hoại, biến dạng yếu tố gốc cần tu sửa cấp thiết do tác động của thiên nhiên và con người, cần được sửa chữa kịp thời nhằm ngăn chặn sự đổ sập gây thiệt hại và mất an toàn.
2. Để đảm bảo hạn chế di tích không bị hư hại cần sửa chữa nhằm chống đỡ, gia cố, gia cường các bộ phận của di tích trước khi tiến hành công tác tu bổ, tôn tạo và phục hồi.
Điều 10. Quy trình và giới hạn tu sửa cấp thiết di tích
1. Công tác tu sửa cấp thiết chỉ tiến hành sau khi có Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với di tích cấp tỉnh, Quyết định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp Quốc gia.
2. Giới hạn phạm vi tu sửa cấp thiết di tích bao gồm: sửa chữa các bộ phận, cấu kiện hỏng bằng cách nối, vá, chống đỡ hoặc thay thế cấu kiện mới tương tự. Nhưng phải đảm bảo tính nguyên gốc, không làm thay đổi ý nghĩa của các chi tiết.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm thành lập và trực tiếp quản lý tổ tu sửa cấp thiết di tích.
a) Lập báo cáo tu sửa cấp thiết di tích trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Thực hiện giám sát công tác tu sửa cấp thiết di tích sau khi nhận được quyết định phê duyệt báo cáo tu sửa cấp thiết của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Báo cáo tu sửa cấp thiết di tích có các nội dung sau đây:
a) Tài liệu viết bao gồm:
- Đánh giá hiện trạng kỹ thuật kiến trúc;
- Đề xuất công việc và biện pháp cần phải tiến hành tu sửa cấp thiết;
- Kiến nghị.
b) Ảnh chụp hiện trạng bao gồm:
- Ảnh chụp vị trí hiện trạng công trình bị xuống cấp;
- Ảnh chụp chi tiết thành phần cần tu sửa cấp thiết.
c) Bản vẽ kiến trúc bao gồm:
- Bản vẽ vị trí;
- Bản vẽ hiện trạng;
- Bản vẽ phương án tu sửa cấp thiết.
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN VÀ THIẾT KẾ
Điều 11. Thẩm định dự án và thiết kế
Việc thẩm định dự án và thiết kế thực hiện theo các quy định tại Nghị định 12, Nghị định 83 và Quyết định 22 và phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh, của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp Quốc gia.
Điều 12. Phê duyệt dự án và thiết kế
Cơ quan chủ quản đầu tư có thẩm quyền chỉ phê duyệt dự án hoặc thiết kế sau khi hồ sơ dự án hoặc thiết kế có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 13. Hồ sơ dự án và thiết kế đề nghị thẩm định hoặc phê duyệt
Hồ sơ dự án và thiết kế gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị thẩm định hoặc phê duyệt bao gồm:
1. Hồ sơ dự án và thiết kế, dự toán và tổng dự toán;
2. Công văn của tổ chức, cá nhân đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hoặc trình thẩm định;
3. Văn bản thẩm định hồ sơ dự án hoặc thiết kế của các tổ chức có tư cách pháp nhân về thẩm định dự án và thiết kế;
4. Các tài liệu liên quan khác.
THI CÔNG BẢO QUẢN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI DI TÍCH
Tổ chức, cá nhân khi thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải thực hiện các quy định tại Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa.
Điều 15. Tổ chức giám sát thi công
Thành lập tổ giám sát thi công, trong quá trình thực hiện phải được giám sát chặt chẽ với từng hạng mục, đảm bảo chất lượng cho công trình. Thành phần trong tổ giám sát phải là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực xây dựng, tu bổ, phục hồi di tích.
Điều 16. Tháo dỡ, hạ giải công trình
1. Việc tháo dỡ, hạ giải công trình hoặc một bộ phận công trình di tích phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Xây dựng nhà bao che công trình và nhà kho bảo vệ cấu kiện kiến trúc trước khi tháo dỡ, hạ giải công trình;
b) Không làm mất, làm hư hại hoặc biến dạng các cấu kiện kiến trúc;
c) Có các phương án bảo vệ và bảo quản các cấu kiện của công trình di tích trước và trong khi tháo dỡ, hạ giải đồng thời phải có khu vực riêng để bảo vệ nhằm chống mất mát, hư hại;
d) Ghi hình, chụp ảnh, đánh dấu đầy đủ quá trình tháo dỡ, hạ giải công trình.
2. Tiến hành lựa chọn, phân loại cấu kiện còn sử dụng được, cấu kiện không còn sử dụng được ngay sau khi tháo dỡ, hạ giải di tích theo nguyên tắc giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích.
3. Đơn vị thi công công trình bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích chịu trách nhiệm bảo vệ và bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước về di tích hoặc chủ sở hữu di tích cấu kiện kiến trúc bị loại bỏ theo hồ sơ thiết kế và theo sự lựa chọn, phân loại của tổ giám sát để lưu giữ phục vụ nghiên cứu lâu dài.
Nội dung nhật ký công trình thực hiện theo các quy định do Bộ Xây dựng ban hành và những quy định sau đây:
1. Hồ sơ viết:
a) Ghi chép việc tháo dỡ, hạ giải và bảo quản các cấu kiện và hiện vật gốc ngay tại hiện trường;
b) Ghi chép quá trình gia công thay thế, làm mới;
c) Ghi chép số lượng, kích thước, chất liệu các cấu kiện được thay thế, bảo quản, tu bổ và phục hồi;
d) Ghi chép những phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi.
2. Hồ sơ ảnh, ghi hình:
a) Chụp ảnh, ghi hình công trình trước khi tháo dỡ, hạ giải;
b) Chụp ảnh, ghi hình quá trình tháo dỡ, hạ giải;
c) Chụp ảnh, ghi hình quá trình thi công, lắp dựng công trình; ảnh chụp là ảnh mầu hoặc đen trắng từ cỡ 9x12cm trở lên.
3. Hồ sơ bản vẽ:
a) Bản vẽ chi tiết các phát hiện mới về di tích;
b) Bản vẽ chi tiết các cấu kiện và vị trí các cấu kiện thay thế trong quá trình bảo quản, tu bổ và phục hồi.
Quá trình thực hiện công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải được ghi trong sổ nhật ký công trình hàng ngày và được tổ giám sát thi công xác nhận.
Điều 18. Hồ sơ báo cáo quá trình và kết quả thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
Hồ sơ hoàn công thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích theo nội dung hồ sơ hoàn công do Bộ Xây dựng ban hành và những hồ sơ sau đây:
1. Hồ sơ ảnh hiện trạng, thay thế, làm mới;
2. Hồ sơ bản vẽ kỹ thuật khảo sát hiện trạng, hồ sơ bản vẽ kỹ thuật thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi không có trong thiết kế đã được phê duyệt;
3. Biên bản nghiệm thu từng phần và toàn bộ quá trình thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi:
a) Biên bản nghiệm thu kết cấu, mỹ thuật, vật liệu;
b) Biên bản nghiệm thu khối lượng.
Biên bản nghiệm thu phải có ý kiến xác nhận của tổ giám sát thi công công trình.
Điều 19. Điều kiện của tổ chức, cá nhân lập dự án và thiết kế
1. Đối với tổ chức: có đăng ký hoạt động tư vấn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước. Đội ngũ đảm nhận công tác thi công phải có trình độ và kinh nghiệm vững về chuyên môn.
2. Đối với cá nhân: là kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng được bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích do cơ quan có thẩm quyền tổ chức; đã có ít nhất hai lần tham gia lập dự án và thiết kế.
Điều 20. Điều kiện của tổ chức, cá nhân thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
1. Đối với tổ chức:
a) Có chức năng thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích và có đăng ký hoạt động tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Có kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng chỉ huy và giám sát thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích được bồi dưỡng kiến thức bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
c) Có đội ngũ thợ lành nghề tham gia thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích.
2. Đối với cá nhân:
a) Là kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc;
b) Là nghệ nhân có chuyên môn phù hợp với công việc được làm;
c) Thợ lành nghề trong từng lĩnh vực.
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 21. Thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích
Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh.
Thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch khi phát hiện sai phạm trong công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, có quyền tạm đình chỉ việc thi công bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong thời hạn 07 ngày đồng thời báo cáo Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh để có biện pháp xử lý.
- 1Thông tư 17/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế-kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2Quyết định 1262/2007/QĐ-UBND về tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 602/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành theo thời điểm hệ thống hóa kỳ đầu, đến 31/12/2013
- 5Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Quyết định 602/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành theo thời điểm hệ thống hóa kỳ đầu, đến 31/12/2013
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 6Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 8Quyết định 22/2011/QĐ-UBND Quy định quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 9Thông tư 17/2013/TT-BVHTTDL hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế-kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10Quyết định 1262/2007/QĐ-UBND về tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức tu bổ, xây dựng Di tích lịch sử Đền Hùng do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 11Quyết định 2145/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đầu tư tu bổ, chống xuống cấp di tích xếp hạng cấp tỉnh, cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020
Quyết định 25/2011/QĐ-UBND về Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đã được xếp hạng các cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- Số hiệu: 25/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Ngô Thị Chinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2011
- Ngày hết hiệu lực: 10/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực