Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2010/QĐ-UBND

Rạch Giá, ngày 23 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC CHI TRẢ THÙ LAO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC THỂ LOẠI TIN, BÀI… SỬ DỤNG TRÊN ĐÀI TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 534/TTr-STTTT ngày 05 tháng 11 năm 2010 về việc ban hành quy định mức chi trả thù lao áp dụng đối với các thể loại tin, bài… sử dụng trên Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là quy định mức chi trả thù lao áp dụng đối với các thể loại tin, bài… sử dụng trên đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 2. Giao trách nhiệm Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Ngọc Sương

 

QUY ĐỊNH

MỨC CHI TRẢ THÙ LAO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC THỂ LOẠI TIN, BÀI… SỬ DỤNG TRÊN ĐÀI TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

Điều 1. Đối tượng hưởng thù lao

1. Tác giả có tác phẩm được Đài Truyền thanh - Truyền hình hoặc Đài Truyền thanh thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện) sử dụng phát trên sóng được hưởng thù lao theo quy định.

2. Tác giả là phóng viên, biên tập viên thuộc biên chế của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện có tác phẩm được sử dụng sau khi hoàn thành định mức được giao mới được hưởng thù lao theo quy định.

3. Ngoài thù lao cho tác giả, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện còn chi trả cho quay phim, đọc, dựng tác phẩm hoàn chỉnh để phát sóng.

Điều 2. Mức chi trả thù lao áp dụng đối với các thể loại tin, bài… sử dụng trên Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện

1. Tác phẩm phát thanh, truyền thanh

a) Thể loại tin.

Nhóm

Thể loại

Thời

lượng

Loại

Ghi

chú

A

B

C

D

1

Tin vắn, tin ngắn

Dưới 1’

24.000

20.000

16.000

12.000

 

Tin bình, tin sâu, tin tổng hợp

1,5’ - 3’

28.000

24.000

20.000

16.000

Tin có tiếng động

Trên 2’

32.000

28.000

24.000

20.000

b) Thể loại bài.

Nhóm

Thể loại

Thời

lượng

Loại

Ghi

chú

A

B

C

D

2

Phóng sự

Trên 5’

238.000

203.000

160.000

119.000

 

Câu chuyện truyền thanh (ê kíp thực hiện)

15’

350.000

280.000

245.000

 

10’-15’

280.000

238.000

203.000

160.000

Chính luận

10’-15’

322.000

280.000

238.000

203.000

 

Phóng sự điều tra

10’-15’

350.000

308.000

245.000

175.000

 

c) Các thể loại ngoài khung.

Nhóm

Thể loại

Thời

lượng

Loại

Ghi

chú

A

B

C

D

3

Trả lời thư

Thư

24.000

20.000

16.000

12.000

 

Người tốt việc tốt

Trên 3’

119.000

102.000

84.000

70.000

Phản ánh, ghi nhanh, tường thuật

3’ - 5’

140.000

119.000

102.000

84.000

Biên tập phát biểu

 

 

20.000

 

 

 

Biên tập phỏng vấn

 

56.000

42.000

28.000

 

 

Khách mời phòng thu:

- Khách mời

- Biên tập, thu âm thanh

15’-30’

1 chươngtrình

1 chươngtrình

84.000

42.000

70.000

35.000

56.000

28.000

 

Ê kíp

Biên tập chương trình thời sự

30’

60’

28.000

49.000

24.000

35.000

20.000

21.000

 

 

Biên tập chương trình văn nghệ, giải trí

Trong ngày

28.000

24.000

20.000

 

 

Tiểu phẩm

5’-10’

101.000

84.000

70.000

 

 

Tản văn, mẩu chuyện, truyện cực ngắn

3’-5’

28.000

24.000

20.000

16.000

 

Phóng sự ngắn

Dưới 5’

160.000

140.000

119.000

101.000

 

2. Tác phẩm truyền hình

a) Thể loại tin.

Nhóm

Thể loại

Thời

lượng

Loại

Ghi

chú

A

B

C

D

1

Tin vắn, tin ngắn, tin đọc

Dưới 1’

24.000

20.000

16.000

12.000

 

Tin bình, tin sâu, tin tổng hợp

1,5’ - 3’

28.000

24.000

20.000

16.000

b) Thể loại bài.

Nhóm

Thể loại

Thời

lượng

Loại

Ghi

chú

A

B

C

D

2

Phóng sự

Trên 5’

240.000

200.000

160.000

120.000

 

Phóng sự điều tra

10’-15’

420.000

350.000

280.000

210.000

10’-15’

280.000

240.000

200.000

160.000

 

Chính luận

10’-15’

320.000

280.000

240.000

200.000

 

c) Các thể loại ngoài khung.

Nhóm

Thể loại

Thời

lượng

Loại

Ghi

chú

A

B

C

D

3

Trả lời thư

Thư

24.000

20.000

16.000

12.000

 

Người tốt việc tốt

Trên 3’

120.000

101.000

84.000

70.000

Phản ánh, ghi nhanh, tường thuật

3’- 5’

140.000

120.000

101.000

84.000

Phóng sự ngắn

Dưới 5’

160.000

140.000

120.000

101.000

Biên tập phát biểu

 

 

20.000

 

 

 

Biên tập phỏng vấn

Dưới 5’

56.000

42.000

28.000

 

 

Khách mời phòng thu:

- Khách mời

- Biên tập, thu âm thanh

15’-30’

1 chươngtrình

1 chươngtrình

84.000

84.000

70.000

70.000

56.000

56.000

 

Ê-kip

Tọa đàm

15’ trở lên

240.000

200.000

160.000

120.000

Khách mời theo khung trên

Sự kiện tuần qua

10’-15’

 

84.000

 

 

 

Giới thiệu sách (không thanh toán phần đọc)

Người dẫn giới thiệu

 

 

32.000

12.000

 

 

 

Bản tin cuối ngày

5’-10’

 

21.000

 

 

 

Biên tập chương trình (trên kênh 10 và kênh KTS)

Trong ngày

 

24.000

 

 

 

Bài khai thác mạng (có biên tập, viết lại)

5’-15’

 

24.000

 

 

 

Chương trình thể thao

45’

 

49.000

 

 

 

Chương trình giải trí nước ngoài

20’-25’

 

39.000

 

 

 

Chương trình thế giới động vật và thế giới đó đây

1 chương trình

 

290.000

 

 

 

Trực tiếp chương trình thể thao qua vệ tinh

Phút

 

3.500

 

 

Bao gồm các khâu thực hiện

* Riêng đối với một số huyện đặc thù như: huyện Phú Quốc được hưởng thù lao hệ số bằng 1,2; thị xã Hà Tiên được hưởng hệ số thù lao bằng 1,1 đối với tác phẩm truyền hình và huyện Kiên Hải được hưởng hệ số thù lao bằng 1,1 so với mức quy định trên.

3. Những quy định khác

- Thể loại tin bài thuộc nhóm 2 của tác phẩm truyền thanh, phát thanh và tác phẩm truyền hình phải có đề cương được duyệt;

- Đối với các thể loại tin, bài… đăng trên các báo, tạp chí và tin khai thác qua mạng được sử dụng trong các chương trình phát thanh, truyền hình thì không trả thù lao theo quy định này, mà trả thù lao theo hình thức biên tập chương trình;

- Đối với tác phẩm phát thanh, kỹ thuật thu âm, phát thanh viên ngoài định mức được giao thì được hưởng 20% thù lao theo thể loại (trừ các thể loại thực hiện theo ê kíp);

- Đối với tác phẩm truyền hình, ngoài phần thù lao chi trả cho biên tập, người quay phim ngoài định mức được giao thì được hưởng 70% theo thể loại. Kỹ thuật thu dựng, phát thanh viên ngoài định mức được giao được hưởng 30% theo thể loại;

- Đối với chương trình phát thanh, truyền hình tiếng Khmer: tác giả bản dịch từ tiếng Việt ra tiếng Khmer thì được hưởng 40% thù lao của tác phẩm cùng thể loại tương ứng; nếu viết trực tiếp bằng tiếng Khmer thì được hưởng thêm khoản thù lao khuyến khích bằng 20% thù lao của tác phẩm đó;

- Các chương trình khác không có trong quy định này thì được trả thù lao theo hợp đồng thỏa thuận;

- Sửa, duyệt nội dung ngoài định mức được giao thì được hưởng 10% thù lao theo thể loại;

- Sửa tin, bài tiếng Khmer ngoài định mức được giao thì được hưởng 5% thù lao theo thể loại.

Điều 3. Tiêu chí để tính trả thù lao cho tác giả

1. Thể loại tin

- Loại A: kỹ năng phản ánh độc đáo, vấn đề mới, có tính phát hiện và định hướng, cấu trúc bài viết chặt chẽ, khả năng sử dụng âm thanh, tiếng động hiện trường thành thực. Thực hiện ở địa bàn xa nhất trong huyện, điều kiện khó khăn hơn và phức tạp;

- Loại B: sự kiện, vấn đề được phản ánh có kết cấu chặt chẽ, khái quát, định hướng dư luận, khai thác tính đặc thù của phát thanh, ngôn ngữ tạo sự hấp dẫn thu hút người nghe. Thực hiện ở địa bàn trung bình trong huyện, điều kiện khó khăn;

- Loại C: phản ánh thông thường theo sự kiện, vấn đề, không mắc lỗi. Thể hiện ở địa bàn gần, điều kiện đơn giản;

- Loại D: các tin lễ tân, hiếu hỉ, thể hiện đơn giản.

2. Thể loại bài thông tấn, mẩu chuyện, người tốt việc tốt

- Loại A: bài viết có cấu trúc độc đáo, có khả năng tổng hợp, phân tích, nhận định sắc xảo đưa ra được những mô hình kinh nghiệm mang tính phổ biến. Các yếu tố âm thanh, tiếng động, phỏng vấn được sử dụng thuần thục và phải tạo được sự hấp dẫn, ấn tượng. Mẩu chuyện phải có kịch bản, tâm lý nhân vật phong phú, đa dạng. Thực hiện ở địa bàn xa nhất trong huyện, điều kiện khó khăn và phức tạp;

- Loại B: bài viết chặt chẽ, có phân tích hướng dẫn dư luận. Nếu là mẩu chuyện thì phải biết sử dụng chi tiết một cách nghệ thuật để hấp dẫn người nghe và có sử dụng các yếu tố đặc thù của phát thanh. Thực hiện ở địa bàn trung bình trong huyện và điều kiện khó khăn;

- Loại C: phản ánh theo trình tự sự kiện, vấn đề, nêu được những điểm chính của thông tin. Nếu là mẩu chuyện phải có trình tự kết cấu, có chi tiết và tư tưởng chủ đề. Thực hiện ở địa bàn gần, điều kiện đơn giản;

- Loại D: bài viết đơn giản.

Điều 4. Nguồn kinh phí chi trả thù lao

Nguồn kinh phí chi trả thù lao được chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp phát thanh, truyền hình cấp huyện.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

Trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện có trách nhiệm xây dựng quỹ thù lao trong dự toán ngân sách được duyệt hàng năm.

Trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện chịu trách nhiệm chấm điểm tác phẩm thực hiện hàng tháng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 25/2010/QĐ-UBND quy định mức chi trả thù lao áp dụng đối với các thể loại tin, bài sử dụng trên đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do tỉnh Kiên Giang ban hành

  • Số hiệu: 25/2010/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/11/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Bùi Ngọc Sương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/12/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 10/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản