- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 4Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2498/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 10 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ “quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1710/TTr-SGTVT ngày 18 tháng 9 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp sử dụng thông tin, dữ liệu thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh để xử phạt phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP SỬ DỤNG THÔNG TIN, DỮ LIỆU THU ĐƯỢC TỪ TRUNG TÂM GIÁM SÁT, ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH ĐỂ XỬ PHẠT VI PHẠM VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2498/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về mục đích, hình thức, nội dung và trách nhiệm của Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế trong việc phối hợp sử dụng thông tin về trật tự an toàn giao thông (xe dừng, đỗ, đón, trả khách không đúng quy định; xe chạy vào đường cấm, vào thời gian cấm; xe không được phép, không có tuyến vào thành phố; xe chạy sai luồng, sai tuyến, xe vượt đèn đỏ, xe quá khổ, xe quá tải; lấn chiếm lòng, lề đường trái phép, thi công công trình trên đường bộ không đảm bảo an toàn giao thông, ....) từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông (gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường thủy nội địa) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp, sử dụng thông tin
1. Việc cung cấp, tiếp nhận, sử dụng thông tin vi phạm về trật tự an toàn giao thông phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, minh bạch, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan đơn vị.
2. Phục vụ cho công tác xử phạt các vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh, phiếu in, dữ liệu lưu trong bộ nhớ thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.
3. Công tác phối hợp xử lý thông tin đảm bảo thống nhất về kế hoạch phối hợp; Thực hiện phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo trong quá trình phối hợp, xử lý vi phạm.
4. Nghiêm cấm lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để trục lợi, sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
1. Phối hợp thường xuyên: Các đơn vị được phân công theo chức năng nhiệm vụ trong việc cung cấp và xử lý các thông tin được chuyển đến.
2. Phối hợp theo chương trình kế hoạch: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng kế hoạch phối hợp trong điều hành và xử phạt phương tiện, người tham gia giao thông vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua hình ảnh thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.
3. Phối hợp xử lý vụ việc đột xuất: Các cơ quan, đơn vị liên quan sẵn sàng hỗ trợ, phối hợp cung cấp thông tin, xử lý vụ việc đột xuất theo yêu cầu, tình huống cụ thể.
4. Thành lập Tổ công tác liên ngành: Căn cứ tình hình thực tế, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan thống nhất thành lập Tổ công tác liên ngành theo dõi, phát hiện và xử lý trực tiếp hoặc gián tiếp đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
NỘI DUNG, HÌNH THỨC XỬ LÝ THÔNG TIN
Điều 4. Cơ quan, đơn vị cung cấp, sử dụng thông tin
1. Đơn vị cung cấp thông tin:
- Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh cung cấp thông tin phản ánh về tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông; các vi phạm về trật tự an toàn giao thông lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
- Trung tâm điều hành giao thông thuộc ngành Công an và ngành giao thông tiếp nhận, cung cấp thông tin về các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cơ sở đường truyền dữ liệu từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh, kết nối và chia sẻ dữ liệu về Trung tâm dữ liệu Công an thành phố Huế, các huyện, thị xã và các cơ quan chức năng liên quan đến xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
2. Cơ quan, đơn vị sử dụng thông tin bao gồm:
- Trung tâm điều hành chuyên ngành tại Công an tỉnh.
- Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ và Đường sắt, Công an tỉnh.
- Công an thành phố Huế và các huyện, thị xã.
- Trung tâm Giám sát, điều hành của ngành Giao thông.
- Các lực lượng chức năng có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Hình thức, nội dung cung cấp, trao đổi, xử lý thông tin
- Bằng văn bản, điện thoại, fax, email, phim, hình ảnh qua camera; các dữ liệu thông tin bằng thiết bị lưu trữ.
- Bằng đường truyền trực tiếp hoặc đường truyền qua mạng internet.
- Xử lý thông tin thông qua hình ảnh thu nhận được về việc phản ánh, trao đổi tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Việc xử lý vi phạm đã được các lực lượng chức năng xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
- Sử dụng cổng dịch vụ đô thị thông minh: tươngtac.thuathienhue.gov.vn, ứng dụng di động Hue - S, Hue - G để các lực lượng trực tiếp xử lý vi phạm và mọi người dân có thể tra cứu, chia sẻ dữ liệu. Thời gian, thời hiệu xử lý, kết quả xử lý nhằm tránh chồng chéo giữa các lực lượng, thực hiện đúng quy định về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Quy trình xác minh, xử phạt
6.1. Đối với hành vi vi phạm trực tiếp phát hiện
Các lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại các địa phương, các lực lượng chức năng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm. Trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm, các lực lượng chức năng nhanh chóng làm việc với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, tiến hành lập ngay biên bản vi phạm hành chính và xử phạt.
Thời gian từ lúc trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm đến lúc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định.
Quy trình lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
6.2. Đối với hành vi vi phạm xác định thông qua các thiết bị ghi nhận hình ảnh và thông tin phản ánh
a) Hình ảnh phản ánh vi phạm bao gồm:
- Hình ảnh ghi nhận trực tiếp từ hệ thống ghi nhận hình ảnh do Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh quản lý (bao gồm cả các thiết bị ghi nhận hình ảnh của các tổ chức, cá nhân, đơn vị khác đầu tư nhưng đã được phép đấu nối vào hệ thống giám sát điều hành đô thị thông minh);
- Hình ảnh được các cá nhân, tổ chức phản ánh qua kênh tiếp nhận của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đã được Trung tâm xác minh thông tin theo quy định.
Khi ghi nhận có hình ảnh vi phạm, trong thời gian không quá một giờ, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh phải gửi thông tin đến UBND và Công an thành phố, thị xã, huyện nơi xảy ra hành vi vi phạm để tiếp nhận, xác minh, xử lý.
b) UBND thành phố, thị xã, huyện giao cơ quan Công an cùng cấp phối hợp với UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi vi phạm tổ chức xác minh thông tin phản ánh để xử lý, theo 01 trong 02 quy trình như sau:
Trường hợp 01: Khi tiếp nhận được thông tin phản ánh mà lực lượng chức năng có mặt kịp thời tại hiện trường, trực tiếp ghi nhận, xác nhận được hành vi vi phạm thì xử lý tương tự như trường hợp phát hiện vi phạm trực tiếp; quy trình xử lý, xử phạt vi phạm như chỉ dẫn tại Mục 6.1, Điều 6.
Trường hợp 02: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đã rời khỏi hiện trường hoặc không đảm bảo căn cứ để xử lý trực tiếp, quy trình xử lý như sau:
Bước 1. Tiến hành xác minh thông tin của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm được phản ánh. Thời gian thực hiện nội dung này không quá 10 ngày làm việc.
Công an thành phố, thị xã, huyện chủ trì phối hợp với các phòng ban chức năng liên quan và UBND cấp xã nơi xảy ra vi phạm mời cá nhân, tổ chức có liên quan làm việc, lập biên bản xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thừa nhận đã có hành vi vi phạm thì thực hiện xác minh hành vi vi phạm thông qua các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương hoặc người làm chứng (nếu có) để lập biên bản vi phạm hành chính.
Công an, các phòng ban chức năng của thành phố, thị xã, huyện và UBND cấp xã nơi tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm thường trú, tạm trú hoặc đóng trụ sở có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin và hỗ trợ xác minh hành vi vi phạm trong thời gian không quá 02 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.
Bước 2. Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian không quá 01 ngày kể từ khi Biên bản xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính được lập và xác định đúng đối tượng, hành vi vi phạm.
Bước 3. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp không thuộc thẩm quyền, tiến hành chuyển hồ sơ vụ việc và Biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền để đề nghị ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Thời gian từ lúc lập biên bản vi phạm hành chính đến ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không quá 07 ngày; trường hợp vượt thẩm quyền, thời hạn thực hiện theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 4: Công khai các hình ảnh về hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức (kể cả đã xử lý hành chính cũng như chưa đủ căn cứ xử lý hành chính) lên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, mạng xã hội, bảng thông tin tổ dân phố nơi xảy ra vi phạm, mục hình ảnh vi phạm của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh... để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của cộng đồng.
Thông tin xử lý vụ việc phải được chuyển về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh để công bố.
Tổng thời gian từ khi hình ảnh phản ánh vi phạm được tiếp nhận đến khi ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính không quá 20 ngày.
c) Trong trường hợp vượt quá thời gian nêu trên nhưng chưa thể thực hiện ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính, Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh chuyển thông tin của vụ việc đến Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) để chủ trì, phối hợp cùng Thanh tra Sở Giao thông vận tải tiếp tục điều tra, xử lý.
Thời hạn để người có thẩm quyền tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý và ra quyết định xử phạt đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể như sau:
(1) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử phạt vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử phạt vi phạm hành chính cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
(2) Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp khó khăn, vượt thẩm quyền, kịp thời tham mưu, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, giải quyết theo quy định.
Điều 7. Kinh phí thực hiện các hoạt động phối hợp xử lý thông tin
Kinh phí thực hiện các hoạt động phối hợp được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, của Ban an toàn giao thông tỉnh.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Điều 8. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng, triển khai kế hoạch phối hợp trong điều hành và xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh và qua các nguồn cung cấp, trao đổi thông tin.
2. Căn cứ nguồn lực, điều kiện thực tế để xây dựng quy trình cụ thể cho hoạt động xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng thông tin ghi nhận được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, phù hợp với chức năng, thẩm quyền của lực lượng Công an và theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo Công an thành phố Huế, Phòng Cảnh sát giao thông và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan:
- Chủ động triển khai lực lượng thực hiện xử phạt theo quy trình khi phát hiện các trường hợp vi phạm thông qua hình ảnh nhận được từ đường truyền trực tiếp của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc từ các đơn vị phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin.
- Bố trí cán bộ thường trực, giám sát theo dõi tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh, Trung tâm giám sát, điều hành chuyên ngành của ngành Công an; báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.
3. Kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh và các cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những bất cập trong tổ chức giao thông; những sơ hở thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông trên cơ sở dữ liệu thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh, Trung tâm giám sát, điều hành giao thông của ngành Công an và ngành giao thông.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Chỉ đạo Trung tâm giám sát, điều hành giao thông của ngành:
- Theo dõi, tổng hợp tình hình giao thông qua hình ảnh thu được từ hệ thống camera giám sát của ngành và của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh nhằm phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và cung cấp thông tin cho các cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan để phối hợp xử lý theo quy định.
- Phối hợp các đơn vị có chức năng liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông được phát hiện thông qua hình ảnh đến các cá nhân, tổ chức tham gia giao thông.
2. Căn cứ nguồn lực, điều kiện của ngành, chỉ đạo Thanh tra Sở xây dựng quy trình cụ thể cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh phù hợp với chức năng, thẩm quyền của đơn vị theo quy định. Thực hiện xử phạt theo quy trình khi tiếp nhận thông tin vi phạm hành chính trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh.
3. Bố trí cán bộ thường trực, tiếp nhận thông tin phản ánh về trật tự an toàn giao thông thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh và báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin cho đơn vị phản ánh, đề nghị.
4. Chỉ đạo Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế và có văn bản kiến nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam từ chối kiểm định đối với các phương tiện chưa chấp hành xong quyết định xử phạt về hành vi vi phạm được phát hiện qua hình ảnh thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh và từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sau khi nhận được văn bản đề nghị của Công an, Thanh tra Sở GTVT; việc kiểm định phương tiện chỉ được thực hiện sau khi các lái xe, chủ phương tiện chấp hành xong quyết định xử phạt theo quy định.
Điều 10. Trách nhiệm của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh
- Theo dõi, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin phản ánh, hình ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông được phát hiện qua hệ thống camera giám sát ghi nhận được để phục vụ công tác xử lý theo quy định.
- Đảm bảo các hệ thống camera giám sát về tình hình trật tự an toàn giao thông hoạt động ổn định và cung cấp thông tin cho các cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan để phối hợp xử lý. Phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được phát hiện thông qua hệ thống camera giám sát và qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến các tổ chức, cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
- Xây dựng kế hoạch phối hợp Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải trong điều hành, kiểm tra, giám sát tình hình trật tự an toàn giao thông bằng hình ảnh trên địa bàn quản lý thông qua việc cung cấp, trao đổi thông tin; Chỉ đạo lực lượng Công an xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai xử phạt phương tiện vi phạm bằng hình ảnh thu được trên cơ sở dữ liệu hệ thống camera giám sát, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính bằng hình ảnh được phát hiện thông qua dữ liệu của hệ thống camera giám sát của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh và qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Điều 12. Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra, xử lý và phối hợp xử lý thông tin, hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 13. Cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái quy định, không thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ để xảy ra các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc thực hiện Quy chế này. Tổ chức thông báo, tuyên truyền đến hết ngày 30/10/2019; triển khai phối hợp, ra quân xử phạt vi phạm đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh kể từ ngày 01/11/2019.
Định kỳ hàng quý tổ chức họp sơ kết để đánh giá kết quả thực hiện công tác phối hợp; đánh giá, rút kinh nghiệm để thống nhất kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo; báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm xây dựng quy trình, kế hoạch cụ thể trước ngày 30/10/2019 và triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp xử lý phương tiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua hình ảnh thu được từ hệ thống camera giám sát của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh.
Điều 15. Quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, yêu cầu các cơ quan chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức báo cáo bằng văn bản gửi về Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1Quyết định 48/2018/QĐ-UBND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Nghị quyết 34/2018/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 3Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định mức phân bổ kinh phí từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông cho các lực lượng tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông” do tỉnh Gia Lai ban hành
- 5Nghị quyết 20/2019/NQ-HĐND về Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 6Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2020 về kiểm tra, xử lý xe ô tô vi phạm quy định về tải trọng, kích thước thành thùng và vi phạm trật tự an toàn giao thông do tỉnh Lào Cai ban hành
- 7Kế hoạch 22/KH-UBND về kiểm tra, xử lý xe ô tô vi phạm quy định về tải trọng, kích thước thành thùng và vi phạm trật tự an toàn giao thông năm 2021 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 8Quyết định 482/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Quảng Trị
- 10Quyết định 110/QĐ-UBND năm 2020 về giao quản lý, vận hành Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Quảng Trị
- 11Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2021 triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh (IOC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 12Quyết định 5039/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn thử nghiệm
- 13Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2022 về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 14Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế tạm thời quản lý, vận hành và sử dụng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Thuận
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 4Nghị định 165/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 7Quyết định 48/2018/QĐ-UBND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8Nghị quyết 34/2018/NQ-HĐND quy định về mức phân bổ kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 9Quyết định 45/2019/QĐ-UBND quy định mức phân bổ kinh phí từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông cho các lực lượng tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về phát động phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông” do tỉnh Gia Lai ban hành
- 11Nghị quyết 20/2019/NQ-HĐND về Quyết định chủ trương đầu tư Chương trình Xây dựng Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 12Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2020 về kiểm tra, xử lý xe ô tô vi phạm quy định về tải trọng, kích thước thành thùng và vi phạm trật tự an toàn giao thông do tỉnh Lào Cai ban hành
- 13Kế hoạch 22/KH-UBND về kiểm tra, xử lý xe ô tô vi phạm quy định về tải trọng, kích thước thành thùng và vi phạm trật tự an toàn giao thông năm 2021 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 14Quyết định 482/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Nghệ An
- 15Quyết định 496/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế hoạt động của Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Quảng Trị
- 16Quyết định 110/QĐ-UBND năm 2020 về giao quản lý, vận hành Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Quảng Trị
- 17Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2021 triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh (IOC) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 18Quyết định 5039/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn thử nghiệm
- 19Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2022 về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 20Quyết định 1089/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế tạm thời quản lý, vận hành và sử dụng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Thuận
Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp sử dụng thông tin, dữ liệu thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh để xử phạt phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 2498/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực