Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 31 tháng 3 năm 2022 |
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật xử phạt vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
Căn cứ Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính;
Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 03/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”;
Căn cứ Thông tư số 75/2020/TT-BCA ngày 02/7/2020 của Bộ Công an về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực an ninh đối với Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - yêu cầu kỹ thuật;
Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về biện pháp bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2022-2026;
Căn cứ Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 17/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về biện pháp bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2022-2026.
Để kịp thời phát hiện và có căn cứ, cơ sở xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, góp phần nâng cao ý thức của Nhân dân về việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông, phòng ngừa, kiềm giảm tai nạn giao thông, từng bước lập lại trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh với nội dung như sau:
1. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự giác của mỗi công dân nói chung và người tham gia giao thông nói riêng trong việc chấp hành quy định của pháp luật về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản cho chính mình, cộng đồng và xã hội, đồng thời giảm hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, góp phần kéo giảm các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.
2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát chỉ huy, điều khiển giao thông phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự và xử lý các hành vi vi phạm hành chính về an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông; kết nối, chia sẻ dữ liệu Hệ thống giám sát để kiểm soát, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm nhằm quản lý tình hình trật tự an toàn giao thông, an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo hình ảnh đối tượng, phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông được ghi nhận qua Hệ thống giám sát đảm bảo yêu cầu pháp lý, căn cứ lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hỗ trợ xác định nguyên nhân, diễn biến các vụ tai nạn giao thông và các vụ việc xảy ra trên tuyến giao thông.
3. Phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát phát hiện, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Hỗ trợ cơ quan chức năng trong công tác điều hành giao thông, cung cấp hình ảnh, video làm căn cứ xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ một cách trực quan, hiệu quả theo quy định của pháp luật.
4. Việc sử dụng Hệ thống giám sát phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; nghiêm cấm các hành vi lạm dụng kết quả thu thập được từ hệ thống giám sát để xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân hoặc trục lợi cá nhân.
5. Tuyên truyền sâu rộng trong Nhân dân về kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội và các địa điểm tiếp công dân... tạo nhận thức chung của người tham gia giao thông trước khi tiến hành xử lý. Công tác xử lý vi phạm gắn với tuyên truyền, giáo dục, vận động người điều khiển, chủ phương tiện vi phạm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát phục vụ công tác xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
- Tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả Hệ thống giám sát phục vụ công tác xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đảm bảo đúng quy định của pháp luật; tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ về kỹ năng vận hành, sử dụng phần mềm quản lý, thu thập cơ sở dữ liệu, hình ảnh vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy trình xử lý đảm bảo hiệu quả.
- Phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông cấp huyện, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát, điều chỉnh, lắp đặt bổ sung camera giám sát giao thông theo đúng Tiêu chuẩn cơ sở TCCS-AN 69:2020 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2020/TT-BCA ngày 02/7/2020 của Bộ Công an về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực an ninh đối với Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - yêu cầu kỹ thuật tại các địa điểm, khu vực tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông xảy ra nhiều, điểm “đen” về tai nạn giao thông; kiểm định hệ thống camera theo quy định hiện hành (Đối với camera giám sát tốc độ).
- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông từng bước tích hợp, cập nhật dữ liệu thu được qua hệ thống giám sát vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đảm bảo yêu cầu bảo mật, phục vụ công tác xử lý vi phạm theo đúng quy định; kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cảnh sát giao thông với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành Công an đáp ứng yêu cầu phát triển ứng dụng điện tử của Chính phủ, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4.
- Lập, tổng hợp và rà soát dự toán kinh phí, mua sắm trang thiết bị, máy móc, đường truyền theo đúng tiêu chuẩn, định mức hiện hành và kinh phí khác phục vụ công tác vận hành, sử dụng, khai thác Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao gửi về Sở Tài chính thẩm định, đề xuất nguồn kinh phí thực hiện, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Định kỳ, đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả công tác giám sát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua hệ thống giám sát giao thông.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tuyên truyền việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua Hệ thống giám sát giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và các hình thức tuyên truyền khác.
- Phối hợp Công an tỉnh và các đơn vị liên quan hoàn thiện Hệ thống giám sát để cung cấp dữ liệu cho Công an tỉnh tiến hành xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đề xuất lắp đặt hệ thống thông báo vi phạm (bảng điện tử) tại các điểm lắp đặt hệ thống giám sát giao thông có chức năng ghi nhận vi phạm tốc độ; định kỳ tiến hành bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống giám sát đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo các quy định pháp luật, tiêu chuẩn hiện hành, làm căn cứ pháp lý xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Quản lý, cung cấp tài khoản truy cập hệ thống giám sát giao thông cho Công an tỉnh để khai thác dữ liệu phục vụ cho việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; định kỳ rà soát các tài khoản truy cập vào phần mềm hệ thống.
- Nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống giám sát giao thông, phát huy tối đa tính năng, hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự và trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phối hợp Công an tỉnh tiến hành khảo sát, lắp đặt bổ sung camera giao thông thông minh tại các nút giao, các tuyến đường có tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp, các điểm “đen” về tai nạn giao thông.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn liên quan đến việc cập nhật, tích hợp, quản lý, khai thác dữ liệu, chế độ sao lưu liên quan đến Hệ thống giám sát; công bố các thông số kỹ thuật liên quan đến hệ thống giám sát phục vụ công tác xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh tiến hành kiểm tra hệ thống giám sát đảm bảo đúng theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS-AN 69:2020 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2020/TT-BCA ngày 02/7/2020 của Bộ Công an về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực an ninh đối với Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - yêu cầu kỹ thuật và các quy định pháp luật có liên quan.
4. Sở Giao thông vận tải - Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh
- Phối hợp các đơn vị liên quan khảo sát, rà soát, đánh giá hiện trạng các tuyến giao thông để kịp thời khắc phục các bất hợp lý về tổ chức giao thông, xây dựng phương án tổ chức lại giao thông phù hợp với thực tiễn, nhất là việc điều chỉnh, bổ sung đầy đủ các công trình báo hiệu đường bộ (đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,...), lắp đặt các bảng thông báo vi phạm về tốc độ trên các tuyến giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo đủ cơ sở, căn cứ thực hiện việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua hệ thống giám sát giao thông.
- Chỉ đạo Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh phối hợp với Công an tỉnh trong công tác xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua Hệ thống giám sát giao thông.
Tổng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch này đảm bảo kịp thời.
Bố trí kinh phí thường xuyên của tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện Kế hoạch và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
7. Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh: phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường đưa tin, bài tuyên truyền sâu rộng tới người dân về việc xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua hệ thống giám sát giao thông trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền trực tiếp đến ấp, khu phố, tổ dân phố, khu dân cư... và người dân trên địa bàn về công tác xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ qua hệ thống giám sát, để nâng cao nhận thức chấp hành nghiêm các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông.
- Hàng năm, quan tâm, đầu tư Hệ thống giám sát giao thông trên địa bàn phụ trách; chỉ đạo lực lượng Công an thực hiện nghiêm túc việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị đã triển khai Hệ thống giám sát, tiếp tục đầu tư bổ sung, nâng cấp đảm bảo đúng Tiêu chuẩn cơ sở TCCS-AN 69:2020 ban hành kèm theo Thông tư số 75/2020/TT-BCA để phục vụ công tác xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch đảm bảo từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định pháp luật liên quan.
1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này và theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông là đầu mối điều phối công tác quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát của Ủy ban nhân dân tỉnh; đáp ứng mục đích, yêu cầu sử dụng của các đơn vị theo quy định của pháp luật.
3. Thời gian thực hiện: bắt đầu từ ngày 01/4/2022.
4. Giao Công an tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ, đột xuất phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh tình hình, kết quả công tác xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ qua Hệ thống giám sát giao thông.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh cần phải điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp; các sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan kịp thời phản ảnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông) để theo dõi, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp sử dụng thông tin, dữ liệu thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh để xử phạt phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng đối với hệ thống đường tỉnh và đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 862/KH-UBND năm 2021 về lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, giám sát Covid-19 đối với tài xế, phụ xe, hành khách tại các đầu mối giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Kế hoạch 1419/KH-UBND về lập lại trật tự lòng lề đường và vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
- 6Quyết định 1597/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2023 Dự án Sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì An toàn giao thông đường bộ toàn cầu giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 365/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế vận hành Hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung (SOC) tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 5Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 6Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp sử dụng thông tin, dữ liệu thu được từ Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh để xử phạt phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 165/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án "Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng đối với hệ thống đường tỉnh và đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Kế hoạch 862/KH-UBND năm 2021 về lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, giám sát Covid-19 đối với tài xế, phụ xe, hành khách tại các đầu mối giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
- 11Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính
- 12Thông tư 75/2020/TT-BCA năm 2020 về tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực an ninh đối với Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, yêu cầu kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 13Nghị quyết 42/NQ-HĐND năm 2021 về biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2022-2026
- 14Quyết định 430/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 15Kế hoạch 1419/KH-UBND về lập lại trật tự lòng lề đường và vệ sinh môi trường trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
- 16Quyết định 1597/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2023 Dự án Sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì An toàn giao thông đường bộ toàn cầu giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 17Quyết định 365/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế vận hành Hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung (SOC) tỉnh Quảng Ngãi
Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2022 về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 107/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra