- 1Thông tư 18/2020/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 106/QĐ-NHNN năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2020
- 3Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 249/2000/QĐ-NHNN9 | Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2000 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 . Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2 . Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3 . Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 249/2000/QĐ-NHNN9 ngày 9/ 8 /2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước, ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà.
Điều 2. Phát huy quyền dân chủ của công chức, viên chức gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của Cấp uỷ Đảng các cấp chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.
Điều 3. Dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật; phát huy dân chủ, nhưng đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm nội quy, quy chế của đơn vị, quy định pháp luật và xâm phạm quyền tự do của công chức, viên chức, cản trở việc thi hành công vụ trong hoạt động Ngân hàng.
Điều 4. Đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước quy định trong Quy chế này gồm Ngân hàng Trung ương, Học viện Ngân hàng, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại TP.Hồ Chí Minh và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ
Mục I. TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Điều 5. Thủ trưởng đơn vị là người quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về toàn bộ hoạt động của đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ công vụ của công chức, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Định kỳ họp giao ban, thủ trưởng đơn vị đánh giá thực hiện chương trình công tác trong thời gian qua, lắng nghe ý kiến đóng góp của công chức, viên chức và định ra kế hoạch chủ yếu cần phải triển khai trong thời gian tới.
6 tháng một lần, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm đánh giá chương trình công tác của đơn vị và các bộ phận trong đơn vị, chỉ rõ và đề ra các giải pháp tích cực nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và xem xét, đánh giá những việc chưa làm được trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Sau một năm, Thủ trưởng đơn vị phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của đơn vị; đồng thời thực hiện việc đánh giá công chức, viên chức theo Quyết định số 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC ngày 5/12/1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành Quy chế đánh giá công chức hàng năm. Trình tự cụ thể sau:
a) Công chức, viên chức viết bản tự kiểm điểm, nhận xét công tác bao gồm những nội dung chủ yếu:
- ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Những công việc cụ thể đã làm trong năm, đánh giá về mặt chất lượng, hiệu quả công việc được giao; công chức, viên chức là lãnh đạo phải đánh giá cả mặt lãnh đạo tập thể trong năm của mình.
- Phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tính trung thực trong công tác.
- Quan hệ phối hợp công tác.
- Việc học tập nâng cao nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
b) Tập thể nơi công chức, viên chức công tác góp ý kiến vào bản nhận xét, ghi vào phiếu phân loại công chức, viên chức (không phải ký tên).
c) Thủ trưởng trực tiếp của công chức, viên chức ghi nhận xét, đánh giá theo định kỳ hàng năm đối với công chức, viên chức và thông báo cho công chức, viên chức biết, công chức, viên chức có quyền phát biểu ý kiến với thủ trưởng trực tiếp của mình về đánh giá định kỳ hàng năm.
d) Việc đánh giá định kỳ hàng năm được lưu vào hồ sơ công chức, viên chức do cơ quan quản lý.
Điều 7. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm quản lý công chức, viên chức thuộc đơn vị về các mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, sử dụng, đào tạo, thực hiện chế độ chính sách nội quy, quy chế cơ quan để xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 8. Thủ trưởng đơn vị phải lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của công chức, viên chức và không được có hành vi trù dập đối với công chức, viên chức đã góp ý, phê bình mình. Khi công chức, viên chức đề nghị được gặp Thủ trưởng đơn vị thì Thủ trưởng đơn vị bố trí gặp và trao đổi các vấn đề liên quan.
Điều 9. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản đơn vị, tiết kiệm, chống lãng phí kinh phí được cấp, tuỳ theo nội dung tính chất của từng loại thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin thực hiện việc công khai về tài chính .
1. Việc công khai tài chính được tiến hành bằng các hình thức; phổ biến, công khai lên bảng, hay bằng văn bản, tuỳ theo mức độ và nội dung yêu cầu.
2. Những việc công khai tài chính phải đảm bảo được bí mật của đơn vị, quyền lợi quốc gia theo quy định pháp luật.
Điều 10. Thủ trưởng đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, những hành vi tham nhũng, hối lộ, nhận hối lộ, lãng phí, thiếu trách nhiệm gây thất thoát tài sản của đơn vị, Nhà nước, xử lý theo thẩm quyền và tạo điều kiện để cơ quan tổ chức có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định của Nhà nước.
Điều 11. Thủ trưởng đơn vị phối hợp với cấp uỷ, đoàn thể quần chúng tổ chức hội nghị công chức, viên chức đơn vị theo định kỳ năm 1 lần vào cuối năm hoặc bất thường.
Hội nghị công chức, viên chức cơ quan có nội dung:
1. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của cấp uỷ Đảng, chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đánh giá việc thực hiện chương trình công tác và thảo luận, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch kỳ tới của đơn vị.
2. Thủ trưởng đơn vị tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của công chức, viên chức giải đáp những thắc mắc, đề nghị của công chức, viên chức.
3. Bàn biện pháp sắp xếp cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của công chức, viên chức .
4. Thực hiện thi đua khen thưởng cá nhân, tập thể của đơn vị có thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ được giao; đối tượng, hình thức và tiêu chuẩn thực hiện theo các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
2. Tạo điều kiện cho cấp uỷ Đảng và các đoàn thể quần chúng làm việc.
3. Nghiên cứu trả lời các kiến nghị của cấp uỷ Đảng và các tổ chức đoàn thể; định kỳ thông báo kết quả và tình hình hoạt động của đơn vị; mời đại diện cấp uỷ Đảng, Đoàn thể tham gia các cuộc họp có liên quan.
Mục II. TRÁCH NHIỆM CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.
Điều 13. Công chức, viên chức phải thực hiện nghĩa vụ của công chức, viên chức và không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh cán bộ, công chức, các Nghị định của Chính phủ cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan và Quy chế công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước.
Công chức, viên chức chịu trách nhiệm trước pháp luật, Thủ trưởng đơn vị về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình, có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
Điều 14. Trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ ở nơi làm việc hay đi công tác công chức, viên chức phải phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; làm đúng chức trách phận sự công việc được giao.
Công chức, viên chức có quyền trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của ngươì phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo cấp trên.
Điều 15. Công chức, viên chức phải thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không ngừng tiến bộ, thẳng thắn phê bình, đấu tranh để xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, kể cả góp ý kiến phê bình Thủ trưởng đơn vị; khi được yêu cầu công chức, viên chức có trách nhiệm góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, các đề án của đơn vị.
Mục III. NHỮNG VIỆC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC PHẢI ĐƯỢC BIẾT.
Điều 16. Những việc sau đây phải công khai cho công chức, viên chức được biết:
- Chủ trương, chính sách chế độ, quy định của Nhà nước liên quan đến công việc đơn vị.
- Chương trình công tác trong tháng, quý, năm của đơn vị.
- Việc tuyển dụng công chức, nâng bậc lương, nâng ngạch.
- Việc đề bạt cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Việc khen thưởng, kỷ luật; những vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong đơn vị đã được kết luận, xử lý.
- Nội quy, quy chế của cơ quan ...
Điều 17. Thủ trưởng có trách nhiệm thông báo cho công chức,viên chức biết những vấn đề quy định tại điều 16 trên đây bằng một trong các hình thức sau đây:
1. Niêm yết tại cơ quan;
2. Thông báo tại hội nghị công chức,viên chức của đơn vị;
3. Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể công chức, viên chức;
4. Thông báo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến cán bộ, công chức, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thông báo đến công chức, viên chức trong đơn vị biết để thực hiện.
5. Thông báo bằng văn bản cho cấp uỷ, Ban chấp hành đoàn thể quần chúng.
Mục 4. NHỮNG VIỆC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THAM GIA Ý KIẾN, THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH.
Điều 18. Những việc công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp, hoặc thông qua người đại diện trước khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Thủ trưởng đơn vị quyết định gồm:
1. Giải pháp thực hiện nghị quyết của cấp trên liên quan đến công việc của đơn vị.
2. Chương trình công tác hàng năm của đơn vị.
3. Tổ chức phong trào thi đua của đơn vị.
4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của đơn vị.
5. Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà và việc quản lý tài sản trong đơn vị.
6. Kế hoạch tuyển dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong đơn vị theo quy định.
7. Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan về quyền lợi và lợi ích của công chức, viên chức.
8. Nội quy, quy chế đơn vị.
Điều 19. Hình thức lấy ý kiến.
1. Công chức, viên chức tham gia ý kiến trực tiếp với Thủ trưởng đơn vị theo phân cấp quản lý sử dụng cán bộ, công chức (Thống đốc, Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng ban, Giám đốc).
2. Thông qua đại hội các đoàn thể, hội nghị công chức, viên chức đơn vị.
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp vào dự thảo văn bản để công chức, viên chức, góp ý tham gia.
Điều 20. Khi Thủ trưởng đơn vị quyết định những vấn đề nêu tại điều 18 khác với ý kiến tham gia của đa số công chức, viên chức thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thông báo, giải thích lại để công chức, viên chức biết.
Mục 5. NHỮNG VIỆC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIÁM SÁT, KIỂM TRA
Điều 21. Công chức, viên chức có quyền kiểm tra, giám sát những việc sau:
1. Thực hiện chủ trương, chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước, của cấp trên, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan.
2. Chế độ sử dụng và chi tiêu tài chính.
3. Thực hiện nội quy, quy chế cơ quan.
4. Thực hiện chế độ chính sách và quyền lợi của công chức, viên chức thuộc đơn vị.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ đơn vị.
Điều 22. Việc kiểm tra, giám sát được thông qua:
1. Kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt nội bộ đơn vị.
2. Thông qua hội nghị công chức, viên chức của đơn vị.
3. Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan.
THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VỚI CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC
Mục I: QUAN HỆ VỚI CÔNG DÂN, TỔ CHỨC NGOÀI NGÀNH NGÂN HÀNG
Điều 23. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc công khai tại công sở để công chức, viên chức và công dân, tổ chức ngoài ngành Ngân hàng biết:
1. Bộ phận chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan;
2. Thủ tục hành chính giải quyết công việc;
3. Hồ sơ cho từng loại công việc;
4. Thời gian giải quyết từng loại công việc.
Điều 24. Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo và kiểm tra công chức, viên chức trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức được giao; kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nhà nước. Đối với công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, công cụ, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
Điều 25. Khi công dân, tổ chức ngoài ngành Ngân hàng có yêu cầu, công chức, viên chức có trách nhiệm giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền. Những việc không thuộc thẩm quyền giải quyết, công chức, viên chức phải thông báo để công dân, tổ chức ngoài ngành biết, đồng thời phải báo cáo cụ thể cho Thủ trưởng đơn vị biết. Công chức, viên chức không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà trong việc giải quyết tiếp dân, tổ chức ngoài ngành.
Điều 26. Công chức, viên chức không tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân, tổ chức ngoài ngành tại nhà riêng.
Công việc của công dân, tổ chức ngoài ngành Ngân hàng có liên quan, phải được công chức, viên chức nghiên cứu xử lý và giải quyết một cách nhanh nhất theo đúng quy định của Nhà nước.
Những công việc đã có thời hạn giải quyết theo quy định thì công chức, viên chức phải chấp hành đúng thời hạn đó. Trường hợp cần có thời gian để nghiên cứu giải quyết thì công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo kịp thời cho công dân, tổ chức ngoài ngành biết.
Công chức, viên chức có trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức ngoài ngành theo quy định của Nhà nước.
Điều 27. Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo việc bố trí nơi tiếp dân, thực hiện việc tiếp dân, có hòm thư góp ý. Hàng tuần người có trách nhiệm của đơn vị mở hòm thư, nghiên cứu ý kiến được gửi đến và báo cáo Thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu và đề ra những biện pháp giải quyết các ý kiến góp ý.
Điều 28. Đối với những chương trình, dự án do đơn vị xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo để địa phương đó biết, nếu có ý kiến tham gia, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm xem xét, trả lời, giải quyết các ý kiến tham gia góp ý.
Mục II: QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN.
Điều 29. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đơn vị có quyền phản ảnh những vướng mắc, khó khăn trong qúa trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; kiến nghị lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước những vấn đề không phù hợp; cần sửa đổi bổ sung trong các chế độ chính sách, các quy định của Nhà nước và trong việc chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp trên.
Khi có căn cứ xác định quyết định của cơ quan cấp trên là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay vơí người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Điều 30. Thủ trưởng đơn vị được quyền tham gia đóng góp ý kiến, phê bình đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Khi được yêu cầu, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu tham gia ý kiến vào các dự thảo về chế độ chính sách, văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gửi đến.
Điều 31. Đơn vị có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo quy định; có những vấn đề nảy sinh vượt quá khả năng giải quyết thì phải báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để xin ý kiến chỉ đạo; nội dung báo cáo lên cơ quan cấp trên phải khách quan, trung thực, kịp thời.
Mục III: QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN CẤP DƯỚI.
Điều 32. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của đơn vị cấp dưới và chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của đơn vị cấp dưới nếu những sai lầm, khuyết điểm đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thủ trưởng đơn vị.
Phải thông báo cho cơ quan cấp dưới những chủ trương, chính sách, quy chế, quy định của Ngành Ngân hàng và các quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động và phạm vi trách nhiệm của đơn vị cấp dưới.
Điều 33. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết kịp thời các yêu cầu, kiến nghị của đơn vị cấp dưới.
Định kỳ, Thủ trưởng đơn vị phải làm việc với Thủ trưởng đơn vị cấp dưới. Khi đơn vị cấp dưới có yêu cầu thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm tiếp và làm việc.
Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm và thái độ khuyến khích những thông tin, báo cáo trung thực, khách quan của đơn vị cấp dưới.
Điều 34. Phải tham khảo ý kiến của đơn vị cấp dưới trong việc xây dựng chế độ, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 35. Việc giải quyết cấp, bổ sung kinh phí, biên chế cho đơn vị cấp dưới phải kịp thời, phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao và theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 36. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm, phổ biến đến toàn thể công chức, viên chức của đơn vị mình bản Quy chế này. Công chức, viên chức thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Việc bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC về Quy chế đánh giá công chức hàng năm do Trưởng ban Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 3Công văn 898/CV-NHNN10 về việc thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Tổ chức tín dụng
- 4Thông tư 18/2020/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Quyết định 106/QĐ-NHNN năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2020
- 6Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư 18/2020/TT-NHNN bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 106/QĐ-NHNN năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2020
- 3Quyết định 154/QĐ-NHNN năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 11/1998/QĐ-TCCP-CCVC về Quy chế đánh giá công chức hàng năm do Trưởng ban Ban Tổ chức,cán bộ Chính phủ ban hành
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Nghị định 71/1998/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
- 4Công văn 898/CV-NHNN10 về việc thực hiện Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Tổ chức tín dụng
Quyết định 249/2000/QĐ-NHNN9 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 249/2000/QĐ-NHNN9
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/08/2000
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Lê Đức Thuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/08/2000
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực