Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 248/2007/QĐ-UBND | Huế, ngày 30 tháng 01 năm 2007 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 248/2007/QĐ - UBND ngày 30/01/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Công tác xuất khẩu lao động được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ những năm 1980, tại Đại hội Đảng lần thứ V đã xác định “... mở rộng đưa lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động việc làm nói chung”. Chỉ thị số 41/CT-TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị đã khẳng định : “Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế, chính sách xuất khẩu lao động và chuyên gia; Chính phủ đã ban hành một số Nghị định, Thông tư kịp thời điều chỉnh những phát sinh trong quan hệ liên quan đến xuất khẩu lao động như Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, Thông tư Liên tịch số 03/2006/TTLT/BLĐTBXH-BNG ngày 31/3/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Nghị định số 141/2005/NĐ-CP nêu trên...
Xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động.
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG CÁC NĂM QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
Dân số Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2005 có 1.134.480 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động 661.543 người, chiếm 58,31% tổng dân số; tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị chiếm 5,67 %, hằng năm có gần một vạn lao động thuộc lực lượng sinh viên, học sinh ra trường, bộ đội xuất ngũ, bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh nhà, một bộ phận lao động mất việc làm do sắp xếp lại doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước làm tăng áp lực về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Trung bình mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho hơn 1,4 vạn lao động đi làm việc trong và ngoài tỉnh, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 500 LĐ/năm. Xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm giải quyết việc làm trước mắt cho người lao động, nhưng xét về lâu dài đây cũng là đội ngũ lao động sau khi về nước có kỹ năng lao động, tác phong công nghiệp và lao động có tay nghề.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 10 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn, trong đó Công ty Cổ phần Cơ khí và xuất khẩu lao động Thừa Thiên Huế là đơn vị duy nhất thuộc tỉnh quản lý có chức năng tuyển lao động xuất khẩu trực tiếp, các đơn vị còn lại ở ngoài tỉnh lập văn phòng đại diện, hoặc cử cán bộ trực tiếp tuyển lao động ở địa phương, hoặc thông qua các Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trường Kỹ nghệ, các phòng Nội vụ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp tổ chức tuyển chọn lao động và đào tạo nghề, giáo dục định hướng; một số địa phương đã thực hiện mô hình liên kết trách nhiệm giữa chính quyền cơ sở với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc triển khai xuất khẩu lao động tại địa phương.
Từ năm 2001 đến 2005 đã đưa 2.845 lao động đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể như sau:
Năm | Lao động trên các thị trường | |||||
Đài Loan | Nhật Bản | Hàn Quốc | Malaysia | Lào | Tổng cộng | |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
2001 | 72 |
|
|
| 103 | 1175 |
2002 | 85 |
|
| 31 |
| 116 |
2003 | 138 | 24 |
| 344 |
| 506 |
2004 | 86 |
|
| 214 |
| 300 |
2005 | 48 | 2 | 42 | 1.356 |
| 1.448 |
Tổng | 429 | 26 | 42 | 1.954 | 103 | 2.845 |
Nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã xem công tác xuất khẩu lao động là một nhiệm vụ chính trị, kinh tế trọng tâm, là giải pháp giải quyết lao động thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, có 8/9 huyện đã đưa chỉ tiêu về XKLĐ được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân cấp huyện; Huyện uỷ A Lưới đã ban hành Chỉ thị về công tác Lao động việc làm và Xuất khẩu lao động. Trong năm 2006, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) đã tổ chức 2 hội nghị về công tác XKLĐ trên địa bàn cho các huyện, thành phố và một số xã, phường, thị trấn. 8/9 huyện, thành phố Huế đã cử cán bộ lãnh đạo huyện và phòng Nội vụ - Lao động Thương binh Xã hội khảo sát, thăm lao động tại thị trường Malaysia.
Nhìn chung, đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài đều có việc làm ổn định, có thu nhập khá cao, thường xuyên gửi tiền về trả tiền vay trước khi đi và giúp gia đình, ổn định cuộc sống. Bản thân người lao động từng bước thích nghi dần với môi trường sống mới, có tác phong công nghiệp, có ý thức kỷ luật, lao động có kỹ thuật, năng suất, trình độ chuyên môn tay nghề ngày được nâng cao, khi hoàn thành hợp đồng, lao động trở về địa phương sẽ có tay nghề, có vốn tạo điều kiện để đầu tư, giải quyết việc làm cho bản thân và thu hút lao động tại địa phương.
III. CHỈ TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Thực hiện Chỉ 41- CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia, Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài và Chỉ thị số 22/CT-TV ngày 18/12/2002 của Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xuất phát từ tình hình thực tế về lao động xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2005, bình quân hàng năm đưa được hơn 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Để đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động từ nay đến 2010, cần xác định rõ chỉ tiêu và giải pháp xuất khẩu lao động như sau:
1- Chỉ tiêu:
Trong giai đoạn 2006 - 2010, phấn đấu mỗi năm đưa 2000 lao động xuất khẩu sang làm việc có thời hạn ở các nước Malaysia, Đài Loan, Nhật bản, Hàn Quốc và Dubai...Phấn đấu qua 5 năm đạt 10.000 lao động xuất khẩu. Thành phần lao động xuất khẩu là những đối tượng chưa có việc làm ở các khu vực thành thị và nông thôn, có sức khỏe, đảm bảo phẩm chất đạo đức tốt, được giáo dục định hướng và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu.
2- Phương hướng:
Tại Thông báo kết luận số 140/TB-UBND ngày 11/8/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi họp bàn về chấn chỉnh hoạt động công tác xuất khẩu lao động đã nêu: “Xuất khẩu lao động là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tất cả các ngành các cấp, các địa phương phải có sự phối hợp để thực hiện. Các cơ quan liên quan cần trao đổi thông tin cho nhau về tiêu chuẩn của từng thị trường lao động để có kế hoạch xét tuyển và đào tạo nghề phù hợp...”
Thực hiện kế hoạch về XKLĐ cho giai đoạn 2006-2010 bên cạnh việc khôi phục các địa bàn truyền thống, đồng thời mở ra những thị trường mới nhằm thu hút lao động giải quyết việc làm. Việc giáo dục định hướng, học ngoại ngữ, đào tạo nâng cao tay nghề để kịp thời cung ứng cho thị trường xuất khẩu lao động đủ số lượng và chất lượng là vấn đề cần quan tâm.
1. Tuyên truyền vận động:
Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động để tuyển chọn, đào tạo lao động đủ năng lực và phẩm chất, bảo đảm thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Tăng cường tuyên truyền về pháp luật lao động Việt Nam, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đối với công tác xuất khẩu lao động để mọi người hiểu đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia công tác xuất khẩu lao động, cũng như hiểu rõ pháp luật lao động, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động Việt Nam đến làm việc để người lao động thực hiện hợp đồng thuận lợi hơn, tránh trình trạng bỏ lỡ hợp đồng.
Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc, môi trường sinh hoạt. Thông báo về tiền lương, tiền công, quyền lợi của người lao động được hưởng và các khoản phải đóng góp, các chi phí trước khi xuất cảnh để người lao động chuẩn bị. Đấu tranh ngăn chặn các thông tin thất thiệt, gây hoang mang, giảm quyết tâm trong tham gia XKLĐ, thực hiện triệt để Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Cương quyết chống các hiện tượng tiêu cực, các hoạt động lừa đảo trong xuất khẩu lao động.
2. Mở rộng thị trường:
Củng cố và ổn định thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Phát triển thị trường Dubai và một số thị trường Đông Âu... mở rộng quan hệ đối tác tìm kiếm, thẩm định và đi đến ký kết những hợp đồng cung ứng lao động.
Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ và cẩn trọng trong việc thẩm định, ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, không chạy theo số lượng, chọn những đối tác có việc làm ổn định, thu nhập cao.
3. Nâng cao chất lượng trong giáo dục định hướng:
Trang bị cho lao động xuất khẩu những kiến thức cơ bản cho quá trình lao động ở nước ngoài. Đối tượng giáo dục định hướng là số lao động chuẩn bị xuất khẩu, đây là lực lượng gồm nhiều thành phần khác nhau về trình độ, về hoàn cảnh gia đình, về khả năng tiếp thu vì vậy trong giáo trình cần được chuẩn bị tốt và thiết thực, sát thực tế, đảm bảo có chất lượng, có hiệu quả.
Ngoài việc đào tạo về ngoại ngữ, về chuyên môn cần quan tâm đến phẩm chất đạo đức của người lao động, cương quyết loại trừ những học viên kém phẩm chất để hạn chế vi phạm hợp đồng, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp nói riêng và lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung trên thị trường các nước.
Trang bị cho người lao động hiểu biết những thuận lợi, khó khăn trong môi trường làm việc ở nước ngoài, một tinh thần sẵn sàng lao động, làm việc và thực hiện tốt hợp đồng đã ký kết, thay đổi suy nghĩ, không ảo tưởng trong công việc và lối sống trên đất bạn.
4. Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp tuyển lao động xuất khẩu:
- Năng cao chất lượng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị phục vụ cho học tập và thực hành được đổi mới, thiết thực cho việc hành nghề sau này.
- Tuyển chọn, hợp đồng đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín hướng dẫn, truyền đạt cho học viên đạt chất lượng cao.
- Tùy theo điều kiện để mở những lớp tập trung học ngay trên địa bàn tuyển để tạo thuận lợi cho học viên tham gia học tập, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại...
5. Vốn vay xuất khẩu lao động:
Cải thiện điều kiện vay vốn thông thoáng giúp cho lao động xuất khẩu vay kịp thời, đảm bảo không bỏ lỡ chuyến bay do không vay được vốn. Tạo thuận lợi cho lao động vay vốn khi tham gia xuất khẩu lao động.
Huy động tăng thêm vốn bằng nguồn trích ngân sách tỉnh mỗi năm 7 - 8 tỷ đồng và đề nghị Ngân hàng Chính sách Trung ương bổ sung cho vốn vay xuất khẩu lao động.
Các Ngân hàng thương mại cần nghiên cứu quy chế cho vay đối với đối tượng xuất khẩu lao động bằng tín chấp đảm bảo đồng thời bảo tồn - phát triển được vốn và tạo cơ hội cho người lao động xuất khẩu.
6. Củng cố hoạt động của các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ:
Chỉ thị số 31/2006CT/-UBND ngày 11/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động đã ghi rõ "Các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động hoặc hoạt động tư vấn xuất khẩu lao động phải công khai rõ ràng, minh bạch tại doanh nghiệp và cho người lao động về thu nhập của người lao động được hưởng khi ra làm việc ở nước ngoài và các khoản chi phí đối với người lao động theo đúng quy định về hoạt động xuất khẩu lao động hiện hành. Nghiêm cấm việc các doanh nghiệp tự đặt ra các khoản thu trái quy định của Nhà nước đối với người lao động. Đồng thời, làm tốt công tác tư vấn hướng dẫn đối với người lao động". Các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động phải thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, kịp thời uốn nắn những sai trái trong hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ XKLĐ.
Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và các ban ngành giúp việc, tham mưu gồm Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Y tế, Ngân hàng Chính sách xã hội, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến Binh, tùy theo chức năng, nhiệm vụ triển khai đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quán triệt, tuyên truyền pháp luật về xuất khẩu lao động, chỉ đạo phát triển thị trường lao động ...
A.- Nhiệm vụ của các ngành:
Rà soát, đánh giá tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức tập huấn, phổ biến giới thiệu các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước đến tận cán bộ thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lao động và người lao động ở các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
1. Ngành Công an: Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động, chỉ đạo phòng Quản lý Xuất nhập cảnh tạo mọi điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian lập các thủ tục theo quy trình cấp hộ chiếu cho người lao động.
2. Ngành Y tế : Phối hợp tốt việc khám sức khỏe cho lao động xuất khẩu đảm bảo chính xác, kịp thời.
3. Ngành Tài chính phối hợp với Kế hoạch - Đầu tư tham mưu trích ngân sách tỉnh để hỗ trợ cho lao động nghèo vay khi tham gia xuất khẩu lao động.
4. Ngành Văn hóa -Thông tin, các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Huế: tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về xuất khẩu lao động cho mọi tầng lớp nhân dân.
5. Ngân hàng Chính sách xã hội, các Ngân hàng Thương mại có kế hoạch chuẩn bị vốn đáp ứng đầy đủ phục vụ công tác xuất khẩu lao động.
Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa trong thủ tục vay thế chấp, tín chấp cho người lao động vay tham gia xuất khẩu lao động.
B. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động, UBND cấp huyện, Thành phố, phường, xã thị trấn:
Phối hợp với UBMT, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên...tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xuất khẩu lao động.
Sơ tuyển và giới thiệu cho doanh nghiệp có chức năng tuyển những lao động có đủ phẩm chất đạo đức, có sức khỏe tham gia XKLĐ.
Theo dõi đôn đốc kiểm tra công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn.
Tổng hợp, báo cáo về công tác XKLĐ cho Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động tỉnh.
C. Nhiệm vụ các doanh nghiệp có chức năng hoạt động xuất khẩu lao động:
- Chủ động, liên hệ các đơn vị liên quan tìm đối tác, khai thác thị trường;
- Phối hợp với các Ban chỉ đạo XKLĐ địa phương tổ chức tuyển chọn tạo nguồn, giáo dục định hướng đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Cử cán bộ quản lý, theo dõi lao động xuất khẩu ở nước ngoài, kịp thời giải quyết những tình huống phát sinh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của lao động xuất khẩu trên đất bạn.
VI. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO:
Định kỳ hàng tháng Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động cấp xã, phường, thị trấn báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ đạo huyện, thành phố để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Định kỳ 6 tháng Ban chỉ đạo XKLĐ tỉnh rà soát, đánh giá công tác xuất khẩu lao động, kịp thời chấn chỉnh, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động tỉnh xem xét giải quyết./.
- 1Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 21/2008/QĐ-UBND về điều chỉnh đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2003-2010 kèm theo Quyết định 75/2003/QĐ-UB do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Quyết định 11/2006/QĐ-UBND về đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4Quyết định 1814/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án mở rộng và nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến 2015 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 5Quyết định 4371/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
- 6Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 31 tháng 12 năm 2010 hết hiệu lực pháp luật do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1Nghị định 141/2005/NĐ-CP về việc quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
- 2Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BLĐTBXH-BNG hướng dẫn Nghị định 141/2005/NĐ-CP về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 81/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ Luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Chỉ thị 41/CT-TW năm 1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia do Bộ Chính trị ban hành
- 7Quyết định 21/2008/QĐ-UBND về điều chỉnh đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2003-2010 kèm theo Quyết định 75/2003/QĐ-UB do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Quyết định 11/2006/QĐ-UBND về đề án xuất khẩu lao động giai đoạn 2006 - 2010 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 9Quyết định 1814/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án mở rộng và nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến 2015 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 10Quyết định 4371/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2015
- 11Chỉ thị 31/2006/CT-UBND chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Quyết định 248/2007/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Xuất khẩu lao động do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 248/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Ngô Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra