Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2452/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 9 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 16/9/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật chăn nuôi;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Căn cứ Quyết định số 3808/QĐ-BNN-TCCB ngày 22/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế mẫu về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã;
Căn cứ Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 148/TTr-SNN&PTNT ngày 15/09/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện với UBND cấp huyện; nhân viên thú y cấp xã với UBND cấp xã trong công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO CỦA TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y CẤP HUYỆN VỚI UBND CẤP HUYỆN; NHÂN VIÊN THÚ Y CẤP XÃ VỚI UBND CẤP XÃ TRONG CÔNG TÁC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2452/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Quy chế này quy định trách nhiệm, quyền hạn của Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện) đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện); nhân viên thú y cấp xã công tác trên địa bàn cấp xã với UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) trong quản lý, phối hợp công tác, chế độ thông tin báo cáo để thực hiện quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn cấp huyện, xã.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện; Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế) các huyện, thành phố; công chức, viên chức làm trong ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh, cấp huyện; nhân viên thú y cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi và thú y ở cấp huyện, cấp xã chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Điều 3. Nội dung quản lý, phối hợp chung
1. Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trong công tác chăn nuôi và thú y.
2. Tham mưu, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển chăn nuôi của địa phương; các văn bản, kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp xã phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và địa phương.
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật về chăn nuôi và thú y để người chăn nuôi thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
4. Tổ chức quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương; thống kê, kê khai chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; đánh giá và hỗ trợ thiệt hại cho cơ sở chăn nuôi sau thiên tai, dịch bệnh.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi và thú y theo thẩm quyền.
6. Triển khai thực hiện công tác phòng, chống và giám sát dịch bệnh động vật, tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm, phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi trên địa bàn.
7. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác chăn nuôi và thú y.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, phối hợp công tác
1. Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Chăn nuôi và Thú y từ tỉnh đến cơ sở với UBND cấp huyện, cấp xã trong công tác chăn nuôi và thú y trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
2. Trình tự giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, quy chế làm việc của UBND cấp huyện, cấp xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện; chương trình, kế hoạch công tác của nhân viên thú y cấp xã công tác trên địa bàn cấp xã.
3. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4. Phối hợp công tác, trao đổi thông tin, báo cáo theo đúng phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Điều 5. Phương pháp phối hợp khi giải quyết công việc cụ thể
1. Khi giải quyết công tác chăn nuôi và thú y thuộc trách nhiệm của Trạm chăn nuôi và Thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã nhưng có liên quan trực tiếp tới thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương thì UBND cấp huyện, xã chủ trì; Trạm chăn nuôi và Thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã phối hợp.
Nếu vượt quá thẩm quyền thì UBND cấp huyện báo cáo UBND cấp tỉnh chủ trì, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện chủ trì giải quyết. Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện, nhân viên thú y cấp xã phối hợp.
2. Khi cần phối hợp để giải quyết công tác chăn nuôi và thú y có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Trạm chăn nuôi và Thú y cấp huyện thì Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện chủ trì; các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức liên quan phối hợp. Nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y để chủ trì giải quyết, trường hợp vượt quá thẩm quyền của Chi cục Chăn nuôi và Thú y thì báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để chủ trì giải quyết.
3. Phương thức chủ trì, phối hợp:
a) Phương thức chủ trì: Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức họp hoặc xin ý kiến bằng văn bản.
b) Phương thức phối hợp: Tổ chức, cá nhân phối hợp có trách nhiệm tham gia ý kiến tại cuộc họp hoặc tham gia ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của tổ chức chủ trì.
QUẢN LÝ, PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN, XÃ
Điều 6. Trách nhiệm, quyền hạn chung của các tổ chức, cá nhân
1. UBND cấp huyện, xã
a) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện trong công tác chăn nuôi và thú y.
c) Bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên thú y cấp xã công tác trên địa bàn cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
d) Chủ tịch UBND cấp huyện được huy động công chức, viên chức, cán bộ của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện trong công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn.
đ) Chủ tịch UBND cấp xã được huy động nhân viên thú y cấp xã trong công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn.
2. Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện trong công tác quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về chăn nuôi và thú y theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trạm trưởng, Phó trạm trưởng và công chức, viên chức, người lao động của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện chấp hành sự huy động của UBND cấp huyện trong công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn.
3. Nhân viên thú y cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh; hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; chấp hành sự huy động của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn.
Điều 7. Phối hợp trong công tác chăn nuôi và thú y
1. UBND cấp huyện
a) Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về chăn nuôi và thú y; xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.
b) Tổ chức huy động nhân lực, vật lực, phương tiện, bố trí kinh phí (hoặc đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí khi vượt quá khả năng của địa phương) hỗ trợ các lực lượng thực hiện công tác thống kê chăn nuôi và phòng, chống dịch (tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc và các hoạt động có liên quan đến công tác phòng, chống dịch như hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, hỗ trợ thiệt hại, vật tư để phòng, chống dịch,...); công tác tuyên truyền; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý, phát triển chăn nuôi tại địa phương.
c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã thực hiện tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về chăn nuôi; thống kê đàn vật nuôi và hộ chăn nuôi trước tiêm phòng, đánh giá và hỗ trợ thiệt hại cho cơ sở chăn nuôi sau thiên tai, dịch bệnh.
d) Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, biện pháp về công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật được UBND tỉnh hoặc UBND cấp huyện phê duyệt trên địa bàn; thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn theo thẩm quyền.
đ) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT. Thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo đề nghị của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện khi có đủ điều kiện theo quy định.
e) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về chăn nuôi và thú y trên địa bàn theo thẩm quyền.
f) Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng có liên quan, UBND cấp xã thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp chặt chẽ với Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện tổ chức thực hiện công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn.
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc báo cáo đột xuất khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn để phối hợp giải quyết.
h) Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của UBND tỉnh và quy định pháp luật.
2. Phòng Nông nghiệp & PTNT (Kinh tế) cấp huyện
a) Chủ trì, phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện, các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành quy hoạch, kế hoạch, văn bản chỉ đạo về công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
b) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn cấp huyện.
3. UBND cấp xã
a) Chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch về chăn nuôi và thú y trên địa bàn.
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; triển khai, tổ chức thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND cấp huyện và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm động vật.
Quyết định và chỉ đạo tổ chức tiêu hủy động vật chết, động vật mắc bệnh; xử lý bắt buộc đối với động vật mắc bệnh; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.
Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật trên địa bàn theo quy định.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi trên địa bàn.
Trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí, vật tư và nguồn lực khi yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng của địa phương.
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi và thú y; tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai hoạt động chăn nuôi và thống kê cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.
d) Chỉ đạo cán bộ, công chức cấp xã có liên quan phối hợp với nhân viên thú y cấp xã thống kê đàn vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi trên địa bàn.
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y trên địa bàn với UBND cấp huyện, Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện định kỳ (6 tháng, 1 năm) hoặc báo cáo đột xuất khi có biến động đàn lớn và dịch bệnh xảy ra trên địa bàn hoặc theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
g) Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của UBND tỉnh và quy định pháp luật.
4. Trạm Chăn nuôi và Thú y
a) Đề xuất và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế) tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chương trình, dự án phát triển chăn nuôi dài hạn, hàng năm và chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, chương trình kiểm soát bệnh lây từ động vật sang người, tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm, phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; giám sát, phát hiện, tổ chức bao vây, xử lý và dập tắt các ổ dịch bệnh; quản lý các ổ dịch bệnh cũ; tham mưu xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn.
b) Phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã thực hiện các công việc sau: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý vi phạm hành chính về công tác chăn nuôi và thú y theo quy định; công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; công tác thống kê chăn nuôi theo định kỳ; xử lý tiêu hủy động vật; tuyên truyền, tập huấn về chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật.
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm tra, giám sát, phát hiện dịch bệnh động vật, thực hiện việc chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn điều trị bệnh cho động vật; hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi hết dịch bệnh.
d) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với các nhiệm vụ sau: Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh động vật; công tác kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế sản phẩm động vật tại cơ sở giết mổ; thống nhất nội dung công tác lĩnh vực chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; xác minh, giải trình các nội dung khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân liên quan đến công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
đ) Tham mưu cho UBND cấp huyện công bố dịch và công bố hết dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật. Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn cho UBND cấp huyện và Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên thú y cấp xã thực hiện công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
g) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
5. Nhân viên thú y cấp xã
a) Tham mưu cho UBND cấp xã xây dựng kế hoạch chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện, phối hợp thực hiện nội dung được duyệt và hướng dẫn của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện về công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật.
b) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, các quy định về phòng bệnh bắt buộc cho động vật; buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi và tiêm phòng vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
c) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Chủ tịch UBND cấp xã đối với các nhiệm vụ: Lĩnh vực chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật về tiêm phòng vắc xin, phòng, chống dịch bệnh động vật, giết mổ động vật; thống nhất nội dung công tác lĩnh vực chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; xác minh các nội dung khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân liên quan đến công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
d) Kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh động vật, thực hiện việc chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn người chăn nuôi điều trị bệnh động vật.
đ) Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh động vật, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn xã cho Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện và UBND cấp xã theo quy định.
e) Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện và UBND cấp xã giao theo quy định hiện hành.
Điều 8. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất
1. Báo cáo định kỳ
a) Nhân viên thú y cấp xã hàng tuần, tháng có trách nhiệm báo cáo với UBND cấp xã, Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và kiến nghị đề xuất.
b) Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện hàng tháng báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y; đồng thời gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế). Nội dung báo cáo gồm: Công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, kiểm soát giết mổ động vật; xử lý vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về chăn nuôi và thú y; những công việc cần quản lý, chỉ đạo, phối hợp công tác; kiến nghị, đề xuất (nếu có).
c) Phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế) hàng tháng tổng hợp báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện; báo cáo về UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT các nội dung sau: Công tác chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật, kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, kiểm soát giết mổ; xử lý vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về thú y; những công việc cần quản lý, chỉ đạo, phối hợp công tác; kiến nghị, đề xuất (nếu có).
2. Báo cáo đột xuất: Khi phát hiện nghi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật hoặc động vật chết chưa rõ nguyên nhân thực hiện báo cáo đột xuất theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc có liên quan tổ chức thực hiện Quy chế này; tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy chế theo quy định.
2. UBND cấp huyện có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các phòng, ban liên quan cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức thực hiện Quy chế này; tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy chế theo quy định.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ sung; UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 938/QĐ-UBND năm 2018 về chuyển giao Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật từ trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố quản lý do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ nhân viên thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND về bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 1257/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh Sơn La”
- 5Quyết định 100/QĐ-UBND năm 2022 quy định về nhân viên chăn nuôi thú y các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND về kiện toàn, củng cố mạng lưới thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 15/2024/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Trang Công báo điện tử tỉnh Hòa Bình
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật thú y 2015
- 3Quyết định 3808/QĐ-BNN-TCCB năm 2015 Quy chế mẫu về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 30/2015/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 6Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Luật Chăn nuôi 2018
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Quyết định 938/QĐ-UBND năm 2018 về chuyển giao Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật từ trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố quản lý do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ nhân viên thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 12Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- 13Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND về bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14Quyết định 1257/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh Sơn La”
- 15Quyết định 100/QĐ-UBND năm 2022 quy định về nhân viên chăn nuôi thú y các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 16Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND về kiện toàn, củng cố mạng lưới thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 17Quyết định 15/2024/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng Trang Công báo điện tử tỉnh Hòa Bình
Quyết định 2452/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhân viên thú y cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 2452/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Khước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra