Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2450/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 06 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số: 12/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Công văn 1219/SCT-QLTM ngày 04 tháng 12 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa và biện pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Kạn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các thương nhân phân phối hàng hóa và Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUẨN BỊ NGUỒN HÀNG, DỰ TRỮ HÀNG HÓA VÀ BIỆN PHÁP BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG THIẾT YẾU PHỤC VỤ CUỐI NĂM 2019 VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2450/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Thực hiện Chỉ thị số: 12/CT-BCT ngày 21/10/2019 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; Công văn số: 7881/BCT-TTTN ngày 21/10/2019 của Bộ Công Thương về việc ổn định cân đối cung cầu, thị trường mặt hàng thịt lợn; Thông báo số: 399/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 19/11/2019 thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn những tháng cuối năm 2019.
Để bảo đảm đủ lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến; đồng thời đẩy mạnh công tác đưa hàng hóa về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để phục vụ nhân dân gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa và biện pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, với các nội dung như sau:
1. Tên Phương án, địa bàn thực hiện: Chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa và biện pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Các đơn vị tham gia Phương án: Hệ thống siêu thị, chợ, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
a) Hệ thống siêu thị: Siêu thị BKmart, Siêu thị Lucky mart, Siêu thị Vinmart (dự kiến tháng 12/2019 đi vào hoạt động, tại Trung tâm Thương mại Vincom Đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn)
b) Hệ thống chợ truyền thống: Tổng số 65 chợ, gồm: Chợ Bắc Kạn, Chợ Đức Xuân, Chợ Minh Khai và 62 chợ ở các xã trên địa bàn các huyện, trong đó gồm 10 chợ thành thị, 55 chợ nông thôn.
c) Các đơn vị, doanh nghiệp
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Ngọc Huy, các nhà phân phối (Nhà phân phối Ngọc Cường, Nhà phân phối Sinh Thành, Nhà phân phối Vương Huyền, Nhà phân phối Nguyễn Thị Nga), các Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ huyện Ba Bể, Chợ Đồn;
- Công ty Điện lực Bắc Kạn; Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn với hệ thống 26 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; Doanh nghiệp tư nhân Huấn Hòa với hệ thống 06 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Tiến với hệ thống 05 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
3. Mục tiêu
Bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định nguồn hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu (đặc biệt là nguồn cung thực phẩm thịt lợn do ảnh hưởng của dịch Tả lợn Châu Phi) phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết dương lịch năm 2020 và trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020;
Đảm bảo nguồn hàng đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số, với giá cả ổn định trong dịp Tết Nguyên đán, không để tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
1. Thời gian triển khai: Từ ngày 01 tháng 12 năm 2019 đến hết ngày 15 tháng 02 năm 2020.
2. Nhóm hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường: Gồm 05 nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của người dân; ưu tiên các hàng hóa sản xuất trong nước.
a) Nhóm lương thực: Gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh.
b) Nhóm thực phẩm: Muối, đường, dầu ăn, bột ngọt, sản phẩm chế biến từ thịt (lạp xưởng, giò, chả, nem chua, thịt nguội, xúc xích), bánh, mứt, kẹo, hạt các loại, sữa các loại.
c) Nhóm thực phẩm tươi sống: Thịt gia súc, gia cầm, cá, tôm, trứng gia cầm, thực phẩm đông lạnh, rau củ quả, trái cây.
d) Nhóm nhiên liệu (xăng, dầu các loại).
đ) Điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
3. Nhận định tình hình thị trường và dự báo nhu cầu tiêu dùng
Bước vào thời điểm cuối năm 2019, tình hình thị trường Bắc Kạn tương đối sôi động, giá cả hàng hóa thiết yếu, các mặt hàng tiêu dùng tương đối ổn định so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động tập kết hàng hóa để phục vụ nhu cầu cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Dự báo dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thị trường một số mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2020 như: Lương thực (gạo tẻ ngon, gạo nếp các loại, đỗ...), thực phẩm tươi sống (gà ta sạch, gà trống thiến, thịt lợn sạch....), thực phẩm công nghệ (bánh, mứt, kẹo, rượu, bia các loại, các loại đồ uống bằng hộp…), đặc biệt là do ảnh hưởng của bệnh Dịch Tả lợn Châu Phi ngày càng lan rộng trên khắp cả nước ảnh hưởng tới nguồn cung trong nước giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh liên tục tăng cao và có xu hướng tiếp tục tăng, kéo theo các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác cũng tăng nhẹ. Giá thịt lợn ta dao động từ 130.000-140.000đ/kg; lợn lai dao động từ 110.000-120.000đ/kg. Ngoài ra, các mặt hàng nông, lâm, thổ sản như: Lá dong, mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, hạt bí, hướng dương cũng có nhu cầu cao. Riêng mặt hàng miến dong dự báo có khả năng tăng vào dịp sát Tết khoảng 10% so với thời điểm hiện tại (hiện tại giá miến dong Tài Hoan 58.000đ/kg, miến dong Triệu Thị Tá 70.000đ/kg, miến dong Nhất Thiện 64.000đ/kg, cao hơn so với ngày thường khoảng 07%).
Tuy nhiên, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ Tết trong tỉnh còn hạn chế về vốn kinh doanh, nhiều cơ sở, doanh nghiệp không thể để hàng tồn kho, dự trữ hàng quá lâu, phải tìm mọi cách đẩy mạnh bán ra, tăng vòng quay vốn, hàng hóa dự trữ cầm chừng, do đó nguồn dự trữ hàng có nguy cơ mất cân đối cung cầu. Mặt khác, lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu và các mặt hàng lương thực thực phẩm, thịt tươi sống (gà ta sạch, gà trống thiến, thịt lợn sạch) chủ yếu là nằm trong dân và các đại lý bán buôn, bán lẻ trong tỉnh, số lượng ít, phân tán nên cần có sự vào cuộc của các doanh nghiệp, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan để giúp cho thị trường ổn định, không để tư thương ép giá, đầu cơ trục lợi, gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh.
Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tháng 11/2019 ước đạt 468,532 tỷ đồng, tăng 0,31% so với tháng trước, tăng 8,01% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 11 tháng năm 2019 ước đạt 5.088,7 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 84% kế hoạch năm 2019. Tại thời điểm báo cáo dự báo, nhận định nền kinh tế nói chung và thị trường hàng hóa Bắc Kạn nói riêng đang có sự phục hồi rõ nét theo xu thế của cả nước, lạm phát được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng năm 2019 tăng 1,28% so với bình quân cùng kỳ.
Qua công tác thăm nắm, theo dõi địa bàn, tại thời điểm báo cáo lượng dữ trữ trong các tổ chức và hộ kinh doanh số lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng trong dịp cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán sắp tới, mức dự trữ hàng hóa được căn cứ vào nhu cầu của thị trường cùng thời điểm năm trước, mặt hàng, chủng loại phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người dân. Dự báo nhu cầu mua sắm dịp Tết Canh Tý 2020 của nhân dân trên địa bàn tỉnh tăng từ 10-15% so với dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 do thu nhập của người dân tăng lên, với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, dự báo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa phục vụ dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán 2020 tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 10-25% tùy nhóm mặt hàng (đặc biệt vào một số thời điểm nhất định như những ngày cuối năm, sát Tết cổ truyền nhu cầu có thể tăng cao).
4. Kế hoạch chuẩn bị và cung ứng nguồn hàng
a) Kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trên địa bàn tỉnh:
- Nguồn hàng lương thực, thực phẩm do các thương nhân trên địa bàn tỉnh như: Siêu thị BKmart, Siêu thị Lucky mart, Siêu thị Vinmart, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Ngọc Huy, các nhà phân phối (Nhà phân phối Ngọc Cường, Nhà phân phối Sinh Thành, Nhà phân phối Vương Huyền, Nhà phân phối Nguyễn Thị Nga), các Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ huyện Ba Bể, Chợ Đồn và các chợ truyền thống, các đại lý bán lẻ hàng tạp hóa, lương thực chế biến trên địa bàn toàn tỉnh dự kiến chuẩn bị và dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, tăng từ 10-25% so với năm trước, ước giá trị dự trữ cho 03 nhóm hàng là 19 tỷ đồng, cụ thể:
+ Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm như cá hộp, thịt hộp khoảng 1.000 thùng, trứng gia cầm khoảng 20.000 quả, cá khô khoảng 01 tấn, dầu ăn khoảng 10.000 lít, bánh, kẹo, mứt, nước ngọt, rượu, bia, cafe mỗi loại khoảng 5.000 thùng;
+ Đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống như: Thịt lợn, gà ta sạch, gà trống thiến, thịt bò, thịt bò mỹ, cá, tôm dự trữ khoảng 03 tấn thịt lợn và các loại thịt tươi sống khác;
+ Các mặt hàng nông, lâm, thổ sản như: Lá dong, mộc nhĩ, nấm hương, măng khô, miến dong, hạt bí, hạt hướng dương, rau, củ, quả, chủ yếu dự trữ ở các đại lý bán lẻ, các cửa hàng trong các chợ trên địa bàn tỉnh;
+ Nước uống đóng chai, đóng bình: Dự trữ tại Cơ sở sản xuất nước Nặm Cắt (Phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn); Cơ sở sản xuất nước Bó Nặm (Tổ 1A, Phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn); Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bắc Kạn; Cơ sở sản xuất nước uống Pò Nà (thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn) và nước khoáng đóng chai tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Ngọc Huy và các đại lý bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Dự trữ nước đóng chai các loại tại chỗ khoảng 10.000 chai.
- Nguồn hàng xăng, dầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân được 03 doanh nghiệp phân phối có kế hoạch dự trữ khoảng 4.000m3 xăng dầu các loại, riêng mặt hàng dầu hỏa khả năng cung cấp khoảng 70m3 chủ yếu dự trữ tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn;
- Nguồn điện cung ứng bảo đảm đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, Công ty Điện lực Bắc Kạn dự kiến sản lượng điện thương phẩm năm 2019 ước đạt khoảng 203 triệu Kwh giảm 2,03% so với năm 2018 với giá trị doanh thu ước đạt 378,05 tỷ đồng; sản lượng điện thương phẩm trong tháng tết năm 2020 ước khoảng 17 triệu Kwh, doanh thu ước đạt khoảng 31,8 tỷ đồng.
b) Kế hoạch các địa điểm thuộc doanh nghiệp cung ứng nguồn hàng, dự trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020: Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
5. Biện pháp bình ổn thị trường
Trước ảnh hưởng của bệnh Dịch Tả lợn Châu Phi lan rộng khiến nguồn cung giảm mạnh, giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh liên tục tăng cao và có xu hướng tiếp tục tăng kéo theo các mặt hàng thực phẩm tươi sống khác cũng tăng nhẹ theo, xu hướng tiêu dùng của người dân về mặt hàng thịt lợn đã giảm đáng kể, do tâm lý e ngại nên người dân sử dụng một số thịt gia súc, gia cầm khác để thay thịt lợn. Qua rà soát và làm việc thực tế tại một số đơn vị, hiện nay siêu thị Vinmart (dự kiến đi vào hoạt động từ 24/12) có khả năng dự trữ khoảng 3 tấn thịt các loại (nhập hàng theo chuỗi siêu thị của Tập đoàn Vincommerce); Cửa hàng thủy hải sản Tiến Thu (phường Đức Xuân) có khả năng dự trữ khoảng 02 tấn thịt chế biến, hải sản các loại, tình huống khẩn cấp có thể chuyển sang dự trữ thịt lợn cấp đông. Đồng thời tăng nguồn cung từ các địa phương khác và tạo điều kiện thuận lợi trong khâu vận chuyển lưu thông là giải pháp được đưa ra để bình ổn thị trường thịt lợn cuối năm.
Năm 2019 là năm thứ tư của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, giai đoạn 2016 - 2020. Để duy trì được tốc độ tăng trưởng, thực hiện tốt các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và những năm tiếp theo cần tăng cường chỉ đạo và sự phối hợp tốt của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh trong việc tập trung thực hiện có kết quả những nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quản lý chặt chẽ thị trường, không để tình trạng đầu cơ tích trữ gây sốt giá ảo, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng hoặc tồn đọng hàng hóa. Chính vì vậy, trước tiên cần bảo đảm dự trữ, cung ứng hàng hóa, ổn định giá cả thị trường nhất là các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa lưu thông trên thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
1. Sở Công Thương
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm, trên cơ sở đó phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tập kết, dự trữ một số mặt hàng thiết yếu để phục vụ Tết Nguyên đán;
- Kiểm tra việc thực hiện của doanh nghiệp phải bảo đảm đủ hàng hóa, chất lượng, an toàn thực phẩm để phục vụ nhân dân trên địa bàn với giá hợp lý, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng hoặc tồn đọng hàng hóa sau tết;
- Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu phục vụ tết với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau tết (nếu có);
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Chỉ thị số: 12/CT-BCT ngày 21/10/2019 của Bộ Công Thương.
2. Sở Tài chính
- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trước, trong và sau Tết, đặc biệt đối với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết của người dân trên địa bàn để kịp thời có biện pháp bình ổn giá khi giá cả có sự biến động bất thường;
- Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành đăng ký giá, kê khai giá đối với các hàng hóa, dịch vụ nằm trong danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá theo phân công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đánh giá tình hình sản xuất, dự kiến nguồn cung và nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất các loại vật nuôi, nuôi trồng thủy sản và cung ứng ra thị trường các loại sản phẩm như rau, củ, quả...; các loại thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, cá, trứng gia cầm...; xuất bán lương thực như gạo tẻ, gạo nếp,... nhằm đảm bảo cung ứng theo nhu cầu của thị trường góp phần bình ổn giá của sản phẩm;
- Tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhất là đối với bệnh Dịch Tả lợn Châu Phi trong vụ Đông Xuân 2019 - 2020;
- Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông sản đảm bảo an toàn cho người sản xuất và người tiêu dùng.
4. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, kiểm soát chất lượng, rà soát nguồn cung đối với các mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng, xuất xứ các mặt hàng thuốc; kiểm tra các yếu tố đầu vào tránh tình trạng tự đẩy giá lên cao khi nhu cầu tăng.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về các giải pháp điều hành của nhà nước, về tình hình cung, cầu, giá cả thị trường cả nước, các tỉnh lân cận trước, trong và sau tết; chương trình bình ổn thị trường của tỉnh (mặt hàng, giá cả, địa điểm bán) gắn với tuyên truyền thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh tuyên truyền ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin thất thiệt thiếu chính xác gây bất ổn thị trường giá cả. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông phối hợp với các cơ quan chức năng thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về nguồn cung, giá thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt lợn để người dân hiểu đầy đủ, không để thương lái, doanh nghiệp trục lợi tăng giá;
Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn nóng nhằm giảm sức ép cho nguồn cung thịt lợn trong nước.
6. Cục Quản lý thị trường tỉnh
- Thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, tăng cường phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan thăm nắm tình hình thị trường, theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa, nhất là những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá, giá các sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh lợn, các sản phẩm lợn trên địa bàn tỉnh. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tuyên truyền các quy định của pháp luật về chăn nuôi lợn, kinh doanh thịt lợn, góp phần giữ nguồn cung thịt lợn cho thị trường nội địa;
- Triển khai có hiệu quả các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, cao điểm các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật và các hành vi gian lận trong thương mại, chú trọng các mặt hàng thiết yếu được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán;
- Thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương và mại hàng giả.
7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
Chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn ưu tiên nguồn vốn vay đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và hộ nông dân sản xuất, phân phối hàng thiết yếu để dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau tết.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các lực lượng chức năng theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý để chủ động có phương án (kế hoạch) dự trữ hàng hóa nhu yếu phẩm trong dịp sát Tết Nguyên đán; bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng hoặc tồn đọng hàng hóa sau tết;
- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ với các trạm điện đóng trên địa bàn huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hoặc phương án về nguồn lực, vật tư, thiết bị để cấp điện cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân đảm bảo trong dịp Tết Nguyên đán.
9. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh
- Dự báo nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 (đặc biệt vào dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2020) để chuẩn bị nguồn hàng và dự trữ hàng hóa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của nhân dân với các mặt hàng bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, nguồn gốc rõ ràng;
- Tổ chức các điểm, khu vực bán hàng bình ổn thị trường để nhân dân và du khách nhận diện và tham gia mua sắm;
- Tích cực tổ chức các chuyến bán hàng Việt về nông thôn, các xã, vùng sâu, vùng xa trên toàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận hàng hóa Việt uy tín, phục vụ tiêu dùng tết. Đồng thời, là dịp để doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm kinh doanh;
- Bố trí nhân lực và thời gian để phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của nhân dân những ngày sát và sau Tết Nguyên đán;
- Thực hiện đăng ký kế hoạch dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường, giữ giá bán ổn định đối với mặt hàng bình ổn thị trường và báo cáo tình hình và kết quả phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Chế độ báo cáo
a) Cục Quản lý thị trường tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố gửi báo cáo tình hình dự trữ, cung ứng hàng hóa, công tác phục vụ tết theo các đợt sau:
- Đợt 1: Báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị và tình hình thị trường cung, cầu, giá cả hàng hóa tại địa phương dịp cuối năm trước ngày 15/12/2019;
- Đợt 2: Báo cáo tình hình thị trường, cung, cầu, giá cả hàng hóa tại địa phương dịp sát Tết Nguyên đán trước ngày 17/01/2020;
- Đợt 3: Báo cáo kết quả phục vụ Tết trước ngày 31/01/2020.
b) Các đơn vị còn lại báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 31/01/2020.
Yêu cầu các Sở, Ban, Ngành, địa phương, đơn vị triển khai thực hiện, tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương). Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, các đơn vị báo cáo để xem xét chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.
KẾ HOẠCH ĐỊA ĐIỂM BÁN HÀNG PHỤC VỤ THỊ TRƯỜNG DỊP CUỐI NĂM 2019 VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ NĂM 2020
TT | Doanh nghiệp | Địa điểm cung ứng nguồn hàng | Ghi chú |
I | Mặt hàng: Lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khác | ||
1 | Công ty Cổ phần BK Mart | Tại Siêu thị BKMart, Tổ 5, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
|
2 | Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Ngọc Huy | Tại Siêu thị Lucky Mart, Đường Nguyễn Văn Tố, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn hoặc địa chỉ trụ sở chính tại Phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn |
|
3 | Chi nhánh Bắc Kạn - Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại tổng hợp Vincommerce | Siêu thị Vinmart Bắc Kạn | Tháng 12/2019 hoạt động |
4 | Cửa hàng Thủy, hải sản Tiến Thu | Phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
|
5 | Nhà phân phối Ngọc Cường | Phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
|
6 | Nhà phân phối Sinh Thành | Tổ 11B, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
|
7 | Nhà phân phối Vương Huyền | Tổ 5, Phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
|
8 | Nhà phân phối Nguyễn Thị Nga | Tổ 5, Phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
|
9 | Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ huyện Ba Bể | Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn |
|
10 | Công ty Cổ phần Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ huyện Chợ Đồn | Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn |
|
II | Mặt hàng xăng dầu | ||
1 | Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn - Tổ 8, Phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn | 26 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh |
|
2 | Doanh nghiệp tư nhân Huấn Hòa | Nà Khon, xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn |
|
3 | Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàng Tiến | Phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn |
|
III | Mặt hàng điện | ||
1 | Công ty Điện lực Bắc Kạn | Hệ thống cung ứng nguồn điện trên toàn tỉnh |
|
- 1Kế hoạch 132/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
- 2Kế hoạch 1239/KH-UBND về bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/3/2020)
- 3Quyết định 2402/QĐ-UBND về Phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa và biện pháp bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 5713/KH-UBND năm 2018 về bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Kế hoạch 113/KH-UBND về dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Kế hoạch 138/KH-UBND về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 7Quyết định 14/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8Quyết định 127/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long
- 9Kế hoạch 181/KH-UBND về cung ứng hàng hóa bình ổn thị trườg cuối năm 2020 và dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 10Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2023 chuẩn bị Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 do tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Kế hoạch 132/KH-UBND thực hiện Chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
- 3Kế hoạch 1239/KH-UBND về bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 (từ ngày 01/7/2019 đến ngày 31/3/2020)
- 4Quyết định 2402/QĐ-UBND về Phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa và biện pháp bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Công văn 7881/BCT-TTTN năm 2019 về ổn định cân đối cung cầu, thị trường mặt hàng thịt lợn do Bộ Công thương ban hành
- 6Kế hoạch 5713/KH-UBND năm 2018 về bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Kế hoạch 113/KH-UBND về dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Kế hoạch 138/KH-UBND về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 9Quyết định 14/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 10Quyết định 127/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long
- 11Kế hoạch 181/KH-UBND về cung ứng hàng hóa bình ổn thị trườg cuối năm 2020 và dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 12Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2023 chuẩn bị Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 do tỉnh Sóc Trăng ban hành
Quyết định 2450/QĐ-UBND về Phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa và biện pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 2450/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Lý Thái Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra