Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2446/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO XÂY DỰNG NHÀ Ở PHÒNG, TRÁNH BÃO, LỤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 48/ 2014/ QĐ-TTg NGÀY 28/8/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung;

Căn cứ Thông tư số 16/2014/TT- BXD ngày 23 tháng 10 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Công văn số 2403/BXD-QLN ngày 29/9/2014 của Bộ Xây dựng về triển khai thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1585/TTr-SXD ngày 13 tháng 11 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, với các nội dung chính như sau:

1. Tổng số hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt (tính đến thời điểm Quyết định 48/2014/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành): 3.508 hộ ; trong đó :

- Tổng số hộ không cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn: 1.478 hộ ;

- Tổng số hộ đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/ 6/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ: 1.626 hộ ;

- Tổng số hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ: 404 hộ.

2. Tổng số vốn thực hiện : 99.584,0 triệu đồng, trong đó :

- Vốn ngân sách trung ương (100%): 46.964,0 triệu đồng ;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 52.620,0 triệu đồng ;

(Các nội dung cụ thể nêu tại Đề án ban hành kèm theo Quyết định này

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng ban Ban dân tộc tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Thừa Thiên Huế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: XD, TC, KH&ĐT;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Tỉnh đoàn TNCS HCM;
- LĐ VP và các CV;
- Lưu VT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

ĐỀ ÁN

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO XÂY DỰNG NHÀ Ở PHÒNG, TRÁNH BÃO, LỤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 48/ 2014/ QĐ-TTg NGÀY 28/8/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2446/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2014 của UBND  tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỞ ĐẦU:

1. Khái quát đặc điểm tự nhiên- kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế:

a) Khí hậu, thời tiết:

Về vị trí địa lý: Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15°59’30”-16°44’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta. Tương tự các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Về đặc điểm địa hình: Độ cao có sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông- Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

b) Đặc điểm địa hình:

Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm, đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đến hiện tại. Xét về vị trí, địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hướng Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông, trong đó khoảng 75,% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.

c) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

Theo báo cáo dự thảo tình hình KT - XH năm 2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2013 tăng trưởng kinh tế dự ước đạt 7,06%, chưa đạt mục tiêu đề ra; trong đó, khu vực dịch vụ dự kiến tăng 9,57%, đóng góp 5,19% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,01%, đóng góp 1,96%; khu vực nông lâm thủy sản giảm 0,7%, đóng góp 0,09%. Tổng lượt khách tham quan đạt gần 2,4 triệu lượt, tăng 9% so với cùng kỳ; doanh thu từ các cơ sở lưu trú ước đạt hơn 1,4 ngàn tỷ đồng, tăng trên 111%.

Các lĩnh vực dịch vụ khác phát triển khá. Doanh thu vận tải bốc xếp ước đạt 1.471,4 tỷ đồng, tăng 14%; viễn thông 1.410 tỷ đồng, tăng 15%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 24.360,9 tỷ đồng, tăng 14,5%. Sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm, chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm ước tăng 7,0%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua song vẫn cao hơn mức tăng chung cả nước.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 13.700 tỷ đồng, bằng 94,5% KH năm, tăng 9,6% so cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu cả năm ước đạt 535 triệu USD, tăng 14,1% so cùng kỳ. Trị giá nhập khẩu ước đạt 385 triệu USD, tăng 14,6%. Tổng thu ngân sách cả năm ước đạt 4.587,5 tỷ đồng, bằng 96,4% DT năm, bằng 73,8% so cùng kỳ năm trước; trong đó thu nội địa 3.662 tỷ đồng, bằng 94,2% DT, tăng 3,3%.

2. Sự cần thiết lập Đề án:

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Hiện nay với sự thay đổi bất thường của khí hậu, thời tiết thì các loại thiên tai càng xảy ra thường xuyên hơn và có diễn biến khó lường. Trong những năm qua thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên phạm vi cả nước , đặc biệt là bão, lũ, lụt đã gây nhiều tổn thất về người và tài sản cho người dân cũng như gây thiệt hại các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương, đồng thời tác động xấu đến môi trường.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thiên tai xảy ra với tần suất dày hơn, cường độ mạnh hơn, với diễn biến khó lường, không theo quy luật. Vào mùa mưa, bão, tình trạng lũ, lụt liên tiếp xảy ra trên diện rộng, trong thời gian dài; hiện tượng "lũ chồng lên lũ" xảy ra thường xuyên hơn. Bão, lụt khu vực miền Trung trong những năm qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân, đồng thời gây trở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, công sức lao động, tiết kiệm để kiến thiết, xây dựng nhà ở của người dân trong nhiều năm có thể bị hủy hoại hoặc hư hỏng nặng chỉ sau một trận lũ. Hàng năm, Nhà nước và chính quyền địa phương đã tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của để thực hiện cứu trợ cho người dân bị thiệt hại về nhà ở do thiên tai gây ra. Sau mỗi trận lũ, lụt lớn, tiền cứu trợ từ ngân sách có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Các đợt bão, lũ đã gây tổn thất về người và tài sản cho người dân trong vùng. Trong các thiệt hại về tài sản nói chung thì thiệt hại về nhà ở là rất nghiêm trọng, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Do không vùng thấp trũng thường xuyên ngập lụt, nên cuộc sống của người dân bị xáo trộn, không ổn định, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân không yên tâm lao động sản xuất, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác phòng chống bão, lụt và khắc phục các hậu quả do thiên tai gây ra, trong đó quan tâm đến việc hỗ trợ nhà ở cho các hộ dân trong vùng thường xuyên bị bão, lụt và di chuyển đến nơi an toàn để đảm bảo ổn định và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

3. Các căn cứ lập Đề án:

- Thực trạng bão lụt và thiệt hại do bão, lũ gây ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung;

- Thông tư số 16/2014/TT-BXD ngày 23 tháng 10 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Quyết định 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Công văn số 2403/BXD-QLN ngày 29/9/2014 của Bộ Xây dựng về triển khai thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Các Quyết định phê duyệt và danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ của UBND cấp huyện.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ Ở VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI BÃO, LỤT ĐỐI VỚI NHÀ Ở TRỂN ĐỊA BÀN TỈNH:

1. Nhận xét, đánh giá thực trạng nhà ở của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh:

a) Số lượng nhà ở:

Theo niên giám Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 dân số phân theo thành thị có 545.429 người, 5.433 (ha) đất ở đô thị; tổng diện tích sàn 12,53 triệu (m2/sàn). Bình quân diện tích nhà ở đô thị 22,97 m2 sàn/ người. Đối với khu vực nông thôn có 582.476 người, 12.648 (ha) đất ở, tổng diện tích sàn 10,044 triệu (m2/sàn). Bình quân diện tích nhà ở 17,24 (m2 sàn/ người).

Tổng số hộ nghèo: 17.242 hộ/53.536 người chiếm 6,42% so với số hộ toàn tỉnh. Trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số 1.982 hộ/8.407 người, chiếm 11,5% trong tổng số hộ nghèo; số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách là 561 hộ, chiếm 3,25% trong tổng số hộ nghèo; Hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội là 6.994 hộ, chiếm 40,56% trong tổng sổ hộ nghèo.

Đến nay toàn tỉnh còn nhà tạm bợ, dột nát và hộ nghèo chưa có nhà ở cần phải hỗ trợ xây dựng là 2.710 hộ nghèo có nhu cầu bức xúc về xây dựng nhà ở (theo báo cáo của UBND cấp huyện về số hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015), bao gồm:

Toàn tỉnh

2.710 nhà

Huyện Phong Điền

496

Huyện Quảng Điền

259

Huyện Hương Trà

188

Huyện Hương Thủy

194

Huyện Phú Vang

315

Huyện Phú Lộc

344

Huyện Nam Đông

162

Huyện A Lưới

694

Thành phố Huê

58

b) Về chất lượng nhà ở: Do thường xuyên bị ảnh hưởng bão, lụt, nên các các hộ dân của các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng đã chủ động xây dựng nhà ở với kết cấu khung ổn định, đảm bảo an toàn về người và tài sản khi xảy ra thiên tai bão, lụt. Đến năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm hơn 95%, trong đó nhà ở kiên cố tiếp tục tăng đều theo mỗi năm và có thể thích ứng đối với thiên tai. Tuy nhiên một số vùng thấp trũng vẫn thường xuyên bị ngập lụt khi có bão, lụt.

2. Đánh giá tác động của thiên tai bão, lụt đối với nhà ở và khả năng ứng phó bão, lụt của nhà ở trên địa bàn tỉnh:

Do đặc điểm địa lý hàng năm các tỉnh miền trung thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, lụt. Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu cũng như ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nên tại khu vực này thường xuyên bị bão, lũ, lụt thường xuyên hơn và nguy hiểm hơn năm trước, đặc biệt là các đợt bão, lũ với cường độ mạnh làm nhiều địa phương bị chia cắt và ngập sâu nhiều ngày trong nước. Các đợt bão, lũ đã gây tổn thất về người và tài sản cho người dân trong vùng. Trong các thiệt hại về tài sản nói chung thì thiệt hại về nhà ở là rất nghiêm trọng, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.

Hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ dân trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bão, lụt xây dựng nhà ở có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng phòng, chống tác động của thiên tai. Di dời các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng, những khu vực nguy hiểm khi có bão, lũ xảy ra. Nhiều địa phương xây dựng các công trình công cộng kiên cố, có cao độ vượt lũ đảm bảo di dời các hộ dân đến ở trong thời gian có bão, lụt xảy ra.

Dự án DWF (Dự án phòng chống thiệt hại về nhà ở do bão gây ra) đã tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn người dân trong việc xây dựng, phòng trách bão thời gian qua đã phát huy tác dụng, tạo cho người dân có ý thức trong phòng tránh thiên tai.

3. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở ứng phó với bão, lụt do Nhà nước ban hành đang thực hiện tại địa bàn tỉnh:

a) Nội dung chính sách:

- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ về nhà ở an toàn, ổn định, phòng chống được tác động của thiên tai.

- Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

b) Kết quả hỗ trợ:

Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Tổng nguồn vốn được phân bổ 44,76 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn Trung ương 22,30 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương 22,46 tỷ đồng, đầu tư cho 5 huyện, A Lưới, Nam Đông, Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, gồm các hạng mục công trình: Nhà ở 1.480 hộ, đất ở 1.021 hộ (17 ha), đất sản xuất 835 hộ (154,2ha), nước sinh hoạt phân tán 1.276 hộ (nước tập trung 25 công trình), đạt 115,58% kế koạch. Nhìn chung, Chương trình đã giải quyết các chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là sự hỗ trợ thiết thực, tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giúp nhau hoàn thành chương trình mục tiêu giảm nghèo.

Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 2006-2010. Tổng số nhà ở được xây dựng là 4.161 nhà. Trong năm 2009; 2010 và cho đến nay ngân sách đã trích 43.738.000.000 đồng để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 835/QĐ-UBND ngày 22 tháng 04 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, trong đó: Nguồn vốn trung ương hỗ trợ (90%): 39.279.000.000 đồng; Nguồn ngân sách tỉnh (10%): 4.449.000.000 đồng;

Bên cạnh đó cũng được các tổ chức đoàn thể quan tâm hỗ trợ, trong hai năm 2009; 2010 và cho đến nay UBMTTQVN tỉnh đã phân bố cho các huyện 17.847.000.000 đồng. Chi nhánh NHCSXH đã giải ngân cho vay khoảng:34.824.000.000 đồng.

c) Nhận xét, đánh giá chung về thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở ứng phó với bão, lụt:

Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở trong khu vực thiên tai được Nhà nước ban hành trong thời gian qua đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả rõ rệt, có ý nghĩa tổng hợp về chính trị, kinh tế, xã hội, được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Các hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định của các chính sách trên đã có nhà ở an toàn, chống được tác động của thiên tai bão, lụt, đảm bảo điều kiện sinh sống ổn định để phát triển kinh tế. Kết quả thực hiện các Chính sách trên đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ.

Tuy nhiên khi thực hiện các chính sách trên còn một số hạn chế như sau:

- Do mức kinh phí hỗ trợ thấp so với kinh phí xây dựng căn nhà hoàn chỉnh có khả năng chống lại với thiên tai với cường độ mạnh. Theo quy định kinh phí của các chính sách trên thì đa số các hộ dân chưa đủ điều kiện để xây dựng được căn nhà kiên cố, có khả năng chống lại với các cơn bão, lũ, lụt với cường độ mạnh.

- Chưa có chính sách phù hợp với đặc điểm thiên tai bão, lũ tại các tỉnh miền Trung.

III. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỖ TRỢ HỘ NGHÈO XÂY DỰNG NHÀ Ở PHÒNG, TRÁNH BÃO, LỤT:

1. Về mô hình huy động nguồn lực:

Trong những năm qua, đã huy động được nhiều nguồn lực cho công tác xoá nhà tạm cho hộ nghèo. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, nguồn vốn của tỉnh bố trí từ ngân sách địa phương được hàng năm tiếp tục phát huy; chỉ đạo lồng ghép các chương trình Kinh tế - Xã hội khác được triển khai trên địa bàn tỉnh.

2. Cách thức hỗ trợ và việc quản lý sử dụng, cấp phát, thanh toán nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và vốn vay tín dụng ưu đãi cũng như các nguồn huy động khác:

a) Trường hợp các hộ hợp đồng trọn gói với đơn vị thi công:

Chủ tịch UBND xã được Chủ đầu tư phân cấp làm đại diện cho dân ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu theo số lượng, mẫu mã và tiến độ; việc thanh toán chỉ thực hiện sau khi nhà thầu đã xây dựng hoàn chỉnh và giao đủ số lượng nhà theo hợp đồng.

Hội đồng nghiệm thu gồm có: Đại diện Chủ đầu tư, Chủ tịch UBND xã, kế toán ngân sách xã, hộ gia đình, nhà thầu và ban giám sát xã.

Căn cứ biên bản nghiệm thu, chủ đầu tư, UBND xã thanh toán cho nhà thầu tại kho bạc Nhà nước huyện.

b) Trường hợp các hộ tự thực hiện:

Xã tập hợp danh sách các hộ tự làm kèm theo phương án tổ chức thực hiện của hộ trình UBND huyện (chủ đầu tư) phê duyệt. Trong quá trình thực hiện tuỳ theo tiến độ triển khai để xã đề nghị Chủ đầu tư cho hộ tạm ứng, sau khi hoàn thành và nghiệm thu mới thanh toán hết cho hộ, việc tạm ứng và thanh quyết toán vốn tại phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Hội đồng nghiệm thu nhà hộ tự thực hiện gồm: Đại diện Chủ đầu tư, UBND xã, ban giám sát xã và Chủ hộ.

3. Đánh giá chung về mô hình huy động và quản lý nguồn lực của địa phương:

Nhà nước đảm bảo huy động mọi nguồn lực gồm: Ngân sách Nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã, các nguồn vốn xã hội từ thiện và tự đóng góp của dân để hỗ trợ cho hộ nghèo làm nhà ở.

UBND Tỉnh giao kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nguồn vốn cho UBND cấp huyện: Kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc và đảm bảo việc cấp vốn và sử dụng vốn. Xử lý các vấn đề phát sinh trong tổ chức thực hiện.

UBND cấp huyện: có trách nhiệm tổ chức khảo sát điều tra và xây dựng Dự án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở cho toàn huyện và trực tiếp tổ chức thực hiện toàn bộ dự án, chỉ đạo các ban, ngành của huyện, các xã và huy động mọi nguồn lực trên địa bàn để thực thi dự án đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

UBND cấp xã: Là cấp cơ sở đầu mối trực tiếp của các hộ dân, được UBND huyện giao trách nhiệm tổ chức thực hiện tất cả các công đoạn từ điều tra, khảo sát ban đầu đến triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, thanh toán.

IV. MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA ĐỂ ÁN:

1. Quan điểm hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt:

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở phòng tránh bão, lụt được vận hành theo cơ chế liên ngành, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND các cấp; huy động các Sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức Chính trị - Xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp. Tập trung ưu tiên trong chỉ đạo, bố trí nguồn lực cho những địa bàn khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguy cơ tái nghèo với những giải pháp đồng bộ và ở những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão, lụt. Chương trình này ngày càng được đông đảo các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp hưởng ứng, đặc biệt phong trào ủng hộ người nghèo, Quỹ vì người nghèo.. .đã góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình giảm nghèo.

Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở phòng tránh bão, lụt nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, có khả năng thích ứng với các thiên tai, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu và nguyên tắc hỗ trợ:

a) Mục tiêu:

Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo trong vùng thường xuyên bị thiên tai bão, lụt khu vực miền Trung xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt để có chỗ ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

b) Nguyên tắc hỗ trợ:

- Nhà nước hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình thuộc diện đối tượng quy định.

- Việc hỗ trợ phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước.

- Hỗ trợ xây dựng nhà ở phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền; gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.

- Việc hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo phương châm: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng quy định; kết hợp lồng ghép các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả của chính sách.

- Sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được gian nhà ở hoặc cải tạo, nâng tầng nhà ở hiện có, đảm bảo khả năng phòng, tránh được bão, lụt.

3. Yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở phòng, tránh bão, lụt:

Nhà ở phòng, tránh bão, lụt hoặc cải tạo, nâng tầng làm sàn phòng, tránh bão, lụt phải đảm bảo có sàn vượt lũ cao hơn mức ngập lụt cao nhất tại vị trí xây dựng; diện tích sàn sử dụng tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn, mái tương đương kết cấu của nhà ở xây dựng kiên cố (nhà ở có các kết cấu thành phần: móng làm bằng bê tông cốt thép, gạch/đá; cột, tường làm bằng bê tông cốt thép, gạch/đá, sắt/thép/gỗ bền chắc; sàn làm bằng bê tông cốt thép/gỗ bền chắc. Nhà trong vùng ngập lụt, đồng thời bị ảnh hưởng của bão thì mái làm bằng bê tông cốt thép hoặc vật liệu lợp có chất lượng tốt đảm bảo khả năng phòng, tránh bão).

4. Mức hỗ trợ, mức vay để làm nhà ở phòng, tránh bão, lụt:

a) Mức hỗ trợ

Ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) hỗ trợ 12 triệu đồng/hộ; những hộ đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 14 triệu đồng/hộ; những hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 16 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.

b) Mức vay:

Hộ gia đình thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này có nhu cầu vay vốn thì được vay tối đa 15 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. Lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 5 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay.

5. Đối tượng được hỗ trợ nhà ở: Đối tượng được hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo quy định tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 (không áp dụng chuẩn hộ nghèo theo quy định của địa phương), có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định 48/2014/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Quyết định 48/2014/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành tối thiểu 02 năm.

b) Hộ chưa có nhà ở kiên cố hoặc hộ có nhà ở kiên cố nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mực nước ngập lụt thường xuyên xảy ra tại khu vực nhà ở.

Mức ngập lụt quy định tối thiểu là 1,5m và được xác định tính từ nền nhà đến mực nước ngập lụt cao nhất tại vị trí xây dựng. Khu vực có mực nước ngập lụt thường xuyên là khu vực có tần suất ngập lụt tối thiểu là 2 năm liên tiếp hoặc 3 năm ngập lụt không liên tiếp trong vòng 5 năm trở lại đây.

c) Trường hợp hộ gia đình thuộc đối tượng quy định tại Khoản a Mục này đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn thể nhưng chưa có sàn vượt lũ theo quy định tại Khoản b Mục này thì thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg, trừ trường hợp là đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

Hộ gia đình cư trú trong vùng bị ảnh hưởng của bão nhưng không bị ngập lụt theo quy định tại Khoản b Điều này thì không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ theo quy định của Quyết định 48/2014/QĐ-TTg.

d) Phạm vi áp dụng: Các hộ gia đình được hỗ trợ phải đang cư trú tại vùng thường xuyên xảy ra bão, lụt thuộc khu vực nông thôn hoặc tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) trực thuộc phường, thị trấn; xã trực thuộc thị xã.

6. Xác định số lượng hộ nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh :

Tổng số hộ thuộc diện đối tượng được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt (tính đến thời điểm Quyết định 48/2014/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành): 3.508 hộ, chi tiết cụ thể như sau:

TT

Tên huyện, thị xã

Số hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ

Tổng số

Trong đó:

Hộ không thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn

Hộ đang cư trú tại vùng khó khăn

Hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn

(1)

(2)

(3)=(4)+(5)+(6)

(4)

(5)

(6)

1

Thị xã Hương Trà

138

113

25

0

2

Thị xã Hương Thủy

386

386

0

0

3

Huyện Phong Điền

811

287

472

52

4

Huyện Quảng Điền

511

179

332

0

5

Huyện Phú Vang

603

231

372

0

6

Huyện Phú Lộc

412

183

210

19

7

Huyện Nam Đông

391

98

175

118

8

Huyện A Lưới

256

1

40

215

 

Tổng cộng

3.508

1.478

1.626

404

7. Phân loại đối tượng ưu tiên:

Stt

Tên huyện, thị xã

Tổng số hộ (hộ)

Trong đó: Phân loại đối tượng ưu tiên

Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số

Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật..)

Hộ gia đình đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn

Hộ gia đình cư trú tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/ NQ-CP

Hộ gia đình còn lại

1

Thị xã Hương Trà

138

0

22

25

0

91

2

Thị xã Hương Thủy

386

0

198

0

0

188

3

Huyện Phong Điền

811

7

435

249

0

228

4

Huyện Quảng Điền

511

0

256

327

0

79

5

Huyện Phú Vang

603

0

100

37

0

485

6

Huyện Phú Lộc

412

0

204

98

0

110

7

Huyện Nam Đông

391

360

15

0

0

16,0

8

Huyện A Lưới

256

255

4

255

0

1

 

Tổng cộng

3.508

622

1.234

991

0

1.198

8. Nguồn vốn thực hiện:

- Vốn ngân sách trung ương: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho các hộ gia đình thuộc diện đối tượng vay (kể cả những hộ đã được vay trong các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác trước đây).

- Vốn huy động từ "Quỹ vì người nghèo" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp vận động từ cộng đồng xã hội và từ các doanh nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng phối hợp vận động các doanh nghiệp ủng hộ "Quỹ vì người nghèo”.

- Vốn tham gia của chính hộ gia đình được huy động từ gia đình, dòng họ.

- Vốn huy động từ việc vận động, tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, mục tiêu khác.

9. Xác định tổng số vốn thực hiện và phân khai nguồn vốn thực hiện:

Tổng số vốn cần có để thực hiện : 99.584,0 triệu đồng, trong đó :

- Vốn ngân sách trung ương (100%): 46.964,0 triệu đồng ;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi: 52.620,0 triệu đồng ;

- Dự kiến vốn huy động từ quỹ « Ngày vì người nghèo » do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và từ các doanh nghiệp dp Phòng Thương mại và Công nghiệp vận động: sẽ hỗ trợ thêm khi có nguồn kinh phí cấp thực hiện.

- Dự kiến vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ : 9.958,0 triệu đồng (dự kiến 10% trên tổng số vốn thực hiện).

+ Chi tiết phân bố theo cấp huyện:

Đvt: triệu đồng

Stt

Tên huyện, thị xã

Tổng số vốn thực hiện

Trong đó: (triệu đồng)

Tổng số vốn ngân sách

Trong đó:

Nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi

Hộ không thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn (12 triệu đồng/hộ)

Hộ đang cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định 1049/QĐ- TTg (14 triệu đồng/hộ)

Hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (16 triệu đồng/hộ)

(1)

(2)

(3)=(4)+(8)

(4)=(5)+(6)+(7)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Thị xã Hương Trà

3.776,0

1.706,0

1.356,0

350,0

0,0

2.070,0

2

Thị xã Hương Thủy

10.422,0

4.632,0

4.632,0

0,0

0,0

5.790,0

3

Huyện Phong Điền

23.049,0

10.884,0

3.444,0

6.608,0

832,0

12.165,0

4

Huyện Quảng Điền

14.461,0

6.796,0

2.148,0

4.648,0

0,0

7.665,0

5

Huyện Phú Vang

17.025,0

7.980,0

2.772,0

5.208,0

0,0

9.045,0

6

Huyện Phú Lộc

11.620,0

5.440,0

2.196,0

2.940,0

304,0

6.180,0

7

Huyện Nam Đông

11.379,0

5.514,0

1.176,0

2.450,0

1.888,0

5.865,0

8

Huyện A Lưới

7.852,0

4.012,0

12,0

560,0

3.440,0

3.840,0

 

Tổng cộng

99.584,0

46.964,0

17.736,0

22.764,0

6.464,0

52.620,0

10. Cách thức thực hiện:

a) Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão, lụt:

- Thôn tổ chức bình xét các hộ gia đình nghèo đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg đến các hộ dân; tổ chức bình xét các hộ gia đình nghèo đề nghị được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt trên cơ sở danh sách hộ nghèo (Biên bản cuộc họp theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015) do UBND cấp xã đang quản lý.

Cuộc họp phải có đại diện tối thiểu của 60% số hộ gia đình trong thôn và có sự tham gia của đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã và trưởng thôn. Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch. Hộ được đưa vào danh sách đề nghị hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc họp đồng ý (theo hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín). Các thôn hướng dẫn các hộ dân có tên trong danh sách đã được phê duyệt làm đơn đăng ký hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.

Danh sách các hộ gia đình nghèo đề nghị được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt của thôn được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg và được công khai tại thôn. Tùy theo đặc điểm, điều kiện và tình hình cụ thể, các địa phương có thể thực hiện hỗ trợ trước cho những hộ gia đình đảm bảo điều kiện và đã sẵn sàng cho việc xây dựng nhà ở để đảm bảo tiến độ quy định.

- UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, tổng hợp nhu cầu của các thôn (danh sách, số lượng hộ, vốn xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt) gửi UBND cấp huyện phê duyệt.

- UBND cấp huyện tổng hợp và phê duyệt theo thẩm quyền danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; đồng thời báo cáo UBND cấp tỉnh.

- Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan lập và trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Sau khi phê duyệt, UBND cấp tỉnh gửi Đề án về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Cấp vốn làm nhà ở phòng, tránh bão, lụt:

- Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ vốn cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay;

- Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ đến UBND cấp xã; Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

- Đối với vốn vay, hộ gia đình thực hiện thủ tục, quy trình vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Đối với vốn huy động từ “Quỹ vì người nghèo” và các đóng góp tự nguyện khác trên địa bàn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp hỗ trợ cho các hộ thuộc diện đối tượng.

c) Thực hiện xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt:

- Hộ gia đình trong danh sách được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt phải có đơn đăng ký hỗ trợ nhà ở, đề xuất lựa chọn mẫu nhà, phương thức xây dựng nhà ở (tự làm hay nhờ tổ chức, đoàn thể giúp xây dựng);

- Các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt hoặc thực hiện cải tạo, nâng tầng làm sàn phòng, tránh bão, lụt. Đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật) không có khả năng tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã chỉ đạo Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác tại địa phương tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này;

- Các hộ gia đình phải có biện pháp quản lý trong quá trình xây dựng nhà ở; báo cáo chính quyền địa phương khi hoàn thành các phần việc chính của quá trình xây dựng nhà ở như móng, sàn nhà hoặc hoàn thành toàn bộ công trình để tiện cho công tác giám sát.

- UBND cấp xã có trách nhiệm theo dõi, giám sát và giúp đỡ các hộ gia đình trong quá trình xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt hoặc thực hiện cải tạo, nâng tầng làm sàn phòng, tránh bão, lụt; lập biên bản xác nhận hoàn thành giai đoạn, biên bản xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng; vận động các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giúp đỡ các hộ gia đình nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; phát huy cao nhất khả năng huy động nguồn lực từ cộng đồng và hộ gia đình, tận dụng, khai thác vật liệu tại chỗ như cát, đá, sỏi, gỗ... để giảm giá thành xây dựng.

- UBND cấp xã chỉ đạo, giám sát để các hộ gia đình sử dụng tiền hỗ trợ, tiền vay làm nhà ở đúng mục đích, đảm bảo các căn nhà phải được xây dựng hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng.

11. Tiến độ thực hiện:

Tổ chức thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt cho hộ nghèo theo quy định của Quyết định này trong thời gian 03 năm, từ năm 2014-2016, cụ thể như sau:

Stt

Tên huyện, thị xã

Tổng số hộ (hộ)

Trong đó: (hộ)

Năm 2014 (20%)

Năm 2015 (40%)

Năm 2016 (40%)

(1)

(2)

(3)=(4)+(5)+(6)

(4)

(5)

(6)

1

Thị xã Hương Trà

138

28

55

55

2

Thị xã Hương Thủy

386

78

154

154

3

Huyện Phong Điền

811

162

325

324

4

Huyện Quảng Điền

511

102

204

205

5

Huyện Phú Vang

603

120

242

241

6

Huyện Phú Lộc

412

82

165

165

7

Huyện Nam Đông

391

78

156

157

8

Huyện A Lưới

256

51

102

103

 

Tổng cộng

3.508

701

1.403

1.404

Ghi chú : Năm 2014 thực hiện 20% số đối tượng và ưu tiên làm điểm đối với hai huyện thường xuyên bị ảnh hưởng do bão, lụt là huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang.

12. Tiến độ huy động vốn hàng năm:

Stt

Tên huyện, thị xã

Tổng vốn thực hiện
(tỷ đồng)

Trong đó: (tỷ đồng)

Năm 2014 (20%)

Năm 2015 (40%)

Năm 2016 (40%)

Vốn ngân sách trung ương

Vốn vay tín dụng ưu đãi

Vốn ngân sách trung ương

Vốn vay tín dụng ưu đãi

Vốn ngân sách trung ương

Vốn vay tín dụng ưu đãi

(1)

(2)

(3)=(4)+(5)+(6)

+(7)+(8)+(9)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Thị xã Hương Trà

3.776,0

341,2

414,0

682,4

828,0

682,4

828,0

2

Thị xã Hương Thủy

10.422,0

926,4

1.158,0

1.852,8

2.316,0

1.852,8

2.316,0

3

Huyện Phong Điền

23 049,0

2.176,8

2.433,0

4.353,6

4.866,0

4.353,6

4.866,0

4

Huyện Quảng Điền

14.461,0

1.359,2

1.533,0

2.718,4

3.066,0

2.718,4

3.066,0

5

Huyện Phú Vang

17.025,0

1.596,0

1.809,0

3.192,0

3.618,0

3.192,0

3.618,0

6

Huyện Phú Lộc

11.620,0

1.088,0

1.236,0

2.176,0

2.472,0

2.176,0

2.472,0

7

Huyện Nam Đông

11.379,0

1.102,8

1.173,0

2.205,6

2.346,0

2.205,6

2.346,0

8

Huyện A Lưới

7.852,0

802,4

768,0

1.604,8

1.536,0

1.604,8

1.536,0

 

Tổng cộng

99.584,0

9.392,8

10.524,0

18.785,6

21.048,0

18.785,6

21.048,0

13. Tổ chức thực hiện:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của Chính quyền các cấp, các ngành phối hợp với tổ chức đoàn thể Chính trị - Xã hội tập trung thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình của các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện và cơ sở.

* Cấp tỉnh:

1. Sở Xây dựng: Là cơ quan thường trực có trách nhiệm:

- Hướng dẫn UBND thành phố, thị xã và các huyện triển khai thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phối hợp Sở Tài chính xây dựng kinh phí quản lý triển khai thực hiện chính sách.

- Kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện của các địa phương, xử lý hoặc đề xuất xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các nội dung của chương trình; thiết kế mẫu nhà ở để các hộ gia đình tham khảo, lựa chọn.

Hàng tháng có báo cáo nhanh, 3 tháng một lần có báo cáo định kỳ kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, tổng hợp kế hoạch, cân đối, bố trí vốn ngân sách hỗ trợ của địa phương (nếu có).

3. Sở Tài chính: hướng dẫn nghiệp vụ tài chính cho các huyện trong việc quản lý thực hiện và quyết toán vốn của chương trình; Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư bố trí nguồn vốn cho chương trình ;

- Phối hợp Sở Xây dựng thẩm định kinh phí quản lý triển khai thực hiện chính sách.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung vào nguồn chi thường xuyên của Sở Xây dựng theo dự toán chi phí hàng năm;

4. Ban Dân tộc: Hướng dẫn các địa phương xác định thôn đặc biệt khó khăn; phối hợp với các Sở, ngành và địa phương kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội: Thực hiện xây dựng kế hoạch tín dụng, kế hoạch huy động vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay và xử lý nợ rủi ro theo quy định hiện hành; hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục vay vốn theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.

6. Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt. Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tham gia xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt cho các hộ nghèo; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật.. .).

7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Tiếp tục phát huy cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, phối hợp chính quyền các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; đồng thời thực hiện chức năng giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu.

8. Các sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành mình chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện tốt chương trình.

*Cấp huyện:

- Tổng hợp và phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn;

- Thành lập mới hoặc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở cấp huyện để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện;

- Hàng tháng có báo cáo nhanh, định kỳ 3 tháng một lần, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện của các xã trên địa bàn huyện lên Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt cấp tỉnh (số lượng hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền cho vay, số tiền huy động khác và báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện).

* Cấp xã:

- Kiện toàn Ban giảm nghèo cấp xã để thực hiện Chính sách;

- Xem xét, tổng hợp danh sách hộ gia đình được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn trình UBND cấp huyện phê duyệt;

- Tổ chức nghiệm thu xác nhận khối lượng xây dựng hoàn thành phần móng đối với những hộ gia đình xây dựng mới hoặc hoàn thành 30% khối lượng công việc xây dựng sàn vượt mức ngập lụt đối với những hộ gia đình thực hiện cải tạo, nâng tầng nhà ở đã có và xác nhận hoàn thành công trình đưa vào sử dụng để làm cơ sở giải ngân và thanh toán vốn hỗ trợ và vốn vay theo quy định. Mỗi loại biên bản lập 03 bản: 01 bản chủ hộ giữ, 01 bản gửi phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, 01 bản UBND cấp xã tổng hợp gửi Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân vốn vay;

- Lập hồ sơ hoàn công, bao gồm:

+ Trích danh sách có tên hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt;

+ Đơn đăng ký hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt của hộ gia đình;

+ Biên bản xác nhận xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt hoàn thành theo giai đoạn và biên bản xác nhận hoàn thành xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đưa vào sử dụng;

+ Các chứng từ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ;

+ Các chứng từ vay vốn để làm nhà ở.

- Hàng tháng có báo cáo nhanh, định kỳ 3 tháng một lần tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xã về số lượng hộ gia đình đã được hỗ trợ; số nhà ở đã được xây dựng; số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình; số tiền cho vay và báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện trên địa bàn xã lên UBND cấp huyện.

Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt là chủ trương lớn, nhằm góp phần tạo điều kiện về nhà ở cho người nghèo đang khó khăn về chỗ ở. Vì vậy ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, cần tuyên truyền rộng rãi và sự ủng hộ của cả cộng đồng, phát huy sức mạnh đoàn kết đại dân tộc, sự ra tay chung sức của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể, sự nỗ lực của từng hộ gia đình để chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đi vào hiện thực, phát huy hiệu quả cao./.

 

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP SỐ HỘ THUỘC DIỆN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HỖ TRỢ NHÀ Ở PHÒNG, TRÁNH BÃO, LỤT THEO QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 48/2014/QĐ-TTG
(Kèm theo Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt)

stt

Tên huyện, thị xã, thành phố Huế

Số hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 48/2014/QĐ-TTg

Phân loại đối tượng ưu tiên

Ghi chú

Tổng số

Trong đó:

Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số

Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật..)

Hộ gia đình đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn

Hộ gia đình cư trú tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/ NQ-CP

Hộ gia đình còn lại

Hộ không thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn

Hộ đang cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định 1049/QĐ- TTg

Hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ

(1)

(2)

(3)=(4)+(5)+(6)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

00

(12)

 

Tổng cộng

3,508

1,478

1,626

404

622

1,234

991

0

1198

 

I

Thị xã Hương Trà

138

113

25

0

0

22

25

0

91

 

1

Xã Hải Dương

13

13

0

0

0

13

0

0

0

 

2

Xã Hương Vinh

24

24

0

0

0

0

0

0

24

 

3

Xã Hồng Tiến

25

0

25

0

0

0

25

0

0

 

4

Xã Bình Thành

1

1

0

0

0

1

0

0

0

 

5

Xã Hương Toàn

23

23

0

0

0

0

0

0

23

 

6

Xã Hương Phong

19

19

0

0

0

0

0

0

19

 

7

Xã Hương Thọ

25

25

0

0

0

0

0

0

25

 

8

Xã Hương Bình

8

8

0

0

0

8

0

0

0

 

II

Thị xã Hương Thủy

386

386

0

0

0

198

0

0

188

 

1

Xã Thủy Tân

8

8

0

0

0

8

0

0

0

 

1

Xã Thủy Vân

19

19

0

0

0

0

0

0

19

 

3

Xã Phú Sơn

6

6

0

0

0

6

0

0

0

 

4

Xã Thủy Bằng

140

140

0

0

0

20

0

0

120

 

5

Xã Thủy Phù

51

51

0

0

0

21

0

0

30

 

6

Xã Thủy Thanh

140

140

0

0

0

121

0

0

19

 

7

Xã Dương Hòa

22

22

0

0

0

22

0

0

0

 

III

Huyện Phong Điền

811

287

472

52

7

435

249

0

228

 

1

Xã Phong An

69

69

0

0

0

3

0

0

60

 

2

Xã Phong Chương

120

0

120

0

0

75

120

0

38

 

3

Xã Phong Hải

3

3

0

0

0

3

0

0

0

 

4

Xã Phong Thu

44

44

0

0

0

11

0

0

0

 

5

Xã Phong Xuân

39

0

39

0

0

17

0

0

22

 

6

Xã Phong Mỹ

58

0

49

9

2

33

0

0

10

 

7

Xã Phong Hiền

76

76

0

0

0

47

0

0

29

 

8

Xã Phong Sơn

104

0

104

0

5

69

0

0

30

 

9

Xã Điền Hương

52

0

52

0

0

41

11

0

0

 

10

Xã Điền Môn

43

0

0

43

0

30

12

0

0

 

11

Xã Điền Lộc

22

22

0

0

0

6

0

0

16

 

12

Xã Điền Hòa

13

0

13

0

0

1

12

0

0

 

13

Xã Điền Hải

38

38

0

0

0

38

0

0

0

 

14

Xã Phong Bình

95

0

95

0

0

49

94

0

0

 

15

Xã Phong Hòa

35

35

0

0

0

12

0

0

23

 

IV

Huyện Quảng Điền

511

179

332

0

0

256

327

0

79

 

1

Xã Quảng Phước

21

0

21

0

0

8

16

0

0

 

2

Xã Quảng Thái

35

0

35

0

0

0

35

0

0

 

3

Xã Quảng Vinh

66

66

0

0

0

0

0

0

66

 

4

Xã Quảng Thành

137

0

137

0

0

0

137

0

0

 

5

Xã Quảng An

89

0

89

0

0

88

89

0

0

 

6

Xã Quảng Lợi

50

0

50

0

0

47

50

0

0

 

7

Xã Quảng Thọ

113

113

0

0

0

113

0

0

13

 

V

Huyện Phú Vang

603

231

372

0

0

100

37

0

485

 

1

Xã Phú Thượng

4

4

0

0

0

4

0

0

0

 

2

Xã Vinh Phú

17

0

17

0

0

2

15

0

0

 

3

Xã Phú Thanh

4

0

4

0

0

0

0

0

4

 

4

Xã Phú Hải

2

2

0

0

0

2

0

0

0

 

5

Xã Vinh Thái

36

0

36

0

0

0

0

0

36

 

6

Xã Phú Thuận

18

18

0

0

0

0

0

0

18

 

7

Xã Phú Lương

54

54

0

0

0

22

0

0

32

 

8

Xã Vinh Thanh

12

0

12

0

0

12

12

0

0

 

9

Xã Vinh An

10

0

10

0

0

7

10

0

0

 

10

Xã Phú Dương

69

69

0

0

0

15

0

0

54

 

11

Xã Vinh Hà

61

0

61

0

0

0

0

0

61

 

12

Xã Phú Mậu

58

58

0

0

0

0

0

0

58

 

13

Xã Phú Mỹ

82

0

82

0

0

0

0

0

82

 

14

Xã Phú An

28

0

28

0

0

0

0

0

28

 

15

Xã Phú Xuân

54

0

54

0

0

35

0

0

19

 

16

Xã Phú Diên

67

0

67

0

0

1

0

0

66

 

17

Xã Vinh Xuân

1

0

1

0

0

0

0

0

1

 

18

Xã Phú Hồ

26

26

0

0

0

0

0

0

26

 

VI

Huyện Phú Lộc

412

183

210

19

0

204

98

0

110

 

1

Xã Vinh Giang

11

0

11

0

0

8

3

0

0

 

2

Thị trấn Lăng Cô

9

9

0

0

0

3

6

0

0

 

3

Xã Lộc Điền

53

53

0

0

0

53

0

0

0

 

4

Xã Lộc Hòa

3

0

2

1

0

2

1

0

0

 

5

Xã Lộc Sơn

7

7

0

0

0

5

0

0

2

 

6

Xã Lộc Thủy

24

24

0

0

0

24

0

0

0

 

7

Xã Lộc Trì

67

0

60

7

0

20

7

0

40

 

8

Xã Lộc Vĩnh

11

0

11

0

0

0

11

0

0

 

9

Xã Vinh Hải

23

0

23

0

0

8

15

0

0

 

10

Xã Vinh Hưng

13

0

13

0

0

3

10

0

0

 

11

Xã Lộc An

24

24

0

0

0

0

0

0

24

 

12

Xã Lộc Bình

41

0

30

11

0

17

24

0

0

 

13

Xã Lộc Bổn

14

0

14

0

0

0

14

0

0

 

14

Xã Lộc Tiến

66

66

0

0

0

34

0

0

32

 

15

Xã Vinh Hiền

26

0

26

0

0

14

0

0

12

 

16

Xã Vinh Mỹ

20

0

20

0

0

13

7

0

0

 

VII

Huyện Nam Đông

391

98

175

118

360

15

0

0

16.0

 

1

Xã Hương Phú

16

16

0

0

1

9

0

0

6

 

2

Xã Thượng Lộ

16

0

11

5

16

0

0

0

0

 

3

Xã Hương Hòa

7

7

0

0

0

4

0

0

3

 

4

Xã Hương Sơn

33

33

0

0

33

0

0

0

0

 

5

Xã Thượng Nhật

60

0

21

39

60

0

0

0

0

 

6

Xã Hương Giang

3

3

0

0

0

2

0

0

1

 

7

Xã Hương Hữu

114

0

92

22

114

0

0

0

0

 

8

Xã Thượng Long

103

0

51

52

103

0

0

0

0

 

9

Xã Thượng Quảng

39

39

0

0

33

0

0

0

0

 

VIII

Huyện A Lưới

256

1

40

215

255

4

255

0

1

 

1

Xã Hồng Thủy

22

0

0

22

22

0

22

0

0

 

2

Xã Hồng Vân

21

0

0

21

21

0

21

0

0

 

3

Xã Hồng Trung

15

0

0

15

15

0

15

0

0

 

3

Xã Hồng Kim

7

0

0

7

7

0

7

0

0

 

4

Xã Hồng Bắc

15

0

0

15

15

0

15

0

0

 

5

Xã Hồng Quảng

8

0

0

8

8

0

8

0

0

 

6

Xã Nhâm

34

0

0

34

34

0

34

0

0

 

7

Xã Hồng Thái

2

0

0

2

2

0

2

0

0

 

8

Xã Sơn Thủy

1

1

0

0

0

0

0

0

1

 

9

Xã Hương Phong

1

0

0

1

1

0

1

0

0

 

10

Xã A Đớt

10

0

0

10

10

0

10

0

0

 

11

Xã A Roàng

37

0

0

37

37

0

37

0

0

 

12

Xã Đông Sơn

43

0

0

43

43

0

43

0

0

 

13

Xã Hương Nguyên

39

0

39

0

39

4

39

0

0

 

14

Xã Hồng Hạ

1

0

1

0

1

0

1

0

0

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2446/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg

  • Số hiệu: 2446/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/11/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Ngọc Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản