Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 2430/QĐ-KHĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH GIÁ KHẢO SÁT XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ “Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ.
Căn cứ văn bản số 808/BXD-VKT ngày 27/6/1997 của Bộ Xây dựng về việc “áp dụng giá khảo sát xây dựng chuyên ngành”.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bộ “Giá khảo sát xây dựng chuyên ngành các công trình điện”.

Điều 2. Bộ giá này áp dụng thống nhất trong toàn quốc để lập dự toán và thanh quyết toán khối lượng khảo sát xây dựng điện thực hiện năm 1996, lập dự toán các khối lượng khảo sát chuyên ngành điện thực hiện từ 01/01/1997.

Điều 3. Tổng công ty Điện lực Việt Nam tổ chức thực hiện và theo dõi trong quá trình áp dụng tập giá.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty Điện lực Việt Nam và các Sở Công nghiệp có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4,
- Bộ Xây dựng,
- Bộ Tài chính,
- Bộ KH&ĐT,
- Lưu VP, Vụ KH&ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Trung Hải

 

THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

I- QUY ĐỊNH CHUNG

Tập giá chuyên ngành công tác khảo sát xây dựng các công trình điện được lập theo hướng dẫn về phương pháp lập giá khảo sát kèm theo thông tư số 22/BXD-VKT ngày 17/7/1995 của Bộ Xây dựng. Tập giá này là cơ sở để các đơn vị trong ngành điện ký kết hợp đồng và thanh tóan các khối lượng khảo sát các công trình điện bằng nguồn vốn trong kế hoạch Nhà nước.

II- CƠ SỞ LẬP GIÁ

1. Định mức dự toán khảo sát xây dựng ban hành kèm theo quyết định số 177-BXD/VKT ngày 17/7/1995 của Bộ Xây dựng.

2. Định mức khảo sát XDCB công trình điện kèm theo công văn đề nghị Bộ Xây dựng thỏa thuận, số 598-NL/XDCB ngày 01/4/1994 của Bộ Năng lượng.

3. Thông tư số 22-BXD/VKT ngày 17/7/1995 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý giá khảo sát xây dựng.

4. Các quy trình, quy phạm kỹ thuật của công tác khảo sát

5. Các chế độ chính sách về tiền lương, tài chính... trong lĩnh vực khảo sát tại thời điểm quý I/1996.

6. Giá ca máy: chủ yếu lấy theo giá ca máy trong thông tư số 22-BXD/KT ngày 17/7/1995 của Bộ Xây dựng. Một số máy chuyên dùng còn lại thì tính trên cơ sở giá máy tại thời điểm quý II/1994 và các quy định của Bộ Tài chính về khấu hao cơ bản, sửa chữa các loại.

7. Giá vật liệu: tính theo giá quy định của Viện Kinh tế-Bộ Xây dựng, có sự thỏa thuận của Ủy ban Vật giá Nhà nước trong văn bản số 219/VGCP ngày 19 tháng 3 năm 1996.

III- CƠ SỞ, NỘI DUNG CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ TRONG GIÁ

Giá các loại công tác khảo sát được lập theo công thức sau:

Gi = (CTi + Pi) x (1+Ldm) x (1+Ti)

Trong đó:

- Gi : giá loại công tác khảo sát i (đ)

- CTi : chi phí trực tiếp cho 1 đơn vị khối lượng công tác khảo sát (đ)

- Pi : chi phí quản lý cho 1 đơn vị khối lượng công tác khảo sát (đ)

- Ldm: tỉ lệ lãi và thuế cho công tác khảo sát theo quy định hiện hành (%)

- Ti : tỉ lệ định mức chi phí chỗ ở tạm thời tính theo loại công tác khảo sát (i) theo quy định hiện hành (%).

Từng yếu tố trên được tính như sau:

1. Chi phí trực tiếp (CTi )

CTi = Cvi + Cni + Cmi

Trong đó:

- CTi : chi phí trực tiếp

- Cvi : chi phí vật liệu cho 1 đơn vị khối lượng khảo sát

- Cni : chi phí nhân công cho 1 đơn vị khối lượng khảo sát

- Cmi : chi phí máy cho 1 đơn vị khối lượng khảo sát

Từng yếu tố trên được tính như sau:

1.1. Chi phí vật liệu (Cvi )

Chi phí vật liệu được tính trên cơ sở định mức dự toán về khối lượng vật liệu chính, phụ, vật liệu luân chuyển và chi phí nhiên liệu cho sử dụng máy. Giá vật tư, vật liệu theo giá ở thời điểm quý I/1996.

1.2. Chi phí nhân công

Trên cơ sở định mức dự toán số lượng ngày công và tiền lương ngày công tương ứng với cấp bậc công việc để tính chi phí nhân công.

Tiền lương ngày công bao gồm: lương cơ bản tính theo bảng lương A2 và A6 (ban hành theo nghị định số 26CP ngày 23/5/1993) và các khoản phụ cấp sau:

- Phụ cấp lưu độnglkhảo sát: 0,4 lương tối thiểu

- Phụ cấp trách nhiệm : 0,02 lương tối thiểu

- Phụ cấp không ổn định sản xuất: 15% lương cơ bản

- Lương phụ (phép, lễ, tết...) : 23% lương cơ bản

- Chi phí khoán cho công nhân : 6% lương cơ bản

1.3. Chi phí máy

- Chi phí sử dụng máy được tính trên cơ sở định mức dự tóan số ca may chính và định mức tỷ lệ máy khác với máy chính và giá trị dự toán ca máy khảo sát được quy định trong thông tư 22-BXD/VKT ngày 17/7/1995.

- Đối với 1 số loại máy chuyên ngành khác thì giá ca máy tính trên cơ sở mặt bằng giá quý II/94 và tỉ lệ khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên theo quyết định 507/TC-DTXD ngày 02/7/1986 của Bộ Tài chính (chưa tính đến trường hợp trích tăng tỉ lệ KHCB tài sản cố định) và thông tư 22-BXD/VKT.

2. Chi phí quản lý

Chi phí quản lý được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí nhân công và tính bằng 70% của chi phí nhân công.

3. Lãi và thuế

Lãi và thuế cho công tác khảo sát tính theo quy định hiện hành bằng 10% giá thành khảo sát.

4. Chi phí chỗ ở tạm thời cho công tác khảo sát

Tính bằng tỉ lệ (%) so với tổng số giá thành cộng với lãi và thuế phù hợp với từng loại công tác khảo sát, cụ thể:

- 5% đối với công tác khoan máy, khoan tay, thí nghiệm hiện trường, đào, địa vật lý...

- 6% đối với công tác đo đạc địa hình, đo bản vẽ bản đồ ĐCCT.

- Các công tác thí nghiệm trong phòng và các công tác khác trong phòng không được tính chi phí này.

5. Chi phí cho công tác lập phương án, viết báo cáo hồ sơ khảo sát

Loại chi phí này được xác định như sau:

- Đối với công tác khảo sát địa chất được tính bằng 5% giá trị công tác khảo sát địa chất công trình thủy văn.

- Đối với công tác khảo sát địa hình tính bằng 6% giá trị công tác đo đạc địa hình.

IV- NHỮNG CHI PHÍ LẬP DỰ TÓAN RIÊNG

Tất cả các chi phí không có tỏng nội dung công việc của các bảng giá (như chuyển quân, thiết bị, phát cây, công tác thủy văn, kho mẫu...) được lập dự tóan riêng.

V- CÁC KHOẢN PHỤ CẤP KHÁC THEO LƯƠNG

Đối với các khảon phụ cấp khác theo lương chưa tính hoặc tính chưa đủ trong giá như phụ cấp lưu động, khu vực, thu hút, độc hại... thì giá khảo sát được xác định theo công thức sau:

GDC = Gg [1+A1(F1b1+F2b2).1,70 . 1,1 . 1,05 (hoặc 1,06)

Trong đó:

- GDC : giá điều chỉnh

- Gg : Giá gốc của tập giá này

- A1 : tỉ trọng tiền lương trực tiếp trong giá gốc

- A2 : tỉ trọng tiền lương (cả gián tiếp) trong giá gốc

- F1 : các khoản phụ cấp tính theo lương tối thiểu chưa tính hoặc chưa tính đủ trong giá gốc.

- F2 : các khoản phụ cấp tính theo lương cấp bậc chưa tính hoặc chưa tính đủ trong giá gốc.

- b1 : hệ số lương tối thiểu so với lương trong giá gốc

- b2 : hệ số lương cấp bậc so với lương trong giá gốc

- 1,70 : chi phí quản lý

- 1,10 : lãi và thuế

- 1,05 (hoặc 1,06): chi phí chỗ ở tạm thời

Bảng hệ số A1 : tỉ trọng tiền lương trực tiếp trong giá gốc

TT

Danh mục sản phẩm khảo sát

Hệ số A1

Hệ số A2

Hệ số b1

Hệ số b2

1

Đo vẽ địa hình

6,612

6,669

0,29

0,61

2

Khoan tay, đào hố, rãnh

0,431

0,471

0,29

0,61

3

Khoan máy các loại, TNĐCTV, cấp nước

0,150

0,164

0,27

0,62

4

Địa vật lý

0,200

0,219

0,29

0,31

5

Đo vẽ bản đồ ĐCCT

0,619

0,677

0,24

0,62

6

Thí nghiệm trong phòng

4,417

0,455

0,29

0,61

7

Thí nghiệm hiện trường, đặt ống quan trắc

0,274

0,300

0,27

0,62

8

Đào lò ngang, giếng đứng

0,206

0,255

0,24

0,62

VII- HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TẬP GIÁ

1. Tập giá này dùng để lập dự toán, thanh quyết toán các khối lượng khảo sát xây dựng điện thực hiện năm 1996, lập dự tóan năm 1977.

2. Trong thời gian qua, một số đơn vị để không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh đã dùng tập giá khảo sát xây dựng chuyên ngành điện và tập định mức dự toán khảo sát xây dựng số 177-BXD/VKT ngầy 17/7/1995 của Bộ Xây dựng để duyệt dự toán và thanh toán, thì không phải duyệt và thanh tóan lại.

3. Ở một số địa phương trong thời gian qua cũng đã ban hành giá khảo sát xây dựng áp dụng tại địa phương mình. Trường hợp cùng một công việc mà mức giá quy định tại địa phương và mức giá quy định chuyên ngành có sự khác nhau thì các bên giao nhận thầu căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương (mặt bằng giá vật tư, chế độ tiền lương) để vận dụng mức giá phù hợp.

4. Trong quá trình áp dụng nếu có gì vướng mắc đề nghị gửi ý kiến về Vụ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Công nghiệp để nghiên cứu giải quyết.

Chương I

CÔNG TÁC ĐÀO CÁC LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG

A- ĐÀO HỐ, RÃNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị, thăm thực địa

- Tiến hành đào, xúc, vận chuyển đất đá từ dưới lên miệng hố, rãnh, đổ đất theo đúng cự ly quy định. Lấy mẫu thí nghiệm trong hố, rãnh đào, chống, chèn hố đào (nếu phải chống)

- Lập hình trụ - hình trụ khai triển hố đào, rãnh đào

- Lấp hố, rãnh đào, xây mốc đánh dấu

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ hình trụ, nghiệm thu và bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Tiết diện hố đào : 1,2m x 0,8m

- Cấp đất đá : Theo phụlục số 1

- Địa điểm hố, rãnh đào khô ráo

- Nếu địa điểm lầy lội, giá nhân với hệ số K = 1,20

- Đào thăm dò vật liệu xây dựng phải lấy mẫu công nghệ đất đào lên đổ thành đống cách miệng hố > 2÷5m thì định mức lao động K = 1,11.

- Nếu có nước mạch chảy vào hố:

+ Lưu lượng ≤1m3/h: K = 1,10 cho định mức lao động

+ Lưu lượng >1m3/h: K = 1,20 cho định mức lao động

- Trong giá chưa tính các chi phí: Xác định cao tọa độ

- Đào hố, rãnh ở vùng rừng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn thì K = 1,15

3. bảng giá

a- Trường hợp đào không chống

Đơn vị tính : đ/1m3

TT

Độ sâu hố đào (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 2m

112.536

151.405

2

Đến 4m

121.069

164.365

3

Đến 6m

133.176

180.802

b- Trường hợp đào có chống

Đơn vị tính : đ/m3

TT

Độ sâu hố đào (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 2m

215.860

269.584

2

Đến 4m

233.018

293.062

3

Đến 6m

257.036

329.088

B- ĐÀO LÒ NGANG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, nghiên cứu hộ chiếu. Chuẩn bị vật tư máy móc lắp đặt thiết bị.

- Đào các công trình thóat nước mặt, bể chứa nước, lắp đường ống

- Mở cửa lò, gia cố bằng bê tông hay chống bằng gỗ

- Thi công thuần túy: khoan lỗ, nạp lỗ, thông gió, xúc vận chuyển, lấy mẫu, mo tả... Đặt đường ray, lắp ráp các phụ kiện, rửa lò.

- Thu thập, lập tài liệu

- Thu dọn bàn giao ca

2. Điều kiện áp dụng

- Kích thước lò: S = 4m2 (không chống) 2,2m x 1,90m x 2,0m

S = 4,84 m2 (có chống)

- Vật tư cấp tại cửa lò

- Điều kiện thông gió, điện, nước đầy đủ

- Khi đào lò ở vùng rừng núi cao, khí hậu khắc nghiệt đi lại khó khăn thì K = 1,15.

3. Các công việc chưa tính trong giá

- Xác định cao, tọa độ lò

- San ủi mặt bằng ngoài cửa lò

- Khoan phục vụ đo Địa vật lý, thí nghiệm

4. Các hệ số áp dụng

- Nếu đào lò ở độ sâu từ >100-150m : K = 1,2 giá của độ sâu đến 100m

Độ sâu từ >150-200m : K = 1,2 giá của độ sâu đến 150m

Cấp đất đá đào lò từ X-XI : K = 1,1 giá của cấp VIII-IX

5. Bảng giá

a- Đào không chống

Đơn vị tính : đ/m3

TT

Độ sâu lò ngang (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-V

VI-VII

VIII-IX

1

Đến 50m

1.159.079

1.203.187

1.237.930

1.412.866

2

>50m÷100m

1.275.063

1.323.357

1.361.758

1.525.096

b- Đào có chống

Đơn vị tính : đ/m3

TT

Độ sâu hố đào (m)

Cấp đất đá

I-IV chống 5 vỉ

V-VI chống 2 vỉ

1

Đến 50m

1.861.027

1.335.994

2

>50m÷100m

2.047.327

1.706.700

C- ĐÀO GIẾNG ĐỨNG

1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị vật tư, máy, nghiên cứu nội dung thiết kế

- Lắp đặt thiết bị, tiến hành thi công. Bao gồm: khoan lỗ mìn trước khi khoan phải căn, dọn hết đá con để tránh sự cố

- Nạp, nổ thông gió: phương pháp nổ mìn visai, dùng năng lượng bằng máy nổ mìn chuyên dùng hoặc nguồn pin

- Phá đá quá cỡ, căn vách, thành đảm bảo an toàn

- Xúc và vận chuyển. Lấy mẫu đến kho trong nội bộ công trình. Rửa vách; thu thập mô tả, lập tài liệu gốc.

- Chống giếng: chống liền vỉ hoặc chống thưa

- Lắp sàn và thang đi lại. Sàn cách đáy giếng 6m, mỗi sàn cách nhau từ 4-5m

- Lắp đường ống dẫn hơi, nước, ống gió, điện

- Thu dọn, bàn giao ca

2. Điều kiện áp dụng

- Tiết diện giếng: 3,3m x 1,7 = 5,61 m2

- Đào trong đất đá không có nước ngầm. Nếu có nước ngầm: Q<0,5m3/h

K = 1,1; Nếu Q>0,5m3/h thì K = 1,15

3. Các công việc chưa tính vào giá

- Lấy mẫu thí nghiệm

- Khoan để đo Địa vật lý

- Xác định cao tọa độ giếng

4. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/m3

TT

Độ sâu giếng (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-V

VI-VII

VIII-IX

1

Đến 10m

828.446

994.285

1.193.216

1.431.786

2

Đến 20

994.285

1.193.216

1.431.786

1.718.218

3

Đến 30

1.193.216

1.431.786

1.718.218

2.061.859

Chương II-

CÔNG TÁC KHOAN

A- KHOAN XOAY BƠM RỬA BẰNG ỐNG MẪU TRÊN CẠN

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ, vật tư thiết bị

- Lập phương án, thăm thực địa, làm nền khoan (khối lượng đào, đắp <5m3). Vận chuyển trong nội bộ công trình.

- Lắp đặt, tháo dỡ thiết bị khoan, bảo hành, bảo dưỡng thiết bị, chỉ đạo sản xuất

- Khoan thuần túy, lấy mẫu thí nghiệm và mẫu lưu

- Đo mực nước đầu ca, cuối ca

- Hạ nhổ ống chống

- Mô tả địa chất công trình, địa chất thủy văn trong quá trình khoan

- Lập hình trụ hố khoan

- Lấp và xây lôc lố khoan

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, bàn giao tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá (theo phụ lục số 3)

- Lỗ khoan thẳng đứng (vuông góc với mặt phẳng nằm ngang)

- Địa hình nền khoan khô ráo

- Đường kính lố khoan đến 160mm

- Chiều dài hiệp khoan 0,5m

- Tổng chiều dài ống chống ≤50% chiều dài lỗ khoan

- Lỗ khoan bơm rửa bằng nước lã

- Bộ máy khoan tự hành

3. Những công việc chưa tính vào giá

- Thí nghiệm mẫu, thí nghiệm địa chất thủy văn và các thí nghiệm cơ địa khác

- Làm đường khoan và nên khoan (khi khối lượng đào đất >5m3)

- Xác định cao tọa độ hố khoan trước và sau khi khoan

- V/C mẫu về nơi thí nghiệm

- Công tác cung cấp nước phục vụ khoan

4. Các hệ số khi khoan khác các điều kiện trên

- Khoan xiên : K = 1,2

- Khoan khô : K = 1,15

- Lỗ khoan nằm ngang : K = 2,0

- Khoan trong hầm lò : K = 1,3

- Khoan không lấy mẫu nõn : K = 0,80

- Khoan không ống chống : K = 0,85

- Tổng chiều dài ống chống >50% chiều dài lỗ khoan : K = 1,05

- Địa hình khoan lầy lội khó khăn trong việc thi công : K = 1,05

- Máy khoan cố định (không tự hành) : K = 1,05

- Lỗ khoan bơm rửa bằng dung dịch sét : K = 1,05

- Đường kính lỗ khoan > 160mm : K= 1,10

- Vùng rừng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sản xuất : K = 1,15

5. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/m

TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Đến 30m

334.612

581.408

909.928

1.149.327

1.457.748

2

Đến 60m

353.997

621.015

981.229

1.240.716

1.551.429

3

Đến 100m

381.061

686.916

1.052.984

1.312.688

1.646.066

4

Đến 150m

399.546

759.450

1.150.593

1.413.286

1.748.627

Ghi chú:

- Độ sâu hố khoan đến 200m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 150m

- Độ sâu hố khoan đến 250m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 200m

- Độ sâu hố khoan đến 300m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 250m

B- KHOAN XOAY BƠM RỬA BẰNG ỐNG MẪU Ở DƯỚI NƯỚC

1. Nội dung công việc

- Như khoan trên cạn

- Chống ống 100% chiều dài lỗ khoan

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: theo phụ lục số 3

- Tốc độ dưới nước chảy đến 1m/s

- Đường kính lỗ khoan đến 160mm

- Chiều dài hiệp khoan: 0,5m

- Lỗ khoan bơm rửa bằng nước lã

- Đã có sẵn phương tiện nổi ổn định trên mặt nước (phao, phà, bè, mảng)

- Độ sâu hố khoan được xác định từ mặt nước, khối lượng mét khoan tính từ mặt đất (thiên nhiên hoặc nhân tạo)

3. Các công việc chưa tính vào giá

- Thí nghiệm mẫu, thí nghiệm địa chất thủy văn và các thí nghiệm khác

- Hao phí (VL, NC, M) cho công tác kết cấu phương tiện nổi (chế tạo, lắp ráp, vận chuyển hoặc thuê bao phương tiện nổi như phao, phà, xà lan...)

- Xác định vị trí cao tọa độ lỗ khoan trước và sau khi khoan

- Bơm nước phục vụ khoan

- V/C mẫu về nới thí nghiệm và kho chứa nõn

4. Các hệ số khi khoan khác các điều kiện trên

- Khoan xiên : K = 1,20

- Đường kính lỗ khoan > 160mm : K = 1,10

- Khoan không lấy nõn : K = 0,8

- Lỗ khoan bơm rửa bằng dung dịch sét : K = 1,05

- Khoan khô : K = 1,15

- Tốc độ nước chảy > 1m/s : K = 1,10

 - Tốc độ nước chảy > 2m/s : K = 1,15

- Tốc độ nước chảy > 3m/s : K = 1,20, hoặc nơi có thủy triều lên xuống

- Vùng rừng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sản xuất : K = 1,15

5. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/m

TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Đến 30m

624.574

1.139.527

1.786.513

2.162.856

2.686.904

2

Đến 60m

646.789

1.211.564

1.976.223

2.353.417

2.939.730

3

Đến 100m

704.847

1.337.926

2.097.061

2.526.366

3.134.034

4

Đến 150m

775.331

1.471.718

2.306.767

2.779.002

3.447.437

Ghi chú: Độ sâu hố khoan đến 200m : K = 1,1 giá ở độ sâu đến 150m

C- KHOAN ĐẬP CÁP

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị

- Lựa chọn loại choòng, ống nước

- Đo mực nước trong hố khoan

- Đóng ống chống và cắt ống chống bằng que hàn

- Khoan thuần túy, lấy mẫu thí nghiệm, mô tả ĐCTV, ĐCCT, lập hình trụ hố khoan

- Hoàn chỉnh hồ sơ

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: theo phụ lục

- Máy khoan đặt trên phao khoan

- Lỗ khoan được chống theo toàn bộ chiều sâu

- Đường kính lỗ khoan đến 273mm

3. Các công việc chưa tính vào giá

- Thí nghiệm mẫu và thí nghiệm địa chất thủy văn, thí nghiệm cơ địa khác

- Hao phí (VL, NC, M) cho công tác kết cấu phương tiện nổi (lắp ráp, thuê bao phương tiện nổi như phao, phà, xà lan...)

- Xác định vị trí cao tọa độ lỗ khoan

4. Các hệ số khi khoan khác các điều kiện trên

- Khi khoan đặt trên mặt đất : K = 0,9

- Đường kính khoan >273m : K = 1,10

- Khoan khô : K = 1,15

- Tốc độ nước chảy > 1m/s : K = 1,10

- Tốc độ nước chảy > 2m/s : K = 1,15

- Tốc độ nước chảy > 3m/s : K = 1,20, hoặc nơi có thủy triều

- Vùng rừng núi cao, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt K = 1,15

5. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/m

TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-II

III-IV

V-VI

1

Đến 20m

978.931

1.824.648

4.152.450

2

Đến 40m

1.299.886

2.161.512

4.531.105

3

Đến 60m

1.560.578

2.412.333

4.569.800

D- KHOAN bCK TRONG LÒ NGANG PHỤC VỤ ĐO ĐỊA VẬT LÝ

1. Nội dung công việc

- Vệ sinh khu vực hố khoan dọn, rửa nền bằng bàn chải và hơi khí ép. Thổi sạch, khô nền. Đảm bảo nền khoan bằng phẳng.

- Khoan cọc néo, độ bệ máy, xác định vị trí khoan bằng búa khoan hơi ép. Rửa sạch lỗ khoan. Đặt cọc néo, đổ xi măng. Đổ bệ máy, bê tông đạt mác 200.

- Rải, bắc đường điện, nước, vận chuyển thiết bị, vật tư

- Khoan thuần túy, thao mẫu thay ống khoan, cần khoan

- Khoan doa: cứ 50cm lại khoan doa để đo địa vật lý

Yêu cầu đáy lỗ khoan phải nhẵn, không có vết nứt.

2. Điều kiện áp dụng

- Hệ thống thông gió trong lò đã hoàn chỉnh

- Độ sâu hố khoan trung bình đến 10m, đường kính Φ = 59mm, không lấy mẫu, không lập hình trụ

- Khoan bCK trong lò ngang phục vụ thí nghiệm preriomet thì độ sâu hố khoan sâu đến 30m, đường kính hố khoan đến Φ110, phải lấy mẫu thí nghiệm và lập hình trụ hố khoan.

3. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/m

TT

Loại hình khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Khoan phục vụ đo địa vật lý

565.214

734.570

954.940

1.241.282

1.613.703

2

Khoan phục vụ đo presiomet

1.064.929

1.384.408

1.923.219

3.127.490

3.879.739

E- CÔNG TÁC KHOAN TAY

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ

- Lập phương án thi công, thăm thực địa, làm nền khoan <5m3

- Lắp đặt, tháo dỡ, bảo hành trang thiết bị, vận chuyển trong nội bộ công trình trong phạm vi 300m

- Khoan thuần túy, lấy mẫu

- Hạ nhổ ống chống

- Mô tả địa chất công trình, địa chất thủy văn trong khi khoan

- Lập hình trụ hố khoan

- Lấp lỗ khoan, vận chuyển mẫu về đơn vị thí nghiệm

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp đất đá: theo phụ lục

- Lỗ khoan thẳng đứng (vuông góc với mặt phẳng nằm ngang), địa hình nền khoan khô ráo.

- Hiệp khoan dài 0,50m

- Chống ống ≤ 50% chiều dài lỗ khoan

- Khoan khô

- Đường kính lỗ khoan đến 130mm

3. Công việc chưa tính vào giá

- Thí nghiệm mẫu và các thí nghiệm cơ địa, ĐCTV khác

- Xác định vị trí cao tọa độ lỗ khoan

- Chi phí kết cấu phương tiện nổi khi khoan trên sông nước

4. Các hệ số khi khoan khác các điều kiện trên

- Đường kính lỗ khoan > 130mm, K = 1,10

- Khoan không ống chống, K = 0,85

- Chống ống > 50% chiều dài lỗ khoan, K = 1,1

- Địa hình khoan lầy lội, khó khăn, K = 1,13

- Khoan trên sông nước, K = 1,50

5. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/m

TT

Độ sâu lỗ khoan

Cấp đất đá

I-III

IV-V

1

Đến 10m

129.916

187.354

2

Đến 20m

132.029

192.346

3

Đến 30m

144.750

211.059

F- CÔNG TÁC ĐẶT ỐNG QUAN TRẮC VÀ THÍ NGHIỆM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

TT

Loại công việc

Đơn vị tính

Giá (đ)

1

Đặt ống quan trắc đơn

m

109.595

2

Đặt ống quan trắc kép

m

K=2,0 của giá đặt ống quan trắc đơn

3

Hút nước trong lỗ khoan

lần hút

6.729.112

4

Ép nước trong lỗ khoan

đoạn

2.544.604

5

Đổ nước trong lỗ khoan

lần

184.927

6

Đổ nước trong hố đào

lần

163.401

7

Múc nước trong lỗ khoan

lần

410.168

Ghi chú:

1. - Ép nước tính cho ép 1 cấp, nếu ép 3 cấp K = 3,0

- Lượng mất nước Q>1-10 lít phút/m K = 1,1

- Lượng mất nước Q>10 lít phút/m K = 1,2

- Độ sâu ép nước trong giá là đến 50m

+ Nếu độ sâu ép>50-100m K = 1,05

+ Nếu độ sâu ép>100m K = 1,10

2. Hút nước: giá tính cho thời gian hút là 24 giờ

- Nếu hút đơn với 1 tia quan trắc K = 1,05

- Nếu hút đơn với 2 tia quan trắc K = 1,10

- Nếu hút đơn, hạ thấp mực nước 1 lần K = 2,0

- Nếu hút chùm K = 1,8

H- CÔNG TÁC CẤP NƯỚC PHỤC VỤ KHOAN

Đơn vị tính : đ/m

TT

Độ sâu lỗ khoan (m)

Cấp đất đá

I-III

IV-VI

VII-VIII

IX-X

XI-XII

1

Đến 30m

52.231

86.820

129.867

144.227

175.943

2

Đến 60m

54.789

89.576

137.485

151.895

186.315

3

Đến 100m

59.148

107.059

164.515

179.751

216.144

4

Đến 150m

62.222

118.394

177.640

196.914

242.164

Ghi chú:

- Lỗ khoan ở độ sâu đến 200m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 150m

- Lỗ khoan ở độ sâu đến 250m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 220m

- Lỗ khoan ở độ sâu đến 300m : K = 1,1 của giá ở độ sâu đến 250m

Chương III

CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM

A- THÍ NGHIỆM MẪU TRONG PHÒNG

1. Nội dung công việc

Giao nhận mẫu và yêu cầu thí nghiệm. Chuẩn bị máy, vật tư, thiết bị thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu. Tính tóan, tổng hợp kết quả thí nghiệm. Thu dọn, lau chùi, bảo dưỡng máy, thiết bị. Kiểm tra, lập báo cáo, kết quả thí nghiệm.

2. Một số loại mẫu và chỉ tiêu thí nghiệm khác

a- Chỉ tiêu nén mẫu đất ba trục- Nhận mẫu; các yêu cầu, chỉ tiêu thí nghiệm

- Chuẩn bị máy, thiết bị, vật tư

- Tiến hành thí nghiệm mẫu

+ Mở mẫu, mô tả, thí nghiệm nguyên dạng 17 chỉ tiêu

+ Gia công mẫu 3 trục làm 4 viên

+ Lắp vào máy để bão hòa nước (24 tiếng)

+ Sau khi bão hòa nước, thao tác máy trong thời gian 72 giờ/viên – đến 1 tuần

+ Thu thập, chỉnh lý số liệu thí nghiệm

- Phân tích, tính toán, vẽ biểu bảng tổng hợp kết quả

- Kiểm tra, hoàn chỉnh tài liệu gốc

b- Chỉ tiêu đầm nện tiêu chuẩn

- Nhận mẫu, các yêu cầu chỉ tiêu thí nghiệm

- Chuẩn bị máy, thiết bị, vật t

- Mở mẫu, mô tả, phơi đất, thí nghiệm chỉ tiêu vật lý của đất (với 7 chỉ tiêu)

- Nghiền đất, thí nghiệm nước ngậm nước khô gió

- Chia mẫu đất thí nghiệm làm 5 phần, ủ đất với 5 lượng ngậm nước khác nhau (24-28 giờ)

- Tiến hành đầm từng phần đất theo yêu cầu

- Lấy mẫu đất ra khỏi máy đầm rồi cân trọng lượng đất đầm để xác định dung trọng từng lần đầm

- Thí nghiệm độ ẩm mẫu đất sau khi đầm

- Thu thập ghi chép các chỉ tiêu thí nghiệm

- Vẽ biểu đồ quan hệ dung trọng (y) và độ ẩm (W) của đất

- Xác định dung trọng và lượng ngậm nước tốt nhất

- Kiểm tra, hoàn chỉnh tài liệu

C- THÍ NGHIỆM CƠ ĐỊA TRÊN BỆ BÊ TÔNG TRONG HẦM NGANG

1. Vệ sinh hiện trường

- Dọn, sửa nền bằng bàn chải và hơi khí ép

- Thổi sạch, khô nền, đá cao > 2cm thì dùng đục tẩy bằng

- Mô tả địa chất, khe nứt. Vẽ bản đồ địa hình đáy bệ

2. Đổ, lắp cọc mốc

- Xác định vị trí, khoan bằng búa khoan hơi ép

- Rửa sạch lỗ khoan; đặt cọc mốc, đổ xi măng

3. Đổ bệ bê tông: kích thước và mác bê tông tùy theo yêu cầu kỹ thuật

4. Lắp ráp: lắp các tấm đệm, kích, khung dầm thí nghiệm, dàn khung đồng hồ. Lắp tay đồng hồ, đồng hồ (22-30 chiếc); lắp bơm thủy lực, đồng hồ áp lực, hệ thống chiếu sáng.

5. Kiểm nghiệm dụng cụ

Kiểm tra đồng hồ áp lực, hệ thống làm việc của dầu, kiểm tra piston, hệ thống indicate

6. Thí nghiệm thử

a- Lắp ráp xong, tăng tải trọng = 5% tải trọng tối đa của cấp chu trình có tải trọng thấp nhất. Tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống bơm thủy lực, tuy ô, đầu nối, kích. Kiểm tra hệ thống đồng hồ áp lực, đồng hồ biến dạng v.v...

b- Thay thế: Tăng tải trọng theo từng cấp 4kg/cm2, 8, 12, 16, 24 kg/cm2. Đọc biến dạng của mỗi cấp. Sau đó để ổn định và đọc cáp cấp cuối cùng vào 30’, 1 giờ, 12 giờ. Giảm tải theo từng cấp và đọc biến dạng ở các đồng hồ.

Đến cấp áp lực 0, đọc sau 10’ và sau 2 giờ

Tổng cộng thời gian đọc cho 1 chu trình là 16 giờ.

7. Thí nghiệm, chính thức

Mỗi bệ thí nghiệm ở mỗi cấp áp lực tối đa 24kg/cm2 - 40 - 60 kg/cm2. Mỗi cấp thí nghiệm với 3 chu trình tăng giảm tải.

8. Lập và hoàn chỉnh hồ sơ gốc

9. Thu dọn, lật bệ

- Chôn cọc, néo, tời, lắp tời hoặc pa lăng xích

- Dùng pa lăng xích để kéo lật bệ

- Rửa sạch mặt bệ và nền đá bằng nước để cho địa chất mô tả

- Thu dọn dụng cụ để chuẩn bị di chuyển

10. Công tác di chuyển

- Di chuyển từ nơi ở đến bệ thí nghiệm (khoảng 1km)

- Từ bệ thí nghiệm này tới bệ khác

D. BẢNG GIÁ

a- Thí nghiệm mẫu trong phòng

TT

Tên loại mẫu

Giá (đ)

1

Mẫu hóa nước toàn phần hoặc nước chiết

361.829

2

Mẫu hóa học đất đá

428.023

3

Mẫu nguyên dạng

343.971

4

Chỉ tiêu nén đất 3 trục

3.103.500

5

Mẫu đất phá hủy

360.963

6

Chỉ tiêu đầm nện tiêu chuẩn

403.805

7

Mẫu cơ lý đá

349.016

8

Mẫu cát sỏi-vật liệu xây dựng

299.612

9

Mẫu lát mỏng thạch học

66.355

10

Đầm nện mẫu đất lớn

411.956

11

Thí nghiệm thấm mẫu đất lớn

81.049

12

Thí nghiệm độ tan rã mẫu đất lớn

60.560

Ghi chú: - Mẫu chế bị 2 trạng thái: K = 2,0 giá của mẫu nguyên dạng

- Mẫu đất không nguyên dạng của đường dây: K = 0,7 của mẫu nguyên dạng

- Mẫu cơ lý đá: chỉ tính cho 1 thỏi ép, 1 thỏi kéo. Nếu thêm 1 thỏi ép + 1 thỏi kéo: K = 1,10

- Mẫu hóa học nước ăn mòn bê tông: K = 0,8 của mẫu nước toàn phần

b- Thí nghiệm hiện trường

TT

Loại sản phẩm

Đơn vị tính

Giá (đ)

1

Thí nghiệm cơ địa trên bệ bê tông

1 bệ

43.196.440

2

Thí nghiệm độ chặt của đất tại hiện trường

1 TN

153.085

3

Thí nghiệm cắt hiện trường = TBị YPC-1

1 TN

525.750

c- Công tác lấy mẫu thí nghiệm

Đơn vị tính:đ/mẫu

TT

Tên loại mẫu

Giá (đ)

1

Mẫu cơ lý tổng hợp

444.821

2

Mẫu cơ lý đơn

30.352

3

Mẫu hóa tổng hợp

441.980

4

Mẫu hóa cơ bản

277.951

5

Mẫu thạch học

37.297

6

Mẫu nước

42.890

7

Mẫu đá dăm

553.512

Chương IV

CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊA HÌNH

A- CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, thăm thực địa, lập phương án thi công, chuẩn bị dụng cụ vật tư, trang thiết bị.

- Khảo sát chọn tuyển, xác định vị trí đặc mốc lần cuối

- Đo mốc thủy chuẩn

- Rải mốc đến vị trí điểm đã chọn

- Đo thủy chuẩn. Bình sai tính toán lưới thủy chuẩn

- Tu bổ, dấu mốc thủy chuẩn sau khi hoàn thành ngoại nghiệp

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh hồ sơ, can in, đánh máy hồ sơ

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: theo phụ lục số 6

- Giá tính cho 1km hoàn chỉnh theo quy trình, quy phạm

3. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/km

TT

Loại hình khoan

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

1

Thủy chuẩn hạng 3

242.042

284.655

410.384

557.856

779.452

2

Thủy chuẩn hạng 4

224.548

257.593

333.408

444.593

637.005

3

Thủy chuẩn hạng kỹ thuật

107.642

133.276

167.088

230.559

386.357

4

Thủy chuẩn thủy công hạng II

952.442

1.002.157

1.288.879

1.782.360

2.539.420

5

Thủy chuẩn thủy công hạng III

811.315

853.928

1.094.486

1500.109

2.133.797

B- CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ MẶT BẰNG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, thăm thực địa, lậpphương án thi công, chuẩn bị dụng cụ, vật tư, trang thiết bị.

- Chọn điểm định hướng, phát cây, xác định vị trí điểm lần cuối

- Đúc mốc bê tông, gia công tiêu giá

- Vận chuyển, rải mốc bê tông, rải tiêu giá theo vị trí đã chọn

- Lắp dựng tiêu giá

- Chèn xây mốc khống chế các loại, đào rãnh bảo vệ mốc

- Thực hiện các thao tác đo đạc theo quy trình, quy phạm

- Khôi phục tu bổ mốc sau khi đã hoàn thành ngoại nghiệp

- Bình sai lưới khống chế mặt bằng không

- Kiểm tra chất lượng tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ, can in, đánh máy hồ sơ

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Theo phụ lục số 5

- Giá tính cho việc thành lập lưới phụ thuộc. Nếu lưới khống chế mặt bằng xây dựng độc lập thì giá được nhân hệ số 1,15

3. Bảng giá

TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

Tam giác hạng 4

1.824.171

2.146.525

2.608.489

3.124.210

4.090.437

5.313.610

2

Đường chuyền hạng IV

1.443.240

1.690.390

2.057.887

2.454.834

3.218.270

4.214.556

3

Giải tích cấp 1

887.674

1.035.109

1.222.099

1.460.515

1.928.536

2.529.970

4

Giải tích cấp 2

298.938

377.177

487.073

663.508

889.111

1.226.688

5

Đường chuyền cấp 1

680.622

828.963

1.082.541

1.315.637

1.684.452

2.091.439

6

Đường chuyền cấp 2

236.602

310.859

388.633

527.278

733.221

964.175

7

Đường chuyền kinh vĩ

261.597

332.831

407.582

633.614

1.078.574

1.415.348

C- ĐO VẼ CHI TIẾT BẢN ĐỒ TRÊN CẠN

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, lập phương án thi công, thăm thực địa

- Công tác lập lưới khống chế chi tiết đo vẽ: toàn bộ từ khâu chọn điểm, đo cạnh, tính toán bình sai.

- Đo vẽ chi tiết: từ khâu chấm vẽ lưới tạo ô vuông, bồi bản vẽ, lên tọa dộ điểm đo vẽ, đo vẽ chi tiết bản đồ bằng phương pháp toàn đạc, bàn bạc. Vẽ đường đồng mức bằng phương pháp nội suy. Ghép biên, tu sửa bản đồ, tự kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ.

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: phụ lục số 8

- Công tác phát cây phục vụ đo vẽ chi tiết: tính riêng

- Can, in, thu, phóng bản đồ: tính riêng

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/ha

TT

Tỉ lệ đo vẽ

Mức cao đều

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

1

0.5

698.667

926.960

1.247.241

1.657.929

2.303.515

 

 

200

1.0

667.826

882.906

1.189.472

1.580.749

2.189.940

3.063.637

2

1

0.5

246.379

330.992

445.889

593.514

789.416

 

 

500

1.0

233.930

310.744

420.979

559.167

781.969

1.090.592

3

1

1.0

80.121

107.468

145.681

193.837

271.961

368.146

 

1.000

2.0

76.625

101.308

138.750

183.518

256.674

350.546

4

1

10

35.275

49.257

76.789

98.735

136.687

191.109

 

2.000

2.0

30.573

42.427

66.221

88.058

124.235

172.987

5

1

2.0

19.696

26.083

32.576

45.424

62.030

84.940

 

5.000

5.0

18.708

22.924

30.949

42.142

64.888

81.564

6

1

2.0

8.099

9.771

13.216

17.970

24.901

34.585

 

10.000

5.0

7.645

9.279

12.524

16.937

23.523

32.815

Ghi chú: nếu đo vẽ bản đồ tỉ lệ 1:200 và 1:500 ở địa hình cấp VI thì K=1,40 của giá ở địa hình cấp V.

D- ĐO VẼ CHI TIẾT BẢN ĐỒ DƯỚI NƯỚC

1. Nội dung công việc

Giống như đo vẽ chi tiết bản đồ ở trên cạn. Đo vẽ bằng phương pháp bàn đạc, toàn đạc và thả dọi căng dây

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: theo phụ lục số 7

3. Những công việc chưa tính vào giá

- Chi phí cho việc làm phương tiện nổi (tàu, thuyền, phao phà) được lập dự toán riêng.

- Can, in, thu, phóng bản đồ: tính riêng

4. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/ha

TT

Tỉ lệ đo vẽ

Mức cao đều

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

1

0.5

876.405

1.171.253

1.578.057

2.109.569

2.940.785

 

 

200

1.0

839.313

1.114.481

1.505.014

2.011.613

2.801.854

3.912.211

2

1

0.5

311.942

418.158

563.502

749.620

1.048.622

 

 

500

1.0

298.930

396.304

537.157

714.463

1.000.199

1.396.637

3

1

1.0

101.763

136.777

185.828

247.211

346.492

470.001

 

1.000

2.0

97.324

128.082

176.998

234.053

327.723

447.744

4

1

10

45.009

62.213

98.788

125.011

175.744

245.730

 

2.000

2.0

42.642

59.857

93.688

118.308

166.980

232.585

5

1

2.0

26.420

35.049

43.842

61.120

83.370

114.090

 

5.000

5.0

25.073

30.763

41.659

56.203

78.987

109.635

6

1

2.0

10.158

12.392

16.813

22.865

31.698

43.972

 

10.000

5.0

9.667

11.783

16.550

21.720

30.109

41.760

Ghi chú: nếu đo vẽ bản đồ tỉ lệ 1:200 và 1:500 ở địa hình cấp VI thì K=1,40 của giá ở địa hình cấp V.

E- ĐO VẼ MẶT CẮT ĐỊA HÌNH

I- ĐO VẼ MẶT CẮT TUYẾN CÔNG TRÌNH Ở TRÊN CẠN

1. Nội dung công việc

- Thu thập, nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu địa hình

- Đi thực địa, lập nhiệm vụ kỹ thuật

- Di chuyển trong phạm vi công trình; kiểm nghiệm máy

- Tìm điểm xuất phát, xác định tuyến, các điểm chi tiết, các điểm ngoặt thuộc tuyến công trình

- Đóng cọc, chọn mốc bê tông

- Đo xác định khoảng cách, xác định độ cao, tọa độ các điểm ngoặt, các điểm chi tiết thuộc tuyến công trình.

- Đo cắt dọc tuyến công trình

- Cắm đường cong của tuyến công trình

- Tính toán nội nghiệp, vẽ trắc đồ dọc tuyến công trình

- Lập thuyết minh báo cáo, can vẽ tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Phân cấp địa hình: phụ lục số 7

- Giá đo vẽ mặt cắt dọc tuyến công trình được xây dựng trong trường hợp đã có các lưới khống chế độ cao, tọa độ cơ sở. Trường hợp chưa có phải tính thêm.

- Định mức cắm điểm tìm công trình trên tuyến tính ngoài giá

- Công tác phát cây tính ngoài giá

3. Các hệ số áp dụng

- Khi đo vẽ mặt cắt dọc tuyến đê, tuyến đường cũ, giá được điều chỉnh hệ số = 0,79

- Khi đo vẽ mặt cắt dọc tuyến kênh cũ (đo vẽ 2 bờ kênh ở trên cạn) giá được nhận hệ số = 1,26

- Khi đo vẽ mặt cắt dọc tuyến công trình đầu mối (đập đất, đập tràn, cống, tuynen...) giá được tính K = 1,20

- Đo nối cao tọa độ đến điểm đầu và cuối mặt cắt trong phạm vi 1 km. Nếu >1km thì giá được nhân với hệ số K = 1,2. Khi đo dưới nước chi phí phương tiện nổi lập dự toán riêng.

II- ĐO VẼ MẶT CẮT Ở DƯỚI NƯỚC BẰNG THỦ CÔNG

1. Nội dung công việc

- Thu thập, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu địa hình

- Đi thực địa, lập nhiệm vụ kỹ thuật, chuẩn bị máy móc, dụng cụ

- Di chuyển trong phạm vi công trình

- Tìm điểm xuất phát, điểm khép, xác định tuyến đo ở trên cạn

- Đo khoảng cách ở trên bờ, đóng cọc, chôn mốc bê tông

- Đo cao, tọa độ các đầu cọc môc ở trên bờ

- Đo cao độ mặt nước, cao độ đáy sông, suối, kênh

- Tính toán nội nghiệp, vẽ trắc đồ dọc (cao độ mặt nước, cao độ lòng sông, suối, kênh).

- Kiểm tra tính toán bản vẽ

- Lập báo cáo kỹ thuật, can vẽ, giao nộp tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình : phụ lục 10

- Giá được lập trong trường hợp đã có lưới khống chế cao tọa độ cơ sở các khu vực. Nếu không có phải tính thêm

- Giá chưa tính đến chi phí cho phương tiện nổi. Chi phí này lập dự toán riêng

- Công tác xác định vị trí cao, tọa độ các công trình trên tuyến được tính ngoài giá

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/100m

TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

Mặt cắt trên cạn

97.823

123.704

156.803

197.906

267.959

363.828

2

Mặt cắt dưới nước

131.685

164.127

217.727

271.788

381.273

 

F- XÁC ĐỊNH CAO TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM PHỤC VỤ CÔNG TÁC KHOAN, ĐÀO, ĐỊA VẬT LÝ, ĐO VẼ ĐỊA CHẤT

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, lập phương án, thi công thăm thực địa

- Định vị các điểm khoan, đào, địa vật lý, đo vẽ địa chất v.v... từ thiết kế ra thực địa

- Kiểm tra đo đạc vị trí thực (cao độ, tọa độ)

- Tính toán cao tọa độ của vị trí xác định, đưa vào bản vẽ thiết kế

- Hoàn chỉnh hồ sơ, viết báo cáo, bàn giao

2. Điều kiện áp dụng

- Giá tính với trường hợp xác định vị trí tọa độ, cao độ các điểm mà khoảng cách tới điểm khống chế có sẵn ≤300m.

Khoảng cách từ 301m-1000m : K = 2

Khoảng cách từ 1001-1500m : K = 2,5

Khoảng cách >1500m: phải tính xây dựng lưới khống chế hạng cao đến.

- Xác định cao tọa độ các điểm trên sông nước thì chi phí cho phương tiện nổi tính riêng,

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/điểm

TT

Loại sản phẩm

Cấp địa hình

I

II

III

IV

V

VI

1

Xác định cao tọa độ các điểm trên cạn

62.826

66.830

70.889

77.339

106.024

144.381

2

Xác định cao tọa độ các điểm dưới nước

81.113

86.317

91.580

101.093

136.615

187.150

H- CÔNG TÁC PHÁT CÂY PHỤC VỤ ĐO VẼ CÁC LOẠI

1. Tỉ lệ diện tích phải phát cây

- Đo đạc tỉ lệ 1/500: phát cây 50% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

 - Đo đạc tỉ lệ 1/1000: phát cây 40% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

- Đo đạc tỉ lệ 1/2000: phát cây 30% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

- Đo đạc tỉ lệ 1/5000: phát cây 20% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

 - Đo đạc tỉ lệ 1/10000: phát cây 5% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

 - Đo đạc tỉ lệ 1/25000: phát cây 3% diện tích đo vẽ có cây cần phải phát

2. Phân loại địa hình cho công tác phát cây

- Cấp 1: Cây nhỏ, thưa, Φ lớn nhất đến 10cm, độ dốc mặt cắt trung bình: 10o

- Cấp 2: Cây cỏ, bụi cây leo, Φ lớn nhất đến 15cm, độ dốc mặt cắt trung bình: 20o

- Cấp 3: Có nhiều lau, dây leo chằng chịt, cây có Φ lớn nhất đến 20cm, độ dốc mặt cắt trung bình: 20o-30o

- Cấp 4: Rừng rậm, nhiều dây leo, cây có Φ lớn nhất đến 20cm, độ dốc mặt cắt trung bình: 20o-30o

- Loại đặc biệt: rừng cây dầy đặc, hoặc rừng già có nhiều cây to, có Φ lớn nhất đến 0,5m

3. Bảng giá

 Đơn vị tính : đ/100m2

TT

Loại rừng

Đơn vị tính

Cấp đất đá

I-II

III-IV

V

1

Mặt cắt tương đối bằng phẳng

100m2

5.791

9.409

10.860

2

Có mái dốc

100m2

6.369

10.427

11.872

Ghi chú: Loại địa hình đặc biệt K = 1,2 giá của loại địa hình cấp V.

I- CÔNG TÁC CAN HỌA BẢN ĐỒ

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, chuẩn bị dụng cụ vật tư trang thiết bị

- Làm bản đồ địa hình gốc

- Can bản đồ, kẻ khung tít, viết số hiệu danh pháp

- Kiểm tra chất lượng, hoàn chỉnh tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

Cấp phức tạp theo phụ lục số 10

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/tờ bản đồ

TT

Tỷ lệ bản đồ

Cấp phức tạp

I

II

III

IV

V

1

1:500

65.025

93.173

141.725

233.049

477.543

2

1:1.000

93.636

143.864

243.627

349.458

636.609

3

1:2.000

114.906

180.162

323.391

673.254

1.153.572

4

1:5.000

86.122

128.662

295.762

620.020

895.495

5

1:10.000

123.599

189.900

321.587

461.284

840.323

K- ĐO VẼ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG

1. Nội dung công việc

- Nhận nhiệm vụ, nhận tuyến ngoài thực địa

- Nghiên cứu đề cương, chuẩn bị vật tư, máy móc

- Chôn cọc mốc, đo điểm chi tiết trên tuyến tỉ lệ 1/5000 và tỉ lệ 1/500

- Đo các góc của tuyến

- Đo mặt cắt ngang ở những nơi rừng núi có độ dốc ≥30o

- Đo phần trên không tại các điểm giao chéo các công trình khác

- Điều tra thông tin liên lạc, giao thông, sông suối, trong hành lang tuyến đến 0,3km cho đường dây từ 110 kV trở lên.

- Tính toán, vẽ và hoàn chỉnh tài liệu

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp địa hình: Phụ lục số 7

- Các tuyến đường dây tải điện khi khảo sát 2 bước (khảo sát sơ bộ và khảo sát kỹ thuật thi công) thì bước khảo sát sơ bộ phục vụ cho báo cáo khả thi giá = 0,30 giá của giá tương ứng trong bảng giá.

- Công tác phục hồi tuyến và bàn giao cho A giá = 0,30 giá của giá tương ứng trong bảng giá.

- Công tác cắm cọc trung gian phục vụ thiết kế bản vẽ thi công giá = 0,30 giá của giá tương ứng trong bảng giá.

- Công tác lập hồ sơ-khí tượng thủy văn = 5% giá trị khảo sát.

3. Bảng giá

Đơn vị tính: đ/100m

TT

Tỷ lệ bản đồ

Cấp phức tạp

I

II

III

IV

V

VI

1

ĐZ 6-10-35 kV

178.773

196.668

214.370

232.926

252.386

267.937

2

ĐZ 110 kV

205.993

230.955

252.648

269.748

288.372

310.259

3

ĐZ 220 kV

249.436

262.155

294.258

325.238

337.759

369.296

4

ĐZ 500 kV

322.648

336.077

380.935

419.945

436.135

477.091

Chương V

CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ

A- THĂM DÒ ĐỊA CHẤN BẰNG MÁY TRIOSX-12 (TRÊN CẠN)

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp

- Nhận nhiệm vụ, lập phương án thi công gồm các văn bản cho phép và thỏa thuận

- Nhận vị trí điểm đo

- Chuẩn bị máy móc, vật tư cho máy TRIOSX-12 (12 mạch)

- Triển khai các hệ thống đo

- Tiến hành đo vẽ

+ Kiểm tra tình trạng máy lập trạm và cử người theo dõi an toàn lao động

+ Ra khẩu lệnh bắn súng, nổ mìn

+ Đóng mạch cụm máy, ghi các dao động địa chấn

+ Tắt máy sau khi hoàn thành phương pháp đo, ghi báo cáo đứng máy, đánh giá chất lượng băng, ghi sổ vào băng.

+ Kiểm tra lại máy ghi các dao động vào băng, chuẩn bị cho thao tác tiếp

- Thu thập, phân tích kiểm tra tài liệu thực địa

- Thu dọn kết thúc 1 ca công tác

b- Nội nghiệp

- Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương kỹ thuật, thông qua phương án

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, thu thập tài liệu hiện trường, chỉnh lý số liệu

- Phân tích tài liệu thực địa, lập các bảng kê, bản vẽ tính toán các thông số

- Lập báo cáo thuyết minh, nghiệm thu sản phẩm

2. Điều kiện áp dụng

- bảng phân cấp địa hình: phụ lục 4

- Một quan sát vật lý với 1 băng ghi địa chấn (=11m)

- Vùng thăm dò không nhiễm các dao động nhân tạo (gần đường quốc lộ, đường sắt, khu công nghiệp, thác nước...)

- Dùng phương pháp sóng khúc xạ và liên kết sóng khúc xạ. Khi gây dao động bằng bắn súng nổ mìn phương pháp ghi sóng bằng giấy cảm quang, khoảng quan sát với 1 băng ghi địa chấn.

- Nơi đóng quân cách khu vực khảo sát <500m

- Khoảng cách giữa các cực thu chuẩn là 5m với hệ thống quan sát đơn

- Số lần bắn là 1-3 lần

- Định mức dùng cho các tháng thời tiết thuận lợi quy định cho các vùng lãnh thổ (K=1,0)

3. Các hệ số khi khác các điều kiện trên

- Gây dao động bằng nổ mìn : K = 1,20

- Khoảng thu với 2 băng ghi : K = 1,10

- Khoảng thu với 3 băng ghi : K = 1,20

- Khoảng thu với 5 băng ghi : K = 1,30

- Khu vực thăm dò bị nhiễm dao động : K = 1,10

- Số lần bắn >3 lần : K = 1,30

- Hệ số thiết bị : (khoảng cách giữa điểm cực thu, khoảng cách giữa các tâm cực thu 10m : K = 1,9; 15m : K = 1,2)

- Vùng rừng núi cao, giao thông khí hậu khó khăn : K = 1,15

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Xác định cao tọa độ điểm đầu, cuối tuyến địa vật lý

- Đo mặt cắt địa hình tuyến địa vật lý

- Phát cây

B- THĂM DÒ ĐỊA VẬT LÝ ĐIỆN

I- ĐO MẶT CẮT ĐIỆN

1. Nội dung công việc

a- Ngoại nghiệp

- Nhận nhiệm vụ, phương án địa vật lý bao gồm các văn bản cho phép và thỏa thuận

- Nhận vị trí đo, chuẩn bị máy móc, vật tư cho máy UJ-18

- Triển khai các hệ thống đo, đóng các điểm cực, đóng mạch nguồn phát, kiểm tra hiện trường đo điện. Tiến hành đo điện thế giữa các điểm cực thu và cường độ dòng điện, các điểm cực phát

- Ghi sổ, tính điện trở suất và dựng đồ thị

- Thu dọn máy móc, thiết bị

b- Nội nghiệp

- Nghiên cứu nhiệm vụ, lập đề cương kỹ thuật cho phương án địa vật lý, thông qua phương án

- Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật địa vật lý, thu thập tài liệu hiện trường, nghiệm thu, chỉnh lý số liệu.

- Phân tích tài liệu thực địa, lập bảng kê, bản vẽ, tính toán các thông số

- Lập báo cáo thuyết minh, nghiệm thu sản phẩm

2. Điều kiện áp dụng

- Bảng phân cấp địa hình: phụ lục số 4

- Đo mặt cắt điện đối xứng đơn giản

- Khoảng cách giữa các tuyến ≤50m

- Độ dài thiết bị AB ≤ 500m

- Khoảng cách giữa các điểm = 10m

4. Hệ số khi khác các điều kiện trên

- Độ dài thiết bị:

+ >500 – 700m : K = 1,10

+ >700 – 1000m : K = 1,20

+ >1000m : K = 1,30

- Phương pháp đo

+ Nạp điện đo thế : K = 0,9

+ Đo mặt cắt lương cực trong hầm ngang bước 2m thì K = 2,5

+ Nạp điện đo gradien : K = 1,10

+ Mặt cắt lưỡng cực 1 cánh : K = 1,10

+ Mặt cắt lưỡng cực 2 cánh : K = 1,20

+ Mặt cắt điện liên hiệp 2 cánh : K = 1,20

+ Mặt cắt đối xứng kép : K = 1,21

+ Vùng rừng núi cao, giao thông, khí hậu khó khăn K = 1,15

4. Những công việc chưa tính vào mức

- Phát cây

- Khoan bKC tạo lỗ do carotaj trong lò ngang

- Đo nối cao tọa độ điểm đầu, cuối tuyến địa vật lý

- Đo mặt cắt tuyến địa vật lý

II- ĐO SÂU ĐIỆN ĐỐI XỨNG

1. Nội dung công việc

Như trong công việc

2. Điều kiện áp dụng

- bảng phân cấp địa hình : phụ lục số 4

- Độ dài ABmax đến 1000m

- Khoảng cách trung bình giữa các điểm đo theo trục AB/2 trên bảng logarit kép (modun 6,25cm, cách nhau 9-12mm).

3. Hệ số áp dụng khi khác điều kiện trên

- AB > 1.000m : K = 1,23

- Khoảng cách giữa các điểm đo theo logarit

+ Từ 7-9mm : K = 1,11

+ Từ 5-7mm : K = 1,20

- Đo điện trở suất đường dây tải điện trên không : K = 0,8

- Đo theo phương pháp 3 cực : K = 1,10

- Đo trên sông, hồ : K = 1,30

- Đo các khe nứt thì K = 0,5

- Vùng rừng núi cao, giao thông khí hậu khó khăn K = 1,15

4. Những công việc chưa tính vào giá

- Phát cây

- Xác định cao tọa độ điểm vật lý

- Đo mặt cắt địa hình tuyến.

5. Bảng giá

TT

Lọai sản phẩm

Đơn vị

Cấp đất đá

I-II

III-IV

1

Địa chấn trên cạn

5m

10m

 

Điểm

-

 

703.203

688.766

 

842.725

858.268

2

Mặt cắt điện

10m

31.278

35.255

3

Đo sâu điện trên cạn

Điểm

331.404

404.412

4

Karotaj địa chấn

1m

83.404

116.521

5

Chiếu sóng địa chấn

1m

159.592

231.063

6

Karotaj điện

1m

39.262

71.413

7

Karotaj siêu âm hố khoan

1m

153.777

178.166

8

Đo siêu âm mẫu

mẫu

24.005

 

Ghi chú:

- Địa chấn trên sông K = 1,4 địa chấn trên cạn

- Địa chấn hầm ngang K = 2,0 địa chấn trên cạn

- Đo sâu điện trên sông K = 1,4 đo sâu điện trên cạn

- Đo karotaj siêu âm hố khoan nhỏ trong lò K = 1,5 đo karataj siêu âm hố khoan.

Chương VI

ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

1. Nội dung công việc

- Thu thập tài liệu liên quan đến khu vực đo vẽ đi thực địa

- Lập phương án thi công. Chuẩn bị vật tư, phương tiện đo vẽ

- Tiến hành các hành trình đo vẽ tại thực địa

- Mô tả các điểm lộ tự nhiên, hố khoan, hố đào, các điểm dọn sạch

- Lập mặt cắt thực đo bằng thước dây

- Đo vẽ các điểm khe nứt

- Quan sát mô tả các điểm địa chất vật lý

- Đo vẽ, tìm kiếm vật liệu xây dựng nằm trong phạm vi đo vẽ bản đồ

- Lấy mẫu thạch học, mẫu lưu, mẫu nhỏ hơn 0,3kg... vận chuyển về nơi đóng quân

- Chỉnh lý sơ bộ ngoài thực địa

- Chỉnh lý, lập bản đồ ĐCCT

- Lập báo cáo, thuyết minh và các bản vẽ, phụ lục

2. Điều kiện áp dụng

- Cấp phức tạp địa chất : theo phụ lục số 11

3. Những công việc chưa tính trong giá

- Phân tích, đánh giá bản đồ khoáng sản có ích

- Xác định động đất. Tìm kiếm VLXD ngoài khu vực đo vẽ

- các chuyên đề: hoạt động kiến tạo hiện đại, nghiên cứu kast[...

- Đo nối cao tọa độ các điểm đo vẽ

- Chụp ảnh mặt đất và biên vẽ máy bay bằng vi tính

- Thí nghiệm ĐCTV, thí nghiệm mẫu trong phòng và ngoài trời

- Khoan, đào, địa vật lý... phục vụ đo vẽ

- Lấy mẫu đất, đá, nước, cát sỏi ở các điểm lộ.

4. Bảng giá

Đơn vị tính : đ/km2

TT

Tỉ lệ bản đồ

Cấp phức tạp

Đơn giá (đ)

 

1

1

I

127.099

200.000

II

143.532

 

III

229.147

 

2

1

I

278.426

100.000

II

312.369

 

III

495.337

 

3

1

I

616.000

50.000

II

692.714

 

III

1.103.151

 

4

1

I

1.356.263

25.000

II

1.525.399

 

III

2.445.638

 

5

1

I

3.584.399

10.000

II

4.873.237

 

III

7.585.170

 

6

1

I

6.623.162

5.000

II

8.694.512

 

III

15.560.646

 

7

1

I

15.745.286

2.000

II

25.016.334

 

III

45.434.614

 

8

1

I

150.740.876

1.000

II

218.788.510

 

III

320.284.584

Ghi chú: Nếu đo vẽ ở bản đồ tỷ lệ lớn hơn 1/1.000 thì dùng phương pháp nội suy.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2430/QĐ-KHĐT năm 1997 ban hành giá khảo sát xây dựng chuyên ngành các công trình điện do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 2430/QĐ-KHĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/12/1997
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Hoàng Trung Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1997
  • Ngày hết hiệu lực: 02/06/1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản