BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/BXD-VKT | Hà Nội ngày 17 tháng 7 năm 1995 |
HƯỚNG DẪN VIỆC LẬP VÀ QUẢN LÝ GIÁ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của chính phủ.
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số /BXD_VKT ngày tháng năm 1995 về việc ban hành định mức dự toán khảo sát xây dựng.
Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý giá khảo sát xây dựng như sau:
1/ Giá khảo sát xây dựng (sau đây được gọi tắt là giá khảo sát) được lập theo phương pháp hướng dẫn của thông tư này là căn cứ để chủ đầu tư tính giá dự toán công tác khảo sát làm cơ sở cho việc chọn thầu tổ chức (doanh nghiệp) khảo sát và ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng theo giá trúng thầu.
2/ Mọi đối tượng sử dụng nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước để chi cho công tác khảo sát xây dựng đều phải tuân theo hướng dẫn về lập và quản lý giá khảo sát quy định trong thông tư này.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP GIÁ KHẢO SÁT.
II.1.Đơn giá khảo sát.
II.1.1.Nội dung đơn giá khảo sát.
1.Đơn giá khảo sát là biểu hiện bằng tiền của chi phí xã hội cần thiết (theo dự tính) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác khảo sát nhất định.
2.Cấu thành của đơn giá khảo sát: bao gồm các khoản sau:
_ Chi phí trực tiếp;
_ Chi phí quản lý;
_ Chi phí chỗ ở tạm thời cho công nhân khảo sát
_ Lãi và thuế của công tác khảo sát;
Nội dung của từng khoản nêu trên như sau:
a/ chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc thực hiện công tác khảo sát,như: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy (thiết bị). Nội dung cụ thể của các chi phí này là:
a.1/ Chi phí vật liệu gồm:
_ Chi phí vật liệu chính, phụ, vật liệu luân chuyển (gỗ chống,chèn,ống chống v.v...)
_ Chi phí nhiên liệu cho sử dụng máy.
a.2/ chi phí nhân công: Là toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp thực hiện công tác khảo sát kể cả nhân công điều khiển máy; bao gồm:
_ Lương chính, lương phụ, phụ cấp lương;
_ Một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động.
a.3/ Chi phí sử dụng máy (thiết bị)gồm:
Chi phí khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa máy. Trong chi phí sử dụng máy không gồm chi phí nhân công điều khiển máy và chi phí nhiên liệu sử dụng máy vì hai khoản này đã được tính trong chi phí vật liệu và chi phí nhân công ở a.1 và a.2 nói trên.
b/ Chi phí chung gồm:
_ Chi phí cho hoạt động của bộ máy quản lý, như. lương, bảo hiểm xã hội, phương tiện làm việc, bồi dưỡng nghiệp vụ v.v...
_ Chi phí phục vụ công nhân.
_ Chi phí phục vụ thi công.
_ Chi phí khác.
c/ Chi phí chỗ ở tạm thời cho công nhân khảo sát; theo quy định hiện hành.
d/ Thuế và lãi của công tác khảo sát.
II.1.2 Phương pháp lập đơn giá khảo sát.
1. Căn cứ để lập đơn giá khảo sát.
_ Định mức dự toán khảo sát xây dựng (Ban hành theo Quyết định của Bộ trưởng xây dựng số /BXD_VKT ngày tháng năm 1995);
_ Các qui trình, qui phạm kỹ thuật đối với công tác khảo sát đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
_ Các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước về tiền lương, lao động, tài chính đối với hoạt động khảo sát;
_ Các bảng giá vật liệu, nhiên liệu, cước phí vận chuyển do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
_ Các giá máy (thiết bị) khảo sát và chế độ khấu hao do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
2. Lập đơn giá khảo sát.
Từ những căn cứ nêu trên, việc lập đơn giá khảo sát được tiến hành trên cơ sở xác lập đựơc các khoản cấu thành của đơn giá (như đã nêu ở điểm 1.2 trong thông tư này) bao gồm: xác lập chi phí trực tiếp; chi phí quản lý; chi phí chỗ ở tạm thời cho công nhân khảo sát. Phương pháp lập đơn giá khảo sát được trình bày cụ thể trong phụ lục kèm theo thông tư này.
II.2 Giá dự toán công tác khảo sát.
II.2.1/ Giá dự toán công tác khảo sát.
Giá dự toán công tác khảo sát là chi phí xã hội cần thiết theo dự tính để hoàn thành tòan bộ khối lượng công tác khảo sát theo một phương án khảo sát đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi tắt là phương án khảo sát phê duyệt). Nội dung cấu thành của giá dự toán công tác khảo sát tương tự như nội dung cấu thành của đơn giá khảo sát (như đã nói ở điểm 2 phần II.1.1 thông tư này).
II.2.2/ Phương pháp lập dự toán công tác khảo sát.
1/ Dự toán công tác khảo sát được lập bằng cách nhân đơn giá công tác khảo sát với khối lượng tương ứng của từng loại công tác khảo sát sau đó tổng cộng các kết qủa tính toán này. Vì vậy để lập được dự toán công tác khảo sát đòi hỏi phải xác định được:
- Đơn giá khảo sát theo từng loại công tác.
- Khối lượng từng loại công tác khảo sát phải thực hiện.
2/ Cách xác định hai yếu tố nêu trên như sau:
_ Đơn giá khảo sát (như hướng dẫn trong phụ lục 1 kèm theo Thông tư này).
_ Khối lượng công tác khảo sát: xác định theo phương án khảo sát được duyệt.
Trường hợp đặc biệt khi được cấp quyết định đầu tư cho phép việc khảo sát đòi hỏi phải bổ sung các chi phí thực tế cần thiết, thì chi phí này được cộng thêm vào chi phí khảo sát.
Phương pháp lập dự toán công tác khảo sát được trình bày cụ thể trong phụ lục 2 kèm theo thông tư này.
III.1. Căn cứ vào phương pháp lập đơn giá và dự toán công tác khảo sát theo hướng dẫn trên đây; căn cứ vào phương án khảo sát được duyệt, các chủ đầu tư phải lập dự toán công tác khảo sát cần thực hiện (hoặc thuê các công ty tư vấn lập) và trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt dự toán này theo quy định hiện hành.
III.2. Dự toán công tác khảo sát công khảo sát đã được phê duyệt là mức tối đa để thực hiện khối lượng công tác khảo sát thao phương án khảo sát được duyệt. Giá này làm cơ sở cho chủ đầu tư chọn thầu doanh nghiệp khảo sát để ký kết hợp đồng khảo sát theo mức giá trúng thầu. Giá theo hợp đồng ký kết nói trên là căn cứ để thanh quyết toán khối lượng công tác khảo sát đã thực hiện giữa chủ đầu tư và bên nhận thầu khảo sát. Trường hợp đặc biệt, cơ quan quyết định đầu tư chỉ định tổ chức nhận thầu khảo sát thì giá để ký kết hợp đồng là dự toán công tác khảo sát đã được duyệt nói trên.
III.3. Đối với những công tác khảo sát chưa trong tập định mức dự toán hiện hành, thì có thể vận dụng định mức tương tự trong tập mức (có thể vận dụng toàn bộ định mức hoặc từng phần định mức như hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công). Đối với những công tác khảo sát hoàn toàn mới (áp dụng tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật khác với quy định hiện hành; sử dụng thiết bị mới, biện pháp thi công mới; điều kiện địa chất, địa hình khác biệt) đơn vị cơ sở tự xây dựng định mức (theo phương pháp hướng dẫn của Nhà nước) để làm căn cứ lập giá tạm tính đồng thời báo cáo với Bộ quản lý ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thỏa thuận với Bộ Xây dựng trước khi ban hành áp dụng chính thức.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/1995 Mọi quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Những khối lượng công tác khảo sát đã thực hiện xong trước ngày 01 tháng 7 năm 1995 thì việc thanh quyết toán theo quy định của nhà nước tại thời điểm đã thực hiện khối lượng công tác khảo sát xây dựng đó.
| BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
PHƯƠNG PHÁP LẬP ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT
(Kèm theo thông tư số 22/BXD-VKT ngày 17 tháng 7 năm 1995)
Đơn giá của các loại công tác khảo sát được lập theo công thức sau:
G = (Cti + Pi) * (1 + Lam) * (1 + ti) (1) Trong đó:
- Gi: Đơn giá loại khảo sát công tác i, đ;
- Cti: Chi phí trực tiếp cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i, đ;
- Pi: Chi phí quản lý cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i, đ;
- Lam: Tỷ lệ lãi và thuế cho công tác theo quy định hiện hành, %;
- ti: Tỷ lệ định mức chi phí chỗ ở tạm thời theo loại công tác khảo sát i theo quy định hiện hành, %;
Từng yếu tố trên được tính như sau:
1. Chi phí trực tiếp (Cti) Cti = Cvi + Cni + Cmi (2) Trong đó:
- Cti: (như trên)
- Tvi: Chi phí vật liệu cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i, đ;
- Cmi: Chi phí sử dụng máy (thiết bị) cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i, đ;
Từng yếu tố trên được tính như sau:
1.1 Chi phí vật liệu (Cvi):
n |
Ci = ( 1 + Kpi ) Mij * Zj (3) |
j = 1 |
Trong đó:
- Cvi: (như trên)
- Kpi: Định mức tỷ lệ vật liệu phụ so với vật liệu chính của từng loại công tác khảo sát i (theo định mức dự toán khảo sát xây dựng ban hành theo Quyết định số / ngày tháng năm 1995. Sau đây gọi tắt là định mức dự toán, %.
- j: Loại vật liệu 1,......, n-1, n.
- M: Định mức dự toán số lượng loại vật liệu cho đơn vị khối lượng công tác khảo sát i; đơn vị hiện vật phù hợp;
- Zj: Giá loại vật liệu đến hiện trường khảo sát, đ;
Giá loại vật liệu đến hiện trường khảo sát (Zj) bao gồm giá gốc của vật liệu này cộng với chi phí lưu thông và chi phí tại hiện trường của vật liệu.
1.2 Chi phí nhân công (Cni) Cni = Ni *
Trong đó:
- Cni: (như trên)
- Nj: Định mức dự toán số lượng ngày công (theo cấp bậc công việc) hao phí cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát i, ng/c;
- Li: Tiền lương ngày công tương ứng với cấp bậc công việc (cấp bậc thợ bình quân) nói trên theo loại công tác khảo sát i, đ;
Tiền lương ngày công (Li) bao gồm:
a. Lương cơ bản: tính theo bảng lương A2 và A6 (ban hành theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993)
+ Bảng lương A2 đối với công tác khoan, đào, thí nghiệm, đo đạc.
+ Bảng lương A6 đối với công tác địa vật lý.
b. Các khoản phụ cấp:
- Phụ cấp lưu động khảo sát: 0,4 lương tối thiểu
- Phụ cấp trách nhiệm: 0,02 lương tối thiểu
- Phụ cấp không ổn định sản xuất: 15% lương cơ bản
- Lương phụ (phép, lễ, tết,.....): 23% lương cơ bản
- Chi phí khoán cho công nhân: 6% lương cơ bản
1.3 Chi phí sử dụng máy (Cmi)
n
Cmi = (1 + Kmi) Sij *
j = 1
Trong đó:
- Cmi: (như trên)
- Kmi: Định mức dự toán tỷ lệ máy khác với máy chính cho loại công tác khảo sát i, %;
- j: Loại máy chính 1............, n-1, n.
- Sij: Định mức dự toán số ca máy chính j cho một đơn vị khối lượng công tác khảo sát thứ i; ca máy;
- Gj: Giá dự toán ca máy j (đơn giá ca máy); (đ)
Bao gồm chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên của máy, thiết bị.
(Gj được quy định trong bảng chi phí máy và thiết bị khảo sát kèm theo thông tư này)
2. Chi phí quản lý (Pi) Pi = Cni * Kqi
Trong đó:
- Pi: (như trên)
- Cni: Chi phí nhân công (như trên)
- Kqi: Định mức tỷ lệ chi phí quản lý theo loại công tác khảo sát i, tính bằng 70%.
3. Lãi và thuế cho công tác khảo sát (Lam) tính theo quy định hiện hành bằng 10% giá thành khảo sát.
4. Chi phí chỗ ở tạm thời cho công tác khảo sát (ti) tính bằng tỷ lệ (%) so với tổng số giá thành cộng với lợi nhuận định mức và thuế phù hợp với loại công tác khảo sát, cụ thể là:
- 5% đối với công tác khoan máy, khoan tay, thí nghiệm, hiện trường, đào, địa vật lý...
- 6% đối với công tác đo đạc, đo vẽ bản đồ địa chất công trình.
- Các công tác thí nghiệm trong phòng và công tác khác trong phòng không được tính chi phí này.
PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN CÔNG TÁC KHẢO SÁT
(Kèm theo thông tư số 22/BXD-VKT ngày 17 tháng 7 năm 1995)
I. Dự toán công tác khảo sát được lập theo công thức sau:
n
Dt = Gi * K1i
j = 1
Trong đó:
- Dt: Dự toán khối lượng công tác khảo sát cần thực hiện, đ;
- Gi: Đơn giá loại công tác khảo sát i, đ;
- K1i: Khối lượng loại công tác khảo sát i, hiện vật phù hợp;
- i: Loại công tác khảo sát 1,....., n-1, n;
Từng yếu tố trên được tính như sau:
1. Đơn giá khảo sát (Gi): được lập theo phương pháp hướng dẫn trong phụ lục 1 kèm theo thông tư này.
2. Khối lượng công tác khảo sát (K1i): xác định theo phương án khảo sát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. Trường hợp đặc biệt đối với công tác khảo sát đòi hỏi phải bổ sung chi phí ngoài định mức dự toán thì giá dự toán thì giá dự toán công tác khảo sát được tính theo công thức sau:
n
Dt = Gi * Kij + c
j = 1
Trong đó:
- Dt: (như trên)
- Gi, K1i,i....n: (như trên)
- c: Chi phí ngoài định mức dự toán tính cho toàn bộ khối lượng công tác khảo sát phải thực hiện; đ;
Chi phí ngoài định mức dự toán (c) phải được xác định theo quy định hiện hành phù hợp với tình hình thực tế và được cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
BẢNG CHI PHÍ KHẤU HAO CƠ BẢN, SỬA CHỮA LỚN VỠ CHI PHÍ SỬA CHỮA NHỎ CỦA MÁY VỠ THIẾT BỊ TRONG KHẢO SÁT XÂY DỰNG
(Kèm theo thông tư số 22/BXD-VKT ngày 17 tháng 7 năm 1995)
I. THUYẾT MINH VỠ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG:
1. Bảng chi phí khấu hao cơ bản, sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa thường xuyên của máy và thiết bị trong khảo sát xây dựng (sau đây gọi tắt là Chi phí khấu hao của máy và thiết bị trong khảo sát) này căn cứ xác định chi phí máy để lập đơn giá và dự toán khảo sát xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc Sở hữu Nhà nước.
2. Bảng "Chi phí khấu hao của máy móc và thiết bị trong khảo sát xây dựng" này áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày tháng 7 năm 1995.
3. Giá máy để tính chi phí khấu hao trong bảng chi phí này là giá máy nhập khẩu theo các văn bản thông báo giá máy của các loại máy thông dụng mà các đơn vị khảo sát xây dựng đã có và đang sử dụng tại thời điểm qúy II năm 1994.
4. Chi phí khấu hao trong bảng chi phí này bao gồm các chi phí:
- Khấu hao cơ bản
- Khấu hao sửa chữa lớn
- Chi phí sửa chữa thường xuyên.
Trong chi phí sử dụng máy không bao gồm chi phí nhân công khiển máy và chi phí nguyên liệu sử dụng máy vì hai chi phí này đã được tính trong chi phí nhân công và chi phí vật tư trong dự toán khảo sát xây dựng.
5. Định mức tỷ lệ khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn áp dụng theo quy định tại QĐ số 507 TC/ĐTXD ngày 22/7/1986 của Bộ Tài chính.
6. Bảng chi phí khấu hao của máy và thiết bị này áp dụng cho các loại máy thi công khảo sát làm việc trong điều kiện bình thường của môi trường. Nếu máy bị làm việc trong môi trường bị nhiễm mặn, hóa chất thì được áp dụng thêm hệ số điều chỉnh theo quy định về khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài chính.
7. Đối với những loại máy và thiết bị khảo sát chưa có quy định trong bảng chi phí của máy và thiết bị khảo sát xây dựng này thì các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào giá máy và thiết bị cụ thể, các thành phần chi phí nêu trên, định mức tỷ lệ khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa thường xuyên (tính bằng khoảng 120% đến 150% chi phí sửa chữa lớn) để xác định chi phí khấu hao của máy và thiết bị khảo sát xây dựng và thỏa thuận với Bộ Xây dựng trước khi ban hành.
II. CHI PHÍ MÁY KHẢO SÁT XÂY DỰNG
SỐ LOẠI MÁY VÀ THIẾT BỊ CHI PHÍ MÁY TT (đồng/ca) -1- -2- -3- 1 Bộ khoan tay 34.500 2 Máy khoan tự hành CbY - 150 ZUB 414.400 3 Máy khoan Yrb 50M 598.000 4 Máy khoan F60L 1.231.143 5 Máy khoan b40L 920.960 6 Máy THEO 010 26.560 7 Máy THEO 020 14.165 8 Máy WILD DISTOMAT DI 35 94.952 9 Máy Ni 030 11.066 10 Dalta 020 12.450 11 Máy chưng cất nước 1.056 12 Máy đo PH 1.078 13 Lò nung 4.974 14 Tủ sấy 3.933 15 Cân phân tích 2.860 16 Tủ hút độc 24.173 17 Máy so màu quang điện 45.787 18 Máy so màu ngọn lửa 18.876 19 Máy cắt 1 trục 5.720 20 Máy nén 1 trục 5.720 21 Bếp cát 429 22 Máy cắt 3 trục 257.400 23 Máy hút chân không 4.974 24 Máy cắt ứng biến 71.500 25 Máy cưa đá và mài đá 6.355 26 Máy khoan mẫu đá 24.935 27 Máy ép mẫu đá 65.172 28 Máy cắt mẫu lớn 30 x 30 6.256 29 Dụng cụ thí nghiệm thấm 34.025 30 Máy xuyên tĩnh Gouda 305.290 31 Máy xuyên động RA - 50 6.129 32 Máy TN cắt quay GA 273.077 33 Thiết bị nén ngang GA 476.531 34 Kích thủy lực 100T 89.321 35 Kích thủy lực 50T 43.135 36 Máy địa chấn EL - 66 -155 74.646 37 Trạm địa chấn 12 mạch 312.000 38 Máy TRIOSX - 12 158.301 39 Máy UJ 18 29.065 40 Máy thăm dò MF - 2 – 100 30.030 41 Máy đo hồi âm 21.690 42 Máy đo lưu tốc BMM 5.094 43 Máy đo sóng DNW5M 48.697 44 Máy đo gió 4.800
- 1Quyết định 507-TC/ĐTXD năm 1986 ban hành Chế độ quản lý, khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 3Nghị định 15-CP năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
- 4Nghị định 177-CP năm 1994 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
Thông tư 22/BXD-VKT hướng dẫn việc lập và quản lý giá khảo sát xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 22/BXD-VKT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/07/1995
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Ngô Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/1995
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực