Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2419/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN GIÁ DỊCH VỤ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013;

Căn cứ Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc và quản lý đất đai;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1406/TTr-STNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Phương án giá Dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính” trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Đơn giá này làm căn cứ để các cơ quan Nhà nước thu khi thực hiện các nhiệm vụ đo đạc phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân; đồng thời là cơ sở để lập dự toán các dự án đo đạc, lập bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh.

Trường hợp Nhà nước thay đổi mức lương cơ sở, định mức kinh tế kỹ thuật và các cơ chế chính sách có liên quan làm thay đổi đến phương án giá. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kho bạc nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (để báo cáo);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (để b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- VPUB: LĐVP, TNMT, TH;
- Đài PTTH, Báo Hà Nam, để (TT);
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đông

 

PHƯƠNG ÁN

GIÁ DỊCH VỤ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2419 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Hà Nam)

 

MỤC LỤC

Phần I. Nguyên tắc xây dựng Phương án giá đo đạc, lập bản đồ địa chính

Phần II. Đơn giá dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính

Phần III. Đơn giá chi tiết Phương án giá đo đạc, lập bản đồ địa chính

 

Phần I

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIÁ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

- Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;

- Nghị định số 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc và quản lý đất đai;

- Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Văn bản số 2768/STC-GCS ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Sở Tài chính tỉnh Hà Nam về việc thẩm định Phương án giá Dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính;

- Chứng thư thẩm định giá số: 2207/2016/CT-VTA ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Công ty TNHH thẩm định giá và Đại lý thuế Việt Nam.

II. TÍNH TOÁN CHI TIẾT TỪNG LOẠI CHI PHÍ

II.1. Chi phí trực tiếp bao gồm: Các khoản mục cấu thành nên giá trị sản phẩm (chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí công cụ - dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc - thiết bị và chi phí năng lượng), cách tính như sau:

Chi phí trực tiếp

=

Chi phí nhân công (a)

+

Chi phí công cụ, dụng cụ (b)

+

Chi phí vật liệu (c)

+

Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị trực tiếp (d)

a) Chi phí nhân công:

- Gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông (nếu có) tham gia trong quá trình sản xuất sản phẩm.

a.1) Chi phí lao động kỹ thuật được tính theo công thức:

Chi phí lao động kỹ thuật

=

Số công lao động kỹ thuật theo định mức

x

Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật

Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật (LĐKT) bao gồm: Lương cơ bản, lương phụ bằng 11% lương cơ bản, phụ cấp lưu động bằng 0,4 lương tối thiểu 1.210.000 (đ) mục này tính cho công tác ngoại nghiệp, phụ cấp trách nhiệm bằng 0,2 lương tối thiểu 1.210.000 (đ) chia 5 lao động (tính cho tổ bình quân 5 người), phụ cấp BHXH + BHYT + KPCĐ + BHTN tính 24% lương cơ bản (trong đó: BHXH = 18%, BHYT = 3%, KPCĐ = 2%, BHTN = 1%).

Ví dụ:

Bậc lương

Hệ số lương

Lương bậc kỹ thuật

Lương phụ bằng 0,11 lương cấp bậc KT

Phụ cấp lưu động 0,4 lương tối thiểu

Phụ cấp trách nhiệm 0,2 mức lương tối thiểu tổ 5 người

Tổng lương

Các khoản đóng góp 24% lương cấp bậc

Đơn giá lương ngày

Lương tháng

Lương ngày 26 ngày/tháng

I - Ngoại nghiệp

KTV1

1,8

2.178.000

83.769

9.215

18.615

1.862

113.461

20.105

133.565

KTV2

1,99

2.407.900

92.612

10.187

18.615

1.862

123.276

22.227

145.503

KTV3

2,18

2.637.800

101.454

11.160

18.615

1.862

133.091

24.349

157.440

KS1

2,34

2.831.400

108.900

11.979

18.615

1.862

141.356

26.136

167.492

KS2

2,65

3.206.500

123.327

13.566

18.615

1.862

157.370

29.598

186.968

KS3

2,96

3.581.600

137.754

15.153

18.615

1.862

173.384

33.061

206.445

II - Nội nghiệp

KTV1

1,8

2.178.000

83.769

9.215

 

1.862

94.845

20.105

114.950

KTV2

1,99

2.407.900

92.612

10.187

 

1.862

104.660

22.227

126.887

KTV3

2,18

2.637.800

101.454

11.160

 

1.862

114.475

24.349

138.824

KS1

2,34

2.831.400

108.900

11.979

 

1.862

122.741

26.136

148.877

KS2

2,65

3.206.500

123.327

13.566

 

1.862

138.754

29.598

168.353

KS3

2,96

3.581.600

137.754

15.153

 

1.862

154.768

33.061

187.829

a.2) Chi phí lao động phổ thông được tính theo công thức:

Chi phí lao động phổ thông

=

Số công lao động phổ thông theo định mức

x

Đơn giá ngày công lao động phổ thông

Đơn giá công lao động phổ thông (LĐPT) áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Vùng III: áp dụng đối với địa bàn thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng.

Vùng IV: áp dụng đối với địa bàn các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm.

Ngày công LĐPT Vùng III = 2.700.000 đồng/26 công = 103.846 đồng/công

Ngày công LĐPT Vùng IV = 2.400.000 đồng/26 công = 92.308 đồng/công

Lấy mức lương 100.000 đồng/công LĐPT áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh.

- Cột định mức tính công nhóm hoặc công đơn của các công việc theo Định mức kinh tế - kỹ thuật.

- Cột hệ số ngoại nghiệp được tính 1,25 do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu.

Ví dụ: Tính chi phí nhân công cho nội dung công việc: Xác định ranh giới thửa đất (công việc ngoại nghiệp) đối với bản đồ tỷ lệ 1/500 (khó khăn 1) của hạng mục Đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo đạc trực tiếp (1.3, mục II, chương I, phần II - trang 13 Thông tư 50) như sau:

Định biên: Nhóm 2KTV6; Khó khăn 1 (21,8/21,8)

- Chi phí lao động kỹ thuật = (21,8 x 193.251 x 2 x 1,25)/6,25 = 1.685.148 (đồng)

trong đó:

+ Lương ngày công lao động (công nhóm 2KTV6) = 193.251 x 2 = 386.502 (đồng)

+ Định mức Khó khăn 1: 21,8

+ Hệ số thời tiết: 1,25

- Chi phí lao động phổ thông = (21,8 x 100.000)/6,25 = 348.800 đồng; trong đó:

+ Công lao động phổ thông: 100.000 đồng/công

+ Định mức Khó khăn 1: 21,8

6,25: Kích thước, diện tích mảnh bản đồ địa chính theo khung trong mảnh bản đồ theo quy định chia mảnh trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.

Chi phí nhân công (KK1) = Chi phí lao động kỹ thuật + Chi phí lao động phổ thông = 1.685.148 + 348.800 = 2.033.948 (đồng)

b) Chi phí công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ trong quá trình sản xuất sản phẩm; cách tính cụ thể như sau:

Chi phí công cụ, dụng cụ

=

Số ca sử dụng công cụ dụng cụ theo định mức

x

Đơn giá sử dụng công cụ dụng cụ phân bổ cho 1 ca

Trong đó:

Đơn giá sử dụng công cụ, dụng cụ phân bổ 1 ca

=

Đơn giá công cụ, dụng cụ

Niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ theo định mức (tháng)

x

26 ca

- Đơn giá công cụ, dụng cụ (đã bao gồm thuế GTGT), lấy theo đơn giá thực tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Số ca sử dụng và niên hạn sử dụng công cụ, dụng cụ theo Định mức tại Thông tư 50/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn giá công cụ, dụng cụ (đã bao gồm thuế VAT) lấy theo đơn giá được xác định trong Chứng thư thẩm định giá số: 2207/2016/CT-VTA ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Công ty TNHH thẩm định giá và Đại lý thuế Việt Nam.

c) Chi phí vật liệu: Là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm; cách tính cụ thể như sau:

Chi phí vật liệu

= Σ

Số lượng từng loại vật liệu theo định mức

x

Đơn giá từng loại vật liệu

- Đơn giá vật liệu (đã bao gồm thuế VAT) lấy theo đơn giá được xác định trong Chứng thư thẩm định giá số: 2207/2016/CT-VTA ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Công ty TNHH thẩm định giá và Đại lý thuế Việt Nam.

- Số lượng vật liệu được xác định trên cơ sở định mức sử dụng vật liệu được quy định trong Định mức tại Thông tư 50/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

d) Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp: Là hao phí về máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình thực hiện công tác đo đạc; được xác định trên cơ sở danh mục máy, số ca sử dụng máy theo Định mức tại Thông tư 50/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và mức khấu hao một ca máy; cách tính cụ thể như sau:

Chi phí khấu hao = Số ca máy theo định mức x Mức khấu hao một ca máy

Trong đó:

Mức khấu hao một ca máy

=

Nguyên giá

Số ca máy sử dụng 1 năm x Số năm sử dụng

- Số ca máy sử dụng một năm: Máy ngoại nghiệp là 250 ca; máy nội nghiệp là 500 ca;

- Số năm sử dụng cho từng nhóm thiết bị quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư 50/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Nguyên giá được xác định trong Chứng thư thẩm định giá số: 2207/2016/CT-VTA ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Công ty TNHH thẩm định giá và Đại lý thuế Việt Nam.

II.2. Chi phí chung: Là chi phí có tính chất chung của đơn vị trực tiếp thực hiện, được xác định theo tỷ lệ % tính trên chi phí trực tiếp, quy định cho từng nhóm công việc.

Cụ thể, đo đạc lập bản đồ địa chính là công việc nhóm II, chi phí chung được xác định bằng 25% (đối với công tác ngoại nghiệp) và 20% (đối với công tác nội nghiệp) của chi phí trực tiếp.

II.3. Chi phí khác (Chi phí kiểm tra, nghiệm thu): Gồm toàn bộ chi phí để quản lý, giám sát quá trình thi công công trình, chi phí tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành theo quy chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chi phí thẩm định khối lượng, chất lượng, giá trị công trình. Chi phí kiểm tra nghiệm thu được tính trên chi phí trực tiếp và chi phí chung.

Cụ thể, đo đạc lập bản đồ địa chính là công việc nhóm II, chi phí kiểm tra nghiệm thu được xác định bằng 4% (đối với công tác ngoại nghiệp) và 3% (đối với công tác nội nghiệp) của chi phí trực tiếp và chi phí chung.

II.4. Thuế VAT (10%): là giá trị tăng thêm của dịch vụ phát sinh và được nộp vào ngân sách Nhà nước.

III. VIỆC ÁP DỤNG ĐƠN GIÁ

- Đơn giá này được tính cho lao động kỹ thuật với mức lương tối thiểu là 1.210.000 đồng, mức tiền công lao động phổ thông là 100.000 đồng/công; khi có sự thay đổi tính lại theo tỷ lệ thuận cho phù hợp;

- Căn cứ vào các bước công việc, yêu cầu công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí, diện tích đất được giao, được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án mà mức áp dụng và khu vực áp dụng khác nhau.

+ Trường hợp dự án có diện tích dưới 10.000 m2 thì áp dụng công việc trích đo địa chính thửa đất.

trong đó:

• Đất đô thị gồm: 28 xã, phường gồm:

- 21 xã, phường của thành phố Phủ Lý;

- Thị trấn Quế, Ba Sao (huyện Kim Bảng);

- Thị trấn Bình Mỹ (huyện Bình Lục);

- Thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân);

- Thị trấn Đồng Văn, Hòa Mạc (huyện Duy Tiên);

- Thị trấn Kiện Khê (huyện Thanh Liêm).

• Đất ngoài khu vực đô thị gồm 88 xã thuộc huyện Kim Bảng, Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Thanh Liêm, gồm:

- 16 xã thuộc huyện Kim Bảng;

- 18 xã thuộc huyện Bình Lục;

- 22 xã thuộc huyện Lý Nhân;

- 16 xã thuộc huyện Duy Tiên;

- 16 xã thuộc huyện Thanh Liêm.

+ Trường hợp dự án có diện tích trên 10.000 m2 thì áp dụng công việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính.

* Bản đồ tỷ lệ 1/500

Áp dụng cho khu vực dân cư theo các loại khó khăn như sau:

- KK1: Khu vực đô thị, dạng đô thị có mật độ thửa TB từ 25 thửa đến dưới 35 thửa trong 1 ha.

- KK2: Khu vực có mật độ thửa TB từ 35 thửa đến dưới 45 thửa trong 1 ha.

- KK3: Khu vực có mật độ thửa TB từ 45 thửa đến dưới 55 thửa trong 1 ha.

- KK4: Khu vực có mật độ thửa TB từ 55 thửa đến dưới 65 thửa trong 1 ha.

- KK5: Khu vực có mật độ thửa TB từ 65 thửa đến 75 thửa trong 1 ha.

Khi mật độ thửa trên 75 thửa/ha thì cứ thêm 10 thửa được tính thêm 0,10 mức loại KK5.

* Bản đồ tỷ lệ 1/1000

- KK1: Đất nông nghiệp có số thửa TB từ 20 thửa đến dưới 40 thửa trong 1 ha (áp dụng đối với khu vực có dạng thửa hẹp, kéo dài; khu vực phường, thị trấn, xã thuộc thị xã và thành phố thuộc tỉnh, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận).

Được áp dụng mức KK2 nếu khu đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK3 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK2: Đất nông nghiệp có số thửa TB từ 40 thửa đến 60 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK4 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK3: Đất khu dân cư (khu vực đô thị, dạng đô thị và dân cư nông thôn ở đồng bằng) số thửa TB từ 10 thửa đến dưới 20 thửa trong 1 ha. Đất nông nghiệp có số thửa TB trên 60 thửa trong ha.

Đất nông nghiệp được áp dụng mức KK4 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất (vượt quá tầm ngắm của máy đo đạc) trên 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK5 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK4: Đất khu dân cư TB từ 20 thửa đến dưới 30 thửa trong 1 ha.

- KK5: Đất khu dân cư TB từ 30 thửa đến 40 thửa trong 1 ha.

Khi mật độ thửa trên 40 thửa/ha thì cứ thêm 10 thửa được tính thêm 0,10 mức loại KK5.

* Bản đồ tỷ lệ 1/2000

- KK1: Đất nông nghiệp số thửa TB từ 5 thửa đến dưới 10 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK2 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK3 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK2: Đất nông nghiệp số thửa TB từ 10 thửa đến 20 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK4 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK3: Đất khu dân cư số thửa TB dưới 4 thửa trong 1 ha hoặc đất nông nghiệp số thửa TB trên 20 thửa trong 1 ha.

Đất nông nghiệp được áp dụng mức KK4, nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK5 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK4: Đất khu dân cư số thửa TB từ 4 thửa đến dưới 8 thửa trong 1 ha.

- KK5: Đất khu dân cư số thửa TB từ 8 thửa trong 1 ha trở lên.

* Bản đồ tỷ lệ 1/5.000

- KK1: Đất nông nghiệp số thửa TB dưới 1 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK2 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK3 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK2: Đất nông nghiệp số thửa TB từ 1 thửa đến 2 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK3 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc TB trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Được áp dụng mức KK4 nếu tầm che khuất trên 80% diện tích.

- KK3: Đất nông nghiệp số thửa TB từ trên 2 thửa đến 3 thửa trong 1 ha.

Được áp dụng mức KK4 nếu khu vực đo có ít nhất một trong các tiêu chí sau:

+ Khu vực có nhiều kênh rạch đi lại khó khăn hoặc tầm che khuất từ 50% đến 80% diện tích;

+ Khu vực trung du, miền núi có độ dốc trên 10%;

+ Số thửa có đất ở xen kẽ trên 30% tổng số thửa.

Nếu tầm che khuất trên 80% diện tích thì được tính thêm 15% của mức KK4.

- KK4: Đất nông nghiệp số thửa TB trên 3 thửa trong 1 ha.

* Bản đồ tỷ lệ 1/10000

Áp dụng cho khu vực đất lâm nghiệp (kể cả trồng thông, cao su thay thế cây rừng) hoặc đất chưa sử dụng theo các loại khó khăn như sau:

- KK1: Khu vực đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng, có địa hình đồi, núi thấp, độ dốc TB dưới 15%, ít bị chia cắt, đi lại tương đối dễ dàng.

Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) thì áp dụng loại KK2 nếu đan xen từ 10 - 30% diện tích; áp dụng loại KK3 nếu đan xen trên 30% diện tích.

- KK2: Khu vực đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng, nhưng địa hình đồi, núi cao, đo dốc từ 15% đến dưới 45%, tương đối phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, đi lại khó khăn; hoặc khu vực đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thuộc vùng địa hình đồi, núi thấp ít bị chia cắt, đi lại dễ dàng.

Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) thì áp dụng loại KK3 nếu đan xen từ 10 - 30% diện tích; áp dụng loại KK4 nếu đan xen trên 30% diện tích.

- KK3: Khu vực đất của các tổ chức đang quản lý, sử dụng hoặc đất chưa sử dụng có địa hình núi cao, độ dốc trên 45% đi lại đặc biệt khó khăn; hoặc khu vực đất giao cho hộ gia đình, cá nhân có địa hình đồi, núi tương đối phức tạp, đi lại khó khăn.

Trường hợp trong khu vực có đan xen các loại đất khác của hộ gia đình, cá nhân (trừ đất lâm nghiệp) trên 10% diện tích thì áp dụng loại KK4.

- KK4: Khu vực đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng thuộc khu vực biên giới, hải đảo hoặc khu vực có địa hình đồi, núi cao hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, đi lại đặc biệt khó khăn.

Phạm vi khu vực để phân loại khó khăn được xác định theo từng mảnh bản đồ hoặc phạm vi nhiều mảnh bản đồ đo vẽ cùng một tỷ lệ, có cùng đặc điểm để lựa chọn mức độ khó khăn (cùng là khu dân cư, cùng là đất nông nghiệp hoặc cùng là khu vực đất nông nghiệp xen kẽ đất ở) trong một đơn vị hành chính cấp xã.

- Khi áp dụng phương án giá này, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện bất hợp lý, đề nghị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, điều chỉnh.

IV. DIỆN TÍCH TRUNG BÌNH THEO KHUNG MỘT MẢNH BẢN ĐỒ TRONG HỆ VN-2000

Bản đồ tỷ lệ

Diện tích tương ứng trên mặt đất (ha)

1/200

1,00

1/500

6,25

1/1000

25,00

1/2000

100,00

1/5000

900,00

Phần II

ĐƠN GIÁ DỊCH VỤ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ (đã bao gồm thuế VAT 10%)

I. TRÍCH ĐO ĐỊA CHÍNH THỬA ĐẤT

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Đơn giá thửa đất khu vực đô thị

Đơn giá thửa đất ngoài khu vực đô thị

Ngoại nghiệp

Nội nghiệp

Tổng cộng

Ngoại nghiệp

Nội nghiệp

Tổng cộng

I.1

Dưới 100 m²

đ/thửa

1.955.000

380.000

2.335.000

1.313.000

270.000

1.583.000

I.2

Từ 100 - 300 m²

đ/thửa

2.322.000

451.000

2.773.000

1.559.000

321.000

1.880.000

I.3

Từ > 300 - 500 m²

đ/thửa

2.465.000

484.000

2.949.000

1.662.000

338.000

2.000.000

I.4

Từ > 500 - 1.000 m²

đ/thửa

3.015.000

585.000

3.600.000

2.021.000

414.000

2.435.000

I.5

Từ > 1000 - 3.000 m²

đ/thửa

4.135.000

806.000

4.941.000

2.770.000

566.000

3.336.000

I.6

Từ > 3000 - 10.000 m²

đ/thửa

6.356.000

1.234.000

7.590.000

4.267.000

878.000

5.145.000

II. ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH

 

 

 

Đơn giá (loại KK 1)

Đơn giá (loại KK 2)

Đơn giá (loại KK 3)

Đơn giá (loại KK 4)

Đơn giá (loại KK 5)

II.1

Bản đồ địa chính 1/500

đ/ha

10.371.000

11.925.000

13.802.000

16.074.000

18.771.000

 

Trường hợp đo phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi, công trình điện năng

đ/ha

11.771.000

13.548.000

15.694.000

18.292.000

21.376.000

II.2

Bản đồ địa chính 1/1000

đ/ha

3.517.000

4.007.000

4.891.000

6.418.000

7.807.000

 

Trường hợp đo phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi, công trình điện năng

đ/ha

3.976.000

4.536.000

5.547.000

7.296.000

8.885.000

II.3

Bản đồ địa chính 1/2000

đ/ha

1.377.000

1.563.000

1.806.000

2.195.000

2.773.000

 

Trường hợp đo phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi, công trình điện năng

đ/ha

1.557.000

1.769.000

2.046.000

2.494.000

3.155.000

II.4

Bản đồ địa chính 1/5000

đ/ha

416.000

476.000

549.000

637.000

 

 

Trường hợp đo phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi, công trình điện năng

đ/ha

473.000

542.000

625.000

726.000

 

II.5

Bản đồ địa chính 1/10000

đ/ha

209.000

241.000

278.000

324.000

 

 

Trường hợp đo phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, khu công nghiệp, các công trình giao thông, thủy lợi, công trình điện năng

đ/ha

239.000

275.000

318.000

370.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2419/QĐ-UBND năm 2016 về Phương án giá Dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính do tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 2419/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Nguyễn Xuân Đông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 20/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản