Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2009/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 08 tháng 4 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG “NGỌN HẢI ĐĂNG” TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 634/TTr-SNV ngày 07 tháng 4 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIẢI THƯỞNG “NGỌN HẢI ĐĂNG” TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu )
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Đối tượng xét tặng Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là đơn vị kinh tế quy định tại Điều 1 của Quy chế này có quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ổn định liên tục từ 3 năm trở lên, bao gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước (Trung ương và địa phương);
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài;
- Các hợp tác xã.
(Sau đây gọi tắt các đơn vị kinh tế nêu trên là doanh nghiệp).
Điều 4. Tiêu chí để xét tặng giải thưởng
Doanh nghiệp phải thực hiện 4 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1. Chấp hành các quy định về thuế:
TT | Nội dung và cách tính điểm | Ghi chú |
| I. Thực hiện các nội dung cơ bản của tiêu chí: 200 điểm Trong đó: 1. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về đăng ký, kê khai, quyết toán thuế: 50 điểm. 2. Chấp hành đúng các quy định về chế độ kế toán: 50 điểm. 3. Tính chính xác của số liệu trên các tờ khai cũng như các báo cáo khác về thuế: 40 điểm. 4. Nộp thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước kịp thời, đầy đủ: 60 điểm. II. Các nội dung cộng thêm điểm: Ngoài mức điểm tối thiểu phải đạt được như trên, căn cứ vào tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp nộp tăng lên so với năm trước để cộng thêm điểm. Tăng ở mức nào thì cộng điểm tương ứng ở mức đó, cụ thể như sau: 1. Tăng từ 5% đến 10%: 5 điểm. 2. Tăng trên 10% đến 15% 10 điểm. 3. Tăng trên 15% đến 20% 15 điểm. 4. Tăng trên 20% đến 25% 20 điểm. 5. Tăng trên 25% đến 30% 25 điểm. 6. Tăng trên 30% đến 35% 30 điểm. 7. Tăng trên 35% đến 40% 35 điểm. 8. Tăng trên 40% đến 45% 40 điểm. 9. Tăng trên 45% đến 50% 45 điểm. 10. Tăng trên 50% 50 điểm. III. Điểm thưởng: Nếu doanh nghiệp được khen thưởng về việc nộp thuế thì được cộng thêm điểm (quyết định khen thưởng ban hành năm nào thì cộng điểm cho năm đó). Mức điểm cộng thêm chỉ được chọn một hình thức khen thưởng cao nhất trong năm. Cụ thể như sau: 1. Giấy khen của Cục thuế: 2 điểm. 2. Bằng khen của Tổng cục Thuế: 3 điểm. 3. Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Tài chính: 5 điểm. 4. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 10 điểm. |
|
- Tiêu chí 2: Thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động:
TT | Nội dung và cách tính điểm | Ghi chú |
| I. Thực hiện nội dung cơ bản của tiêu chí: 80 điểm Trong đó: 1. Hợp đồng lao động và nội quy lao động: 10 điểm. - 100% lao động trong doanh nghiệp được ký hợp đồng lao động: 5 điểm; - Doanh nghiệp có nội quy lao động: 5 điểm. 2. Về chế độ, chính sách tiền lương: 15 điểm. - Doanh nghiệp có quy chế trả lương, thưởng và thực hiện trả lương đầy đủ cho người lao động: 10 điểm; - Trích lập quỹ phúc lợi xã hội, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, cấp sổ lao động, báo cáo định kỳ theo quy định: 5 điểm. 3. Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động: 20 điểm. - Chấp hành quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, có Hội đồng bảo hộ lao động và mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, có đăng ký sử dụng các thiết bị, chất, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: 10 điểm; - Thực hiện huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nội dung về quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp: 10 điểm. 4. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội: 20 điểm. Hàng tháng trích nộp đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động; giải quyết đầy đủ và kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. 5. Hoạt động của tổ chức công đoàn: 15 điểm . - Có thành lập tổ chức công đoàn: 10 điểm; - Có ký kết thỏa ước lao động tập thể: 5 điểm. II. Các nội dung cộng thêm điểm: Ngoài việc thực hiện các quy định trên, doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định dưới đây thì được cộng thêm điểm, nhưng tổng số điểm được cộng thêm tối đa không quá 15 điểm, cụ thể như sau: 1. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý lao động: 3 điểm. 2. 100% lao động được cấp sổ lao động: 3 điểm. 3. 100% lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tham gia bảo hiểm xã hội: 3 điểm. 4. Thu nhập bình quân của người lao động cao hơn năm trước: 3 điểm. 5. Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp đạt công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc: 3 điểm. III. Điểm thưởng: Nếu doanh nghiệp được khen thưởng về thành tích thực hiện 1 trong các nội dung về thực hiện Luật Lao động thì được cộng thêm điểm (quyết định khen thưởng ban hành năm nào thì cộng điểm cho năm đó). Mức điểm cộng thêm chỉ được chọn hình thức khen thưởng cao nhất trong năm. Cụ thể như sau: 1. Giấy khen của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Liên đoàn Lao động tỉnh: 2 điểm. 2. Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 3 điểm. 3. Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: 5 điểm. 4. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 10 điểm. |
|
- Tiêu chí 3. Chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường:
TT | Nội dung và cách tính điểm | Ghi chú |
| I. Thực hiện nội dung cơ bản của tiêu chí: 40 điểm Trong đó: 1. Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục quy định về bảo vệ môi trường (lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường): 10 điểm 2. Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, nộp đầy đủ các chứng từ quản lý chất thải nguy hại: 10 điểm 3. Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường (công trình xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải): 10 điểm 4. Doanh nghiệp chấp hành tốt công tác giám sát chất lượng môi trường của ơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: 10 điểm. Đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc loại hình sản xuất được quy định là sạch, nghĩa là không thải ra môi trường bên ngoài các loại nước thải, chất thải rắn, khí thải thì đạt được số điểm tối đa của mục I này (40 điểm). II. Các nội dung cộng thêm điểm: Ngoài việc chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường, đơn vị còn tham gia vào công tác truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong xí nghiệp, cơ quan hoặc bên ngoài thông qua công tác đào tạo; hưởng ứng công tác truyền thông giáo dục bảo vệ môi trường thì được cộng thêm điểm. Tổng số điểm được cộng thêm tối đa không quá 15 điểm. Cụ thể như sau: 1. Công tác đào tạo (tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hoặc đơn vị tổ chức có sự giám sát của cơ quan quản lý): 5 điểm. 2. Thực hiện chương trình của cơ quan quản lý về truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường: 5 điểm. 3. Có bố trí cán bộ phụ trách bộ phận môi trường (việc bố trí được thể hiện bằng văn bản báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường): 5 điểm III. Điểm thưởng: Doanh nghiệp được khen thưởng về thành tích thực hiện 1 trong các nội dung về công tác bảo vệ môi trường thì được cộng thêm điểm (quyết định khen thưởng ban hành năm nào thì cộng điểm cho năm đó). Mức điểm cộng thêm chỉ được chọn hình thức khen thưởng cao nhất trong năm. Cụ thể như sau: 1. Giấy khen của Cục Bảo vệ Môi trường hoặc Sở Tài nguyên Môi trường: 2 điểm. 2. Bằng khen Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên Môi trường: 5 điểm. 3. Bằng của Thủ tướng Chính phủ: 10 điểm. |
|
- Tiêu chí 4: Tham gia đóng góp cho các phong trào xã hội từ thiện do các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và địa phương triển khai, phát động (bao gồm cả việc tài trợ cho các cấp chính quyền trong việc tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch và đóng góp cho các chương trình xã hội khác):
TT | Nội dung và cách tính điểm | Ghi chú |
| I. Thực hiện nội dung cơ bản của tiêu chí: 30 điểm Trong đó: 1. Hoàn thành đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và Quỹ “Ngày vì người nghèo”: 10 điểm. 2. Đóng góp cho các hoạt động vì cộng đồng (bao gồm: xã hội từ thiện, cứu trợ thiệt hại do thiên tai và các chương trình nhân đạo về y tế, giáo dục): 10 điểm. 3. Đóng góp tài trợ cho việc tổ chức các chương trình, các phong trào văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, giáo dục, môi trường,… do các cấp chính quyền tổ chức và phát động: 10 điểm. II. Các nội dung cộng thêm điểm: 1. Doanh nghiệp tham gia thực hiện 2 trong 3 chương trình trên: 5 điểm; 2. Doanh nghiệp tham gia thực hiện cả 3 chương trình trên: 10 điểm. III. Điểm thưởng: Doanh nghiệp được khen thưởng về thành tích thực hiện công tác đóng góp các quỹ xã hội từ thiện thì được cộng thêm điểm (quyết định khen thưởng ban hành năm nào thì cộng điểm cho năm đó). Mức điểm cộng thêm chỉ được chọn hình thức khen thưởng cao nhất trong năm, cụ thể như sau: 1. Giấy khen của Ủy ban nhân dân cấp huyện: 2 điểm. 2. Bằng khen của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: 3 điểm. 3. Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc bộ, ngành: 5 điểm. 4. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 10 điểm. |
|
Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng
1. Doanh nghiệp đạt được điểm cơ bản của 4 tiêu chí với tổng số từ 320 điểm trở lên được đề nghị xem xét tặng Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
2. Không xem xét tặng Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” đối với doanh nghiệp vi phạm một trong các quy định sau:
- Doanh nghiệp để xảy ra tranh chấp lao động tập thể, nguyên nhân do lỗi từ phía người sử dụng lao động;
- Có cán bộ lãnh đạo (là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc, Ban Chủ nhiệm) vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp với mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đơn vị để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc sự cố cháy, nổ gây thiệt hại lớn.
CƠ CẤU VÀ HÌNH THỨC GIẢI THƯỞNG
Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 10 giải, bao gồm: 01 giải Ngọn Hải đăng Vàng, 01 giải Ngọn Hải đăng Bạc, 01 giải Ngọn Hải đăng Đồng và 07 giải Ngọn Hải đăng.
Ngoài ra, còn có 12 giải để tặng cho các đơn vị kinh tế không đạt các giải Ngọn Hải đăng nhưng có nhiều thành tích trong việc thực hiện nội dung từng tiêu chí của giải thưởng và các doanh nghiệp tiêu biểu nhất của các tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể:
1. Giải “Doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về thuế” dành cho doanh nghiệp có số điểm cao nhất về tiêu chí “Chấp hành tốt các quy định về thuế”.
2. Giải “Doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của Bộ luật lao động”: dành cho doanh nghiệp có số điểm cao nhất về tiêu chí “Thực hiện các quy định của Bộ luật lao động”.
3. Giải “Doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường”: dành cho doanh nghiệp có số điểm cao nhất về tiêu chí “Chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường”.
4. Giải “Doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện”: dành cho doanh nghiệp có số điểm cao nhất về tiêu chí “Tham gia phong trào đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện”.
5. Giải “Doanh nghiệp có nhiều lần đoạt giải thưởng nhất” dành cho doanh nghiệp có nhiều lần đoạt Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” tính từ thời điểm thành lập Giải thưởng này.
6. Giải “Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu nhất” do Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa bình xét theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
7. Giải “Doanh nghiệp cựu chiến binh tiêu biểu nhất” do Câu lạc bộ Doanh nghiệp Cựu chiến binh bình xét theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
8. Giải “Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu nhất”: do Hội Doanh nhân trẻ bình xét theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
9. Giải “Hợp tác xã tiêu biểu nhất”: do Liên minh Hợp tác xã bình xét theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
10. Giải “Doanh nghiệp do nữ doanh nhân điều hành tiêu biểu nhất” do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Vũng Tàu bình xét theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
11. Giải “Doanh nghiệp du lịch tiêu biểu nhất” do Hiệp hội Du lịch bình xét theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
12. Giải “Doanh nghiệp xuất khẩu tiêu biểu nhất” do Hiệp hội Xuất khẩu bình xét theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
Điều 7. Hình thức giải thưởng:
- Giải Ngọn Hải đăng Vàng: biểu tượng Cúp Ngọn Hải đăng vàng, giấy chứng nhận đạt giải và 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
- Giải Ngọn Hải đăng Bạc: biểu tượng Cúp Ngọn Hải đăng bạc, giấy chứng nhận đạt giải và 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng).
- Giải Ngọn Hải đăng Đồng: biểu tượng Cúp Ngọn Hải đăng đồng, giấy chứng nhận đạt giải và 10.000.000 đồng (mười triệu đồng).
- Giải Ngọn Hải đăng: biểu tượng Cúp Ngọn Hải đăng, giấy chứng nhận đạt giải và 5.000.000 đồng (năm triệu đồng).
- Giải Doanh nghiệp tiêu biểu nhất: Giấy chứng nhận đạt giải và kèm theo tiền thưởng là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
Kinh phí giải thưởng được trích từ nguồn ngân sách của tỉnh.
Điều 8. Quyền lợi của doanh nghiệp đạt giải
- Doanh nghiệp được vinh danh tại lễ trao Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”, được phát trực tiếp trên sóng truyền hình địa phương;
- Được miễn phí giới thiệu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên các bản tin kinh tế của đài phát thanh và truyền hình địa phương trong thời gian tổ chức giải thưởng;
- Được tôn vinh trên chuyên đề đặt biệt của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu phát hành đúng vào ngày tổ chức lễ trao giải thưởng;
- Được sử dụng logo của giải thưởng để quảng bá thương hiệu, được gắn logo của giải thưởng trên nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa trong suốt thời gian đạt giải;
- Danh sách các doanh nghiệp được tặng giải thưởng sẽ được in trong kỷ yếu về giải thưởng và được công bố, giới thiệu rộng rãi trong nước và quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
HỒ SƠ VÀ QUY TRÌNH XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 9. Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Hồ sơ đối với doanh nghiệp:
a) Bản Báo cáo thành tích của doanh nghiệp đề nghị tặng giải thưởng, trong đó doanh nghiệp phải nêu cụ thể số liệu đã đạt được và tự chấm điểm theo từng tiêu chí (theo mẫu đính kèm).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Nơi gửi hồ sơ:
- Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở lĩnh vực nào thì nộp hồ sơ đề nghị xét giải thưởng về Sở quản lý ngành đó.
- Doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp nộp hồ sơ về Ban Quản lý các khu công nghiệp.
- Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổng hợp thì được chọn một Sở nhất định để nộp hồ sơ.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nằm trong các khu công nghiệp, nộp hồ sơ về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Doanh nghiệp là hội viên, thành viên của các tổ chức: VCCI Chi nhánh Vũng Tàu, Hội Doanh nhân trẻ, Câu lạc bộ doanh nghiệp Cựu chiến binh, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Xuất khẩu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nộp hồ sơ về tổ chức mình.
- Các hợp tác xã nộp hồ sơ về Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
- Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng của nhiều ngành quản lý hoặc tham gia nhiều tổ chức doanh nghiệp thì có quyền lựa chọn gửi cho một sở, ngành hoặc một tổ chức đại diện của doanh nghiệp mà đơn vị mình là hội viên, thành viên.
2. Đối với các sở, ngành, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp:
a) Hồ sơ gồm:
- Văn bản của sở, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh xét tặng giải thưởng;
- Biên bản họp xét sơ tuyển;
- Báo cáo thành tích của doanh nghiệp đề nghị xét tặng giải thưởng.
- Các chứng từ, giấy tờ xác nhận (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 5 bộ.
c) Nơi gửi hồ sơ: Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
1. Các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp: VCCI Chi nhánh Vũng Tàu, Hội doanh nhân trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Câu lạc bộ doanh nghiệp Cựu chiến binh, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Xuất khẩu, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp và tổ chức xét sơ tuyển; lập danh sách những doanh nghiệp đủ điều kiện gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh theo đúng thời gian quy định.
Trường hợp các doanh nghiệp không đủ điều kiện xét giải, các cơ quan, tổ chức sơ tuyển lập danh sách và hồ sơ gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh để trình Hội đồng xét tặng giải thưởng xem xét tặng các giải doanh nghiệp tiêu biểu.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tiếp nhận hồ sơ các doanh nghiệp đã qua sơ tuyển, lập danh sách gửi các cơ quan quản lý 4 tiêu chí (tại Điều 4) của Quy chế này để xác định điểm và tổng hợp kết quả chấm điểm trình Hội đồng xét tặng giải thưởng “Ngọn Hải đăng” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét duyệt.
3. Trên cơ sở các hồ sơ đã có ý kiến của các cơ quan quản lý 4 tiêu chí, Hội đồng xét tặng giải thưởng “Ngọn Hải đăng” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét, lựa chọn những doanh nghiệp tiêu biểu, xuất sắc đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tặng thưởng.
Điều 11. Nguyên tắc bình xét 12 giải tiêu biểu
Việc bình xét 12 giải tiêu biểu (tại Điều 6 của Quy chế này) được thực hiện như sau:
1. Sau khi xem xét chọn ra 10 giải Ngọn Hải đăng, Hội đồng xét tặng Giải thưởng sẽ chọn ra các doanh nghiệp đạt số điểm cao nhất của từng tiêu chí và các doanh nghiệp có nhiều lần đạt giải thưởng nhất (kể từ khi thành lập giải) để tặng các giải tiêu biểu.
2. Đối với các giải doanh nghiệp tiêu biểu của mỗi tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp do chính tổ chức đó bình xét, lựa chọn theo tiêu chuẩn của Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn này.
Điều 12. Thời gian tổ chức phát động và trao giải
- Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” được tổ chức phát động ngay sau lễ trao Giải thưởng hàng năm (năm trước).
- Việc triển khai tiếp nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng bắt đầu từ qúy I và tổ chức lễ trao giải vào đầu quý II hàng năm.
Điều 13. Cơ quan tổ chức sơ tuyển
Các sở, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp (đầu mối tiếp nhận hồ sơ và tổ chức sơ tuyển) có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố kế hoạch tổ chức Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hàng năm đến các đơn vị kinh tế thuộc ngành, hội viên của tổ chức mình.
- Tổ chức phát động và vận động các doanh nghiệp tham gia Giải thưởng “Ngọn Hải đăng”.
- Thành lập tổ chức (Hội đồng) xét sơ tuyển Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” của cơ quan, tổ chức.
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” của các doanh nghiệp và hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ kịp thời.
- Tiến hành xác minh, xác nhận các thông tin về hồ sơ của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện, cơ quan tổ chức sơ tuyển photo thành 05 bộ gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh để đề nghị cơ quan quản lý tiêu chí xem xét chấm điểm.
- Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện xét giải, cơ quan tổ chức sơ tuyển vẫn gửi hồ sơ về Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh để trình Hội đồng xét tặng giải thưởng xem xét tặng các giải “Doanh nghiệp tiêu biểu”.
- Đối với các cơ quan xét sơ tuyển là các tổ chức đại diện của doanh nghiệp như: VCCI Chi nhánh Vũng Tàu, Hội doanh nhân trẻ, Câu lạc bộ doanh nghiệp Cựu chiến binh, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Xuất khẩu, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, song song với việc xét đề nghị tặng giải Ngọn Hải đăng, đơn vị tiến hành bình xét, lựa chọn 01 doanh nghiệp tiêu biểu của tổ chức mình đề nghị Hội đồng xét tặng giải thưởng xem xét tặng các giải doanh nghiệp tiêu biểu.
Điều 14. Hội đồng xét tặng giải thưởng
Hội đồng xét tặng Giải thưởng “Ngọn Hải đăng” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm các thành phần sau:
1. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phụ trách lĩnh vực kinh tế - Chủ tịch Hội đồng.
2. Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh - Phó Chủ tịch Hội đồng.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh - Ủy viên;
4. Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh - Ủy viên;
5. Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Ủy viên;
6. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường - Ủy viên;
7. Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ủy viên;
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng xét tặng Giải thưởng sẽ mời một số cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp liên quan tham gia cuộc họp.
- 1Quyết định 42/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 3Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về Quy chế Giải thưởng Văn học, Nghệ thuật tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế Giải thưởng ''''Ngọn Hải đăng'''' tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 5Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 8Quyết định 42/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét, tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 10Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về Quy chế Giải thưởng Văn học, Nghệ thuật tỉnh Kon Tum
Quyết định 24/2009/QĐ-UBND về quy chế giải thưởng Ngọn Hải đăng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 24/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Hồ Văn Niên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2009
- Ngày hết hiệu lực: 04/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra