Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2381/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 26 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 3373/TTr-SYT ngày 18 tháng 11 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre. (Quy chế kèm theo)

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Tam

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2381/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, cơ chế và trách nhiệm phối hợp liên ngành đối với các cơ quan, đơn vị: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình và Ủy ban nhân dân huyện/thành phố trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện và kiểm tra, giám sát trong hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Bảo đảm thống nhất công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại tỉnh, tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác này.

2. Hoạt động phối hợp dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan phối hợp và tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy định, quy trình bảo đảm an toàn thực phẩm trong phạm vi nhiệm vụ quản lý của đơn vị.

3. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, khách quan trong quá trình phối hợp, cùng phát hiện những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp trong việc tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ, bảo đảm được yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời gian phối hợp.

Điều 3. Nội dung phối hợp

1. Kiểm tra về an toàn thực phẩm:

- Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chủ động chủ trì tổ chức, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo phạm vi quản lý được phân công quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Các ngành liên quan có trách nhiệm tham gia phối hợp công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo đề nghị của cơ quan chủ trì thực hiện hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra liên ngành, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các lực lượng liên quan tổ chức và phân công thực hiện.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra bảo đảm không chồng chéo giữa các ngành, các cấp và thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã.

- Thực hiện đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật trong hoạt động thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan chủ trì thanh tra, kiểm tra phải thông báo bằng văn bản kết quả phối hợp thanh tra, kiểm tra cho cơ quan tham gia phối hợp.

2. Quản lý chuỗi thực phẩm.

3. Tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

4. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm và các sự cố về an toàn thực phẩm.

Điều 4. Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp

1. Cơ quan chủ trì: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương theo phạm vi ngành quản lý.

2. Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình và Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.

Chương II

TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ trì

1. Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác, trong đó xác định nhiệm vụ của từng cơ quan phối hợp; tổ chức điều phối các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành, tổng hợp báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ chuyên ngành về tình hình thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo đề nghị của cơ quan phối hợp và các điều kiện đảm bảo khác cho công tác phối hợp.

3. Tổng hợp và tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của cơ quan phối hợp; báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

4. Báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có thẩm quyền về tình hình phối hợp theo quy định trong Quy chế này. Đề xuất, giải trình nội dung có liên quan đến công tác phối hợp.

5. Thẩm định các điều kiện an toàn thực phẩm và cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện cho các cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, các chợ đầu mối.

Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan phối hợp

1. Tham gia các hoạt động theo kế hoạch của cơ quan chủ trì.

2. Cung cấp thông tin có liên quan đến công việc cần phối hợp.

3. Tuân thủ về thời gian góp ý kiến theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, phối hợp và chịu trách nhiệm về các ý kiến góp ý; cung cấp thông tin, số liệu về công tác an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, số liệu.

4. Yêu cầu cơ quan chủ trì cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, phục vụ cho công tác phối hợp.

5. Từng đơn vị căn cứ vào kế hoạch và nội dung chỉ đạo của tỉnh để triển khai thực hiện công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm theo sự phân công và tham gia thực hiện các chiến dịch truyền thông an toàn thực phẩm theo sự phân công.

6. Phối hợp trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm, xây dựng kế hoạch kiểm tra về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành quản lý, cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm.

7. Phối hợp trong hoạt động thanh tra an toàn thực phẩm, xây dựng kế hoạch thanh tra về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi ngành quản lý, chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xử lý, thu hồi, giám sát, tổ chức tiêu hủy đối với các sản phẩm thực phẩm không có nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm khi bị phát hiện, tiến hành thanh tra an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm có lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhiều ngành, khi có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

8. Phối hợp với cơ quan chủ trì xử lý các cơ sở sai phạm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo quy định pháp luật khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra.

9. Phối hợp trong hoạt động quản lý chuỗi thực phẩm, có kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động quản lý các chuỗi thực phẩm an toàn gồm: Chuỗi rau an toàn, chuỗi thịt và sản phẩm thịt, chuỗi thủy hải sản; có trách nhiệm giám sát hoạt động của chuỗi thực phẩm thuộc trách nhiệm, phạm vi quản lý.

Điều 7. Trách nhiệm của Sở Y tế

1. Là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành, có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định ở Điều 5 Quy chế này và các hoạt động liên ngành về an toàn thực phẩm.

2. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, chủ trì phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương trong việc thống nhất phân công quản lý an toàn thực phẩm nhóm ngành hàng cụ thể trên địa bàn tỉnh.

3. Trách nhiệm trong quản lý ngành theo Khoản 2, Điều 62 Luật An toàn thực phẩm, Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT và phân công quản lý tại nội dung I phụ lục kèm theo.

4. Thông báo tên, địa chỉ các cơ quan, đơn vị có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Có trách nhiệm tổ chức cấp cứu và chữa trị cho người bị ngộ độc, tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, tiến hành thanh tra xử lý các sai phạm.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

2. Trách nhiệm quản lý ngành theo Khoản 2, 3, 4 Điều 63 Luật An toàn thực phẩm, Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT và phân công quản lý tại nội dung II phụ lục kèm theo.

3. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn (vùng rau quả an toàn, vùng chăn nuôi an toàn).

4. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các ngành hàng thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

2. Trách nhiệm quản lý ngành theo Khoản 2, 3 Điều 64 Luật An toàn thực phẩm, Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT và phân công quản lý tại nội dung III phụ lục kèm theo.

3. Kiểm soát việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa; kiểm tra, kiểm soát hàng thật, hàng giả, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng, nhập lậu không đảm bảo an toàn thực phẩm.

4. Phối hợp Sở Y tế quản lý hóa chất phụ gia thực phẩm.

5. Báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

1. Nghiên cứu, xét duyệt, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất thực phẩm an toàn. Phối hợp quản lý và phát triển các Trung tâm Kiểm nghiệm đạt chuẩn.

2. Triển khai, hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện các tiêu chuẩn, phương pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế.

3. Xây dựng, phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Quản lý việc quảng cáo sản phẩm, hàng hóa thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

2. Đề xuất và giám sát thực hiện tiêu hủy các sản phẩm thực phẩm, hóa chất phụ gia thực phẩm không đạt các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 13. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Phối hợp thiết kế, xây dựng bếp ăn tập thể các trường bán trú theo Thông tư số 30/2012/TT-BYT quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

2. Kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

3. Sinh hoạt vệ sinh cá nhân phòng tránh ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong trường học.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 14. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài chính

1. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và kiểm tra kinh phí đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm phục vụ tốt cho hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm của tỉnh.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 16. Trách nhiệm của Đài Phát thanh và Truyền hình

1. Tăng cường thời lượng phát sóng và đưa tin, bài về an toàn thực phẩm đặc biệt là các đợt cao điểm như tết Nguyên đán, tết Trung thu, lễ hội, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các buổi tọa đàm, xây dựng và phát sóng các phóng sự về an toàn thực phẩm.

2. Chuyển tải các thông điệp về an toàn thực phẩm; chủ động đưa tin người tốt việc tốt về công tác an toàn thực phẩm, đồng thời chủ động công khai các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng lên phương tiện thông tin để nhân dân biết chọn lựa sử dụng thực phẩm an toàn.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Trực tiếp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện, thành phố; phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan để thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chức năng chuyên ngành; thực hiện và chỉ đạo thực hiện việc thẩm định và cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ BÁO CÁO LIÊN NGÀNH

Điều 18. Chế độ hội họp

Định kỳ 6 tháng 1 lần, Ban Chỉ đạo liên ngành họp để đánh giá kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới; báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm để có chỉ đạo kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.

Trường hợp đột xuất, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành sẽ triệu tập cuộc họp bất thường để giải quyết sự việc kịp thời.

Điều 19. Chế độ báo cáo

Các sở, ngành, đoàn thể, huyện/thành phố báo cáo bằng văn bản cho Sở Y tế về các hoạt động tổ chức, triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (có nhận định, đánh giá, khó khăn tồn tại và hướng giải quyết), theo định kỳ 6 tháng và cả năm.

Sở Y tế báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng về hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ảnh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2381/ 2014/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)

I. Trách nhiệm của Sở Y tế

Thực hiện theo Phụ lục 1 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

STT

Tên cơ sở/doanh nghiệp

Địa chỉ

Sản phẩm sản xuất

Phụ chú

1

Công ty CP Rượu Phú Lễ

Ấp Phú Thạnh, xã Phú Lễ, Ba Tri

Các loại rượu

Nước uống đóng chai

2

CN Công ty cổ phần XNK A Tuấn Khang

48A, Nguyễn Đình Chiểu, P8, TP. Bến Tre

Các sản phẩm gia vị

Muối bổ sung iod

3

Công ty TNHH Thế Giới Việt

KCN Giao Long, Châu Thành

Đồ uống không cồn, sữa dừa

Nước uống đóng hộp

4

Cơ sở Hồng Hải

112A2, P. Phú Tân, TP.Bến Tre

Tương, chao

Giấm pha chế

5

Công ty TNHH Song Hyeon D&F

Ấp 5, xã An Khánh, Châu Thành

Củ quả chế biến

Thực phẩm chức năng

6

Công ty TNHH SX KD Phương Nam

26, Trần Quốc Tuấn, P4, TP. Bến Tre

Bánh mì

Bánh mì kẹp thịt

7

Công ty CP muối và TM Bến Tre

Ấp Nghĩa Huấn, Mỹ Thạnh, Giồng Trôm

Muối các loại

Muối bổ sung iod

8

Công ty TNHH Sài Gòn Coop Bến Tre

26, Trần Quốc Tuấn, P4, TP. Bến Tre

Kinh doanh tổng hợp

Theo Công văn số 2294/NVY-SYT

9

Các cơ sở/doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

 

 

II. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện theo Phụ lục 2 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

STT

Tên cơ sở/doanh nghiệp

Địa chỉ

Sản phẩm sản xuất

Phụ chú

1

Công ty TNHH dừa Đăng Khoa

33A, Mỹ Đức, Mỹ Thành, TP. Bến Tre

Kẹo dừa

Thạch dừa thô, sữa dừa

2

Chi nhánh DNTN - TM-XNK Khang Thịnh

151/2C ấp Mỹ An, Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre

Đường phèn

Các loại đường cát

3

Công ty TNHH MTV Trương Phú Vinh

348D, xã Phú Hưng, TP. Bến Tre

Thạch dừa

Thạch dừa thô

4

Công ty Chế Biến dừa Lương Qưới

KCN An Hiệp, Châu Thành

Dầu dừa

Cơm dừa nạo sấy, sữa dừa

5

Công ty TNHH SXKD Tổng Hợp Đông Á

Nguyễn Văn Tư, KP2, P7, TP. Bến Tre

Các loại kẹo, bánh

Chuối khô, nước màu

6

Cơ sở Kim Anh

Tân Thông 2, Thanh Tân, Mỏ Cày Bắc

Các loại kẹo, mứt dừa

Nước màu dừa, quả khô

7

Cơ sở Minh Tâm

287D, KP Bình Lợi, P6, TP. Bến Tre

Thạch dừa

Nước màu dừa

8

DNTN Tuyết Phụng

Quốc lộ 60, TT Mỏ Cày

Các loại kẹo, bánh phồng

Nước màu dừa

9

Cơ sở Kiên Long

175 Thới Hoà, Thành Thới A, Mỏ Cày Nam

Các loại kẹo

Tương hột

10

Công ty TNHH SX - DV - TM Ngọc Thanh

123A4, khu phố 2, P. Phú Tân, TP. Bến Tre

Các loại kẹo, tắc xí muội

Nước tương

11

DNTN Ngọc Mai

71B, Phường 7, TP. Bến Tre

Các loại kẹo

Các loại kẹo

12

CN DNTN Ngọc Mai 1

348E, ấp Phú Lợi, Bình Phú, TP. Bến Tre

Các loại kẹo, tắc xí muội

Nước màu dừa

13

Cơ sở Nguyễn Hoàng Tuấn

192B, ấp 2, Phú Nhuận, TP. Bến Tre

Các loại rượu

Cà phê bột

14

Công ty TNHH XNK Safe Food

223/146 Phú Hòa, Hưng Khánh Trung B, Chợ Lách

Gà ta tươi sống

Gà ta tươi sống

15

Công ty TNHH DV XNK BTCO

226B Nguyễn Đình Chiểu, P8, TP. Bến Tre

Cơm dừa nạo sấy

Cơm dừa nạo sấy

16

Công ty TNHH SXKD TH Đông Á

Nguyễn Văn Tư, KP2, P7, TP. Bến Tre

Chuối khô, kẹo, nước màu

Chuối khô, kẹo, nước màu

17

Công ty TNHH Phước Sang

Long Hòa 1, Long Định, Bình Đại

Cơm dừa nạo sấy

Cơm dừa nạo sấy

18

Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre

75, đường 30/4, phường 3, TP. Bến Tre

Cơm dừa sấy khô

Cơm dừa sấy khô

19

Công ty TNHH Hồng Hạnh - Thanh Thảo

155 tổ 18, ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TP. Bến Tre

Thạch dừa thô

Thạch dừa thô

20

Công ty CP C.P. Việt Nam - Bến Tre

Lô A21 - A35, KCN An Hiệp, An Hiệp, Châu Thành

Chả cá tra đông lạnh

Chả cá tra đông lạnh

21

Công ty TNHH Hiệp Phước Thắng

65, đường 30/4, Phường 3, TP. Bến Tre

Bột cốt dừa, mứt dừa

Bột cốt dừa, mứt dừa

22

Công ty TNHH MTV Thái Hoa Mật

379B, Phường 7, TP. Bến Tre

Mật ong

Mật ong

23

Công ty Lương thực Bến Tre

27 Hùng Vương, Phường 2, TP. Bến Tre

Gạo trắng

Gạo trắng

24

Công ty TNHH MTV Phước Hưng

58C, ấp Phú Chánh, Phú Hưng, TP. Bến Tre

Cơm dừa nạo sấy

Cơm dừa nạo sấy

25

Công ty TNHH MTV Tiến Phát

Ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, Giồng Trôm

Cơm dừa sấy khô

Cơm dừa sấy khô

26

Công ty CP Mía Đường Bến Tre

Ấp Thuận Điền, xã An Hiệp, Châu Thành

Đường trắng đồn điền

Đường trắng đồn điền

27

Công ty TNHH SX CB TP KM

KCN Giao Long, Châu Thành

Chả cá bắp

Chả cá bắp

28

DNTN Nước Mắm Hồng Thành

106/9, ấp 9, xã Tân Thạch, Châu Thành

Nước mắm

Nước mắm

29

Công ty TNHH MTV Thái Hoa Mật

379B, phường 7, TP. Bến Tre

Mật ong

Mật ong

III. Trách nhiệm của Sở Công thương

Thực hiện theo Phụ lục 3 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương về việc hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở/doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

STT

Tên cơ sở/doanh nghiệp

Địa chỉ

Sản phẩm sản xuất

Phụ chú

1

Công ty TNHH MTV SX TMTP Đồ Uống Thanh Bình

165/1B, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An, Bến Tre

Kẹo, thạch dừa, tắc xí muội

 

2

DNTN Thiên Long

277/1, đường 30/4, Phường 4, TP. Bến Tre

Các loại kẹo, bánh phồng

 

3

CN Công ty TNHH Ngọc Lan

179C, Bình Thành, Bình Phú, TP. Bến Tre

Kẹo dừa cacao

 

4

Công ty TNHH Trúc Hương

478A, Trương Định, Phường 5, TP. Bến Tre

Các loại kẹo, mứt dừa

 

5

Công ty TNHH MTV Yến Hương

Phường 4, TP. Bến Tre

Các loại kẹo, bánh phồng

 

6

DNTN Thiên Phước

42B, Hòa Thanh, An Hiệp, Châu Thành

Kẹo dừa

 

7

Công ty SXTMDV VHT

450 ấp 4, Phong Mỹ, Giồng Trôm

Nhân bánh đậu xanh

 

8

Công ty TNHH MTV Long Hương

Số 7, ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TP. Bến Tre

Kẹo dừa béo cacao

 

9

Công ty TNHH MTV Cánh Đồng Xanh Tươi

103/5A, An Lộc Giồng, An Thạnh, Mỏ Cày Nam

Sản xuất các loại mứt

 

10

Công ty TNHH Trung Lâm

29B, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre

Thạch dừa thành phẩm

 

11

Công ty TNHH Hiệp Thanh

Ấp 2, Sơn Phú, Giồng Trôm

Các loại rượu

 

12

Công ty TNHH rượu Việt Pháp

Ấp 2, Sơn Đông, TP. Bến Tre

Các loại rượu

 

13

DNTN Minh Phong

Ấp 1, An Hiệp, Ba Tri

Các loại rượu, men rượu

 

14

Công ty MTV Gia Thái

Bình Long, Châu Bình, Giồng Trôm

Rượu

 

15

Công ty TNHH MTV Tân Bình

29, Mỹ Thạnh An, TP. Bến Tre

Rượu chuối

 

16

DNTN rượu vang Hồng Phát

301 Phú Lợi, Bình Phú, TP Bến Tre

Rượu linh chi

 

17

Hợp tác xã rượu nếp truyền thông Phú Lễ

335 PT, ấp Phú Thạnh, xã Phú Lễ, Ba Tri

Rượu nếp 38% vol

 

18

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bến Tre

415A, Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, TP. Bến Tre

Rượu linh chi 29 %vol

 

19

Công ty CP rượu Quốc Long Bến Tre

255BH, ấp Bảo Hòa, xã Vĩnh Hòa, Ba Tri

Rượu nấm linh chi 33 %vol

 

20

Công ty TNHH Rượu Chính Hiệu

Nhơn Hòa, xã Mỹ Nhơn, Ba Tri

Rượu nước dừa

 

21

Công ty CP SXTMDV Duy Tân

23C Đoàn Hoàng Minh, Phường 5, TP Bến Tre

Rượu hoa dừa

 

22

Công ty TNHH MTV Mê Kông

Ấp An Hóa Tây, xã Bình Khánh Tây, Mỏ Cày Nam

Dầu dừa

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2381/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre

  • Số hiệu: 2381/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/11/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Trần Ngọc Tam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 04/04/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản