Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2376/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 21 tháng 9 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 28/4/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 30/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt một số cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tờ trình số 72/TTr-SKHĐT ngày 06/9/2018),
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÃ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI, HUYỆN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA NÔNG THÔN MỚI VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN PHẨM ĐẶC THÙ CỦA HUYỆN, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2018-2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 của UBND tỉnh)
1. Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2019.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện Đề án sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019.
1. Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
2. Nguồn vốn ngân sách tỉnh mua xi măng hỗ trợ.
3. Nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 4. Phân nhóm danh mục công trình của xã
Phân nhóm danh mục công trình của xã để thực hiện hỗ trợ và quản lý đầu tư như sau:
1. Danh mục các công trình nhóm 1 (danh mục công trình nhóm C quy mô nhỏ theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ), bao gồm: Đường giao thông nội đồng trục chính; Kênh cấp 1, loại III; Đường giao thông trục thôn; Đường nhánh cấp 1 của đường giao thông trục thôn; Nhà Văn hóa thôn và Sân bãi thể thao thôn.
2. Danh mục các công trình nhóm 2, bao gồm: Trường Mầm non trung tâm; Trường Tiểu học; Trường Trung học cơ sở; Trạm Y tế xã; Chợ nông thôn; Đường giao thông trục xã; Nhà Văn hóa xã; Trụ sở xã; Sân bãi thể thao xã.
NỘI DUNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 5. Cơ chế, chính sách hỗ trợ bằng tiền cho xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2018-2019
1. Điều kiện đối với xã được hỗ trợ: Xã đăng ký và được công nhận đạt chuẩn quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2018-2019 theo quy định.
2. Nội dung hỗ trợ:
a) Hỗ trợ đầu tư các danh mục công trình theo quy định tại Điều 4 của Quy định này.
b) Danh mục công trình được hỗ trợ phải trong quy hoạch nông thôn mới của xã được duyệt.
c) Định mức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ với mức 6,0 tỷ đồng (sáu tỷ đồng) cho một xã.
d) Phương thức hỗ trợ và cơ chế quản lý đầu tư:
- Căn cứ danh mục công trình chi tiết do Ủy ban nhân dân xã lập, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ; Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ chi tiết đến từng danh mục công trình và chỉ đạo Sở Tài chính cấp tạm ứng 50% cho ngân sách xã qua ngân sách huyện, thành phố để triển khai thực hiện; phần kinh phí còn lại được cấp sau khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.
- Việc lập danh mục công trình đề nghị hỗ trợ và triển khai thực hiện đầu tư công trình đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã đã đăng ký đạt chuẩn quốc gia trong năm phải chịu trách nhiệm về việc đăng ký của mình. Trường hợp xã thực hiện không đúng theo kế hoạch vốn đã phân bổ, không hoàn thành đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới trong năm đã đăng ký, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trừ phần vốn đã tạm ứng vào ngân sách huyện, thành phố, ngân sách xã.
Điều 6. Hỗ trợ huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2018-2019
1. Điều kiện đối với huyện được hỗ trợ: Huyện đăng ký và được công nhận đạt chuẩn quốc gia xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2018-2019 theo quy định.
2. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ đầu tư các danh mục công trình nằm trong quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện được phê duyệt, bao gồm: Đường giao thông do cấp huyện quản lý; công trình thủy lợi liên xã; công trình văn hóa, thể thao của huyện.
3. Định mức hỗ trợ:
a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ với mức 25,0 tỷ đồng (hai mươi lăm tỷ đồng) cho một huyện đối với huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy.
b) Ngân sách tỉnh hỗ trợ với mức 20,0 tỷ đồng (hai mươi tỷ đồng) cho một huyện đối với các huyện còn lại.
c) Phương thức hỗ trợ và cơ chế quản lý đầu tư:
- Căn cứ danh mục công trình chi tiết do Ủy ban nhân dân huyện lập, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ; Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ chi tiết đến từng danh mục công trình và chỉ đạo Sở Tài chính cấp tạm ứng 50% cho ngân sách huyện để triển khai thực hiện; phần kinh phí còn lại được cấp sau khi huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.
- Việc lập danh mục công trình đề nghị hỗ trợ và triển khai thực hiện đầu tư công trình đảm bảo theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Ủy ban nhân dân các huyện đã đăng ký đạt chuẩn quốc gia trong năm phải chịu trách nhiệm về việc đăng ký của mình. Trường hợp huyện thực hiện không đúng theo kế hoạch vốn đã phân bổ, không hoàn thành đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới trong năm đã đăng ký, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ trừ phần vốn đã tạm ứng vào ngân sách huyện.
Điều 7. Cơ chế chính sách hỗ trợ xi măng
1. Đối với công trình nhóm 1 quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quy định này: Hỗ trợ xi măng đối với các công trình chưa được đầu tư cho các xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và các xã chưa đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới trong giai đoạn 2018-2019.
2. Đối với công trình nhóm 2 quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này và công trình đường giao thông do cấp huyện quản lý: Hỗ trợ thí điểm mỗi huyện một đến hai công trình theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều kiện hỗ trợ:
a) Danh mục công trình đề nghị hỗ trợ phải trong quy hoạch nông thôn mới của xã được duyệt (đối với công trình nhóm 1 và công trình nhóm 2 của xã), trong quy hoạch xây dựng của huyện được duyệt (đối với công trình đường giao thông liên xã).
b) Việc huy động nguồn lực đầu tư công trình thực hiện theo hình thức xã hội hóa, có sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân, đảm bảo được nguồn lực đối ứng; không làm phát sinh nợ xây dựng cơ bản.
c) Công trình đầu tư hoàn thành đảm bảo đúng nội dung, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định để đạt tiêu chí nông thôn mới.
4. Định mức hỗ trợ: Định mức hỗ trợ xi măng cho các danh mục công trình, cụ thể như sau:
STT | Công trình được hỗ trợ | Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cần đạt được | Mức hỗ trợ xi măng cho một (01) km |
1 | Đường giao thông nội đồng trục chính | Bề rộng nền đường 4,5 m; cao trình mặt đường cao hơn so với mặt ruộng 0,3 m; hai bên đường xây tường chắc chắn: dưới mặt ruộng có móng rộng 0,22 m, cao 0,20 m và tường trên mặt ruộng dày 0,11 m, cao 0,14 m; mặt đường bê tông xi măng M200, rộng 3,5 m, dày 14 cm | 194 tấn |
2 | Kênh cấp 1, loại III | Tường gạch xây M75 dày 22 cm, đáy bằng bê tông cốt thép M200 dày 10 cm hoặc sử dụng sản phẩm bê tông thành mỏng, theo loại kênh như sau: |
|
- Loại kênh có B ≥ 0,9 m | 153 tấn | ||
- Loại kênh có B < 0,9 m | 131 tấn | ||
3 | Đường giao thông trục thôn | Mặt đường rộng 3,5 m, nền đường 5,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 16cm | 196 tấn |
Trường hợp khó khăn về giải phóng mặt bằng: Mặt đường rộng 3,0 m, nền đường 4,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 16 cm | 168 tấn | ||
Trường hợp mở rộng thêm mặt đường đối với những tuyến đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng nhưng chưa đảm bảo đủ bề rộng mặt đường theo quy định | 50 kg cho một (01) m2 | ||
4 | Đường nhánh cấp 1 của đường giao thông trục thôn | Mặt đường rộng 3,0 m, nền đường 4,0 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 14 cm | 147 tấn |
Trường hợp khó khăn về giải phóng mặt bằng: Mặt đường rộng 2,5 m, nền đường 3,5 m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng M200 dày 14 cm | 123 tấn | ||
Trường hợp mở rộng thêm mặt đường đối với những tuyến đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng nhưng chưa đảm bảo đủ bề rộng mặt đường theo quy định | 50 kg cho một (01) m2 |
Đối với các công trình: Nhà văn hóa thôn, sân bãi thể thao thôn; nếu các xã có nhu cầu hỗ trợ xi măng thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, giao cho các sở, ngành tính toán định mức kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở hỗ trợ xi măng.
5. Quản lý, cấp phát và thanh, quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ:
a) Trình tự quản lý, cấp phát xi măng hỗ trợ cho xã:
- Căn cứ Hợp đồng nguyên tắc đã ký giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Doanh nghiệp cung ứng xi măng (Bên bán); căn cứ kế hoạch hỗ trợ xi măng được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho các huyện, thành phố (chi tiết đến các xã); Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện ký hợp đồng mua bán với Bên bán.
- Căn cứ kế hoạch hỗ trợ xi măng được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp từng đợt theo đề nghị của các xã để đề nghị Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh cấp phát xi măng.
- Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tổng hợp gửi Bên bán. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Bên bán khảo sát điều kiện về giao thông để thống nhất xây dựng kế hoạch giao hàng chi tiết về tiến độ, thứ tự và trình tự cấp hàng theo đợt cho từng huyện, xã, gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Bên bán bố trí phương tiện vận chuyển xi măng đến trung tâm các xã và bố trí nhân công bốc dỡ xi măng, giao cho các xã theo khối lượng, thời gian, địa điểm giao nhận trong kế hoạch giao hàng chi tiết đã thống nhất đảm bảo trước thời điểm thi công công trình theo kế hoạch đăng ký; tổ chức ký nhận và gửi Phiếu giao hàng có chữ ký của hai bên giao nhận cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.
- Ủy ban nhân dân xã hoặc Ban Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xã (Ban Quản lý xã) chuẩn bị nhà kho để bảo quản xi măng theo hướng dẫn của Sở Xây dựng khi tiếp nhận từ Bên bán; thực hiện việc quản lý, sử dụng, phân phối xi măng cho các thôn, nhóm cộng đồng dân cư (đối với công trình nhóm 1) và tổ chức thực hiện (đối với công trình nhóm 2), chỉ đạo các thôn, nhóm cộng đồng dân cư thực hiện đầu tư công trình theo quy mô đăng ký và tiêu chuẩn kỹ thuật công trình theo Quy định này; tổ chức nghiệm thu và quyết toán công trình theo đúng quy định.
- Hằng tuần, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp khối lượng giao nhận của các xã; phối hợp với Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh lập, ký nhận vào Bảng kê tổng hợp khối lượng giao nhận của các xã để làm cơ sở thanh quyết toán với Bên bán.
b) Thanh, quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ:
- Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tổng hợp các hóa đơn, chứng từ, các biên bản giao nhận để làm cơ sở cho việc thanh, quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ theo hợp đồng ký kết và khối lượng xi măng giao nhận thực tế.
- Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí trả nợ cho Bên bán, Sở Tài chính thực hiện cấp tạm ứng kinh phí cho Quỹ Đầu tư phát triển theo hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền, để thanh toán cho Bên bán theo tiến độ của Hợp đồng đã ký;
- Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh chủ động vay vốn ngân hàng và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thanh toán cho Bên bán.
- Cuối niên độ ngân sách, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình thanh toán hỗ trợ xi măng cho các xã gửi Sở Tài chính làm căn cứ để tổ chức hạch toán.”
Điều 8. Cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố
1. Điều kiện đối với huyện, thành phố được hỗ trợ: Có đề án phát triển sản phẩm đặc thù trên địa bàn huyện, thành phố được phê duyệt và triển khai, thực hiện được từ hai sản phẩm đặc thù trở lên theo đề án được duyệt.
2. Tiêu chí sản phẩm đặc thù:
a) Sản phẩm sản xuất thuộc vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch được duyệt;
b) Sản phẩm được lựa chọn dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương và đáp ứng nhu cầu của thị trường;
c) Sản phẩm sản xuất được kiểm soát về giống, có quy trình canh tác đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm sạch, bền vững;
d) Sản phẩm được sản xuất theo chuỗi (gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm);
e) Sản phẩm có thương hiệu và có thị trường tiêu thụ ổn định.
3. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ thực hiện công tác quy hoạch; xây dựng thương hiệu sản phẩm và phát triển thị trường; công tác tổ chức thực hiện.
4. Định mức hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ với mức 1,0 tỷ đồng (một tỷ đồng) cho mỗi huyện, thành phố.
Điều 9. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn vốn thực hiện cơ chế, chính sách và thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ hằng năm cho các huyện và các xã.
c) Theo dõi tình hình thực hiện cơ chế, chính sách báo cáo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ.
2. Sở Tài chính:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn vốn thực hiện cơ chế, chính sách và thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn hỗ trợ hằng năm cho các huyện và các xã.
c) Quản lý, cấp phát nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Đôn đốc giải ngân, thanh quyết toán các nội dung hỗ trợ; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định hiện hành.
d) Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành liên quan xây dựng Hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục quản lý, cấp phát xi măng và thanh quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc đánh giá, tổng hợp các huyện, các xã đăng ký đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới trong năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để hỗ trợ đầu tư.
c) Chủ trì thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ khối lượng xi măng hỗ trợ cho các huyện, các xã theo quy định.
d) Tổ chức, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện cơ chế, chính sách theo đúng quy định.
4. Sở Xây dựng:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, thực hiện công tác quản lý đầu tư các công trình xây dựng nông thôn mới theo quy định hiện hành.
c) Thực hiện việc lấy mẫu giám định chất lượng xi măng trong quá trình giao nhận và hướng dẫn các địa phương trong việc bảo quản xi măng; quy trình kỹ thuật, đong đo xi măng trong quá trình tổ chức thi công công trình.
5. Sở Giao thông Vận tải:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Phối hợp với các huyện, thành phố tạo điều kiện cho Bên bán vận chuyển xi măng đến nơi giao nhận.
6. Kho bạc Nhà nước tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn liên ngành thực hiện cơ chế, chính sách.
b) Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn hỗ trợ đầu tư đúng quy định hiện hành.
7. Các sở, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tổ chức thực hiện Quyết định này.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
a) Ủy ban nhân dân huyện tự đánh giá và đăng ký huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và tổ chức thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách tại Quy định này.
b) Hằng năm thực hiện đánh giá, lựa chọn các xã đăng ký đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới;
c) Thực hiện quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ các danh mục công trình của huyện theo đúng cơ chế, chính sách tại Quy định này và các quy định hiện hành có liên quan của Nhà nước.
d) Xây dựng Đề án sản phẩm đặc thù trên địa bàn huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019 và tổ chức triển khai thực hiện.
đ) Xây dựng cơ chế chính sách của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019 để hỗ trợ cho các xã.
e) Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện việc cấp bổ sung nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện, thành phố cho ngân sách xã; chỉ đạo Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn hỗ trợ đầu tư đúng quy định hiện hành.
f) Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Kế hoạch và Đầu tư.
g) Chỉ đạo các xã tạo điều kiện cho Bên bán vận chuyển xi măng đến nơi giao nhận đảm bảo an toàn, theo đúng kế hoạch đã thống nhất với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các xã.
9. Ủy ban nhân dân các xã được hỗ trợ đầu tư lập kế hoạch đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới, phối hợp với nguồn lực của tỉnh, huyện, thành phố và huy động nguồn lực của địa phương, của nhân dân thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách tại Quy định này; quản lý mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới đúng theo quy định hiện hành của nhà nước và của tỉnh; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư thực hiện giám sát cộng đồng trong xây dựng hạ tầng nông thôn mới ở xã theo quy định hiện hành.
11. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh:
a) Thực hiện đúng quy trình cấp phát, thanh quyết toán vốn mua xi măng hỗ trợ theo Quy định này;
b) Theo dõi tình hình thực hiện hỗ trợ xi măng báo cáo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 36/2015/QĐ-UBND quy định danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đặc thù của tỉnh và chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 1148/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 619/QĐ-TTg Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 619/QĐ-TTg quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định 699/QĐ-BTP Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019, tỉnh Thái Bình
- 5Quyết định 12/2022/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình
- 1Luật Đầu tư công 2014
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 36/2015/QĐ-UBND quy định danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản đặc thù của tỉnh và chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 558/QĐ-TTg năm 2016 về Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 41/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 161/2016/NĐ-CP Cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- 9Quyết định 12/2017/QĐ-TTg Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1148/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 619/QĐ-TTg Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 11Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 619/QĐ-TTg quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Quyết định 699/QĐ-BTP Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 12Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND về phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019, tỉnh Thái Bình
- 13Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 13/2018/NQ-HĐND phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019, tỉnh Thái Bình
Quyết định 2376/QĐ-UBND năm 2018 quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, huyện đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới và cơ chế, chính sách hỗ trợ sản phẩm đặc thù của huyện, thành phố giai đoạn 2018-2019 do tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 2376/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Đặng Trọng Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra