- 1Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 2Quyết định 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật xuất bản 2012
- 4Quyết định 789/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính
- 6Quyết định 2233/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tin học và Thống kê tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 2468/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược và chính sách tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 do Chính phủ ban hành
- 10Luật Báo chí 2016
- 11Quyết định 26/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 48/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Báo chí 1989
- 2Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 3Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 4Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 5Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 7Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 237/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2017 |
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI CÁC CƠ QUAN BÁO, TẠP CHÍ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Báo chí ngày 21/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Công văn số 01/BTTTT-CBC ngày 3/1/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cho ý kiến về Đề án Tổ chức lại các cơ quan báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Tổ chức lại cơ quan báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2016 - 2025 (đề án đính kèm)
Điều 2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phương án bố trí nhân sự đối với các cơ quan báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính, hướng dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Đề án. Cục Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn các đơn vị có liên quan về công tác tài chính, tài sản đối với các đơn vị thực hiện tổ chức lại theo đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Tổng biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC LẠI CÁC CƠ QUAN BÁO, TẠP CHÍ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm Quyết định số 237/QĐ-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Đề án tổ chức lại các cơ quan báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính)
SỰ CẦN THIẾT TỔ CHỨC LẠI CÁC BÁO, TẠP CHÍ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
1.1. Sự cần thiết tổ chức lại các báo, tạp chí
Hội nghị Trung ương 10, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI diễn ra từ ngày 5-12/1/2015 đã nhận định, trong hơn 10 năm qua, hệ thống báo chí nước ta đã phát triển nhanh về số lượng, loại hình, nội dung, hình thức, đội ngũ cán bộ...Công tác chỉ đạo, quản lý có bước đổi mới theo hướng chủ động, kịp thời hơn. Bên cạnh đó, hệ thống báo chí cả nước đang bộc lộ hạn chế, bất cập, khuyết điểm như: Cơ cấu, quy mô chưa hợp lý; khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin giật gân, câu khách, thông tin không chính xác; năng lực cán bộ của nhiều cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quan và cơ quan báo chí chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ làm báo còn những bất cập; vai trò, tinh thần trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản còn mờ nhạt; hoạt động kinh tế của nhiều cơ quan báo chí khó khăn.
Hội nghị Trung ương 10 đã chỉ rõ, sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí. Xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò định hướng thông tin báo chí, thông tin trên mạng Internet; khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ, mục đích, nặng về thông tin mặt trái, mặt tiêu cực; thông tin không chuẩn xác. Xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là của cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.
Bộ Tài chính là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính (bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Với diện quản lý rộng, nhiều lĩnh vực nêu trên có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt kinh tế xã hội, do đó Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính thường xuyên quan tâm đến công tác báo chí, tuyên truyền để phục vụ công tác nghiên cứu xây dựng chính sách và thực thi chính sách. Tuy nhiên, hoạt động và hiệu quả của các đơn vị báo chí thuộc Bộ Tài chính còn chưa đồng đều và chưa hiệu quả, đặc biệt là các tạp chí chuyên ngành thuộc các Cục trực thuộc Bộ (Tạp chí giá thuộc Cục Quản lý giá, Tạp chí Tài chính điện tử thuộc Cục Tin học và Thống kê tài chính, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp thuộc Cục Tài chính doanh nghiệp…).
Theo tinh thần Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Bộ Tài chính xây dựng Đề án Tổ chức lại các báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính.
- Luật Báo chí ngày 21/12/1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999;
- Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí;
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
- Thông báo Kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về định hướng Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025.
1.3. Mục tiêu của việc tổ chức lại báo, tạp chí
(1) Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí, tạp chí của Bộ Tài chính phải đảm bảo bộ máy tinh gọn, phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao của ngành, chuyên ngành, đơn vị, nhằm tập trung nâng cao được chất lượng, hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính chuyên nghiệp của báo chí, xuất bản và phát huy được đầy đủ thế mạnh của ngành để đáp ứng tốt nhất yêu cầu về công tác thông tin tuyên truyền của Bộ.
(2) Đa dạng hóa các ấn phẩm phát hành của từng cơ quan báo chí, tạp chí nghiên cứu khoa học, đảm bảo bao quát hết các lĩnh vực hoạt động của ngành đi đôi với việc tăng đầu tư nguồn lực tài chính, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ làm báo, tạp chí, mở rộng quy mô hoạt động. Từng bước phấn đấu tự chủ về tài chính đối với cơ quan báo chí, tạp chí.
(3) Đảm bảo ổn định việc làm và phát huy thế mạnh của đội ngũ phóng viên, biên tập viên; tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực hoạt động của cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, xuất bản nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
(4) Việc quy hoạch sắp xếp hệ thống báo chí của Bộ Tài chính phải phù hợp với Luật Báo chí và các quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng chồng chéo, đầu tư dàn trải, buông lỏng quản lý đối với các cơ quan báo chí; nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí, phát triển hệ thống báo chí theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thông tin truyền thông đa phương tiện theo chủ trương của Trung ương Đảng (Nghị quyết Trung ương 10 Khoá XI) và chỉ đạo của Chính phủ.
THỰC TRẠNG CÁC CƠ QUAN BÁO, TẠP CHÍ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
2.1. Tổ chức các cơ quan báo chí, tạp chí
Tính đến tháng 10/2016, hệ thống báo, tạp chí của Bộ Tài chính có 15 đơn vị, trong đó:
a) Trực thuộc Bộ Tài chính
(1) Thời báo Tài chính Việt Nam;
(2) Tạp chí Tài chính.
b) Trực thuộc các Tổng cục thuộc Bộ Tài chính
(1) Tạp chí Thuế nhà nước thuộc Tổng cục Thuế;
(2) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia thuộc Kho bạc Nhà nước;
(3) Tạp chí Chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
(4) Báo Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan;
c) Thuộc các đơn vị trong cơ quan Bộ (Cục và tương đương)
(1) Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam thuộc Viện Chiến lược và Chính sách tài chính;
(2) Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp thuộc Cục Tài chính Doanh nghiệp;
(3) Tạp chí Thanh tra thuộc Thanh tra Bộ Tài chính;
(4) Tạp chí Thị trường giá cả thuộc Cục Quản lý giá;
(5) Tạp chí Tài chính điện tử thuộc Cục Tin học và Thống kê tài chính.
d) Thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo
(1) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán thuộc Học viện Tài chính;
(2) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing thuộc trường Đại học Tài chính - Marketing;
(3) Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán thuộc trường Đại học Tài chính – Kế toán;
(4) Tạp chí Tài chính Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh.
2.2. Về thẩm quyền quyết định thành lập
a) Chính phủ thành lập: 02 đơn vị thành lập quy định tại Nghị định số 215/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính:
(1) Thời báo Tài chính Việt Nam;
(2) Tạp chí Tài chính.
b) Thủ tướng Chính phủ thành lập: 04 đơn vị tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục:
(1) Tạp chí Thuế nhà nước thuộc Tổng cục Thuế (Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính);
(2) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia thuộc Kho bạc Nhà nước (Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính);
(3) Tạp chí Chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Quyết định số 48/2015/QĐ-TTg ngày 8/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính);
(4) Báo Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan (Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính).
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập: 05 đơn vị quy định tại các Quyết định về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị:
(1) Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam thuộc Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Quyết định số 2468/QĐ-BTC ngày 24/9/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính);
(2) Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp thuộc Cục Tài chính doanh nghiệp (Quyết định số 2123/QĐ-BTC ngày 26/8/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp);
(3) Tạp chí Thanh tra thuộc Thanh tra Bộ Tài chính (Quyết định số 999/QĐ- BTC ngày 14/5/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính);
(4) Tạp chí Thị trường giá cả thuộc Cục Quản lý giá (Quyết định số 789/QĐ-BTC ngày 17/4/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá);
(5) Tạp chí Tài chính điện tử thuộc Cục Tin học và Thống kê tài chính (Quyết định số 2233/QĐ-BTC ngày 4/9/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tin học và Thống kê tài chính).
d) Người đứng đầu các cơ sở đào tạo (Trường đại học)
Đối với các Tạp chí khoa học thuộc khối các cơ sở giáo dục đào tạo (Học viện, trường đại học, cao đẳng) thuộc Bộ do các trường thành lập sau khi được Bộ Tài chính đồng ý chủ trương và có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép theo quy định (đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục):
(1) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán thuộc Học viện Tài chính;
(2) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing thuộc trường Đại học Tài chính - Marketing;
(3) Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán thuộc trường Đại học Tài chính - Kế toán;
(4) Tạp chí Tài chính Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh.
2.3. Về tổ chức bộ máy và nhân sự
2.3.1. Về tổ chức bộ máy: 10 đơn vị báo có các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn.
2.3.2. Về nhân sự: số lao động tính đến 30/9/2016: 215 người, trong đó:
- Lãnh đạo Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập 16 người;
- Phóng viên, biên tập viên và nhân viên: 199 người
Trong đó: viên chức có chuyên môn chuyên ngành báo chí 100 người, chuyên môn khác 99 người.
- Hợp đồng làm công tác chuyên môn nghiệp vụ: 68 người và 16 người làm việc theo chế độ Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ (tạp vụ, lái xe, bảo vệ).
Số lượng công chức, viên chức hiện tại ở các đơn vị, như sau:
Số TT | Tên đơn vị | Cơ quan chủ quản | Tổng số CB, PV, NV | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ | Hợp đồng theo NĐ/68 của CP | ||
TBT và PTBT | BTV, PV, NV | Báo chí | Chuyên ngành khác | ||||||
1 | Thời báo Tài chính Việt Nam | Bộ Tài chính | 53 | 2 | 51 | 25 | 21 | 8 | 6 |
2 | Tạp chí Tài chính | Bộ Tài chính | 22 | 3 | 19 | 8 | 12 | 0 | 2 |
3 | Báo Hải quan | Tổng cục Hải quan | 55 | 3 | 52 | 37 | 20 | 30 | 3 |
4 | Tạp chí Thuế Nhà nước | Tổng cục Thuế | 27 | 3 | 24 | 11 | 16 | 6 | 5 |
5 | Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia | Kho bạc Nhà nước | 9 | 1 | 8 | 3 | 6 | 2 | 0 |
6 | Tạp chí Chứng khoán | UBCK NN | 11 | 2 | 9 | 2 | 9 | 0 | 0 |
7 | Tạp chí Tài chính doanh nghiệp | Cục Tài chính doanh nghiệp | 8 | Kiêm nhiệm | 8 | 2 | 2 | 4 | 0 |
8 | Tạp chí Thanh tra | Thanh tra Bộ Tài chính | 4 | 1 | 3 | 2 | 2 | 0 | 0 |
9 | Tạp chí Thị trường giá cả | Cục Quản lý giá | 17 | 1 | 16 | 8 | 9 | 14 | 0 |
10 | Tạp chí Tài chính điện tử | Cục Tin học và Thống kê Tài chính | 9 | Kiêm nhiệm | 9 | 2 | 8 | 4 | 0 |
| Tổng cộng: | 215 | 16 | 199 | 100 | 105 | 68 | 16 |
Đối với các Tạp chí khoa học thuộc khối các trường đào tạo và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính thuộc Bộ do cán bộ của đơn vị thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm.
2.4. Về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc
- Các báo, tạp chí có trụ sở làm việc riêng: Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và Báo Hải quan, Tạp chí Thuế, cụ thể như sau:
STT | Tên đơn vị | Trụ sở | Thiết bị làm việc | Ôtô |
1 | Thời Báo Tài chính Việt Nam | 34 Phố Tuệ Tĩnh, TP Hà Nội | Đảm bảo trang thiết bị tác nghiệp | 02 chiếc (5 chỗ và 7 chỗ ngồi) |
2 | Tạp chí Tài chính | số 8 Phan Huy Chú, TP Hà Nội | Đảm bảo trang thiết bị tác nghiệp | 01 chiếc 5 chỗ ngồi |
3 | Báo Hải quan, Tổng cục Hải quan | Cơ quan Tổng cục | Đảm bảo trang thiết bị tác nghiệp | 01 chiếc 5 chỗ ngồi |
4 | Tạp chí Thuế, Tổng cục Thuế | 466 Đường Đê La Thành, TP Hà Nội | Đảm bảo trang thiết bị tác nghiệp | 01 chiếc 5 chỗ ngồi |
5 | Tạp chí Chứng khoán | Cơ quan UBCK nhà nước | Đảm bảo trang thiết bị tác nghiệp | Không có |
5 | 05 Tạp chí thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo và Viện Chiến lược và chính sách tài chính | Tại trụ sở của đơn vị | Đảm bảo trang thiết bị tác nghiệp | Không có |
6 | 04 Tạp chí trực thuộc Cục thuộc cơ quan Bộ Tài chính | Tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính (28 Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội) | Đảm bảo trang thiết bị tác nghiệp | Không có |
2.5. Về cơ chế tài chính hiện nay của các báo, tạp chí
Các cơ quan báo, tạp chí là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế tài chính hiện nay giữa các đơn vị hoạt động theo cơ chế khác nhau, cụ thể là:
- 02 đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên: (1) Tạp chí Thuế, (2) Tạp chí Tài chính doanh nghiệp;
- 07 đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm đảm một phần chi thường xuyên: (1) Thời báo Tài chính Việt Nam, (2) Tạp chí Tài chính, (3) Báo Hải quan, (4) Tạp chí Ngân quỹ quốc gia, (5) Tạp chí Chứng khoán (6) Tạp chí Thị trường giá cả; (7) Tạp chí Tài chính điện tử;
- 06 Tạp chí là một bộ phận thuộc đơn vị (không phải là đơn vị dự toán): (1) Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam thuộc Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, (2) Tạp chí Thanh tra Tài chính thuộc Thanh tra Tài chính, (3) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán thuộc Học viện Tài chính, (4) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Marketing thuộc Trường Đại học Tài chính - Marketing, (5) Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán thuộc Trường Đại học Tài chính - Kế toán, (6) Tạp chí Tài chính Quản trị kinh doanh thuộc Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh.
2.6. Đánh giá chung về hoạt động báo chí thuộc Bộ Tài chính
2.6.1. Ưu điểm
- Các cơ quan báo, tạp chí hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, chấp hành đúng các quy định của luật báo chí, luật xuất bản, các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính;
- Đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng nội dung, từng bước cải tiến hình thức, tăng số lượng ấn phẩm, tăng số lượng phát hành, tạo nguồn lực về tài chính cho hoạt động và có nhiều đóng góp tích cực trong việc thông tin, tuyên truyền các đường lối, chính sách, cơ chế, pháp luật tài chính của Đảng, Nhà nước và hoạt động của Bộ, ngành (tiếng Việt, Tiếng Anh);
- Từng bước thực hiện được vai trò là nhịp cầu nối giữa lý luận và thực tiễn, giữa ngành tài chính và xã hội, là diễn đàn phản ảnh kiến nghị của bạn đọc về những vướng mắc trong thực tế triển khai các cơ chế chính sách quản lý tài chính đồng thời cũng là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý trình bày những ý tưởng, những công trình nghiên cứu của mình và đề xuất các giải pháp cho công tác hoạch định chính sách tài chính;
- Nêu gương "Người tốt, việc tốt" và phản ánh các mặt tồn tại của cơ chế, chính sách tài chính.
2.6.2. Nhược điểm
- Báo chí, xuất bản của ngành tuy nhiều về số lượng nhưng chưa thực sự mạnh về chất lượng. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí của đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn thấp chủ yếu là kiêm nghiệm so với yêu cầu (chiếm khoảng 45% cán bộ được đào tạo nghiệp vụ về báo chí);
- Các báo, tạp chí chưa có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ, chưa tạo được tiếng nói của ngành Tài chính trên thị trường báo chí cả nước, nặng về nội dung cung cấp thông tin nội bộ. Chưa phát huy được lợi thế, do thiếu tính nhạy cảm trong việc đăng tải thông tin các hoạt động của ngành. Chưa huy động được lực lượng tiềm tàng trong ngành là các lãnh đạo và chuyên gia tài chính viết bài cho các báo và các ấn phẩm. Do đó chất lượng và hàm lượng khoa học của nhiều bài viết còn thấp, thiếu hấp dẫn và thiếu tính tranh luận của báo chí. Nội dung thông tin còn trùng lắp, thiếu trọng tâm tuyên truyền về hoạt động của Bộ, của ngành;
- Tính chuyên nghiệp của báo chí, xuất bản chưa cao, tác phong làm việc còn nặng về tính chất hành chính, bao cấp, phát hành còn nặng về ấn hành (khoảng 50- 60% ấn hành toàn ngành và ngoài ngành 20 - 30%), tính xã hội hóa còn yếu, hầu hết báo chí của ngành chưa được bán ở các sạp báo. Do vậy các báo chí và ấn phẩm phát hành chưa thật sự hấp dẫn bạn đọc kể cả trong và ngoài ngành tài chính, số lượng phát hành chưa được nhiều, trừ Tạp chí Thuế có mức tăng trưởng khá còn hầu hết các báo chí mức tăng trưởng chỉ khoảng 5 - 10% thậm chí có ấn phẩm trong 3 đến 4 năm không tăng số lượng phát hành (bản giấy) như: Tạp chí Thanh tra, Tạp chí giá cả, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp và Tạp chí tài chính điện tử... Nhìn chung hiệu quả hoạt động đạt thấp. Chính điều này thể hiện sự lãng phí về nhân lực, về tài chính và của cải xã hội của hệ thống báo chí ngành Tài chính;
- Tình hình tài chính của các cơ quan báo chí, xuất bản nói chung là chưa tốt, hầu hết các cơ quan báo chí, xuất bản vẫn chưa hoàn toàn tự chủ được về mặt tài chính. Chỉ có 02 đơn vị như Tạp chí Thuế Nhà nước, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp tự cân đối, tự trang trải chi thường xuyên; phần lớn còn bao cấp, thể hiện qua Ngân sách Nhà nước về chi thường xuyên;
- Trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc... của nhiều cơ quan báo chí còn thiếu hoặc trong tình trạng lạc hậu nhất là hệ thống máy móc phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ (máy vi tính, máy ảnh, máy ghi âm...). Đến nay, mới chỉ có Thời báo Tài chính, Tạp chí Thuế Nhà nước, Tạp chí Tài chính, Báo Hải quan có trụ sở độc lập, nhưng diện tích hẹp chưa tương xứng cơ quan báo chí, số còn lại đang bố trí dùng chung với các cơ quan quản lý nhà nước như Tạp chí Thanh tra, Tài chính điện tử, Tài chính doanh nghiệp...
* Nguyên nhân
- Về khách quan:
+ Hầu hết các cơ quan báo chí, xuất bản của ngành, thời gian xây dựng và phát triển chưa đủ độ cần thiết để có thể tích lũy kinh nghiệm của nghề làm báo, cho nên thời gian qua hoạt động báo chí, xuất bản của ngành vẫn còn mang tính nghiệp dư, chưa chuyên nghiệp;
+ Đa số lãnh đạo các cơ quan báo, tạp chí đều kiêm nhiệm hoặc xuất phát từ các nhà quản lý, các tổ chức hoạt động khác, do hoạt động kiêm nhiệm nên còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành tổ chức hoạt động báo chí, xuất bản;
+ Nhiều cán bộ, phóng viên, biên tập viên mới vào nghề làm báo chí, xuất bản nên còn thiếu kinh nghiệm.
- Về chủ quan:
+ Trong thời gian qua, Bộ và các đơn vị chủ quản báo, tạp chí chưa thật sự quan tâm đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất và chất lượng nguồn nhân lực cho công tác báo chí, xuất bản.
+ Các cơ quan báo, tạp chí chưa thật sự chủ động phát huy đầy đủ vai trò, vị trí và thế mạnh của mình, còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp trên và bao cấp từ ngân sách nhà nước trong hoạt động.
+ Một số phóng viên, biên tập viên... còn thiếu kinh nghiệm trong nghề báo nhưng lại thiếu say mê nghề nghiệp, học tập nghiên cứu để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ...
PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LẠI CÁC CƠ QUAN BÁO, TẠP CHÍ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ quy định của Trung ương và thực tế hoạt động của các báo, tạp chí, ấn phẩm thông tin truyền thông cần đảm bảo những nguyên tắc và điều kiện như sau:
(1) Cơ quan Bộ Tài chính có 01 cơ quan báo in và 01 tạp chí in; mỗi Tổng cục thuộc Bộ có 01 Tạp chí in chuyên ngành hoặc báo in theo tính chất đặc thù; đơn vị nghiên cứu khoa học về tài chính có 01 Tạp chí in nghiên cứu khoa học chuyên ngành và mỗi cơ sở giáo dục đào tạo (trường đại học, cao đẳng) có 01 Tạp chí in nghiên cứu khoa học để phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy. Không duy trì hoạt động đối với Tạp chí in các Cục trực thuộc Bộ.
(2) Tổ chức lại các cơ quan báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải..., đồng thời chú trọng phát triển nguồn lực cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực gắn với triển khai các quy định mới về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đang được triển khai xây dựng hiện nay;
(3) Thực hiện quy hoạch, sắp xếp lại các cơ quan báo chí của Bộ đi liền với việc tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển những cơ quan báo, tạp chí chủ lực của Bộ, chú trọng tăng cường thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển báo, tạp chí điện tử, định hướng công nghệ tiên tiến kết hợp phát thanh, truyền hình đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin nhanh nhạy của công chúng trong thế giới thông tin bùng nổ, tạo điều kiện để báo chí của Bộ phát triển mạnh, đúng định hướng, hiện đại và chuyên nghiệp;
(4) Việc cơ cấu lại các cơ quan báo, tạp chí phải trên cơ sở đồng thời phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính và phù hợp với chủ trương, định hướng chung của Bộ Chính trị, Chính phủ;
(5) Quá trình sắp xếp các cơ quan báo, tạp chí dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của từng đơn vị (tạp chí, báo);
(6) Việc tổ chức lại các cơ quan báo, tạp chí thực hiện theo lộ trình 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 2016-2017: từng bước tổ chức triển khai việc quy hoạch sắp xếp lại đối với các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc các Cục thuộc Bộ hoạt động không hiệu quả
- Giai đoạn 2018 - 2020: quy hoạch cơ quan báo, tạp chí, tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất ổn định để thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
(7) Đảm bảo mục tiêu tinh giản tổ chức bộ máy; giảm đầu mối cơ quan báo, tạp chí, tăng cường chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nhằm tạo điều kiện cho các báo, tạp chí mở rộng hoạt động dịch vụ sự nghiệp, tạo nguồn thu để tăng cường tự chủ tài chính.
3.2. Phương án sắp xếp giai đoạn 2016 - 2017 và giai đoạn 2018 - 2020
(1) Đề xuất phương án sắp xếp các cơ quan báo chí, trước mắt là giai đoạn chuyển tiếp và sau đó là thực hiện theo Đề án Quy hoạch của Trung ương; đánh giá, phân tích hiệu quả trước và sau khi thực hiện sắp xếp, có lộ trình để các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí chủ động sắp xếp, gắn với cải cách hành chính và tinh giản biên chế.
(2) Dừng hoạt động đối với những đơn vị hoạt động không hiệu quả; duy trì đối với những đơn vị hoạt động hiệu quả, tự chủ được kinh phí chi thường xuyên để phục vụ tốt công tác tuyên truyền của ngành Tài chính.
3.2.1. Giai đoạn 2016 – 2017
a) Về tổ chức bộ máy:
Theo chủ trương sắp xếp lại các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính có 04 đơn vị dừng hoạt động vào năm 2017 khi Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính sau khi Chính phủ ký ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính theo Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cụ thể như sau:
(1) Tạp chí Thị trường giá cả thuộc Cục Quản lý giá;
(2) Tạp chí Tài chính điện tử thuộc Cục Tin học và Thống kê tài chính;
(3) Tạp Chí Thanh tra thuộc Thanh tra Bộ Tài chính;
(4) Tạp chí Tài chính doanh nghiệp thuộc Cục Tài chính doanh nghiệp.
Khi đó, Bộ Tài chính chỉ có cơ quan báo, tạp chí sau:
- Trực thuộc Bộ Tài chính
(1) Thời báo Tài chính Việt Nam;
(2) Tạp chí Tài chính.
- Trực thuộc các Tổng cục
(1) Tạp chí Thuế nhà nước thuộc Tổng cục Thuế;
(2) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia thuộc Kho bạc Nhà nước;
(3) Tạp chí Chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
(4) Báo Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan.
- Thuộc các cơ sở giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học
(1) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán thuộc Học viện Tài chính;
(2) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing thuộc trường Đại học Tài chính - Marketing;
(3) Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán thuộc trường Đại học Tài chính – Kế toán;
(4) Tạp chí Tài chính Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh;
(5) Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam thuộc Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.
- Các đơn vị báo chí đặc thù:
(1) Đối với Tạp chí Tài chính điện tử (eFinance):
Duy trì phiên bản Tài chính điện tử eFinance.vn thuộc Cục Tin học và Thống kê tài chính, không là đơn vị sự nghiệp, là kênh thông tin điện tử của Bộ Tài chính phục vụ nhiệm vụ chính trị tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Bộ Tài chính trên hệ thống mạng Internet, là đầu mối chủ đạo về công nghệ thông tin hệ thống các Tổng cục cũng như các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
(2) Đối với Báo Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan
Là đơn vị có tính đặc thù, có số lượng phát hành và công chúng lớn đang tin dùng, có ảnh hưởng xã hội rộng; Báo Hải quan được thành lập theo Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính.
Với vai trò và tính chất hoạt động đặc thù của Tổng cục Hải quan phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thực hiện thúc đẩy giao lưu thương mại, hội nhập quốc tế về lĩnh vực Hải quan, lĩnh vực tài chính ngân sách thông qua chuyển tải thông tin về việc thực hiện các cam kết hội nhập về lĩnh vực Hải quan, tài chính trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), kinh nghiệm của Hải quan các nước ASEAN, APEC trong cải cách hành chính, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại quốc tế.
Báo Hải quan tiếp tục sứ mệnh phục vụ ngành Tài chính trong Hội nhập quốc tế nói chung, Hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, Báo Hải quan là cơ quan truyền thông về xuất - nhập khẩu đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, tuyên truyền về phòng chống buôn lậu, bảo vệ chủ quyền quốc gia về kinh tế, bảo vệ an ninh an toàn cộng đồng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) giữ vai trò thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia thực hiện tốt trọng trách phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đấu tranh đẩy lùi thực trạng buôn lậu và gian lận hiện nay, góp phần bảo vệ an ninh kinh tế, chống thất thu, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho người dân.
Tháng 7/2016, Bộ Tài chính đã khai trương phiên bản tiếng Anh cho Báo Hải quan điện tử, đây là công cụ quan trọng để các nước tìm hiểu quy định luật pháp giữa Việt Nam với các nước, thúc đẩy việc giao lưu hàng hóa xuất - nhập khẩu; đồng thời, thông tin đến doanh nghiệp và bạn đọc nước ngoài, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc sắp xếp lại Báo Hải quan sẽ được xem xét tổng thể trong việc quy hoạch chung của các cơ quan báo chí thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2021 - 2025, sau khi sửa đổi lại chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan.
b) Về cơ chế tài chính: Bộ Tài chính đã phê duyệt đối với các đơn vị khối hành chính thuộc Bộ và thuộc Tổng cục:
- Tự đảm bảo 100% chi thường xuyên 02 đơn vị: (1) Tạp chí Thuế, (2) Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.
- Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: 07 đơn vị: (1) Thời báo Tài chính Việt Nam, (2) Tạp chí Tài chính, (3) Báo Hải quan, (4) Tạp chí Ngân quỹ quốc gia, (5) Tạp chí Chứng khoán (6) Tạp chí Thị trường giá cả; (7) Tạp chí Tài chính điện tử). Trong đó, 04 Tạp chí thuộc Cục thuộc Bộ Tài chính sẽ quyết toán thu, chi tài chính tại thời điểm dừng hoạt động trong năm 2017 theo lộ trình.
- Đối với các đơn vị thuộc các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, khối giáo dục đào tạo: tự xây dựng phương án về tài chính để từng bước chuyển dần sang cơ chế tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ và Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ và Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế theo loại hình của đơn vị sự nghiệp.
3.2.2. Giai đoạn 2018-2020
a) Về Tổ chức bộ máy:
Giữ nguyên tổ chức bộ máy cơ quan Báo chí thuộc Bộ Tài chính như giai đoạn 2016-2017.
Sau khi sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Tài chính giảm 4 đơn vị (từ 15 đơn vị xuống còn 11 đơn vị); các cơ quan báo, tạp chí còn lại là:
(1) Thời báo Tài chính Việt Nam thuộc Bộ Tài chính;
(2) Tạp chí Tài chính thuộc Bộ Tài chính;
(3) Tạp chí Thuế nhà nước thuộc Tổng cục Thuế;
(4) Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia thuộc Kho bạc nhà nước;
(5) Tạp chí Chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước;
(6) Báo Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan;
(7) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán thuộc Học viện Tài chính;
(8) Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing thuộc trường Đại học Tài chính - Marketing;
(9) Tạp chí Khoa học Tài chính Kế toán thuộc trường Đại học Tài chính - Kế toán;
(10) Tạp chí Tài chính Quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh;
(11) Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam thuộc Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.
b) Về cơ chế tài chính: Các đơn vị sẽ dần chuyển sang cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các Nghị định hướng dẫn theo chuyên ngành (hiện nay Chính phủ sắp ban hành).
3.3. Phương án sắp xếp nhân sự
a) Nguyên tắc sắp xếp:
- Bảo đảm việc bố trí, sắp xếp công chức, viên chức, người lao động có việc làm theo chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo.
- Các đơn vị tiếp nhận, sắp xếp lại tổ chức không vượt quá chỉ tiêu biên chế được giao.
- Việc giải quyết chế độ theo nguyện vọng của cá nhân như thôi việc, chuyển công tác (nếu có) bảo đảm theo đúng quy định của nhà nước.
b) Phương án sắp xếp cụ thể:
- Thủ trưởng các đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm bố trí phân công việc trong đơn vị (chuyển người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ở vị trí trang điện tử của đơn vị)
- Viên chức có nghiệp vụ báo chí (phóng viên, biên tập viên, họa sỹ thiết kế) của các Tạp chí thuộc Cục Quản lý giá, Cục Tin học và Thống kê Tài chính về Tạp chí Tài chính sẽ được điều động về các cơ quan báo chí thuộc Bộ Tài chính, đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính, Tổng cục.
- Đối với những người không thuộc đối tượng trên, các cơ quan chủ quản có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí sắp xếp công việc phù hợp, một phần sẽ điều động về các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
- Đối với người có nguyện vọng ở lại công tác tại cơ quan chủ quản hoặc chuyển công tác đến Văn phòng Bộ (Phòng Báo chí - Tuyên truyền), Thời báo Tài chính Việt Nam hoặc Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các đơn vị báo cáo giải quyết từng trường hợp cụ thể.
c) Về quyền lợi liên quan đến chế độ đối với viên chức:
- Những người đang giữ các chức vụ lãnh đạo tại các Tạp chí, khi chuyển về Văn phòng Bộ, Thời báo Tài chính, Tạp chí Tài chính, nếu không tiếp tục giữ chức vụ thì sẽ được bảo lưu hệ số phụ cấp chức vụ đang hưởng theo quy định.
- Chức danh quy hoạch được tiếp tục công nhận quy hoạch chức danh tương đương ở đơn vị mới chuyển đến.
4.1. Cơ quan chủ quản của các tạp chí
- Người đứng đầu các đơn vị (Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý giá, Cục Tin học và Thống kê tài chính, Thanh tra Bộ Tài chính) rà soát, báo cáo phương án sắp xếp nhân sự hiện đang công tác tại các Tạp chí, báo cáo Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét quyết định.
- Bố trí, sắp xếp công việc, giải quyết chế độ, chính sách theo quy định đối với nhân sự của các Tạp chí không thuộc diện chuyển về Văn phòng Bộ, Thời báo Tài chính Việt Nam hoặc Tạp chí Tài chính và những người có nguyện vọng ở lại; giải quyết thủ tục cho những người có nguyện vọng chuyển công tác sang đơn vị khác theo thẩm quyền;
- Cơ quan chủ quản có Tạp chí chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, tài chính, tài sản nhà nước theo quy định;
- Phối hợp với Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Tài chính tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông của đơn vị.
4.2. Thời Báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Tài chính
Căn cứ tình hình điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị, căn cứ khả năng tiếp nhận để chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ xây dựng phương án, kế hoạch tiếp nhận nhân sự khi sắp xếp các tạp chí thuộc Bộ, theo hướng:
- Tiếp nhận nhân sự làm công tác chuyên môn báo chí theo bàn giao của cơ quan chủ quản các tạp chí; bố trí, sắp xếp, thực hiện chế độ, chính sách theo quy định kể từ ngày nhận bàn giao;
- Xây dựng phương án, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông, chủ động, kịp thời phản ánh thông tin về ngành; đề xuất cơ cấu lại nội dung để đáp ứng nhiệm vụ thông tin, truyền thông đầy đủ về ngành Tài chính trong Quý 1/2017;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung trong Đề án đảm bảo đúng kế hoạch, lộ trình thực hiện đã được phê duyệt, đề xuất các vướng mắc, phát sinh và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện công tác thông tin, truyền thông mà các báo, tạp chí đang thực hiện.
4.3. Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và Cục Kế hoạch - Tài chính
- Phối hợp với Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính và các đơn vị có liên quan để tham mưu, trình lãnh đạo Bộ bố trí cơ sở vật chất phù hợp với thực tế khi thực hiện;
- Phối hợp với các cơ quan chủ quản của các Tạp chí phải sắp xếp lại, tổ chức việc sắp xếp chặt chẽ, thận trọng, có lộ trình hợp lý, bước đi thích hợp; tổng hợp các vấn đề phức tạp phát sinh (nếu có) để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện;
- Tham mưu lãnh đạo Bộ Tài chính về những vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính hỗ trợ Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Tài chính, phân bổ kinh phí tuyên truyền.
4.4. Các cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tham mưu hướng dẫn Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Tài chính và các cơ quan chủ quản của báo, tạp chí trong việc thực hiện Đề án.
4.5. Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính
Hướng dẫn tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong việc tiếp nhận đảng viên, đoàn viên Công đoàn, Đoàn Thanh niên của các báo, tạp chí và kiện toàn tổ chức theo quy định.
4.6. Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12/2017.
Đề án "Tổ chức lại các báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính” là căn cứ để Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo đúng Đề án đã được phê duyệt.
- 1Công văn 1635/TCT-CS năm 2015 hướng dẫn trường hợp người mua nhận được hóa đơn đầu vào nhưng hóa đơn bị cơ quan Thuế thông báo không còn giá trị sử dụng do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 467/TBVBPLTT-PL năm 2016 về chỉ đạo cơ quan báo chí trong việc tham gia chứng kiến kiểm phiếu bầu cử do Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền của Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành
- 3Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí
- 1Luật Báo chí 1989
- 2Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 3Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 4Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 5Quyết định 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 7Luật xuất bản 2012
- 8Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 9Quyết định 789/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Tài chính
- 11Quyết định 2233/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tin học và Thống kê tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 2123/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 2468/QĐ-BTC năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược và chính sách tài chính do Bộ Tài chính ban hành
- 14Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 do Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 16Công văn 1635/TCT-CS năm 2015 hướng dẫn trường hợp người mua nhận được hóa đơn đầu vào nhưng hóa đơn bị cơ quan Thuế thông báo không còn giá trị sử dụng do Tổng cục Thuế ban hành
- 17Luật Báo chí 2016
- 18Quyết định 26/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Quyết định 48/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Công văn 467/TBVBPLTT-PL năm 2016 về chỉ đạo cơ quan báo chí trong việc tham gia chứng kiến kiểm phiếu bầu cử do Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền của Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành
- 22Nghị định 08/2017/NĐ-CP quy định về lưu chiểu điện tử đối với loại hình báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí
- 23Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Quyết định 237/QĐ-BTC năm 2017 phê duyệt Đề án Tổ chức lại cơ quan báo, tạp chí thuộc Bộ Tài chính giai đoạn 2016-2025 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 237/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/02/2017
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đinh Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết